"Lời bàn giao thế hệ của một "tượng đài" khoa học"

Đinh Văn Khương

Senior Member
"Lời bàn giao thế hệ của một "tượng

"VS Nguyễn Văn Hiệu tha thiết mong VietNamNet đăng tải toàn bộ nội dung nói chuyện của ông với các NCS sáng nay để tất cả các trí thức trẻ biết được những gì đã có của "thời của thầy Hiệu" và phát triển thăng hoa hơn.

Tôi đã mong đợi ngày hôm nay. Bây giờ, tôi muốn tâm sự một đôi điều không chỉ với các bạn trẻ mà cả với các thầy như thầy Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Vật Lý và điện tử; thầy Nguyễn Hữu Đức - chỉ mấy bữa nữa thôi sẽ thay tôi làm Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ. Tôi đã già lắm rồi, cũng không biết là làm được bao nhiêu lâu nữa nên bây giờ có gì ở trong đầu là phải nói ra hết. Tôi cũng rất cảm ơn các phóng viên của VietNamNet đến dự buổi hôm nay vì tôi muốn nhờ các bạn truyền đạt những suy nghĩ của tôi tới các bạn trẻ VN trong và ngoài nước.

GS Nguyễn Hữu Đức - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ: Chúng tôi phải tìm hướng đột phá mới



Tôi có thuận lợi là thầy đã khai phá và tạo điều kiện thuận lợi cho trường ĐHCN nhưng với một thời cơ mới, vận hội mới thì trường cũng phải có cách tiếp cận vấn đề mới. Đó là trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo nhà trường trong thời gian tới. Mình phải tìm một con đường mới, một cách đột phá như thế nào đó để trong một thời gian ngắn có sự chuyển biến đáng kể

Tôi cũng đã suy nghĩ vài lần Vấn đề phát triển giáo dục đào tạo của Việt Nam, chúng ta chắc phải suy nghĩ lại về lý luận, về cả nhận thức vì sao trong một thời gian rất dài, chúng ta đã đầu tư, đã cố gắng, đã nhiều lần hội thảo mà nền giáo dục Việt Nam vẫn phát triển chừng mực, với kiểu này rất khó tạo nên sự đột phá mới. Điều này nhắc chúng ta cách tiếp cận mới.

Nếu tôi tiếp nhận cương vị mới mà vẫn áp dụng cách suy nghĩ cũ thì chắc là không tạo ra sự đột phá.

Tôi muốn nói cho các bạn những điều mà các bạn rất cần biết, kể lại cho các bạn tất cả những điều tôi đã chứng kiến trong cuộc đời của mình - những điều hết sức sâu sắc mà theo tôi, nếu biết được, các bạn sẽ hết sức sung sướng.

Các bạn rất may mắn vì các bạn đều trẻ tuổi và đang gần ra trường để xây dựng một đất nước đang đi lên, sánh vai với các cường quốc năm châu. Còn tôi cũng có cái hạnh phúc khi được sinh ra vào thời Bác Hồ vẫn còn sống. Tôi biết được nhiều chuyện mà Bác Hồ làm và hôm nay tôi nghĩ tôi phải nói lại để mọi người cùng biết.

Tôi nhớ lại như thế này, vào năm 1946, gia đình tôi đang sống ở phố Hàm Long, Hà Nội. Lúc ấy, Pháp gây sự vì muốn chia cắt đất nước ta. Ở khu phố tôi, mọi người được phổ biến rằng chiến tranh chắc chắn xảy ra nên mọi người phải đi khỏi thành phố ngay. Gia đình tôi cũng phải sơ tán từ Hà Nội về quê ngoại là xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông.

Gia đình tôi đi theo kháng chiến, khi ấy khổ lắm. Nhưng đi đến đâu thì cũng phải tìm cách sinh sống. Mẹ tôi làm gánh hàng xén đi ra chợ bán để lấy tiền nuôi chúng tôi.

