Nguyễn Thế huỳnh
Senior Member
San hô biển sâu là loài vật có xương già nhất, một nghiên cứu mới đã phát hiện loài san hô 4265 năm tuổi tại ngoài khơi Hawaii.
San hô biển sâu, hiện đang bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và ô nhiễm giống như san hô nước nông, mọc trên núi biển (núi trồi lên từ đáy biển nhưng không đến bề mặt nước) và các rìa lục địa ở độ sâu khoảng 1.000 đến 10.000 fit (300 đến 3.000 mét).
Những rặng san hô là nơi sinh sống của rất nhiều sinh vật biển khác, và là điểm nóng của sự đa dạng sinh học biển. Hệ thống rặng san hô lớn nhất trên thế giới là Great Barrier Reef ngoài khơi Queensland, Úc. Những rặng san hô lớn khác có thể được tìm thấy tại Biển Đỏ, dọc theo bờ biển Mexico và Belize, Bahamas và Maldives.
Mẫu của hai loài san hô trong nghiên cứu, san hô vàng (Gerardia sp.) và san hô đen nước sâu (Leiopathes sp.), được thu thập ngoài khơi biển Hawaii bằng tàu lặn.
Tuổi đời già hơn
Những đánh giá trước đây về tuổi của san hô, bằng cách đếm những vòng phát triển hàng năm (suy nghĩa trước đây), cho thấy tuổi đời tối đa của Gerardia sp. tại Hawaii vào khoảng 70 năm.
Những những nghiên cứu cácbon phóng xạ đã xác định tuổi của loài Gerardia vào khoảng 2.000 đến 3.000 năm tuổi tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Những kết quả tương tự cũng được xác định ở một số mẫu Leiopathes.
Brendan Roark thuộc Đại học Texas A&M, cùng các đồng nghiệp đã thực hiện đo đạc cácbon phóng xa bộ xương của một mẫu vật từ Hawaii và cho thấy tuổi đời tương tự: khoảng 2.742 năm cho Gerardia và 4.265 cho Leiopathes.
Các tác giả viết: “Những kết quả này cho thấy Leiopathes là loài sinh vật biển có xương già nhất được biết đến, và với hiểu biết của chúng ta hiện nay, sinh vật vật sống thành cụm già nhất từng được biết đến”. Những phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences số ngày 23 tháng 3.
Kết quả phân tích phóng xạ cácbon cho thấy “san hô” biển sâu với bộ xương có protein thuộc loài Gerardia sp. ăn hạt chất hữu cơ, và tuổi đời có thể kéo dài hàng nghìn năm. (Ảnh: Phòng thí nghiệm dưới biển Hawaii (HURL) của NOAA)
Tuổi đời này cho thấy xương của san hô phát triển chậm hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ, chỉ một vài micromet một năm (một micromet là đường kính của một tế bào máu ở người).
Tất nhiên những polip nhỏ xíu sống bên trong xương chỉ một vài năm tuổi, có nghĩa rằng chúng sẽ liên tục bị thay thế trong nhiều thế kỷ hoặc thiên niên kỷ trong khi xương tiếp tục phát triển quanh chúng.
Kêu gọi bảo tồn
Các tác giả nhấn mạnh rằng san hồ biển sâu Hawaii, với vai trò quan trọng đối với sự đa dạng hóa của các và các sinh vật không xương sống, đang bị đe dọa bởi việc sử dụng lưới vét, thu hoạch làm trang sức hoặc các hoạt động đánh bắt thương mại khác.
Nước biển đang ấm lên và biển bị axit hóa (kết quả của việc nước biển hấp thục cácbon đioxit tích lũy trong khí quyển) cũng có thể tác động đến khả năng sống sót của san hô. Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá rằng nồng độ axit gia tăng có thể quét sạch hầu hết san hô vào năm 2050. Những tình trạng này cũng có thể khiến san hô dễ bị tấn dịch bệnh tấn công.
Nếu san hô biến mất, cộng đồng sinh vật sống dựa vào chúng cũng biến mất. Loài cá ghềnh Caribbean đã bị thiệt hại rất nhiều trong 15 năm qua, theo nghiên cứu trên tạp chí Current Biology ngày 19 tháng 3.
Roark và các đồng nghiệp cho biết tốc độ phát triển chậm khiến việc bảo tồn san hô càng trở nên quan trọng, vì mất rất nhiều thời gian để thay thế những gì đã mất. Nghiên cứu do Cơ quan quản lý biển và khí quyển quốc gia và Quỹ khoa học quốc gia tài trợ.
