Tạo callus.

Tạo callustạo những khối mô bất định

Đột biến phóng xạ và những cây, con giống mới
Người dân Việt Nam sẽ được sử dụng nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao nhờ công nghệ tạo giống cây trồng bằng đột biến phóng xạ.

Đột biến phóng xạ và những cây, con giống mới
Các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng phóng xạ để tạo ra giống cam đột biến không hạt

Th.S Khuất Hữu Trung, Phòng Kỹ thuật Di truyền, Viện Di truyền Nông nghiệp, cho biết, ở Việt Nam hiện nay nguồn tia gamma là nguồn phóng xạ chủ yếu được sử dụng trong chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến.

Phương pháp sử dụng hóa chất ngày nay bị hạn chế vì độc hại, và có nguy cơ gây ung thư cao.

Để tạo ra các giống cây đột biến bằng công nghệ này, tùy theo từng đối tượng cây trồng người ta có thể chiếu xạ trực tiếp các bộ phận của cây như mầm, chồi, hạt phấn, nhụy, hạt giống hay toàn bộ cây ở những giai đoạn khác nhau hoặc, sử dụng các mẩu mô lá, mô thân, mô rễ, mô nụ, hoa... để nuôi cấy, tạo những callus (những khối mô bất định), sau đó chiếu tia xạ vào những callus này.


Tùy vào liều lượng và thời gian, chiếu xạ sẽ tạo ra những đứt gãy nhiễm thể hoặc những thay đổi về cấu trúc gene. Những mẫu sau khi chiếu xạ có thể được gieo trồng trực tiếp hoặc được mang về phòng thí nghiệm để nhân lên và tái sinh cây. Qua đánh giá, lai tạo, chọn lọc nhiều thế hệ ngoài đồng ruộng những dòng, giống ưu việt sẽ được nhân lên để sản xuất đại trà.

Viện Di truyền Nông nghiệp là một trong những cơ sở áp dụng rất sớm kỹ thuật hạt nhân trong chọn giống cây trồng. Đến nay, Viện đưa vào sản xuất 12 giống lúa đột biến như DT10, Khang Dân đột biến, Tám thơm đột biến, lúa chịu mặn CM1, các giống lúa nếp DT21, DT22…

Trong đó, giống lúa DT10 được tạo ra từ những năm 1990 đến nay vẫn được sử dụng ở các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 1 triệu ha gieo trồng. Giống Khang dân đột biến hiện đã phát triển hàng vạn hécta và đã được thương mại hóa về bản quyền giống.

Một số giống cây trồng khác như ngô, lạc... đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia, giống khu vực hóa và được gieo trồng trên hàng vạn hécta trong 20 năm qua.

Sản phẩm của tương lai

Ngoài lúa, ngô, đậu tương, lạc, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra những giống hoa đột biến như giống hoa cúc thấp cây, trồng mùa hè, hoa loa kèn bền ngày hơn, hoa hồng nhiều màu sắc, các loại hoa lan ra nở đúng vào dịp Tết....

Trong thời gian tới sẽ có thêm các giống cây được nghiên cứu chọn tạo bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến như cây bông, khoai tây, khoai lang, dâu tằm, chuối, các cây dược liệu có hàm lượng tinh dầu và hoạt chất sinh học cao. Các loại cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải không hạt, v.v.

Đặc biệt, thời gian tới đây, các nhà khoa học còn chủ trương dùng phóng xạ để tiệt sinh côn trùng, cung cấp hàng tỷ côn trùng tiệt sinh cho sản xuất, khống chế ngưỡng an toàn cho các loại dịch sâu hại nguy hiểm nhất nhằm bảo vệ mùa màng, phục vụ cho nông nghiệp.

Theo dự đoán của giới khoa học Việt Nam, trong thời kỳ tới, tốc độ chọn tạo giống sẽ nhanh hơn nhiều lần, các giống cây trồng mới sẽ có nhiều các đặc tính vượt trội tổ hợp được nhiều đặc tính mà con người hằng mong muốn như kết hợp được năng suất, chất lượng với chống chịu các stress hữu sinh và vô sinh, cải thiện đáng kể hàm lượng các hoạt chất có ích, đa dạng về kiểu dáng, thời gian sinh trưởng… ở các giống cây trồng mới.

