Nguyễn Thế huỳnh
Senior Member
Thế giới vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 200 của Charles Darwin vào ngày 12/2. Nhân dịp này, tạp chí Livescience công bố những sự thật ít người biết về nhà khoa học huyền thoại này.
Charles Darwin. Ảnh: crystalinks.com.
Cha đẻ của thuyết tiến hóa không có bất kỳ vụ tai tiếng nào trong đời. Ông là một người chồng tốt, người đàn ông vì gia đình. Đó có thể là một hình ảnh mà ít người tưởng tượng về một nhà khoa học từng lênh đênh trên các đại dương suốt 5 năm ở thời trai trẻ và sau đó phát minh một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học ở thế kỷ 19.
Dưới đây là những chuyện ít người biết về nhà tự nhiên học vĩ đại người Anh.
1. Ngại rửa chân
Ở tuổi 12, Darwin thú nhận trong một lá thư rằng mỗi tháng ông chỉ rửa chân tại trường đúng một lần do không có thứ gì để kỳ cọ.
2. Người cha khó tính
Cha của Charles, bác sĩ Robert Darwin, từng nghĩ rằng cậu con trai sẽ trở thành một người chẳng làm nên trò trống gì. Vì thế ông gửi Charles tới Đại học Edinburgh để học về thuốc. Nhưng anh chàng tỏ ra không hứng thú với nghề bác sĩ. Robert từng mắng con như sau: “Anh chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì ngoài việc chơi với chó, săn bắn và bẫy chuột. Cứ thế này thì anh sẽ trở thành nỗi ô nhục của chính bản thân anh và gia đình”.
3. Say sóng
Charles Darwin từng lênh đênh trên các đại dương trên chiếc tàu H.M.S. Beagle, nhưng ông lại bị say sóng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến ông dành phần lớn thời gian trên đất liền, nhưng cũng nhờ vậy mà ông thu thập được nhiều bằng chứng khoa học hơn.
4. Rắc rối trước chuyến đi lịch sử
Nếu thiếu may mắn, có lẽ Charles đã không thể bước lên chiếc tàu đưa ông tới quần đảo Galapagos – nơi ông phát hiện bằng chứng về quá trình tiến hóa và bắt đầu nhận ra cơ chế của nó: chọn lọc tự nhiên. Ban đầu ông không phải là lựa chọn của thuyền trưởng Robert FitzRoy khi người này tìm kiếm nhà khoa học đi cùng để khảo sát bờ biển Nam Mỹ.
Sau đó, khi Charles (lúc ấy mới 22 tuổi) được mời, cha ông đã từ chối thẳng thừng. May thay, người bác của Charles đã thuyết phục Robert thay đổi ý định. Trong lúc đó thuyền trưởng FitzRoy lại hứa trao công việc cho một người bạn, nhưng anh này quyết định từ chối chỉ vài phút trước khi Charles tới để phỏng vấn. FitzRoy yêu cầu Charles ở cùng ông một tuần để xem tính cách của hai người có hợp nhau hay không.
5. Do dự với chuyện lập gia đình
Khi còn trẻ, Charles từng liệt kê những cái lợi và hại trong hôn nhân. Điều khiến ông lo ngại nhất là không có thời gian để đọc sách vào buổi tối nếu kết hôn. Nhưng Charles cũng nhận thấy nếu lập gia đình, ông sẽ có một người để chia sẻ mọi lo lắng và sinh con. Sau khi xem xét thấu đáo, ông kết luận: Nên kết hôn. Định lý đã được chứng minh.
6. Không quyết đoán
Charles trì hoãn việc xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” hơn hai thập kỷ do lo ngại người ta sẽ phản đối nó.
7. Suýt mất trắng thành quả
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 19, Charles hay tin Alfred Russel Wallace – nhà tự nhiên học người Anh – cũng tìm ra lý thuyết tiến hóa giống như học thuyết của ông. Điều này khiến Charles đẩy nhanh tiến độ xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài”. Các nhà khoa học thuộc Hội Linnean đã xem xét công trình của cả hai người vào tháng 7/1858 để quyết định xem ai tìm ra thuyết tiến hóa trước. Cuối cùng họ tuyên bố Charles thắng vì ông trình bày lý thuyết một cách chi tiết hơn.
8. Mất mát to lớn trong gia đình
Charles và vợ có tới 10 con, nhưng hai người qua đời khi mới sinh và ba người khác mất trước khi được 11 tuổi. Nhà tự nhiên học cũng nổi tiếng vì sự quan tâm đối với các con.
9. Từ tín đồ Cơ đốc thành người ủng hộ thuyết bất khả tri
Charles theo đạo Cơ đốc trong phần lớn cuộc đời. Thậm chí ông từng học tại Đại học Cambridge để trở thành một thầy tu trước khi thực hiện chuyến đi trên tàu Beagle. Nhưng trong khoảng thời gian còn lại, ông tự coi mình là tín đồ của thuyết bất khả tri, chứ không phải người vô thần.
10. Người mắc nhiều bệnh lạ
Sau khi cùng gia đình chuyển tới một vùng nông thôn ở ngoại ô London, Charles mắc nhiều bệnh lạ khiến sức khỏe của ông giảm sút. Một số bác sĩ cho rằng đó là kết quả của tình trạng căng thẳng trong cuộc chạy đua với thời gian để xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” và nỗi lo về tác động xã hội của nó.