Khi đó, tôi được nghe người ta nói cụ Hồ bảo thế này: "Chúng ta phải cùng một lúc đánh 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Trong hoàn cảnh như vậy, Chính phủ kêu gọi toàn dân "tăng gia sản xuất" và đầu tiên phải xóa nạn mù chữ. Thời đó, đi xóa nạn mù chữ không hề có kinh phí gì, mọi người dạy lẫn nhau. Tôi nhớ tôi mới học lớp 3 tức là khoảng 8-9 tuổi mà cũng phải đi dạy học cho bà con nông dân ở những ngôi làng chúng tôi di cư tới. Có nhiều điều hay lắm, dạy bình dân học vụ không giống như dạy vỡ lòng theo bảng chữ cái bây giờ. Thời ấy, người ta dạy chữ "i" trước rồi dạy đến chữ "t" và học đánh vần hai chữ "tờ i ti". Tôi còn bé mà đã đi dạy các cụ, tôi nhớ có câu vè thế này:

"i, t dấu móc cả hai/i ngắn có chấm, t dài có ngang"

Cho nên các cụ già, các bà, các chị ở nhà quê ngày ấy học là nhớ lắm. Còn câu này nữa:

"o, a hai chữ khác nhau/Vì a có cái móc câu bên mình"

Bây giờ nhớ lại những ngày đó, tôi thấy sao mà hay đến thế, sung sướng đến thế. Đã nửa thế kỷ qua mà tôi vẫn còn nhớ những câu vè ấy. Ngay từ những năm 1947-1948, khi đất nước rất khó khăn mà Bác đã nghĩ rằng chúng ta phải diệt giặc dốt cùng với giặc đói và giặc ngoại xâm. Lúc nào Bác cũng nghĩ tới việc học hành, điều đó để thấy được Bác vĩ đại biết bao.

Để thực hiện lời kêu gọi ấy, phải lập ra những trường cấp II. Tôi nhớ khi ấy cả tỉnh Hà Đông lúc ấy chỉ có 1 trường cấp II Nguyễn Huệ - bây giờ chuyển về thị xã Hà Đông. Tốt nghiệp xong cấp I, tôi thi đỗ vào trường Nguyễn Huệ, nhưng nhà nghèo quá trong khi cả tỉnh chỉ có 1 trường nên không có tiền để đi học. Lúc đó Chính phủ trong vùng kháng chiến quyết định phải mở thêm nhiều trường ở mọi nơi cho con em phải đi học. Nhưng muốn mở trường thì phải có thầy, mà muốn có thầy thì phải mở trường Đại học Sư phạm.

Năm 1951, khi tôi đã vào Thanh Hóa, tất cả các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình và thậm chí cả huỵện Nga Sơn - Thanh Hóa đều bị Pháp chiếm. Gia đình tôi phải chạy tới huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa và học cấp II. Lúc này, Chính phủ quyết định lập trường Cao đẳng sư phạm để đào tạo giáo viên cho tất cả các vùng tự do. Các địa phương đều gửi thanh niên về học đông quá trong khi chiến tranh vô cùng ác liệt. Mà cứ chỗ nào đông người là thực dân Pháp tấn công, ném bom. Nếu bị ném bom, thì chết hết.

Khi ấy có một nhà Toán học Việt Nam, là GS của một trường Đại học ở Thụy Sĩ tên là Lê Văn Thiêm. Ông nghe nói Chính phủ Việt Nam trong hoàn cảnh kháng chiến mà vẫn tiếp tục phát triển giáo dục, nên ông đã bỏ tiền mua vé máy bay đi từ Thụy Sĩ về Sài Gòn. Sau đó, ông đi bộ, trốn từ Sài Gòn ra bưng biền khi ấy là một vùng giải phóng ở miền Nam. Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ, GS Trần Văn Giàu đã gửi điện báo cáo với Bác Hồ rằng có GS Lê Văn Thiêm từ Thụy Sĩ trở về. Bác Hồ nghe tin yêu cầu phải đưa GS Lê Văn Thiêm ra Việt Bắc ngay lập tức. Giáo sư Trần Văn Giàu lập tức giao cho một đội vệ quốc đoàn đưa GS Lê Văn Thiêm xuyên rừng, xuyên núi, đi bộ từ bưng biền - miền Nam ra Việt Bắc.


