acid amin mêtioni

Nhật Hà

Senior Member
mọi người cho em hỏi về qúa trình dịch mã nha:Tại sao mêtiônin lại là mã mở đầu?Mêtiônin và foocmin mêtiônin khác ji nhau ?vì sao khi dịch mã kết thúc thì mêtiônin lại tách khỏi chuỗi polipetit rồi mới trở thành protein?

mong mọi người giúp em nha có thể nó hơi chuối nhưng em ko hiểu nên hỏi thui hihih:welcome::welcome::welcome:
 
mọi người cho em hỏi về qúa trình dịch mã nha:Tại sao mêtiônin lại là mã mở đầu?Mêtiônin và foocmin mêtiônin khác ji nhau ?vì sao khi dịch mã kết thúc thì mêtiônin lại tách khỏi chuỗi polipetit rồi mới trở thành protein?

mong mọi người giúp em nha có thể nó hơi chuối nhưng em ko hiểu nên hỏi thui hihih:welcome::welcome::welcome:

Acid amin đầu tiên được đặt tên là Methionin nên nó là Methionin vậy thôi :D. Phân biệt Methionin và Foocmin Methionin thì bạn xem hình đính kèm. Sau khi tổng hợp xong chuỗi polipeptid thì Methionin được tách ra để tái sử dụng tổng hợp chuỗi polipeptid khác, như vậy sẽ tiết kiệm được acid amin, năng lượng cho tế bào nói riêng và cho cơ thể nói chung.
 

Attachments

  • untitled.JPG
    untitled.JPG
    25.6 KB · Views: 4,241
mọi người cho em hỏi về qúa trình dịch mã nha:Tại sao mêtiônin lại là mã mở đầu?Mêtiônin và foocmin mêtiônin khác ji nhau ?vì sao khi dịch mã kết thúc thì mêtiônin lại tách khỏi chuỗi polipetit rồi mới trở thành protein?

mong mọi người giúp em nha có thể nó hơi chuối nhưng em ko hiểu nên hỏi thui hihih:welcome::welcome::welcome:

cái này bạn nên tìm thêm sách để đọc, nói chung là khá rõ ràng.
ta có thể hiểu là như thế này: bộ ba mã mở đầu là AUG
(hoặc GUG một số trường hợp ngoại lệ) cùng với một số trình tự đặc biệt nằm ở phía trước (về phía đầu 5') được nhận biết bởi tiểu phần nhỏ của ribosome trong quá trình khởi đầu dịch mã (tức là trình tự đó sẽ liên kết bổ sung với ribosome đó) , khi đó thì quá trình dịch mã sẽ được tiến hành. (hệ thống cấu trúc này có được là do quá trình chọn lọc tự nhiên liên quan tới nhiệt động học (ở đây là lực liên kết, cùng với cấu trúc của các phân tử).
tức là bộ ba mã hóa AUG đã được chọn để làm mã mở đầu như thế, và sau này người ta phát hiện ra nó mã cho methionine đó.hehe.

foocmin methionine thì được sử dụng ở sinh vật nhân sơ ( hầu hết) khi dịch mã mở đầu. nên nhớ rằng tARN được sử dụng để đọc bộ 3 mã mở đầu là khác với tARN vận chuyển methionine để đọc mã AUG trong mARN nhé.

còn vì sao lại tách methionine đầu tiên thì em chỉ cần hiểu là tại sao sinh giới lại sử dụng chung AUG (mã cho methionine) làm mã mở đầu là hiểu thôi. vì nó được sử dụng với mục đích để giúp cho quá trình dịch mã có thể diễn ra, xong rồi thì phải tách ra thôi (nhưng nếu protein đó vẫn cần nó trong chức năng thì nó vẫn giữ lại)
 
foocmin methionine thì được sử dụng ở sinh vật nhân sơ ( hầu hết) khi dịch mã mở đầu. nên nhớ rằng tARN được sử dụng để đọc bộ 3 mã mở đầu là khác với tARN vận chuyển methionine để đọc mã AUG trong mARN nhé.

Có chỗ này em chưa rõ anh nói kĩ cho em dc ko em xin cảm uh.Mà mêthionin là mã mở đầu cho các loại acid amin trong sinh giới nên nó phải tách chuỗi polipeptit vậy có phải nó khó tổng hợp hơn các acid amin khác hay ko?Hay là nhằm tiết kiệm năng lượng?Hehehe :hihi::hihi::hihi:
 
foocmin methionine thì được sử dụng ở sinh vật nhân sơ ( hầu hết) khi dịch mã mở đầu. nên nhớ rằng tARN được sử dụng để đọc bộ 3 mã mở đầu là khác với tARN vận chuyển methionine để đọc mã AUG trong mARN nhé.

