Sự cuốn gấp của Protein

vl-sinhoc

Senior Member
Với số lượng khổng lồ của các protein trong cơ thể con ngừơi, điều kỳ diệu là cách thức các protein cuộn lại lại mang tính chọn lọc rất cao, hình thành nên các chức năng khác nhau trong cơ thể sinh học. Tại sao các protein lại cuốn gấp theo cách này chứ không phải các cách khác, các cách cuộn gấp nào sẽ tạo nên chức năng bình thường, cách cuộn gấp nào sẽ gây ra bệnh lý ... đã đang và sẽ là những câu hỏi thú vị và vô cùng quan trọng cho khoa hoc đương thời.

-------------------

Bài cộng tác của vl_sinhoc đã được đăng tải. Mời bạn đọc theo dõi tại đây.
Xin cảm ơn vl_sinhoc và rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của tất cả các bạn!
Tôi lại mạn phép chỉnh sửa chủ đề này để hướng sự thảo luận vào chuyên môn. Các bài viết khác của chủ đề bị tách ra có thể xem
tại đây.

Thân,
Dương Văn Cường
 
Đã có file bài nảy chưa, mình muốn xem hình và cách giải thích của việc "cuộn protein "này .

@ lonxon : Bác có thể chậm đưa lên trang nhất bài này không, vì B muốn bổ sung phần ảnh minh họa của Protein folding ở tế bào thường và ở người bị bệnh Parkinson ?

Àh, có một lỗi nhỏ
vl-sinhoc said:
Thực tế, với một polypeptide cho trước, người ta ước tính có tới vô vàn cấu hình mà polypeptide này có thể có, và thời gian để thử hết các cấu hình này phải tính bằng đơn vị năm ánh sánh !
Đơn vị của năm ánh sáng = km , không phải la đơn vị ̀ thời gian . ?:lol:
 
Alzheimer  đây là 1 loại bệnh mất trí nhớ của người già, và theo mình được biết thì bệnh này liên quan đến độ thấm và độ biểu hiện của gen mà, o liên quan gì đến sự sai sót trong quá trình cuộn gập của protein cả, gen liên quan đến bệnh này biểu hiện chậm, tỉ lệ mắc bệnh càng tăng khi con người càng già đi.

Và bạn cũng nên nói rõ các bậc cuộn của protein, như là có 4 bậc cuộn (miêu tả rõ từng bậc chọ mọi người nghe). Và theo mình nên đi sâu hơn vào protein, như là các aa là vô hại, nhưng khi kết hợp và cuộn gập theo 1 thứ tự nào đó nó sẽ trở thành 1 protein độc( ví dụ như độc rắn).

Mong những cao thủ về protein hãy nhảy vào đây tranh luận nhé, chứ đừng pót lại những bài viết khoa họ cao xiêu. Hãy tranh luận những vấn đề sinh học xảy ra hằng ngày quanh chúng ta đó, và hãy nêu lên đây những thắc mắc mà ta o thể tự giải thích được
 
hunter_mt0306, bạn có thể mở một box khác cho những thắc mắc về các hiện tượng sinh học xung quanh như bạn gợi ý. Gợi ý của bạn rất thú vị ... Tôi rất hi vọng được tham gia vào chủ đề tranh luận của bạn.

Trong bài viết của tôi về protein này, tôi chỉ có ý định tóm tắt lại một số ý chính từ một số bài báo khoa học về hiện tượng này, để giới thiệu với mọi người nói chung về một số kiến thức từ các bài báo mà tôi đọc. Bài viết của tôi cố gắng dùng các ngôn ngữ đơn giản nhất để những người không phải là chuyên gia đều có thể hiểu được phần nào. Bài viết này không thể thay thế được các bài viết chuyên môn sâu và cũng không đi quá rộng.

Các bước cuốn gấp của protein đã được trình bày trong hình vẽ. Hi vọng là bài viết nhỏ của tôi sẽ thu hút được nhiều góp ý của người đọc.

Hi vọng có ngày gặp lại bạn
 
Xin bổ sung một đoạn , hình ảnh miêu tả quá trình protein folding ở các tế bào thường và ở các tế bào của người bị bệnh Parkinson ( ảnh lấy từ bài viết New Movement in Parkinson's của tạp chí Scientific American tháng 7-2005) . B để nguyên bản, chưa dịch, vì sợ có thể dịch không chuẩn các thuật ngữ sinh học trong ảnh . Bác nào hỗ ̣ trợ thì tốt quá