VS Nguyễn Văn Hiệu

Vấn đề bây giờ là phải mở rộng giáo dục. Làm thế nào vẫn có trường ĐH, làm thế nào để mời được về đây những nhà trí thức lớn như GS Lê Văn Thiêm? Nếu tập trung tất cả trí thức vào một chỗ, Pháp có thể ném bom, và như vậy thì chết hết. Bác Hồ nghĩ ra một cách: Thương lượng với chính phủ Trung Quốc xin mượn một miếng đất ở biên giới Việt -Trung về phía Trung Quốc và nhờ Trung Quốc xây giúp một ngôi trường để thầy trò đưa nhau sang đấy học.

Thế là một khu đại học được dựng lên gồm 3 trường: ĐH Sư phạm; Trung học sư phạm và ĐH Khoa học cơ bản. Những người sinh viên đầu tiên của trường Khoa học cơ bản là ông Nguyễn Đình Tứ, GS Hoàng Tụy.... Đây là trường ĐH Khoa học cơ bản kháng chiến đầu tiên của VN. Giám đốc của khu đại học này là Giáo sư Võ Thuần Nho, em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Như vậy, có bao nhiêu đại trí thức của Việt Nam khi ấy đều sang Trung Quốc dạy ở khu này.

Ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Cuối tháng 10, khi tôi vừa tốt nghiệp phổ thông, toàn bộ khu đại học này được chuyển từ Trung Quốc về Hà Nội và được cấu trúc lại thành 2 trường ĐH: ĐH Sư phạm khoa học do Giáo sư Lê Văn Thiêm làm Giám Đốc và ĐH Sư phạm Văn khoa do GS Trần Văn Giàu làm Giám đốc. Ngoài ra còn 1 trường ĐH Khoa học quy mô nhỏ có 1 lớp học Toán đại cương, và 1 lớp PCV (Hóa-Lý-Sinh). Ai học về Toán đại cương sẽ đi vào lĩnh vực Toán-Lý còn ai học PCV thì học 2 năm Hóa-Lý-Sinh và sau đó đi vào học Y. Như vậy có thể thấy rằng lúc nào Bác cũng lo đến giáo dục và lo đến khoa học luôn.

Tôi khi ấy vào trường Sư phạm. Đại học lúc ấy chỉ học 2 năm và không có nghỉ hè. Từ tháng 10/1954 đến năm 1956, tôi học xong cả 3 lớp đại học. Khi thi tốt nghiệp, những người nào đỗ cao nhất thì không đi dạy cấp III, mà được về dạy ở các trường ĐH. Cũng trong năm 1956, Nhà nước quyết định thành lập trường ĐH Tổng hợp và tôi được điều về làm Trợ giáo ở trường ĐH Tổng hợp.

3/1960, Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ 3. Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Đảng, Tổng bí thư là đồng chí Lê Duẩn.

Thầy Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Vật lý và Điện tử



Thầy Hiệu đã từng đạt được một kỷ lục: có bằng tiến sĩ khoa học khi mới 26 tuổi. Kỷ lục này, lúc đó người Nga cũng không đạt được.36 tuổi, thầy lập ra Viện vật lý. Thầy là Viện trưởng đầu tiên của Viện khoa học Việt Nam. Nhiều người trong số chúng tôi đây là học trò của thầy. Trong suốt quá trình làm việc cùng nhau, chúng tôi vẫn gọi VS là "anh" và tâm sự chia sẻ với anh được nhiều thứ, kể cả chuyện gia đình. Bởi vậy, hôm nay có điều gì thì có thể chia sẻ được nhiều với thầy.

Tháng 6, năm 1960, khi tôi 22 tuổi và đã dạy được 4 năm ở ĐH Tổng hợp, vào một ngày tháng 6, GS Tạ Quang Bửu khi ấy là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký UB Khoa học Nhà nước đã gọi một số giảng viên trẻ tuổi từ nhiều trường ĐH đến và nói: "Đảng Lao đông VN quyết định trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, phải làm đồng thời 3 việc: Cách mạng quan hệ sản xuất, Cách mạng kỹ thuật (Lúc ấy Bác Hồ biết lực của đất nước nên chỉ dám đề cập đến kỹ thuật chứ chưa dám nói đến khoa học) và Cách mạng văn hóa trong đó kỹ thuật là then chốt. Vậy chiến sĩ trên các mặt trận này là ai? Chính là các anh".

