Phạm Duy Hiển tạp chí Tia sáng (Hà Nội), tháng 6.2006
Khoa học Việt Nam đang ở đâu?
Theo sách KHCN Việt Nam 2003, cả nước hiện có 50 nghìn người làm R&D, năm 2003 nhà nước đã chi ra 1380 tỷ đồng thuộc ngân sách trung ương (khoảng 90 triệu USD) để thực hiện 3600 đề tài, và kết quả được công bố trên 7000 bài báo đăng tải trong nước, tăng 8% so với năm 2002 “do có nhiều đề tài dự án được đẩy nhanh tiến độ nên bước đầu đã tạo ra kết quả”. Vậy là với quyết tâm đầu tư 2% ngân sách cho KHCN liên tục trong mấy năm liền, nghiên cứu khoa học ở nước ta đã thành phong trào. Ðúng là số người làm R&D ở nước ta nhiều hơn các nước trong vùng, gấp 4,7 lần Thái Lan và 5,6 lần Malaysia theo Báo cáo Phát triển Con Người năm 2004 của UNDP. Nhưng cho dù những thành tích về số lượng trên đây gây ấn tượng đến mức nào, câu hỏi về chất lượng và hiệu quả hoạt động R&D vẫn còn đó. Trong số 7000 bài báo đăng tải trong nước đó có bao nhiêu bài ngang tầm với sản phẩm của các đồng nghiệp trên thế giới? Những công trình khoa học đó tác động thế nào đến phát triển kinh tế xã hội?
Căn cứ trên cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin khoa học quốc tế ISI, số công trình công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây chỉ trên dưới 400, trong số này chưa đầy một phần ba dùng nguồn nội lực trong nước, số còn lại là do hợp tác quốc tế với nguồn lực chính từ các nước tiền tiến. Các tạp chí nói ở đây là ấn phẩm của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới, có bề dày uy tín nhiều năm, có hội đồng biên tập gồm các chuyên gia sừng sỏ nhất trên thế giới, có yêu cầu cao về chất lượng học thuật được bảo đảm bằng một hệ thống phản biện đồng nghiệp quốc tế nghiêm ngặt. Có mặt trên các tạp chí quốc tế có uy tín vừa là lẽ sống vừa là sức ép đè nặng lên những ai giảng dạy đại học hoặc nghiên cứu khoa học ở các nước: Publish or die!
Một tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của các nước
Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới và khu vực về KHCN?
Trả lời câu hỏi này không thể dựa trên số lượng đông đảo những người làm R&D hoặc trên số 7000 công trình khoa học xuất bản trong nước bằng tiếng Việt. Ðồ thị dưới đây cho thấy bức tranh của 09 nước Ðông Á tiêu biểu trong gần hai thập kỷ qua căn cứ trên số công trình công bố trên hàng nghìn tạp chí quốc tế thuộc 21 ngành và gần 200 chuyên ngành KHCN khác nhau, từ cơ bản đến ứng dụng, công nghệ; từ khoa học tự nhiên đến xã hội nhân văn và các khảo cứu nghệ thuật. Ðó là cơ sở dữ liệu của ISI tập hợp hơn 20 triệu bài báo được công bố từ năm 1986 đến nay, mỗi bài lại kèm theo số lần trích dẫn. Từ đồ thị ta có thể rút ra mấy nhận xét sau đây:
Số công trình hàng năm tính trên đầu người rất chênh lệch giữa các nước trong vùng. Chẳng hạn, Singapore và Indonesia cách nhau 600 lần. Hoặc Việt Nam hiện nay chỉ mới đạt được trình độ của Thái Lan cách đây 20 năm. Nhưng sự chênh lệch đó không làm phai mờ một thực tế là các tạp chí quốc tế đã được các nước xem như sân chơi không thể vắng bóng của giới khoa học.
Số công trình trên đầu người phản ánh trình độ phát triển của các quốc gia. Ðiều này có thể giải thích như tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và hoạt động R&D. Singapore, Ðài Loan, Nam Triều Tiên có thu nhập bình quân và số công trình cao nhất. Philippin, Indonesia và Việt Nam có thu nhập bình quân và số công trình thấp nhất. Nhưng nếu so Việt Nam với Indonesia và Philippin thì tình hình của ta gần đây có “sáng sủa” hơn đôi chút. Hiện nay số công trình tính trên đầu người của ta xấp xỉ Philippin và gấp 2,5 lần Indonesia, trong khi thu nhập bình quân của hai nước này lại gấp đôi ta.
Trên thang lô-ga-rit, số công trình hàng năm tính trên 01 triệu dân của các nước tăng đều đều theo đường thẳng. Ðây là quy luật tăng trưởng theo hàm mũ, giống như nhiều tiêu chí kinh tế xã hội khác, cứ sau một chu kỳ số công trình tăng gấp đôi. Chu kỳ càng ngắn, tốc độ tăng trưởng càng cao. Nam Triều Tiên tăng nhanh nhất, chỉ 3,3 năm tăng gấp đôi. Philippin tăng chậm nhất, phải mất 15,8 năm. Chu kỳ của Việt Nam là 5,8 năm, chậm hơn Trung Quốc (4,7 năm), Singapore (5 năm) và Ðài Loan (5,2 năm), nhưng nhanh hơn Malaysia (7,9 năm), Indonesia (6,9 năm) và Thái Lan (6,7 năm). Việt Nam tăng nhanh hơn Thái Lan, nhưng với tốc độ này phải mất 100 năm nữa con cháu ta mới đuổi kịp họ.
