Đầu ra của các sinh viên học ngành cử nhân sinh học?

Thành viên cũ

Senior Member
Đầu ra của các sinh viên học ngành cử nhân sinh

không biết mọi người nghĩ sao về đầu ra của các sinh viên học ngành cử nhân sinh học? Mọi người cho ý kiến nhé!
 
cử nhân SH ra trường làm nghiên cứu cũng được chứ sao? Ngay đến cả cử nhân SP Sinh nếu cố gắng thì cũng có thể làm nghiên cứu như thường mà
 
Theo tôi Bộ nên bắt chước nước ngoài cho đào tạo liên thông giữa ngành Y, Nha, Dược & cử nhân ngành Sinh. Có nhiều người thực ra thi rớt Y mới vào Sinh. Tôi có ông bạn từng tâm sự: Sinh viên khoa Sinh (ở ĐHQG TpHCM) không học tốt vì bản thân họ xem vào học ngành Sinh là con đường cùng. Có nhiều người học Sinh mà cho tận khi ra trường năm nào cũng thi lại Y.
? ? ? ? ? ? ? ? ?Thầy Hổ từng tâm sự: học đại học chủ yếu lấy cái đầu đại học. Theo tôi ở Việt Nam có lẽ nên đào tạo kiểu đó vì các ngành nghề xã hội so với những gì đào tạo trong nhà trường quá khác biệt. Thanh niên ra đời chỉ cần nhanh nhẹn, ngoại ngữ, vi tính là xin được việc tốt. Vậy (họ nghĩ) tội gì mình phải học những cái mà ông thầy cứ ca ngợi là hay ho mà không giúp gì cho công việc mình sau này.
? ? ? ? ? ? ? ? Tiện đây tôi xin nêu lên một vấn đề ngoài chủ đề. Nhân đọc bài báo của GS Ngô Bảo Châu về vấn đề tuyển người trong các trường đại học tôi xin hỏi ý kiến các bạn có đồng ý với GS Châu về vấn đề này không: ông cho rằng giữ sinh viên giỏi lại trường là điều không hay vì nó giống "giao phối cận huyết" - tức trò nể thầy, trò ít khi giỏi hơn thầy, trò đi theo lối mòn thầy đã vạch...làm suy thoái sự phát triển các mảng nghiên cứu mới ở trường ĐH đó. Tôi thì tán đồng với GS Châu về vấn đề này.
 
Tiện đây tôi xin nêu lên một vấn đề ngoài chủ đề. Nhân đọc bài báo của GS Ngô Bảo Châu về vấn đề tuyển người trong các trường đại học tôi xin hỏi ý kiến các bạn có đồng ý với GS Châu về vấn đề này không: ông cho rằng giữ sinh viên giỏi lại trường là điều không hay vì nó giống "giao phối cận huyết" - tức trò nể thầy, trò ít khi giỏi hơn thầy, trò đi theo lối mòn thầy đã vạch...làm suy thoái sự phát triển các mảng nghiên cứu mới ở trường ĐH đó. Tôi thì tán đồng với GS Châu về vấn đề này.

Tôi thì không đồng ý với ý kiến này

1. Chưa chắc và không phải lúc nào, ở trường nào điều này đã xảy ra

2. Không giữ sinh viên giỏi lại thì giữ ai đây? Các sinh viên giỏi may ra có đủ khả năng và kiến thức để "bật" lại các thầy chứ những đồng chí còn lại thì...

3. Không giữ sinh viên giỏi ở lại trường thì họ phải đi tìm việc ở ngoài, mà ở ngoài thì còn bị nhiều yếu tố chi phối hơn nữa, áp lực tiền lương, công việc, chưa chắc đã được làm đúng chuyên môn....
 