(Livescience)
Charles Darwin. Ảnh: crystalinks.com.
Cha đẻ của thuyết tiến hóa không có bất kỳ vụ tai tiếng nào trong đời. Ông là một người chồng tốt, người đàn ông vì gia đình. Đó có thể là một hình ảnh mà ít người tưởng tượng về một nhà khoa học từng lênh đênh trên các đại dương suốt 5 năm ở thời trai trẻ và sau đó phát minh một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học ở thế kỷ 19.
Dưới đây là những chuyện ít người biết về nhà tự nhiên học vĩ đại người Anh.
1. Ngại rửa chân
Ở tuổi 12, Darwin thú nhận trong một lá thư rằng mỗi tháng ông chỉ rửa chân tại trường đúng một lần do không có thứ gì để kỳ cọ.
2. Người cha khó tính
Cha của Charles, bác sĩ Robert Darwin, từng nghĩ rằng cậu con trai sẽ trở thành một người chẳng làm nên trò trống gì. Vì thế ông gửi Charles tới Đại học Edinburgh để học về thuốc. Nhưng anh chàng tỏ ra không hứng thú với nghề bác sĩ. Robert từng mắng con như sau: “Anh chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì ngoài việc chơi với chó, săn bắn và bẫy chuột. Cứ thế này thì anh sẽ trở thành nỗi ô nhục của chính bản thân anh và gia đình”.
3. Say sóng
Charles Darwin từng lênh đênh trên các đại dương trên chiếc tàu H.M.S. Beagle, nhưng ông lại bị say sóng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến ông dành phần lớn thời gian trên đất liền, nhưng cũng nhờ vậy mà ông thu thập được nhiều bằng chứng khoa học hơn.
4. Rắc rối trước chuyến đi lịch sử
Nếu thiếu may mắn, có lẽ Charles đã không thể bước lên chiếc tàu đưa ông tới quần đảo Galapagos – nơi ông phát hiện bằng chứng về quá trình tiến hóa và bắt đầu nhận ra cơ chế của nó: chọn lọc tự nhiên. Ban đầu ông không phải là lựa chọn của thuyền trưởng Robert FitzRoy khi người này tìm kiếm nhà khoa học đi cùng để khảo sát bờ biển Nam Mỹ.
Sau đó, khi Charles (lúc ấy mới 22 tuổi) được mời, cha ông đã từ chối thẳng thừng. May thay, người bác của Charles đã thuyết phục Robert thay đổi ý định. Trong lúc đó thuyền trưởng FitzRoy lại hứa trao công việc cho một người bạn, nhưng anh này quyết định từ chối chỉ vài phút trước khi Charles tới để phỏng vấn. FitzRoy yêu cầu Charles ở cùng ông một tuần để xem tính cách của hai người có hợp nhau hay không.
5. Do dự với chuyện lập gia đình
Khi còn trẻ, Charles từng liệt kê những cái lợi và hại trong hôn nhân. Điều khiến ông lo ngại nhất là không có thời gian để đọc sách vào buổi tối nếu kết hôn. Nhưng Charles cũng nhận thấy nếu lập gia đình, ông sẽ có một người để chia sẻ mọi lo lắng và sinh con. Sau khi xem xét thấu đáo, ông kết luận: Nên kết hôn. Định lý đã được chứng minh.
6. Không quyết đoán
Charles trì hoãn việc xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” hơn hai thập kỷ do lo ngại người ta sẽ phản đối nó.
7. Suýt mất trắng thành quả
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 19, Charles hay tin Alfred Russel Wallace – nhà tự nhiên học người Anh – cũng tìm ra lý thuyết tiến hóa giống như học thuyết của ông. Điều này khiến Charles đẩy nhanh tiến độ xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài”. Các nhà khoa học thuộc Hội Linnean đã xem xét công trình của cả hai người vào tháng 7/1858 để quyết định xem ai tìm ra thuyết tiến hóa trước. Cuối cùng họ tuyên bố Charles thắng vì ông trình bày lý thuyết một cách chi tiết hơn.
8. Mất mát to lớn trong gia đình
Charles và vợ có tới 10 con, nhưng hai người qua đời khi mới sinh và ba người khác mất trước khi được 11 tuổi. Nhà tự nhiên học cũng nổi tiếng vì sự quan tâm đối với các con.
9. Từ tín đồ Cơ đốc thành người ủng hộ thuyết bất khả tri
Charles theo đạo Cơ đốc trong phần lớn cuộc đời. Thậm chí ông từng học tại Đại học Cambridge để trở thành một thầy tu trước khi thực hiện chuyến đi trên tàu Beagle. Nhưng trong khoảng thời gian còn lại, ông tự coi mình là tín đồ của thuyết bất khả tri, chứ không phải người vô thần.
10. Người mắc nhiều bệnh lạ
Sau khi cùng gia đình chuyển tới một vùng nông thôn ở ngoại ô London, Charles mắc nhiều bệnh lạ khiến sức khỏe của ông giảm sút. Một số bác sĩ cho rằng đó là kết quả của tình trạng căng thẳng trong cuộc chạy đua với thời gian để xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” và nỗi lo về tác động xã hội của nó.
(Livescience)