Hình 1: Số công trình khoa học công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế tính trên 01 triệu dân của 09 nước Ðông Á (1986-2004)
Khoa học Việt Nam đang ở đâu?
Theo sách KHCN Việt Nam 2003, cả nước hiện có 50 nghìn người làm R&D, năm 2003 nhà nước đã chi ra 1380 tỷ đồng thuộc ngân sách trung ương (khoảng 90 triệu USD) để thực hiện 3600 đề tài, và kết quả được công bố trên 7000 bài báo đăng tải trong nước, tăng 8% so với năm 2002 “do có nhiều đề tài dự án được đẩy nhanh tiến độ nên bước đầu đã tạo ra kết quả”. Vậy là với quyết tâm đầu tư 2% ngân sách cho KHCN liên tục trong mấy năm liền, nghiên cứu khoa học ở nước ta đã thành phong trào. Ðúng là số người làm R&D ở nước ta nhiều hơn các nước trong vùng, gấp 4,7 lần Thái Lan và 5,6 lần Malaysia theo Báo cáo Phát triển Con Người năm 2004 của UNDP. Nhưng cho dù những thành tích về số lượng trên đây gây ấn tượng đến mức nào, câu hỏi về chất lượng và hiệu quả hoạt động R&D vẫn còn đó. Trong số 7000 bài báo đăng tải trong nước đó có bao nhiêu bài ngang tầm với sản phẩm của các đồng nghiệp trên thế giới? Những công trình khoa học đó tác động thế nào đến phát triển kinh tế xã hội?
Căn cứ trên cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin khoa học quốc tế ISI, số công trình công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây chỉ trên dưới 400, trong số này chưa đầy một phần ba dùng nguồn nội lực trong nước, số còn lại là do hợp tác quốc tế với nguồn lực chính từ các nước tiền tiến. Các tạp chí nói ở đây là ấn phẩm của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới, có bề dày uy tín nhiều năm, có hội đồng biên tập gồm các chuyên gia sừng sỏ nhất trên thế giới, có yêu cầu cao về chất lượng học thuật được bảo đảm bằng một hệ thống phản biện đồng nghiệp quốc tế nghiêm ngặt. Có mặt trên các tạp chí quốc tế có uy tín vừa là lẽ sống vừa là sức ép đè nặng lên những ai giảng dạy đại học hoặc nghiên cứu khoa học ở các nước: Publish or die!
Một tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của các nước
Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới và khu vực về KHCN?
Trả lời câu hỏi này không thể dựa trên số lượng đông đảo những người làm R&D hoặc trên số 7000 công trình khoa học xuất bản trong nước bằng tiếng Việt. Ðồ thị dưới đây cho thấy bức tranh của 09 nước Ðông Á tiêu biểu trong gần hai thập kỷ qua căn cứ trên số công trình công bố trên hàng nghìn tạp chí quốc tế thuộc 21 ngành và gần 200 chuyên ngành KHCN khác nhau, từ cơ bản đến ứng dụng, công nghệ; từ khoa học tự nhiên đến xã hội nhân văn và các khảo cứu nghệ thuật. Ðó là cơ sở dữ liệu của ISI tập hợp hơn 20 triệu bài báo được công bố từ năm 1986 đến nay, mỗi bài lại kèm theo số lần trích dẫn. Từ đồ thị ta có thể rút ra mấy nhận xét sau đây:
Số công trình hàng năm tính trên đầu người rất chênh lệch giữa các nước trong vùng. Chẳng hạn, Singapore và Indonesia cách nhau 600 lần. Hoặc Việt Nam hiện nay chỉ mới đạt được trình độ của Thái Lan cách đây 20 năm. Nhưng sự chênh lệch đó không làm phai mờ một thực tế là các tạp chí quốc tế đã được các nước xem như sân chơi không thể vắng bóng của giới khoa học.
Số công trình trên đầu người phản ánh trình độ phát triển của các quốc gia. Ðiều này có thể giải thích như tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và hoạt động R&D. Singapore, Ðài Loan, Nam Triều Tiên có thu nhập bình quân và số công trình cao nhất. Philippin, Indonesia và Việt Nam có thu nhập bình quân và số công trình thấp nhất. Nhưng nếu so Việt Nam với Indonesia và Philippin thì tình hình của ta gần đây có “sáng sủa” hơn đôi chút. Hiện nay số công trình tính trên đầu người của ta xấp xỉ Philippin và gấp 2,5 lần Indonesia, trong khi thu nhập bình quân của hai nước này lại gấp đôi ta.
Trên thang lô-ga-rit, số công trình hàng năm tính trên 01 triệu dân của các nước tăng đều đều theo đường thẳng. Ðây là quy luật tăng trưởng theo hàm mũ, giống như nhiều tiêu chí kinh tế xã hội khác, cứ sau một chu kỳ số công trình tăng gấp đôi. Chu kỳ càng ngắn, tốc độ tăng trưởng càng cao. Nam Triều Tiên tăng nhanh nhất, chỉ 3,3 năm tăng gấp đôi. Philippin tăng chậm nhất, phải mất 15,8 năm. Chu kỳ của Việt Nam là 5,8 năm, chậm hơn Trung Quốc (4,7 năm), Singapore (5 năm) và Ðài Loan (5,2 năm), nhưng nhanh hơn Malaysia (7,9 năm), Indonesia (6,9 năm) và Thái Lan (6,7 năm). Việt Nam tăng nhanh hơn Thái Lan, nhưng với tốc độ này phải mất 100 năm nữa con cháu ta mới đuổi kịp họ.
Hình 1: Số công trình khoa học công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế tính trên 01 triệu dân của 09 nước Ðông Á (1986-2004)