cách đặt tên cho protein

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Có 3 cách đặt tên cho protein


Đặt tên theo khối lượng phân tử: ví dụ p53 có p viết tắt của chữ protein, còn 53 là khối lượng tính theo kDalton. Đây là kết quả của lịch sử vì người ta khám phá ra protein này trước khi tìm thấy gene của nó, vạch của nó tương ứng 53 kDalton nên kô biết nó là ai, đành đặt tên nó là p53. Sau đó mới dần dần truy ra được gene của thằng này. Trong cách viết này chữ p kô viết hoa

- chi tiết hơn là protein đã được hiệu chỉnh sau phiên mã sẽ có thêm một số tiến tố

ví dụ gp21 và pp75 (số 21 và 75 miễn giải thích) chữ gp nghĩa là glycoprotein, chữ pp nghĩa là phosphoprotein.

Đặt tên theo gene: ngược lại trường hợp ở trên, tức là đã biết gene rồi đi tìm protein tương ứng thì tên protein được viết theo tên gene. Khi đó tên viết thường có chữ cái đầu viết hoa. ví dụ gene ras thì protein là Ras.
Lưu ý là tên protein có khi chỉ viết hoa 1 chữ đầu có khi viết cả từ tùy trường hợp



Đến đây có nhiều nhà khoa học cắt cớ thích kết hợp cách 1 và 2

ví dụ gp160env

- chữ gp biết rồi
- 160 cũng biết rồi
- env là tên gene được viết nghiêng và dưới dạng số mũ (superscript).

(sorry tại kô viết đúng format)

vậy có nghĩa là gene env tạo ra một protein và nó được hiệu chỉnh sau phiên mã thành glycoprotein có khối lượng 160 kDalton.

hì hì đố biết env viết tắt của gene nào??

lưu ý chữ env kô viết hoa đâu nhé

- nếu ta lại gặp một ông viết là p75NGFR trong đó chữ NGFR viết hoa và cũng viết dưới dạng số mũ, thì nghĩa là sao đây:

dịch nó là đây là một protein đồng phân nặng 75 kDalton của lớp nerve-growth-factor-receptor

như vậy nếu có một lớp protein gồm nhiều đồng phân có khối lượng phân tử khác nhau thì tên của lớp này được viết tắt, viết in hoa và dưới dạng số mũ còn khối lượng của protein được sử dụng để ta cần phân biệt nó với anh em đồng phân của nó

Đặt tên theo OFR: Sau đó người ta còn nghiên cứu cứu trên genome thấy có OFR mà chẳng thấy protein đâu, nhưng người ta vẫn dự đóan là có protein, khi đó người ta viết là "protein OFRnumber" number chỉ định cố aa trong protein giả định từ OFR mà ra. Ví dụ protein OFR216 tức là một protein suy luận từ một OFR đếm thấy có 216 gốc aa và trong trường hợp này phải viết cả chữ protein, nếu chỉ viết OFR216 thì chẳng ai hiểu gì cả.




Nói chung là để cần biết mấy thứ này thì phải chịu khó lôi mấy cuốn sách xa xưa ta coi tiền nhân đã quy định cách viết thế nào và hậu thế đã bổ sung ra sao. Danh pháp và cách đặt tên cho protein, gene ... cũng phức tạp như danh pháp đặt tên cho cây cối động vật.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top