Tác giả: Lê Thị Bích Mai
Nguồn: http://www.biology.hcmuns.edu.vn/BM_SLDV/khoaluan.htm
Nguồn: http://www.biology.hcmuns.edu.vn/BM_SLDV/khoaluan.htm
Lê Thị Bích Mai said:ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển của khoa học nói chung và ngành sinh học nói riêng, đã dần đưa con người thoát ra khỏi những mối hiểm họa về chất độc hóa học. Việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ sinh học trong việc tạo ra thực phẩm cho con người dùng hàng ngày. Những người nông dân ngày càng sử dụng những thuốc có hoạt tính sinh học vào việc bảo vệ mùa màng, áp dụng những kỹ thuật sinh học vào tạo giống cây trồng cũng như vật nuôi phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh đó không thể không nói đến sự phát triển nhảy vọt của ngành y học. Mối quan hệ y học và sinh học ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nói một cách chính xác đó là liên quan giữa ngành dược liệu học và sinh học. Khi y học thế giới phát triển xu hướng kết hợp những tinh hoa của nền y học Đông – Tây nhằm đạt những hiệu quả tối ưu nhất, bên cạnh đó cũng không khỏi quan tâm đến sự tương tác thuốc, đó là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Bởi vì vấn đề tương tác phức tạp giữa Đông dược và Tây dược chưa được nghiên cứu rộng rãi.
Nếu y học Phương Tây có ngành Dược lâm sàng giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu và sử dụng thuốc thì y học Phương Đông cũng vừa khai sinh thêm một ngành mới- ngành Đông dược lâm sàng. Đông dược lâm sàng chủ yếu dựa trên cơ sở của dược học và y sinh học để nghiên cứu những cây thuốc, bài thuốc từ sinh học và khoáng chất. Tuy đông dược lâm sàng được xây dựng trên cơ sở lý luận của Đông y nhưng về bản chất dược lý thì rất trùng hợp với dược lý hiện đại. Tức là dựa trên tương tác.
Cam thảo là một cây thuốc được dùng rất nhiều trong các đơn thuốc chữa bệnh trong Đông y. Với nhiều tên gọi khác nhau, theo dược liệu Việt Nam Cam Thảo có tên gọi là Cam Thảo Bắc. Vị thuốc Cam Thảo có rất nhiều tác dụng, trong đó tác dụng giải độc của Cam Thảo đã và đang được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu. Cam Thảo giải được độc của hàng trăm thứ thuốc dễ như dội nước sôi trên tuyết, người trúng độc Ô Đầu, Ba Đậu, khi Cam Thảo vào tới bụng đã giải được độc, hiệu nghiệm như trở bàn tay. Nó còn an hòa được 72 loại khoáng vật, giải được 1200 loại độc dược của thảo mộc.[4] Ngoài ra Cam Thảo còn giải độc được một số thuốc Tây y, đó là vấn đề đang được các nhà Dược học quan tâm hiện nay.Chức năng giải độc đó được thực hiện chủ yếu ở gan. Gan là một trong những cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người và động vật. Gan có chức năng sinh lý phức tạp, trong đó các chức năng chủ yếu của gan là hợp thành và tồn trữ mỡ, các loại đường, protêin, tiết ra và bài tiết dịch mật, điều tiết dịch mật và dung lượng máu. Gan còn là cơ quan giải độc chủ yếu trong cơ thể. Vì vậy mọi người còn ví nó như nhà máy lớn trong cơ thể.
Ngày nay trong xã hội văn minh hiện đại, công nghiệp dược học đã phát triển tới những đỉnh cao, thì việc giữ gìn sử dụng y học cổ truyền mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vấn đề về tương tác thuốc phải được quan tâm nhiều hơn. Với mong muốn góp phần vào sự lớn mạnh trong dược học nói chung và tìm ra những tác dụng giải độc của Cam Thảo, chúng tôi đã tiến hành làm đề tài này: “Nghiên cứu tác dụng giải độc của Cam Thảo đối với Mã Tiền và Paracetamol”
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột tìm ra những liều thuốc tương ứng để từ đó có thể áp dụng trên cơ thể con người.
Mục tiêu cụ thể:
1. Nghiên cứu tác dụng giải độc của dịch chiết Cam thảo đối với Mã tiền ở các liều khác nhau trên chuột nhắt.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Cam thảo trên chuột nhắt bị kích thích thần kinh do Mã tiền ở các liều khác nhau.
3. Nghiên cứu tác dụng giải độc Paracetamol của dịch chiết Cam thảo trên chuột nhắt.