Đó thật sự là một quyết định táo bạo bởi vì cả nước VN khi ấy mới chỉ có 3 người được bằng Tiến sĩ là GS Lê Văn Thiêm, GS Vũ Như Canh và GS Nguyễn Hoán. GS Tạ Quang Bửu nói rằng ông được Chính phủ giao cho nhiệm vụ mỗi năm chọn khoảng 30 người có trình độ ĐH gửi sang Liên Xô để học và về nước sẽ thành lập các Viện.

Làm sao có thể làm CM kỹ thuật trong khi cả nước chỉ có 3 tiến sĩ?

Nghe GS Tạ Quang Bửu nói mà tôi ngỡ ngàng đồng thời cũng lo lắng vì lúc ấy tôi không biết tiếng Nga. GS Tạ Quang Bửu động viên: "Cứ đi sang Liên Xô đi, rồi sẽ tự biết tiếng Nga. Trong lúc các anh đi, ở nhà chúng tôi sẽ lập đề án trình lên Nhà nước để thành lập các viện nghiên cứu. Khi trở về, các anh sẽ lãnh đạo những viện này". Thực tế là từ ngay sau Đại hội Đảng lần 3, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước lúc đó là Võ Nguyên Giáp đã mời các đoàn khoa học ở Trung Quốc và Liên Xô sang Việt Nam để hỏi ý kiến. Chính phủ ta dự kiến thành lập nên một viện Khoa học tự nhiên có 15 viện nhỏ chuyên nghiên cứu các ngành Toán, Lý, Hóa, Sinh... và xác định mỗi viện cần ít nhất 2 Tiến sĩ.

Nhiệm vụ của chúng tôi là phải sang Liên Xô học đến năm 1965 phải trở về mang theo 10 bằng Tiến sĩ. Vì mỗi viện có 2 tiến sĩ làm lãnh đạo nên nếu không làm viện trưởng thì sẽ làm viện phó. Thật sự tôi rợn tóc gáy khi nghĩ rằng một người "còn vắt mũi" như mình sẽ trở thành Phó phòng Vật lý đã oai lắm rồi. (Vậy mà cuối cùng, khi tôi về nước lại trở thành Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam). Nghe cứ như chuyện cổ tích.

Cách đây 2 ngày, tôi có nói với các bạn khoa học trẻ rằng: Các bạn cứ đi học cho tốt và trở về làm lãnh đạo trường ĐH Công nghệ. Thực sự mà nói, thế vẫn còn ít và các bạn phải làm những người lãnh đạo nền Khoa học VN.

Tháng 10/1960, chúng tôi lên đường sang Liên Xô. Tháng 8/1964, Mỹ bắt đầu ném bom cảng Hải phòng và vịnh Hạ Long. Năm 1965, đến hạn chúng tôi về nước. Đại sứ Nga gọi chúng tôi đến và thông báo: học bổng chỉ có hạn và chúng tôi đã học xong thì phải về để những người khác được sang. Lúc này trường ĐH Lômônôxốp mời tôi làm Giáo sư trợ giảng cho họ. Còn Nhà nước Việt Nam thì gửi thông điệp sang Nga rằng ai có thể ở lại và làm việc thì cứ ở, đừng về vội vì Mỹ đang ném bom. Như anh Hiệu, đã được Liên Xô trả lương thì nên ở lại. Tôi thực sự xúc động và thấy rằng các nhà lãnh đạo chính phủ ta quan tâm cho sự nghiệp khoa học của nước nhà biết bao.