Có chỗ này em chưa rõ anh nói kĩ cho em dc ko em xin cảm uh.Mà mêthionin là mã mở đầu cho các loại acid amin trong sinh giới nên nó phải tách chuỗi polipeptit vậy có phải nó khó tổng hợp hơn các acid amin khác hay ko?Hay là nhằm tiết kiệm năng lượng?Hehehe :hihi::hihi::hihi:

em hỏi hay quá.he. thắc mắc rất hay.:socool:
methionine là acid amine không thay thế mà cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được và phải đưa vào cơ thể qua thức ăn từ bên ngoài vào. nguyên nhân là do thiếu enzyme ở bước chuyển hóa nào đó (không rõ ) và bước chuyển hóa này thì hơi tốn năng lượng. do đó, có thể là trong quá trình tiến hóa, việc tiêu tốn nhiều năng lượng quá thì cũng không tốt, nên khi mà động vật thông qua tiêu hóa đã có thể cung cấp đủ các acid amine không thay thế (do thực vật và vsv tổng hợp được) cho nên dần dần là chuyển sang sài "đồ ăn sẵn" luôn cho nó tiện. hi.
một điều rất thú vị là chi phí năng lượng để tổng hợp nên một phân tử methionine là 34,3 ATP (khá lớn đấy) vì trung bình mức tiêu tốn ATP cho tổng hợp 20 loại aa trong cơ thể là ~27 ATP. hơn nữa, ở các aa không thay thế năng lượng tiêu tốn để tổng hợp là cao ( ví dụ tryptophan cần 74,3 ATP, phenylalanine là 52 ATP,... ).
tuy nhiên việc cho rằng phải tách methionine ra để khỏi tốn năng lượng thì mình nghĩ rằng không phải là nguyên nhân đâu (mặc dù chúng ta luôn được dạy như thế). bởi vì theo mình biết thì methionine mà chúng ta lấy được từ bên ngoài vào, lại là chất cho nhóm methyl phổ biến trong các phản ứng chuyển methyl (cho các chất nhận cần methyl khác). điều này tức là methionine được lấy vào rất nhiều (bóc lột quá). và mình nghĩ việc tách methionine ra là hơi phí đấy. tất nhiên là nếu nó không cần cho cấu trúc và chức năng của protein thì phải bỏ đi rồi.
 
foocmin methionine thì được sử dụng ở sinh vật nhân sơ ( hầu hết) khi dịch mã mở đầu. nên nhớ rằng tARN được sử dụng để đọc bộ 3 mã mở đầu là khác với tARN vận chuyển methionine để đọc mã AUG trong mARN nhé.

à như này nhé, khi khởi đầu phiên mã, ribosome đã được gắn với tARN (
(tARN này dùng cho vận chuyển methionine hoặc foocmyl methionine (và được gọi là tARNi) để dịch mã mở đầu. hệ thống ribosome và tARNi này sẽ đi dò trên mARN để tìm ra cấu trúc đặc biệt mà đặc trưng cho việc bắt đầu dịch mã. cấu trúc đó, hiện nay người ta đã tìm thấy một số dạng như trình tự Shine-dalgarno (ở sv nhân sơ) có trình tự là 5' AGGAGG 3' trình tự này nằm trước mã AUG từ 3 đến 6 nu. hoặc ở sv nhân chuẩn là trình tự Kozak. sau khi nhận ra vị trí mã mở đầu rồi thì methionine hoặc foocmyl methionine sẽ được gắn vào tARNi sau đó liên kết peptide sẽ được hình thành để nối aa mở đầu và aa tiếp theo. còn tARN vận chuyển methionine để đọc các bộ 3 AUG khác trên mARN thì lại khác tARN đầu tiên. còn vì sao ở sv nhân sơ lại là foocmyl methionine thì có lẽ là nó muốn tạo sự khác biệt giữa các aa mở đầu và aa methionine không phải là mở đầu thôi. bởi vì, sau khi đã thực hiện được bước khởi đầu dịch mã rồi thì sẽ có enzyme tên là defoocmylase (loại foocmyl) sẽ loại bỏ nhóm foocmyl khỏi đầu N (đầu amino) của chuỗi polypeptide đã hoặc đang được dịch mã. hoặc cách khác nữa là vi khuẩn sử dụng các enzyme aminopeptidase để loại bỏ foocmyl methionine và một số aa khác ở đầu N này trong quá trình hoàn thiện protein (em cũng chú ý là sau khi dịch mã xong thì chưa có được protein có chức năng ngay đâu, nó còn phải trải qua quá trình hoàn thiện nữa, từ đó mới có thể hoạt động được, như cắt bỏ một số aa ở một số vị trí ( ví dụ thế)
 