Thầy Hổ từng tâm sự: học đại học chủ yếu lấy cái đầu đại học
Thầy Hổ nói đúng đấy anh ạ. Bởi vì chúng ta chưa đủ mức trải nghiệm và tầm kiến thức để hiểu điều đó thôi. He he, may mà em được các thầy bảo cho điều này từ sớm ko thì... :D nhưng cũng chả hiểu nổi được mấy phần, chỉ biết là thế thôi, khi nào đủ trải nghiệm, đủ tầm nhìn thì sẽ hiểu. Học ngành nào ko quan trọng rồi kiến thức ta quên hết ấy mà, chỉ có cách nghĩ, cách hiểu, cách nhìn sự việc, cách giải quyết sự việc là khác nhau thôi. Đọng lại của việc học chỉ là như thế. Anh cứ nhìn những người nào giải quyết sự việc mà đã qua đại học xem khác hơn nhiều so với những người ko có cái may mắn đó.
 
Học đại học là lấy cái đầu đại học có thể hiểu rằng ta học cách suy nghĩ vấn đế bắt đầu có logic hơn, có trật tự hơn, biết suy xét khách quan hơn, biết đặt 1 cái tiểu tiết vào cái tổng thể và ngược lại từ cái tổng thể có thể đi vào từng tiểu tiết. Cử nhân ra trường chỉ đạt được đến mức như vậy là mừng lắm rồi. ?Kiến thức thì mênh mông. Ông GS Ngữ văn có thể là đứa học trò của anh Cử nhân sinh học. Và có khi ông GS Vi sinh cũng có thể là học trò đứa CN về Bioinformatics.

Còn chuyện ra trường loại giỏi để giữ loại trường ư? ?Nói gì thì nói, trong hoàn cảnh Vn hiện nay, chúng ta đang cần cái ổn định để phát triển (từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa giáo dục) vậy thì mọi đột biến đều phải cân nhắc trong cái tổng thể chung. Một vị ĐB Quốc hội tỉnh Tây Ninh phát biểu rằng ông ta chống đối kịch liệt Luật thuế nhưng đành phải biểu quyết thông qua vì xã hội đang cần luật càng sớm càng tốt. Vì thế luật phải có để thực thi rời từ từ điều chỉnh sau.

Giáo dục đại học VN cũng đang cần nhiều nhân lực, càng nhiều càng tốt, rồi từ từ ... tính sau. Vì thế kô thể như phương Tây thừa mứa nhân lực nên ngoài chuyện học giỏi về điểm số họ đòi hỏi cái gọi năng lực cá nhân thật sự. Còn ở VN, bộ máy GD ĐH chạy quá tải mà tỷ lệ SV trên tổng dân số vẫn còn quá thấp so với khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Thời điểm này số lượng đang cần hơn chất lượng. Từ từ chất lượng sẽ lại thắng thế. Khi đó ta lại như phương Tây thôi, anh có điểm giỏi à, chưa chắc, chờ một chút kiểm tra thêm năng lực cá nhân đã. Còn anh, đểm thấp, tai sao??? Nghe giải thích thấy ... có lý. Ừa, cho anh cơ hội được thử thách năng lực cá nhân của anh.



Ông bà mình có câu "khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo". Thế nên nhìn 1 Cử nhân loại giỏi, ta vẫn cứ biễu môi chê rằng anh/chị này học gạo lấy điểm cao chứ làm gì có năng lực làm khoa học. Ngược lại anh tốt nghiệp TB vẫn có thể được sếp thương sếp khen thằng này giỏi, có năng lực khoa học tốt chư không học vì điểm số. Ấy thế mà khi so kè hai thằng, thằng nào có bằng tốt nghiệp loại kém thì ... khôn hồn mà đi chỗ khác chơi.

Vậy nên làm gì làm, trong hoàn cảnh hiện nay hoặc phải có bằng cấp càng cao càng tốt.
 