Để tạo điều kiện cho tôi yên tâm làm việc, Chính phủ còn cho phép tôi đưa vợ và 2 con sang Liên Xô. Lúc này, tôi đọc báo và thấy câu chuyện 10 cô gái Đồng Lộc bị bom vùi, có biết bao người đã hi sinh cho TQ nhsư thế trong khi Nhà nước lại khuyến khích những tri thức như tôi đừng về để tránh bom đạn Mỹ. Mục đích của việc khuyến khích chúng tôi ở lại nước ngoài là để đợi khi nào chấm dứt chiến tranh thì về xây dựng lại đất nước. Bác Hồ là vậy, Chính phủ Việt Nam là vậy. Nhà nước Việt Nam đối với trí thức trẻ như vậy đó, tôi là người được hưởng trọn vẹn, đầy đủ nhất.

Năm 1968, khi biết tin Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc, tôi lập tức gửi đơn xin đưa cả gia đình về nước. Tôi mang hộ chiếu ra Sứ quán Việt Nam tại Liên Xô để xin visa. Thời bấy giờ, đi vào và đi ra đều phải có thị thực. Nhưng Sứ quán trả lời tôi rằng trường hợp của tôi cần phải xin ý kiến Đại sứ. Tôi lấy làm ngạc nhiên, không hiểu tại sao họ lại tỏ ra khó khăn trước việc tôi xin về nước. Rồi tôi được triệu tới gặp Đại sứ Nguyễn Thọ Chân - một cựu tù Côn Đảo Vừa gặp tôi, Đại sứ nói: "Từ lâu tôi đã chú ý tới anh, anh Hiệu ạ. Tôi rất muốn anh được kết nạp Đảng trước khi về. Vì với tính cách và lối nói như anh, tôi e về nước thì khó lòng vào Đảng. Mà tôi thì rất muốn người như anh vào Đảng. Anh đừng về vội, hãy đợi thêm 6 tháng để tôi có thể liên lạc kết nạp Đảng cho anh".

Tôi thực sự ngỡ ngàng, xúc động, không ngờ một vị Đại sứ, một cựu tù Côn Đảo như ông Nguyễn Thọ Chân cũng quan tâm đến những trí thức như tôi, và nghĩ cho tôi như thế.

(Các NSC vỗ tay rần rần)

Vậy là tôi viết bản khai lý lịch và gửi về để người ta điều tra lý lịch, làm thủ tục kết nạp Đảng. Ngày 12/4/1969, sau 6 tháng làm thủ tục, tôi được kết nạp Đảng. Ngày 16/4/1969, tôi cùng gia đình lên tàu hỏa về nước. Lúc này ông Trần Đại Nghĩa đang trình đề án với Chính phủ xin thành lập một số viện. Khi vừa về đến nơi, tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi lên và giao cho tôi làm Viện trưởng Viện Vật lý.

Không ngờ khi mình ra đi, nghĩ tới khi trở về ông Tạ Quang Bửu cử mình làm phó phòng mình đã sởn tóc gáy rồi không ngờ kết quả là Thủ tướng gọi lên và đích thân giao nhiệm vụ làm viện trưởng.

Tôi cầm trong tay tờ quyết định, ngoài ra chẳng có thứ gì đại loại như kinh phí.

Việc đầu tiên tôi làm sau khi được bổ nhiệm là lên Phú Thọ để mua tre và lá tranh, xây "office" (văn phòng) và "auditorium" (hội trường) đồng thời lên kế hoạch tổ chức các "seminar" (thảo luận). Chúng tôi trộn bùn và rơm để xây tường. Tất cả chỉ có như thế, mà thành nên một cái viện.

Ba tháng sau đó, tôi nhận được thông báo Thủ tướng Pham Văn Đồng sẽ đến thăm Viện Vật lý và viện Toán học. Cụ nhớ lắm cụ đã ký quyết định cử một nhà khoa học lão thành và một cậu "trẻ con" (lúc đó tôi 31 tuổi) làm Viện trưởng.