Th.S Khuất Hữu Trung cho biết, so với phương pháp tạo giống cây trồng mới bằng biến đổi gene đang gây nhiều tranh cãi và lo ngại từ nhiều tổ chức y tế, môi trường thế giới, đồng thời thực phẩm biến đổi gene vẫn còn bị hạn chế trong tiêu dùng và xuất khẩu thì, tạo giống cây mới bằng đột biến phóng xạ được đánh giá là phương pháp có tiềm năng, an toàn và thực tế các đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hạt nhân theo kịp các nước trên thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Tổ hợp Khoa học công nghệ sản xuất “Tạo giống cây trồng bằng đột biến phóng xạ tại Đà Lạt” trên công trình của Dự án “Xây dựng Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao” với tổng kinh phí là 277 tỷ đồng trong 4 năm, từ 2008-2011.

UBND TP Lâm Đồng đã phê duyệt 117 ha đất để xây dựng trường chiếu xạ phục vụ cho đề án này. Đây sẽ là nơi thực hiện công tác nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất các giống cây trồng đột biến với những đặc tính ưu việt, đồng thời sẽ là nơi tham quan khoa học, thực tập, đào tạo dành cho sinh viên các trường đại học nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực này.

Mỹ Hằng ( tin247.com )
em copy lại cho chị tham khảo đây !
 
Nè bạn Huy! Thật ra bạn nói vậy là ý gì? Tôi chưa hiểu lắm! Bạn nói không rõ có thể khiến người khác hiểu lầm là bạn có ác ý đó!
 
Ý em cũng khá rõ ràng. Ngu dốt cộng nhiệt tình ra phá hoại. Bạn Huynh đã làm nhiều người đọc bài này hiểu sai trầm trọng về khái niệm cảm ứng callus rồi đó.
 
Ý em cũng khá rõ ràng. Ngu dốt cộng nhiệt tình ra phá hoại. Bạn Huynh đã làm nhiều người đọc bài này hiểu sai trầm trọng về khái niệm cảm ứng callus rồi đó.
Theo người "không ngu dốt" như bạn NHH thì phá hoại ở đây là gì ? Sao chỉ biết nói suông thế ? Vẫn chưa thấy NHH chứng minh mà ! :hoanho: :hoanho: :hoanho: :mrgreen: :mrgreen: :oops: :oops: :nhannho: :nhannho: :nhannho: :cheers: :cheers:
Các cụ nói rồi : hok bít thì dựa kột mà nghe
Còn " cảm ứng callus "là gì thế bạn Hữu Huy ?. Khái niệm này là " cảm ứng tạo callus " thì phải nhỉ ?
 
Trời đất, các bác nhà mình ơi. Em nghĩ là các bác đang đùa nhau đấy. Dù thế nào đi chăng nữa thì mọi người đều có ý xây dựng một kiến thức chung mà. Thực ra em không theo chuyên ngành thực vật, nhưng theo em được biết thì người ta sử dụng callus trong công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh một giống cấy nào đó. Thậm chí nó còn liên quan tới quá trình chuyển gen thực vật, mà hiện nay đây là một vấn đề thời sự. Theo như em được biết thì một số công ty Mỹ hiện nay đang đòi đưa vào Việt Nam một số loài thực vật chuyển gen. Ở Mỹ, họ khuyến khích trồng thực vật chuyển gen, còn châu âu thì phản đối. Nó đều có nguyên do riêng liên quan tới quá trình quản lý. Còn nếu đưa vào Việt nam thì điều gì sẽ xảy ra?:rose:
 
Callus = thể chai, thể sần ( Từ điển sinh học Anh Việt-Việt Anh, NXB KH&KT) = mô sẹo ( các thầy mình dạy) còn quá trình tạo callus theo mình bạn nên tìm trong các sách Sinh lý thực vật trước khi hỏi nhé. Đó là tài liệu chính thống mà.
 
Tạo callus trên thực vật là tạo khối mô (nhiều tế bào giống nhau) từ một loại mô ban đầu. Khối mô đó phát triển thành một khối bất định.
Thường thì trong tự nhiên cũng có rất nhiều callus, đó là các khối sẹo trên các thân cây bị thương.
Trong phòng thí nghiệm, callus được tạo thành khi nuôi cấy invitro (trong ống nghiệm). Lúc đầu là một mảnh mô (lá, hoa, đỉnh sinh trưởng...) được khử trùng rồi nuôi trên môi trường thích hợp đầy đủ dinh dưỡng và các hormon thực vật. Sau một thời gian thì một số tế bào sẽ sinh sản tạo thành khối mô sẹo (callus).
Bạn làm gì mà hỏi về callus?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top