Tôi thì không đồng ý với ý kiến này

1. Chưa chắc và không phải lúc nào, ở trường nào điều này đã xảy ra

2. Không giữ sinh viên giỏi lại thì giữ ai đây? Các sinh viên giỏi may ra có đủ khả năng và kiến thức để "bật" lại các thầy chứ những đồng chí còn lại thì...

3. Không giữ sinh viên giỏi ở lại trường thì họ phải đi tìm việc ở ngoài, mà ở ngoài thì còn bị nhiều yếu tố chi phối hơn nữa, áp lực tiền lương, công việc, chưa chắc đã được làm đúng chuyên môn....
        Có lẽ anh cũng biết tình trạng giữ con em các thầy cô ở lại trường. Đó là một điều tệ hại. Điểm chác của các cô/cậu này cần thêm một dấu chấm hỏi đằng sau. GS Châu có đề cập đến tình trạng này. Không giữ học sinh giỏi trong trường ở lại trường có thể hạn chế điều này.
         Nếu không tuyển học sinh giỏi ở trường mình thì hãy đi ngắm các học sinh giỏi ở các trường khác. Theo mình được biết có nhiều trường chỉ giữ lại 1 học sinh xuất sắc. Vậy các trường nhỏ có thể trải thảm mời các học sinh xếp thứ 2, thứ 3 về dạy ở trường mình. Cái khó là trong tình trạng hiện nay điều này không thể thực hiện. Một nhẽ là các bạn này muốn bám trụ lại trường lớn/thành phố lớn. Một mặt khác các trường nhỏ này đã kín chỗ con em thầy cô (học ngay tại trường này) làm nản chí các học sinh này.
         Học sinh giỏi của trường mình có thể thả họ đi trường khác. Sẽ có ngày họ quay trở lại hợp tác.
         Theo tôi Việt Nam cần sớm có hệ thống phân loại các trường đại học. Như vậy người ta sẽ biết rõ (mặc dù bây giờ đã biết ngầm) một học sinh khá của trường "xịn" vẫn có cơ hội ngang học sinh giỏi của trường "thường". Có như vậy người giỏi mới dàn trải ra được khắp nơi chứ nếu không thì lại cứ "cục bộ địa phương" dẫn đến "giao phối cận huyết" như GS Châu đã chỉ ra.
 
Cho em trao đổi tí xíu , về việc Sinh Viên ra trường không có việc làm vẫn là vấn nạn hiện nay của cả nước , và em cũng như các bạn khác đang lo vấn đề này . Nhưng nếu giành thời gian lo đó cho việc đầu tư vào học , học thất tốt thì em nghĩ sau khi ra trường không sợ gì không có việc làm .
?Thứ hai , thật sự cách dạy ở trường của một số thầy cô làm em không phục lắm , vẫn theo cách nhồi nhắc , tôi cho gì anh phải lấy không thi rớt ráng chịu , và bọn em sẽ học theo cách đối phó để cho qua kì thi , thế thôi .
Nhưng nếu môn đó là chuyên nghafng của bạn thì sao ? Bạn bi quan không học, thì cơ hội có việc làm của bạn sau khi ra trường là con số 0 to tướng , vậy vấn đề chính yếu là ở mỗi sinh viên chúng ta . Tất nhiên Ngành Y là ngành đỉnh bây giờ , nhưng bạn học tốt ở khoa sinh không khi trong đầu bạn luôn nghĩ tới trường Y , theo tôi đã quyết định học Y thì nên liệu cơm gắp mắm mà nghĩ học ngay để chuyên tâm vào ôn ĐH , bản thân em cũng đã rớt Y nhưng muốn thành công đâu phải chỉ có một con đường phải không Pakon
Còn vấn đề giữ Sv ở lại trường , em không tán đồng ý làm như thế sẽ làm giảm khả năng của Sv , Vì việc ở lại trường là tự nguyện , không ai bắt cả , và thật sự giỏi mới ở lại trường , có thầy giỏi mới có trò giỏi , không ai có thể không học mà giỏi cả. Em thấy cách làm của phòng SINH HÓA trường KHTN HCM rất hay là cô chọn một số bạn có khả năng và nguyện vọng vào Phòng ngay từ năm 3 cho vào phụ việc , vậy không phải đây là cách giúp sinh viên định hướng nghề trước sao và còn giúp SV có thể "Hành" bên cạnh "HỌc" . Như thế khi ra trường sinh viên không chỉ mang một đầu lí thuyết .
 