protein1.jpg


protein2.jpg
 
:D Em xin phép dịch sơ sơ chút xíu bài này:
Sự tích tụ của những protein cuộn sai gọi là thể Lewy đã được phát hiện từ cả thập kỷ qua như một dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson. Các nhà khoa học chưa biết được có phải là những cụm protein này bảo vệ (vì nó giữ protein độc ko bị tổn hại) hay cuối cùng nó gây ra cái chết của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, rõ rang là protein thất bại dưới căn bệnh tàn phá này!
Sự cuốn gấp protein ở tế bào bình thường: ở tế bào khỏe mạnh, những phức hợp gọi là chaperones đảm bảo cho protein cuộn một cách đúng đắn. Khi protein cuộn ko chính xác hay nếu có một loại dấu hiệu nào đó tác động lên tế bàp làm protein cuộn bình thường bị cuộn sai, chaperone sẽ cuộn lại. Tuy nhiên nếu hệ thống chaperone ko làm việc hay vẫn còn protein cuộn ko đúng thì proteasome của tế bào - một hệ thống thải loại – có thể loại trừ nó trước khi nó gây hại. Đầu tiên protein parkin gắn với phân tử ubiquitin ở protein cuộn sai, rồi ubiquitin ra tín hiệu cho proteasome phá vỡ protein thành acid amin, có thể dung ở một nơi nào khác trong tế bào.
nascent protein: protein vừa tổng hợp
Ở Parkinson: lý do ko thể hiểu một cách hoàn toàn, hệ thống proteasome và chaperones bị hỏng ở những người bị Parkinson. Protein cuộn sai tích tụ trong tế bào vì chaperone ko đủ nhanh để tiếp tục sửa hay hệ thống proteasome ko đủ nhanh để phá vỡ những protein cuộn sai. Sự tích tụ này có thể hủy hoại tế bào nơron. Những nghiên cứu về di truyến học gần đây đã gợi ý dạng đột biến của 2 loại protein này: alpha-synuclein (hình trái) và parkin (hình phải) có thể làm hủy hoại chaperone và hệ thống loại thải protein.
... ...
----------------------------------------------------
Tới đây thôi mà đã hoa mắt rồi. Mà hình như nó hơi lủng củng thì phải!
?:? ?:oops:
 
protein folding đã có 1 chủ đề trên Nature Insight. vl-sinhoc hay bunhia có thể quan tâm và chuyển ngữ những tài liệu trên này thì thật là quý giá.

http://www.nature.com/nature/insights/6968.html

chúng tôi cũng mong bạn chắt lọc những kiến thức tinh túy nhất đề đóng góp cho wikipedia tiếng việt để giúp ích ?ng chưa có những kiến thức phổ thông cơ bản.

Làm việc trên wiki như thế nào thì Bunhia rành rồi đúng ko? ?:p Mọi ng đang nhắc bạn trên wiki đấy

http://vi.wikipedia.org/wiki/Talk:Chuẩn_viết_mã_PHP

Best regards,
 
Thực tế, với một polypeptide cho trước, người ta ước tính có tới vô vàn cấu hình mà polypeptide này có thể có, và thời gian để thử hết các cấu hình này phải tính bằng đơn vị năm ánh sánh !

Câu này viết sai như bunhia đã chỉ ra
Đơn vị của năm ánh sáng = km , không phải la đơn vị ̀ thời gian . ?

Đề nghị sửa lại trên bản tin thành
Thực tế, với một polypeptide cho trước, người ta ước tính có tới vô vàn cấu hình mà polypeptide này có thể có, và thời gian để thử hết các cấu hình này phải mất rất nhiều năm.

không biết tác giả có ý gì khác không?
 
:D Em có đọc bài của Nature insight, mạn phép dịch ra thế này (tại đang học anh văn chuyên ngành nên hăng lắm :D )
Sự cuốn gấp nhầm lẫn của protein:
Những vấn đề được học ở trường có vẻ đơn giản như quá trình phiên mã DNA thành RNA, dịch mã RNA ra protein, nhưng có một bước thứ 3 thường bị quên lãng trong quá trình này, đó là sự cuộn gập của dải aa được dịch mã thành protein 3 chiều đầy đủ chức năng, đây là một thử thách phức tạp nhất trong nhà máy protein tế bào.

Mặc dù chúng ta đã biết rằng, theo một cách nào đó về mặt sinh học, từ chuỗi aa có thể đọc ra hình dáng hoạt động của protein, và các công cụ thực nghiệm cần để dò trạng thái trung gian dọc theo đường cuốn gấp đã có giá trị từ thập kỷ qua. Những công cụ này giúp phát hiện ra một dây chuyền lắp ráp được điều chỉnh một cách chặt chẽ, tại đây có nhiều nhân tố hướng dẫn cho những protein vừa tổng hợp có thể chọn lựa một hình dạng đúng trong phạm vi khả năng từ mạng lưới gần như vô hạn.

Nếu protein cuốn gấp sai, sự hình thành hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ đóng vai trò rõ ràng trong việc bảo đảm sản phẩm cuốn gấp sai sẽ bị thoái hóa trước khi nó gây hại. Những protein cuốn gấp sai thoát khỏi sự kiểm soát này sẽ lan ra kết cụm lại và có thể gây hại hay giết chết tế bào qua cơ chế mà chỉ mới được hiểu sơ sơ.

