Nguyễn Thế huỳnh
Senior Member
Không giống hầu hết các nếp nhăn trên cơ thể hình thành do sự uốn cong và co giãn của da, vân tay không phải là kết quả của những hành động lặp đi lặp lại. Mỗi người trong chúng ta sinh ra đều có hệ vân tay đặc biệt, mặc dù các nhà khoa học không chắc chắn lắm về vai trò của vân tay.
Một mục đích tiềm năng của vân tay đó là chúng cải thiện khả năng xúc giác của chúng ta. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã kiểm định quan điểm này bằng cách thực hiện nhiều thí nghiệm với ngón tay giả làm từ cảm biến giống cao su. Họ đã so sánh độ nhạy cảm của các ngón tay nhân tạo có rãnh và vật chất mềm mại giống da. Từ đó họ phát hiện thấy rằng ngón tay có vân tay tạo ra những rung động mạnh hơn tới 100 lần so với vật liệu mềm như da khi trượt nhẹ trên một bề mặt khá thô ráp.
Theo một nghiên cứu mới, các đường vân tay làm tăng khả năng cảm nhận kết cấu bề mặt của chúng ta. (Ảnh: Wikimedia)
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Ecole Normale Superieure tại Paris giải thích rằng chính rung động được tăng cường này đã làm tăng khả năng xúc giác của con người, đặc biệt đối với mục đích cảm nhận bề mặt. Khi xoa ngón tay trên bề mặt có kết cấu, vân tay của chúng ta sẽ khuếch đại rung động trong một khoảng tần số cực thuận nhằm kích thích huyết cầu Pacinian – đây là các đầu mối thần kinh nằm trong da giúp phát hiện kết cấu bề mặt. Ngược lại, thông tin về bề mặt giúp chúng ta phân biệt các vật thể dựa vào xúc giác.
Theo kết quả của nghiên cứu, không chỉ có hệ thần kinh mới mới có vai trò trong tính toán xúc giác mà đặc điểm tự nhiên của cơ thể chúng ta cũng tăng cường khả năng tính toán đó khi cảm nhận.
Tuy nhiên nghiên cứu không giải thích tại sao dấu vân tay của mỗi người lại mang tính đặc trưng hoặc tại sao dấu vân tay của chúng ta lại được xắp xếp đặc trưng dưới dạng xoáy hình elip. Các nhà khoa học cho rằng hình dạng khép kín giúp đảm bảo các đường rãnh luôn luôn chạm theo phương thẳng đứng đối với bề mặt dù cho ngón tay có ở hướng nào đi chăng nữa. Ngoài ra họ cũng cho rằng nghiên cứu này có thể giúp tăng cường phản hồi xúc giác cho những bàn tay giả.
G2V Star (Theo PhysOrg)
Một mục đích tiềm năng của vân tay đó là chúng cải thiện khả năng xúc giác của chúng ta. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã kiểm định quan điểm này bằng cách thực hiện nhiều thí nghiệm với ngón tay giả làm từ cảm biến giống cao su. Họ đã so sánh độ nhạy cảm của các ngón tay nhân tạo có rãnh và vật chất mềm mại giống da. Từ đó họ phát hiện thấy rằng ngón tay có vân tay tạo ra những rung động mạnh hơn tới 100 lần so với vật liệu mềm như da khi trượt nhẹ trên một bề mặt khá thô ráp.
Theo một nghiên cứu mới, các đường vân tay làm tăng khả năng cảm nhận kết cấu bề mặt của chúng ta. (Ảnh: Wikimedia)
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Ecole Normale Superieure tại Paris giải thích rằng chính rung động được tăng cường này đã làm tăng khả năng xúc giác của con người, đặc biệt đối với mục đích cảm nhận bề mặt. Khi xoa ngón tay trên bề mặt có kết cấu, vân tay của chúng ta sẽ khuếch đại rung động trong một khoảng tần số cực thuận nhằm kích thích huyết cầu Pacinian – đây là các đầu mối thần kinh nằm trong da giúp phát hiện kết cấu bề mặt. Ngược lại, thông tin về bề mặt giúp chúng ta phân biệt các vật thể dựa vào xúc giác.
Theo kết quả của nghiên cứu, không chỉ có hệ thần kinh mới mới có vai trò trong tính toán xúc giác mà đặc điểm tự nhiên của cơ thể chúng ta cũng tăng cường khả năng tính toán đó khi cảm nhận.
Tuy nhiên nghiên cứu không giải thích tại sao dấu vân tay của mỗi người lại mang tính đặc trưng hoặc tại sao dấu vân tay của chúng ta lại được xắp xếp đặc trưng dưới dạng xoáy hình elip. Các nhà khoa học cho rằng hình dạng khép kín giúp đảm bảo các đường rãnh luôn luôn chạm theo phương thẳng đứng đối với bề mặt dù cho ngón tay có ở hướng nào đi chăng nữa. Ngoài ra họ cũng cho rằng nghiên cứu này có thể giúp tăng cường phản hồi xúc giác cho những bàn tay giả.
G2V Star (Theo PhysOrg)