Cách làm này kô phải mới mẻ đâu em, từ thuở "khai thiên lập địa" ? của ?Khoa Sinh, chuyện cho SV năm 1 ?(chứ kô cần đến năm 3) vào phòng TN là đã xảy ra rồi em. Tôi tin có đến trên 90% các thầy cô ở Khoa đều đã từng qua thời kỳ "lăn lê bò toài" trong phòng TN từ lúc chân ướt chân ráo vào trường.
 
THẦY cô ở trường từ thở hàn vi đã từng lăn lê bò lét trong Lab thì em công nhân nhưng bắt đầu từ năm nhất thì có sớm quá không anh ? hiện tại em chưa có người bạn nào đủ bản lĩnh như vậy , thật sự là bọn em ước mơ vào phòng từ năm hai cơ , cuối năm hai mới được xét , còn năm nhất á , Sợ thực tập đến chết luôn . vì sao à ...mấy môn thực tập đâu có... cúp được .hi. vả lại thầy cô cũng chưa tin tưởng giao cho SV năm nhất ..rửa ống ngiệm đâu , thật đấy .
 
Tui kô nghĩ là năm nhất là sớm. Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để làm điều gì. vấn đề trở ngại đôi khi là do SV bận học nhiều quá.

Một đàn em của tôi đã vô phòng TN từ năm lớp 11 kìa, lai rai như vậy mà nó xong đề tài tốt nghiệp từ năm 2-3. Hồi trước trường Phổ thông Năng khiếu còn ở chung nhà với ĐH KHTN nên thằng nhóc này nó theo thầy tui vào lab mỗi khi nó rảnh.

Tui thì đầu năm 3 mới lon ton vô phòng TN, giá má tui vô sớm hơn :D
 
Nói về cách học cũng như việc làm của sinh viên chuyên ngành Sinh học hiện tại ở Việt nam.
Theo tôi chi có những ai theo hoc ngành này mới nhận thấy hết cái hay của sinh học thế nhưng khi ra ngoài xã hội đối đầu với thực tế thì mới thấy rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp xong ngành Sinh học thì để xin được việc làm đúng với chuyên ngành mình đã học thì rất khó khăn. Nhu cầu tiếp nhận của xã hội đối với chuyên ngành sinh học rất ít, nếu ai có "điều kiện" thì có thể có được chỗ làm việc thích hợp hơn một tí.

Nhân đây tôi cũng bàn về việc nhận sinh viên giỏi ở lại trường làm giảng dạy hoặc nghiên cứu viên. Tôi nhận thấy rằng việc nhận học sinh viên giỏi ở lại là việc làm cần thiết thế nhưng nên mở hình thức thi tuyển rộng rãi hơn để cho sinh viên các nơi khác có thể thi được và đừng nên dựa vào sự "quen lối đi" mà giữ Sinh viên ở lại.
Tôi ?cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Anh Lương về việc giữ sinh viên giỏi do mình đào tạo ở lại, sinh viên sẽ luôn dựa vào cây cổ thụ mà không tự mình bức phá được (chỉ leo bám) mà thôi.
 
