Ai có tài liệu nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cho xin với!

phanle

Junior Member
Chả là thầy bảo làm thuyết trình 1 thành tựu bất kì về nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, mà lên net tìm thì chỉ thấy mỗi thành tựu về tạo dòng lan sạch bệnh bằng phương pháp này nhưng không được rõ ràng, mà mình thì không rành lắm về vấn đề này
mọi người có thể giúp mình không, ai có tài liệu về thành tựu này thì cho xin với
mail của mình thubongtaidai@yahoo.com
 
bạn ở đâu vậy?
mình có một ít đấy, nhưng nếu mình viết cho bạn thì dài quá, ko có tjan
đây lá tài liệu cô biên tập cho chúng tớ nên không có địa chỉ.Hix...
nếu cần bạn có thể liên lạc với tơ theo sdt 01682592528
hoặc địa chỉ nhé: Nguyễn Thị Trang, k56 - A khoa sinh học trường DHSP Hà Nội nhé.:)
 
có ai có tài liệu về các phương pháp làm sạch virut trong nuôi cấy mô tv không cho em với?
Các phương pháp phát hiện và biện pháp huhu:please:
 
Phương pháp làm sạch virus

Các phương pháp chuẩn đoán bệnh virus
Không phải tất cả các loài cây sau quá trình xử lý phối hợp nhiệt và nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thì đều sạch virus, vì vậy cần phải tiến phải xét nghiệm khoảng thời gian từ lúc tái sinh cây cho tái khi xét nghiệm phải từ 4 đến 6 tháng để các thể virus còn tồn tại trong thực vật đạt được nồng độ cần thiết cho việc xét nghiệm đảm bảo độ chính xác. Xét nghiệm virus trong khuôn khổ của qui trình làm sạch virus hoàn toàn khác quá trình
phân tích virus ở một cây trồng. Đối với việc làm sạch virus thì độ chính xác của phương pháp thử virus trong mỗi loài xét nghiệm mang ý nghĩa quyết định cho nên mỗi một cây cần được xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau trong đó cần chú ý tới các phương pháp xét nghiệm những loài virus phổ biến và có ý nghĩa kinh tế. Đối với việc phân tích virus một loài cây trồng người ta chỉ chú ý tới số lượng cũng như sự phân loại của chúng. Độ nhạy cảm của mỗi phương pháp xét nghiệm có vai trò thứ yếu, sau đây là một số phương pháp xét nghiệm virus được ứng dụng trong trồng trọt các loài cây hoa.

Xét nghiệm bằng cây chỉ thị

Dùng dịch ép của thực vật cần được xét nghiệm gây bệnh trên một cây chỉ thị thích hợp hoặc dùng phương pháp ghép có thể chứng minh được bệnh virus. Chỉ sau khi thực hiện phương pháp thử này kết luận về bệnh virus mới thực sự đảm bảo tính chính xác của nó. Phương pháp thử bằng cây chỉ thị luôn được coi là phương pháp xác định đầu tiên và cũng là phương pháp nhạy cảm nhất, tuy nhiên kết quả xét nghiệm cũng còn phụ
thuộc các yếu tố khác nữa. Trong trường hợp xét nghiệm hàng loạt công việc gây bệnh nhân tạo đối với số lượng cây chỉ thị là 10.000 đến 100.000 ở một thời gian nhiều tháng thì độ chính xác của phương pháp giảm đi vì không thể tiến phải các thí nghiệm lặp lại. Tuổi của cây trồng cũng như trạng thái sinh lý của chúng trong các mùa khác nhau của một năm ảnh hưởng rất nhiều đến tính chính xác của phương pháp xét nghiệm. Vì lý do đó, trong trường hợp phải xét nghiệm hàng loạt phương pháp dùng cây chỉ thị không đảm bảo bằng phương pháp miễn dịch. Nếu chỉ xét nghiệm một số lượng cây vừa phải ví dụ 1.000 cá thể thì phương pháp dùng cây chỉ thị không cần thay bằng phương pháp khác vì công việc có thể tiến hành trong một thời vụ thích hợp.
Triệu chứng bệnh lý có thể quan sát được sau 3-5 ngày song thông thường là sau hai tháng vì vậy cần một diện tích nhà kính khá rộng trong một thời gian tương đối dài chi phí cho xét nghiệm bằng phương pháp cây chỉ thị thường đắt gấp ba lần so với phương pháp huyết thanh.