Khi đến nơi, Thủ tướng rất cảm động vì chỉ có nhà tranh vách đất mà tất cả đều ngăn nắp, chỉnh chu. Lúc gặp các cán bộ nhân viên trong Viện, Thủ tướng hỏi: "Bây giờ Viện đã thành lập rồi, các anh chị có khó khăn gì không?". Một chị nhân viên giơ tay phát biểu: "Chúng cháu hàng ngày phải ra tận Nghĩa Đô để làm việc, chúng cháu không có xe đạp mà đi xe buýt thì khổ lắm". Tôi nhớ ngày ấy, mỗi ngày chỉ có vài chuyến xe buýt và chờ đợi thì rất khổ, xe lúc nào cũng chật ních người. Những người đi học ở nước ngoài như chúng tôi thì được xe mang về, còn các anh chị học trong nước thì lấy đâu ra xe? Tôi ngày ấy có chiếc Sputních của Liên Xô là tốt lắm.


VS Nguyễn Văn Hiệu và các nghiên cứu sinh.

Một tuần sau, tôi nhận được thông báo từ trên đưa xuống yêu cầu tôi lập danh sách tất cả những người không có xe đạp để Thủ tướng cho mỗi người một chiếc xe đi làm. Chúng ta đã từng có một vị Thủ tướng quan tâm tới các nhà khoa học như vậy. Bây tới nhớ tới chuyện đó tim tôi vẫn còn thắt lại vì xúc động

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đầu tháng 5, tôi được cử làm Đại biểu QH. Tại cuộc họp Quốc hội, Tổng Bí thư Lê Duẩn thấy tôi và gọi tôi lại. Ông nói: "Anh Hiệu ơi, bây giờ đất nước giải phóng rồi. Chúng tôi đánh xong giặc rồi. Xây dựng đất nước là việc của các anh. Anh hãy đi cùng tôi tới thăm các tỉnh miền Nam để xem đồng bào trong đó cần gì, các anh có thể đề xuất ý kiến đưa khoa học phát triển những vùng đó".

Vậy là tôi được cùng Tổng Bí Thư Lê Duẩn đi vào miền Nam. Sau khi thị sát, chúng tôi về nghỉ ở nhà khách T78, Tổng bí thư hỏi tôi: "Anh có ý kiến gì sau khi đi xem không?". Tôi trả lời: "Cháu nghĩ phải ngay lập tức thành lập một phân viện Khoa học tại miền Nam, đưa các nhà khoa học vào trong này để ". Thế nhưng lúc này mặc dù thống nhất về mặt dân tộc và chỉ có một Đảng nhưng về mặt chính quyền vẫn tồn tại hai Chính phủ là Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ở miền Nam và chính phủ Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa ở miền Bắc, nghĩa là không thể thành lập phân viện Khoa học được.

Ngày 4/71975, Trung ương cục miền Nam ra quyết định thành lập Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam trực thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời và cử tôi làm Viện trưởng. Tôi lại nhận được tờ quyết định mà không có gì trong tay.

Tôi phải thú nhận với các em rằng thầy Hiệu của các em "cũng là một kẻ đầu cơ"...khiếp lắm

Ngay khi cầm quyết định, tôi đã nghĩ trong đầu là phải làm sao lấy được 1 căn nhà ở Quận 1 làm trụ sở Viện.

Nghĩ là làm, tôi đến Ủy ban Quân quản để xin ngặp Chủ tịch Ủy ban khi ấy là Trung tướng Trần Văn Trà. Người nhân viên trực trả lời: "May quá, hôm nay Trung tướng đang ở đây, để tôi vào hỏi xem ông có tiếp anh không". Chỉ lát sau, tôi được đưa vào gặp Trung tướng Trần Văn Trà. Tôi giới thiệu về bản thân, thì lập tức Trung tướng kêu lên: "Tôi đã đọc báo Nhân Dân viết về anh và có nghe tên anh nhiều. Nhưng tôi cứ tưởng anh là một ông già, không ngờ lại trẻ thế này. Anh gặp tôi có việc gì?". Tôi trả lời: "Tôi mới được phân làm Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật, nhưng đang kiếm nhà để làm trụ sở, anh có thể phân cho tôi một cái nhà được không?". Trung tướng cười nói: "Tôi có biết về quyết định thành lập Viện. Tưởng cái gì chứ nhà thì dễ không. Anh cứ đi chọn, nếu chọn được cái nào vừa ý thì viết đơn đề nghị, tôi sẽ ký và đóng dấu cho anh là xong chuyện".