:socool::socool::socool:cảm uh anh nhiều nha,em vừa học bài này nên chưa hiểu nhiều hehehe chung quy cng tội lười ấy mà.Các pac trong diễn đàn thì toàn đọc web tiếng anh uh hay thiệt,nhưng trình độ tiếng anh của em thì có dịch cả năm,mục cả thớt hihi:hihi::hihi:
 
Metionin còn là thuốc bổ gan.Tại sao?

Methionin có yếu tố hướng mỡ, là tác nhân methyl hóa và sulfua hóa, chống thiếu máu và chống nhiễm độc. Chính vì thế methionin là loại thuốc giải độc paracetamol. Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan. Methionin dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu. Hiện nay methionin chủ yếu được dùng để điều trị quá liều paracetamol khi không có acetylcystein và toan hóa nước tiểu. Chống chỉ định không dùng methionin cho người bị tổn thương gan nặng vì chất này được chuyển hóa ở gan. Ở những người đã bị suy gan, chất này làm cho tổn thương gan nặng thêm và có thể làm bệnh về não do gan tiến triển mạnh thêm. Cần lưu ý không được dùng methionin để điều trị ngộ độc nếu bệnh nhân đã bị quá liều paracetamol trên 12 giờ tính từ lúc bắt đầu uống thuốc.
Dùng quá liều methionin hoặc lạm dụng thuốc này có thể bị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu acid folic cấp trong huyết thanh rất nguy hiểm. Tình trạng này đã được thông báo trong nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu ở các bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng các dung dịch đa acid amin, trong đó có methionin. Việc dùng methionin đường uống ở những người bị bệnh gan như xơ gan do uống rượu cũng làm tình trạng thiếu hụt acid folic trở nên trầm trọng. Đó là do methionin làm giảm chức năng chuyển hóa của gan và giảm chu trình acid folic gan - ruột. Dùng methionin theo kinh nghiệm, dùng liên tục hàng ngày cho những người bị bệnh gan là rất không an toàn và không hợp lý làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Dùng quá liều methionin cũng có nguy cơ làm tăng huyết khối trầm trọng. Những bệnh nhân bị tắc động mạch não hoặc ngoại biên thường có lượng homocystein máu quá mức, nếu dùng methionin thì lại càng làm tăng homocystein, làm xuất hiện tình trạng homocystein niệu dẫn tới các bệnh nguy hiểm như chậm phát triển tinh thần, loãng xương, nguy cơ cao bị tắc mạch huyết khối. Do đó cần tránh dùng methionin kéo dài vì lợi bất cập hại.
Methionin còn là một acid amin có nguy cơ gây bệnh não ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Vai trò điều trị hiện nay của methionin chỉ là thay thế acetylcystein trong điều trị ngộ độc paracetamol cấp tính do nó có phản ứng liên kết với chất chuyển hóa của paracetamol. Vì vậy không nên lạm dụng thuốc này như là một loại thuốc giải độc gan, hay bổ gan như lâu nay một số người vẫn nhầm lẫn.
Các khuyến cáo về sử dụng methionin trong điều trị đã được đề cập đến từ khá lâu trong y văn từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng lạm dụng methionin trong điều trị, kể cả điều trị cho trẻ em suy dinh dưỡng với cách hiểu là bổ sung chất dinh dưỡng do thiếu đạm. Nhưng do nguy cơ gây bệnh não của loại acid amin này ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, viêm gan, xơ gan, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển trí tuệ, tinh thần của trẻ nên tốt nhất là không nên sử dụng. Đối với các dạng methionin đơn chất, cần loại bỏ thói quen sử dụng chúng như một loại thuốc bảo vệ gan. Methionin không phải là thuốc bổ gan, trái lại nó là thuốc có nguy cơ cao đối với bệnh gan.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top