Hì hì nói đến vụ giữ SV Giỏi ở lại trường hả, coi chừng bọn chúng tập kích SHVN bây giờ, dám "một mình chống lại ...bọn nó" à???? :D
 
Ý kiến của mình

Theo ý tôi thì đầu ra cho tất cả Sinh viên các ngành khoa học khác chứ chẳng riêng ?gì Cử nhân ngành Sinh học, khi ra trường đi xin việc đều khó cả, Đơn cử như 1 bạn học khoa Vật lý hạt nhân: ra trường sẽ làm ở đâu, đấy là 1 bạn trẻ ở gần chỗ tôi, hiện giờ đang đi làm cho công ty Viettel và làm việc chẳng liên quan gì đến chuyên ngành cả. NHiều bạn học cùng ngành mà tôi biết hiện đi bán hàng, khá giả ra thì là bán các máy móc thiết bị phục vụ trong ngành, nhiều người đi làm chẳng liên quan gì đến những gì đã học cả> Mang tiếng như tôi đây đang làm việc tại Vườn quốc gia Ba vì, nhưng công việc cụ thể lại có mấy khi liên quan đến kiến thức đã học đâu. Rốt cục lại là đất nước ta còn nhiều điều bất cập, nghiên cứu khoa học nhiều khi không đem lại kết quả gì cả, nên không được chú ý. KHông biết thế nào chứ xin hỏi mọi người, các đề tài khoa học mà các bạn tham gia, đã đem lại lợi ích thực tế gì chưa hay chỉ nằm trên lý thuyết và thực tế áp dụng có đem lại kết quả gì nhiều không. Có lẽ tôi hơi bi quan mong mọi người thông cảm. ? ?:( ?:!:
 
bạn đừng buồn. Cái chính là 1 anh cử nhân có cái đầu suy nghĩ logic hơn anh trung học hay anh nông dân quèn. Đó là cái cần có trong đầu mà bất kỳ người CN nào. Kiến thức chỉ là hoa lá, còn gốc rễ phải là "suy nghĩ có logic". GS HỔ nói nôm nó đó là "Cái đầu đại học".
 