G2V Star (Theo LiveScience)
San hô biển sâu, hiện đang bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và ô nhiễm giống như san hô nước nông, mọc trên núi biển (núi trồi lên từ đáy biển nhưng không đến bề mặt nước) và các rìa lục địa ở độ sâu khoảng 1.000 đến 10.000 fit (300 đến 3.000 mét).
Những rặng san hô là nơi sinh sống của rất nhiều sinh vật biển khác, và là điểm nóng của sự đa dạng sinh học biển. Hệ thống rặng san hô lớn nhất trên thế giới là Great Barrier Reef ngoài khơi Queensland, Úc. Những rặng san hô lớn khác có thể được tìm thấy tại Biển Đỏ, dọc theo bờ biển Mexico và Belize, Bahamas và Maldives.
Mẫu của hai loài san hô trong nghiên cứu, san hô vàng (Gerardia sp.) và san hô đen nước sâu (Leiopathes sp.), được thu thập ngoài khơi biển Hawaii bằng tàu lặn.
Tuổi đời già hơn
Những đánh giá trước đây về tuổi của san hô, bằng cách đếm những vòng phát triển hàng năm (suy nghĩa trước đây), cho thấy tuổi đời tối đa của Gerardia sp. tại Hawaii vào khoảng 70 năm.
Những những nghiên cứu cácbon phóng xạ đã xác định tuổi của loài Gerardia vào khoảng 2.000 đến 3.000 năm tuổi tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Những kết quả tương tự cũng được xác định ở một số mẫu Leiopathes.
Brendan Roark thuộc Đại học Texas A&M, cùng các đồng nghiệp đã thực hiện đo đạc cácbon phóng xa bộ xương của một mẫu vật từ Hawaii và cho thấy tuổi đời tương tự: khoảng 2.742 năm cho Gerardia và 4.265 cho Leiopathes.
Các tác giả viết: “Những kết quả này cho thấy Leiopathes là loài sinh vật biển có xương già nhất được biết đến, và với hiểu biết của chúng ta hiện nay, sinh vật vật sống thành cụm già nhất từng được biết đến”. Những phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences số ngày 23 tháng 3.
Kết quả phân tích phóng xạ cácbon cho thấy “san hô” biển sâu với bộ xương có protein thuộc loài Gerardia sp. ăn hạt chất hữu cơ, và tuổi đời có thể kéo dài hàng nghìn năm. (Ảnh: Phòng thí nghiệm dưới biển Hawaii (HURL) của NOAA)
Tuổi đời này cho thấy xương của san hô phát triển chậm hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ, chỉ một vài micromet một năm (một micromet là đường kính của một tế bào máu ở người).
Tất nhiên những polip nhỏ xíu sống bên trong xương chỉ một vài năm tuổi, có nghĩa rằng chúng sẽ liên tục bị thay thế trong nhiều thế kỷ hoặc thiên niên kỷ trong khi xương tiếp tục phát triển quanh chúng.
Kêu gọi bảo tồn
Các tác giả nhấn mạnh rằng san hồ biển sâu Hawaii, với vai trò quan trọng đối với sự đa dạng hóa của các và các sinh vật không xương sống, đang bị đe dọa bởi việc sử dụng lưới vét, thu hoạch làm trang sức hoặc các hoạt động đánh bắt thương mại khác.
Nước biển đang ấm lên và biển bị axit hóa (kết quả của việc nước biển hấp thục cácbon đioxit tích lũy trong khí quyển) cũng có thể tác động đến khả năng sống sót của san hô. Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá rằng nồng độ axit gia tăng có thể quét sạch hầu hết san hô vào năm 2050. Những tình trạng này cũng có thể khiến san hô dễ bị tấn dịch bệnh tấn công.
Nếu san hô biến mất, cộng đồng sinh vật sống dựa vào chúng cũng biến mất. Loài cá ghềnh Caribbean đã bị thiệt hại rất nhiều trong 15 năm qua, theo nghiên cứu trên tạp chí Current Biology ngày 19 tháng 3.
Roark và các đồng nghiệp cho biết tốc độ phát triển chậm khiến việc bảo tồn san hô càng trở nên quan trọng, vì mất rất nhiều thời gian để thay thế những gì đã mất. Nghiên cứu do Cơ quan quản lý biển và khí quyển quốc gia và Quỹ khoa học quốc gia tài trợ.
G2V Star (Theo LiveScience)