NCS VEF Nguyễn Việt Hùng: Thế hệ chúng tôi sẽ gắn khoa học với thực tiễn hơn



-Bài phát biểu của thầy Hiệu cho tôi thấy ngoài khả năng nghiên cứu thầy còn có nhiều phẩm chất khác của một nhà lãnh đạo rất lý thú. Tôi nghĩ là tuổi trẻ học hỏi được rất nhiều từ đó và đây cũng là nguồn cảm hứng để chúng tôi phát huy những khả năng của mình.

- Lâu dài chắc chắn tôi sẽ về Việt Nam làm việc nhưng tôi cũng muốn có thời gian tu nghiệp thêm ở nước ngoài để nâng cao trình độ và tạo những mối quan hệ trong khoa học để sau này về giúp ích cho đất nước. Ở đâu chúng tôi cũng giúp được trường, được đất nước, thời đại công nghệ này, chỉ cần suy nghĩ gần nhau là được.

- Thế hệ trước có một niềm đam mê khó suy suyển đối với khoa học. Thế hệ trẻ chúng tôi cũng cần niềm đam mê như vậy. Tuy nhiên ở thời đại ngày nay làm khoa học thì phải gắn liền với thực tiễn. Nên giới khoa học trẻ ngày nay cần phải tỉnh táo, cần phải quyết tâm để biến khoa học đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước, phát triển công nghệ, kinh tế giúp nước ta ngang bằng với các nước khác. Khoa học tháp ngà thì cũng rất cao quý nhưng không có con đường ngắn đi đến thực tiễn thì khoa học không chứng tỏ được mình, không thu hút được các nguồn lực khác phục vụ cho khoa học

Tôi không ngờ việc xin một cái nhà lại đơn giản đến vậy. Lúc ấy không một xu dính túi để đi xa, tôi chỉ đi loanh quanh khu vực gần dinh Độc lập. Tôi phát hiện một tòa "building" 6 tầng vốn là nơi ở của một sĩ quan Mỹ nằm ngay trên đường Lê Duẩn bây giờ và rất tâm đắc. Tôi nghĩ bụng: "Nếu được tòa nhà này làm trụ sở Viện thì còn gì bằng". Tôi bước vào tòa nhà và gặp một anh lính gác. Tôi xin phép được xem xét ngôi nhà.

Ngay khi trở về, tôi viết đơn để xin tòa nhà này và mang tới Ủy ban quân quản. Lần này tôi không gặp Trung tướng Trần Văn Trà mà chỉ gặp người Chánh văn phòng. Đồng chí Chánh văn phòng nói với tôi rằng ông có biết về đề nghị của tôi và bảo tôi cứ để đơn ở Ủy ban, 2-3 ngày sau quay lại. Đúng hẹn, tôi trở lại Ủy ban thì cũng chính đồng chí Chánh văn phòng trao cho tôi tờ giấy cấp nhà. Tôi thật bất ngờ và vui mừng không tả xiết.

Cũng vào lúc tôi nhận được quyết định làm Viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật miền Nam trực thuộc Chính quyền Cách mạng lâm thời, có phạm vi từ vĩ tuyết 17 trở vào, tôi nghĩ ngay đến việc phải đi lên Tây Nguyên xin một ít gỗ về cho miền Bắc. Và tôi đi Tây Nguyên, gặp Chủ tịch Ủy ban Quân quản tỉnh Buôn Mê Thuột khi ấy là Thiếu tướng Trần Kiên. Ông Kiên nói: "Anh Hiệu đấy à? Tôi biết anh mà. Anh đến đây có việc gì?". Tôi nói: "Thưa anh, tôi bây giờ rất cần một ít gỗ để làm bàn ghế cho sinh viên mà không có. Anh có thể cho tôi xin ít gỗ được không?". Trung tướng trả lời: "Ôi, gỗ thì thiết gì. Gỗ của chính quyền cũ khai thác để đầy kia kìa, chưa lấy, anh lên mà lấy". Và ông cho tôi 100 thước khối gỗ, toàn gỗ gụ, gỗ tứ thiết....Nhưng lúc ấy Bắc, Nam vẫn là hai nước khác nhau và hải quan không cho mang gỗ này qua.