Nhiều loại bệnh ko liên quan trước kia như bệnh prion, tiểu đường và ung thư có chung những đặc điểm về bệnh lý là sự kết cụm của những protein bị cuốn gấp sai. Điều này gợi ý một khả năng rằng những bệnh liên quan đến protein cuốn gấp sai có nguyên lý liên kết chung và vì vậy có thể có những mục đích chung trong việc điều trị bệnh.

Bài báo này đưa ra cái nhìn tổng quan liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật của nhiều nghiên cứu quan việc cuốn gấp protein, từ hóa sinh qua sinh học tế bào đến những bệnh liên quan đến cuốn gấp protein và tiền năng cho việc phát triển trong điều trị bệnh.
?-----------------------------------------
Choáng! Vẫn lủng củng
8O ?8O
-----------------------------------------
Vậy có nghĩa là do protein cuốn gấp sai mới dẫn đến những hàng lọat bệnh kia fải ko a, đây là nguyên nhân chính hay sao? Sao em thấy mù mờ quá :x
 
bạn tích cực như thế thì tốn quá rồi. Nhưng bạn dịch vẫn lủng củng vì bạn ko có kiến thức chắc về vấn đề đó mà chỉ có tiếng Anh.

Links mà tôi đưa là 1 bộ collection các bài tổng quan về vấn đề protein folding mà bạn mới chỉ dịch phần mào đề, các bài ở phía dưới mới có giá trị khoa học cao.

Nếu bạn thực sự muốn luyện tiếng Anh chuyên ngành và cả kiến thức chuyên môn thì bạn nên thử làm việc với wikipedia. Bạn có thể chọn những khái niệm mà bạn thích trên Wiki tiếng Anh và chuyển ngữ và viết lại sang Wiki tiếng Việt. Hoặc cách khác có nhiều bài Wiki tiếng Việt hiện đang được dịch từ tiếng Anh bạn có thể tham gia dịch cùng và chú ý những gì mọi ng sửa lỗi cho bạn thì bạn sẽ có thêm kinh nghiệm.

Thư mục Sinh học

Trang chính Sinh học

Hướng dẫn cho người mới đến Wiki
 
locchoc said:
Vậy có nghĩa là do protein cuốn gấp sai mới dẫn đến những hàng lọat bệnh kia fải ko a, đây là nguyên nhân chính hay sao? Sao em thấy mù mờ quá :x

Đúng vậy, khá nhiều bệnh tật có nguồn gốc từ sự hậu đậu của mấy thằng protein, nó uốn éo thế nào mà người không ra người, ngợm kô ra ngợm, thế là ... bệnh.

Lĩnh vực nc bệnh do protein đang phát triển ghê lắm đó.

Bài dịch của bạn ở trên đúng ngữ nghĩa về tiếng Việt nhưng câu cú thì chưa phải Vnese lắm, với lại nó đang là một cái introduction nên chưa đủ để tui post lên trang nhất của SHVN.

nếu thật sự muốn học English chuyên ngành thì bạn có thể tham gia viết bài cho SHVN. Nội dung thường là những mẫu tin khoa học nhỏ dài chừng 1 trang A4, lĩnh vực trãi rộng từ Sinh học phân tử đến sinh thái.

Nếu bạn thật sự hứng thú, bạn vào đây http://www.scidev.net/news/

đây là 1 trang khoa học tui đánh giá là được, văn phong giản dị, nội dung cập nhật và có chất lượng. Sức của bạn có thể khai thác tốt trang này.

Cứ thong thả, ta sẽ bàn thêm.
 
hunter_mt0306 said:
Alzheimer  đây là 1 loại bệnh mất trí nhớ của người già, và theo mình được biết thì bệnh này liên quan đến độ thấm và độ biểu hiện của gen mà, o liên quan gì đến sự sai sót trong quá trình cuộn gập của protein cả, gen liên quan đến bệnh này biểu hiện chậm, tỉ lệ mắc bệnh càng tăng khi con người càng già đi.

Biểu hiện gene ?thì tui biết rồi nhưng còn độ thấm của gene là gì vậy??? Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới nghe, xin các cao thủ rủ lòng thương giải thích giùm.
 
mấy bài báo bạn gợi ý cần được chuyển ngữ đòi phải trả tiền thuê bao mà tôi không có. Các bạn có thể load xuống được không ??
 
Theo mình thì đđdộ thấm của gene là mức độ biểu hiện của gene đó đối với tính trạng mà gene đó quy định .Ta biết rằng trong hệ thống điều hòa sự biểu hiện gene thí các gene được đặt dưới sự điều khiển của hệ thống operon ,thường thì hệ thống này để quy định tính ?trạng biểu hiện thì ?gồm nhiều gene ,giữa các gene có biểu hiện khác nhau tùy trường hợp hay giữa các gene trong các operon khác nhau ảnh hưởng lẫn nhau tùy điều kiện môi trường và các yếu tố khác thì các gene biểu hiện mức độ mạnh yếu khác nhau hay nòi khác đi thì dộ thấm của gene khác nhau
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top