Phương pháp huyết thanh
Tính đặc hiệu cao của phương pháp huyết thanh là một đặc điểm quan trọng. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép xác minh nhanh sự tồn tại của virus và phân loại chúng. Kết quả thu được chậm nhất là sau 48 giờ. Chi phí cho xét nghiệm thấp, để chứng minh virus không cần có nhà kính trồng cây. Phương pháp huyết thanh lại có độ chính xác cao, tuy nhiên người ta chưa sản xuất được kháng thể đối với tất cả các loài virus và kể cả khi có huyết thanh rồi cũng chưa có thể nói rằng kết quả xét nghiệm hoàn toàn bảo đảm. Vì rằng với phương pháp này người ta không thể xác minh được đặc tính gây bệnh của từng loài virus đối với thực vật chủ, có nhiều phương pháp huyết thanh khác nhau đã được ứng dụng trong xét nghiệm hàng loạt đối với cây hoa, trong đó có phương pháp kết tủa giọt, xét nghiệm khuyếch tán agar gel hai chiều, xét nghiệm latex, xét nghiệm miễn dịch hướng tâm... Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm đặc trưng thông số về độ chính xác thường thu được với dãy nồng độ dịch ép từ thực vật hoặc virus phân lập. Nhiều nghiên cứu cho thấy không thể coi độ nhạy cảm này thường thu được khi pha loãng dịch ép nhiều lần hoàn toàn cho phép tin tưởng vào kết quả xét nghiệm hàng loạt. Vì thế cần chọn phương pháp thích hợp cho xét nghiệm hàng loạt.

Xét nghiệm bằng kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi điện tử với sự hoàn chỉnh về kỹ thuật và sau khi ứng dụng phương pháp nhúng có thể đưa vào xét nghiệm hàng loạt với số lượng mẫu vừa phải. Khi chứng minh virus hình đũa và hình sợi ở hoa phong lan và hoa huệ kính hiển vi điện tử đã mang lại những kết quả đáng tin cậy đối với xét nghiệm hàng loạt. Khó khăn chủ yếu hiện nay là chi phí cho thiết bị và số lượng mẫu được xét nghiệm bị hạn chế, đồng thời loại virus được chứng minh cũng chỉ là loại hình đũa và hình sợi. Nếu virus tồn tại dạng cầu thì rất khó phát hiện vì nó khá giống các cơ quan tử của tế bào thực vật bình thường.

Xét nghiệm bằng phương pháp PCR
Hiện nay, một phương pháp được sử dụng phổ biến của công nghệ sinh học có rất nhiều tiềm năng ứng dụng đó là khuếch đại gen bằng phản ứng trùng hợp polymerase (polymerase chain reaction) trên máy PCR. Bằng cách thiết kế các cặp mồi (primers) đặc hiệu của các gen gây bệnh ở virus, người ta có thể khuếch đại các gen này (nếu có) từ DNA hệ gen của thực vật đã được xử lý làm sạch virus. Nếu không xuất hiện sản phẩm PCR đặc trưng của gen virus sau khi phân tích điện di agarose gel thì ta có thể kết luận là cây đã được làm sạch bệnh hoặc ngược lại, cây được xử lý vẫn còn mang virus. Phương pháp này có độ nhạy rất cao, chính xác và ít tốn kém hơn các phương pháp nói trên. Hiện nay, người ta đã sản xuất một thiết bị phân tích PCR có độ nhạy rất cao gọi là Realtime- PCR (PCR thời gian thực hay còn gọi là PCR định lượng) cho phép phân tích với một nồng độ virus vô cùng thấp ở những sinh vật mới bị nhiễm bệnh. Kỹ thuật này đã khắc phục được thời gian chờ đợi virus sinh sản tới một nồng độ đủ cao để đảm bảo độ chính xác của phương pháp xét nghiệm.
Phương pháp phân tích PCR đã được ứng dụng rất rộng rãi để chẩn đoán bệnh ở người như sốt xuất huyết Dengue, viêm gan B, viêm gan C, Chlamydia... Và rõ ràng nó rất hữu ích trong việc ứng dụng để xét nghiệm các thực vật bị nhiễm bệnh virus, vi khuẩn hoặc vi nấm...