Các bác bàn đúng đến vấn đề nhạy cảm của anh em ngành mình thì tôi cũng xin có một số nhận định của bản thân:
Thực ra cũng là một cái khó cho anh em học ngành công nghệ sinh học hiện nay vì một số nguyên nhân:
1. Khi vào trường học chưa chắc ai cũng tâm nguyện đó là ngành đầu tiên mà mình chọn, vì thế không thể dốc hết lòng đam mê để mà học cho ra học. Cũng chính vì cái định hướng ban đầu chưa đúng nên cơ hội để mà học được các kiến thức không phải ai cũng lĩnh hội được. Có rất nhiều ý kiến của các bác cho thây ai theo thày cô từ sớm thì mới có thể được chen chân vào các PTN ở đó mới có điều kiện tiếp thu được kiến thức nhiều nhất.
2. Thứ hai là CNSH là một ngành mới có vì vậy nên mọi thứ chưa được chuẩn hóa kể cả về nhân lực cũng như phương tiện kỹ thuật (về điểm này tôi xin lỗi trước các thầy cô, có thể các thày cô sẽ phật ý mặc dù rất kính trọng các thày cô nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng thày cô mình trước đây được nhà nước đào tạo không phải là để phục vụ CNSH hiện nay mà phần lớn là chuyển hướng từ ngành gần với CNSH sang). Cùng là CNSH nhưng Bách Khoa khác Tổng hợp hay một số trường khác là vì vậy. Đây cũng có nguyên nhân là do đặc điểm riêng của từng trường. Hơn nữa kiến thức CNSH hiện đại có rất nhiều thứ mà các thày cô chưa update ngay được. Về điểm này tôi nghĩ các thày cô trẻ hiện nay sẽ bù đắp được thiếu sót này vì phần lớn đội ngũ thày cô hiện tại được đào tạo có phần bài bản hơn tại cả trong và ngoài nước.
3. Thứ ba là vấn đề thuộc về chính sách của các nhà lãnh đạo, tôi nghĩ đây mới là vấn đề quan trọng nhất. Nếu không có một chính sách phát triển thống nhất từ trên xuống thì chẳng ngành nào có thể mạnh được. Nhất là CNSH của chúng ta, vốn cần được đầu tư rất nhiều tiền thì mới có thể mua được máy móc và các hóa chất. Từ đó mới làm tốt được công tác NCKH. Cái này anh em nào đã từng được đi thực tập tại các PTN của trường hay của viện thì mới thấy thấm thía điều này.
4. Thứ tư có một điểm mà cũng cần phải tự trách anh em mình hay là trách hệ thống giáo dục của chúng ta với điểm yếu là ngoại ngữ. Vì là một ngành mới nên các bác cứ nhìn xem, sách tham khảo của chúng ta ngoài của một số thày cô lão thành thì gần như không có sách tiếng Việt của ngành mấy. Phần lớn sách là tiếng Anh và tài liệu tham khảo khác cũng vậy mà cái khoản English của chúng ta thì quá kém. Vì vậy tôi có một suy nghĩ hơi thiển cận là muốn học tốt được CNSH thì trước hết phải được trang bị English tốt. Tôi nghĩ đây là nỗi đau của tôi và của cả những anh em cùng cảnh ngộ. Khi đi học đã thấm thía rồi, lúc đi làm lại càng thấy thấm thía hơn. Vì vậy bây giờ phải làm cái việc mà trước kia chưa làm tốt là học lại tiếng Anh. Tất nhiên ngoại ngữ chỉ là một trong các điều kiện để tiếp cận kiến thức mói để học tốt CNSH cũng như học tốt các ngành khác. Tôi không tung hê hết các yếu tố khác, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề mà anh em chúng ta phải lưu tâm cũng như chính sách giáo dục phải để ý.
5. Thứ năm là hiện tại đầu ra cho CNSH hiện nay là rất hạn chế. Anh em mình có phải là ai cầm tấm bằng khi ra trường cũng được làm đúng ngành đâu. Mà không được làm đúng ngành thì một vài năm sau kiến thức vốn đã mỏng lại càng mỏng thêm, lúc đó làm quan chẳng được, làm dân chẳng xong. Chỉ còn nước đi làm thuê thôi. Đành phải nuơng náu ở một công ty nào đấy để kiếm sống cái đã kiểu như anh hùng ẩn mình chờ thời
Nói tóm lại là còn rất nhiều vấn đề nữa cần phải đưa ra mổ xẻ để nói về đầu ra của CNSH ở thời điểm hiện tại, tuy rằng có rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng CNSH là một ngành của tương lai vì vậy những ai đã học và đang chuẩn bị theo học không lo là không có đất dụng võ đâu. Về điểm này tôi thấy an ủi rằng mình vẫn còn lạc quan về ngành, bây giờ các ngành như Nông nghiệp, môi trường, y dược... đang có rất nhiều hướng áp dụng CNSH vào, tôi nghĩ vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi. Anh em cố gắng chờ đợi thêm vài chục năm nữa (hihi) chắc là sẽ ổn thôi. Nếu không chờ được thì tạm thời đá gà đá vịt sang đâu đấy vậy để kiếm kế sinh nhai chứ đừng cứ ôm đầu kêu khổ. Kêu cả đời chắc cũng chẳng hết. Cũng như bác Hiệp ở VQG BV ngay cạnh Trung tâm em đã chỉ ra rằng có rất nhiều bất cập trong công tác NCKH, chủ yếu là kiếm tiền của nhà nước về tiêu xài, còn sống chết mặc bay. Đấy là do cơ chế, sớm muộn cũng phải thay đổi thôi không việc gì phải sầu cả.
Trên đây là một vài tâm sự của em, chắc rằng còn rất nhiều quan điểm khác, mong các bác hãy đem hết bầu tâm sự dốc vào đây để có thể tìm ra con đường đi đúng đắn cho CNSH và cho cả chúng ta nữa.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top