Xử lý nhiệt
Quá trình xử lý nhiệt được coi như là biện pháp làm sạch bệnh có cơ sở thực tiễn. Những cây mía mắc bệnh có thể cho năng suất cao sau khi ngâm ở nước nóng, các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy dùng không khí nóng thuận lợi hơn đối với hầu hết cây trồng bởi vì chúng có thể chịu đựng tốt hơn và virus bị loại trừ dần dần. Những hiểu biết của chúng ta về quá trình làm sạch bệnh thông qua xử lý nhiệt còn chưa đầy đủ. Người ta nêu ra giả thiết chung là virus bị ức chế sinh sản ở nhiệt độ từ 34-40oC.
-Quá trình sinh trưởng của thực vật trong khi xử lý nhiệt cũng bị ức chế nhưng ít hơn vì thế những bộ phận vừa được sinh trưởng thường sạch hoặc nghèo virus. Kết quả xử lý nhiệt còn cho thấy cơ thể thực vật có thể được bảo tồn ở trạng thái tối thích trong một thời gian dài ở nhiệt độ cao.
Tốt nhất là nên xử lý với chu kỳ quang 16 giờ/ngày. Nhiệt độ phải được kiểm tra liên tục bằng máy ghi tự động để đảm bảo cung cấp lượng nhiệt năng cần thiết, độ ẩm tương đối phải đạt trung bình là 50%. Để đảm bảo sự phân bố nhiệt độ đồng đều trong phòng cần phải có quạt gió. Mỗi một loài cây hoa thường mẫn cảm rất khác nhau đối với nhiệt độ cao trong khi xử lý, ví dụ: hoa cúc có khả năng chịu đựng nhiệt rất lớn: 38oC trong thời
gian nửa năm tiếp theo là hoa anh túc. Hoa thủy tiên thì chịu được nhiệt độ 34oC trong thời gian từ 4-6 tuần.
- Trong một số trường hợp, người ta phải phối hợp xử lý nhiệt với nuôi cấy đỉnh sinh trưởng hoặc vi ghép để loại trừ bệnh virus (Walkey, 1980; Kartha, 1986; Brown và cs,1988). Ưu thế của kỹ thuật này là sau khi cây đã qua xử lý nhiệt, mẫu nuôi cấy (hoặc vi ghép) thường có kích thước lớn hơn. Green và Lo (1989) đã tạo giống khoai lang sạch bệnh virus (bệnh vàng lụi) bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kích thước nhỏ (0,3 mm) hoặc nuôi cấy đỉnh chồi kích thước lớn hơn (1,0 - 2,5 cm) sau khi xử lý cây mẹ ở 37oC trong một đến hai tháng. Kết quả tương tự cũng nhận được ở cây sắn (Kartha và Gambong, 1975).
Cây mẹ hoặc một phần cây mẹ được xử lý ở nhiệt độ cao bằng cách tăng nhiệt một cách từ từ cho đến khi đạt nhiệt độ tới hạn. Nhiệt độ này có thể ức chế hoặc loại trừ virus khỏi vùng sinh trưởng mạnh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cây được lưu giữ ở nhiệt độ tới hạn trong khoảng thời gian xác định, sau đó tách và nuôi cấy chồi đỉnh hoặc sử dụng trong vi ghép.
- Tỷ lệ sạch bệnh của mẫu phụ thuộc vào thời gian xử lý nhiệt độ tới hạn và phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt của giống (Converse và Tanne, 1984; Lozoya-Saldana và Merlin -Lara, 1984). Xử lý nhiệt có tác dụng tốt với đa số trường hợp, song đôi khi mô tế bào của cây nhiễm virus nhưng không bị loại trừ ở nhiệt độ cao do chủng virus vẫn có khả năng sinh sản ở nhiệt độ này (Dawson, 1976).

Kết hợp xử lý nhiệt độ thấp với nuôi cấy đỉnh sinh trưởng đã được sử dụng thành công để loại trừ virus khỏi khoai tây và hoa cúc (Paduch-Cichal và Kryczynski, 1987). Bên cạnh đó, người ta sử dụng kết hợp một số hoá chất ức chế virus như ribavirin, vidarabine có gốc adenine để tạo giống sạch bệnh (Cassells và Long, 1980; Stone, 1982). Các hoá chất chống virus thường độc cho mô cây nên ứng dụng của kỹ thuật này vẫn còn hạn chế.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top