Tôi thừa nhận thầy Hiệu của các em cũng là một "tên đại đầu cơ" và nghĩ rằng thế nào đất nước cũng sẽ thống nhất, tôi bèn lấy 100 thước khối gỗ ông Trần Kiên cho, mang về Viện Hải Dương Học Nha Trang cất giấu. (Cả hội trường đều cười)

Sau đó, tôi mang về Sài Gòn và bảo anh em ở ngoài Bắc đưa tất cả các bản thiết kế bàn, ghế tủ vào Sài Gòn, tôi lấy tiền của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam để đóng. Lúc đó có một số anh công an kinh tế tỏ ra thắc mắc không hiểu sao Viện khoa học kỹ thuật của tôi thì bé tí mà sao đóng nhiều bàn ghế đến thế? Họ nghi ngờ tôi đầu cơ tích trữ hoặc buôn lậu gì đây và bảo nhau là phải theo dõi hành vi của "ông Nguyễn Văn Hiệu".

Sau khi tôi đóng xong tất cả bàn ghế theo đúng thiết kế ở ngoài Bắc gửi vào, đến tháng 6/1976, Quốc hội đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố Việt Nam thống nhất, không còn biên giới giữa hai miền, tức là đi lại thoải mái, không còn phải trình giấy tờ gì. Tôi chỉ việc thuê một đoàn ô tô, bao nhiêu bàn ghế đóng ở Sài Gòn được đem hết ra Hà Nội, và trang bị cho Viện ở Nghĩa Đô. Về sau các anh công an kinh tế phải đến xin lỗi tôi.

Thật sự, bây giờ nghĩ lại, trong cuộc đời tôi có những chuyện lý thú đã vài lần đầu cơ tích trữ, nhưng không phải đầu cơ tích trữ cho cá nhân mình mà đầu cơ tích trữ cho nền khoa học nước nhà với một niềm tin rằng: đất nước sẽ thống nhất.

Hôm nay các bạn tụ họp ở đây, ngay gần tòa nhà này, các bạn có thể thấy là Phân viện Khoa học Vật Liệu Nha Trang. Năm 1984, tôi rất muốn xây dựng một phân viện ở đây và đã đến gặp ông Chủ tịch tỉnh. Ông hỏi: "Anh gặp tôi làm gì?". Tôi nói: "Tôi rất muốn xây dựng một Phân viện khoa học ở Nha Trang nhưng không có đất". Ông ấy đáp: "Thế thì tôi cho anh chọn một địa điểm tốt nhất". Tôi nói: "Tôi xin chọn địa điểm số 2 Hùng Vương". Tôi không chọn ở trên đường bờ biển vì nghĩ rằng con đường này về sau sẽ phát triển du lịch, tôi phải chọn địa điểm vào trong một chút. Khi ấy số 2 Hùng Vương là trụ sở Giao thông Vận tải thành phố Nha Trang. Ông Chủ tịch đã ký quyết định: Chuyển Sở Giao thông đi chỗ khác để cho tôi cái nhà này. Ôi, tôi nhớ lại có một thời mà các nhà khoa học đi đâu xin cái gì cũng được hết. Tôi hy vọng có dịp sẽ tổ chức Hội thảo thế này ở Đà Lạt thì các bạn sẽ thấy ở đó tôi cũng có một "cơ ngơi" hết sức to, "to lắm". Cũng chỉ cần mấy câu của Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu với ông Chủ tịch tỉnh là xong.

Bấy giờ hoàn cảnh khác bây giờ. Ngày xưa xin thì được,còn bây giờ thì cần có tiền. Nhưng cần tiền, Chính phủ lại cho tiền.Như hôm trước tôi vừa nói với các bạn, cần xây dựng trường ĐH Công nghệ thì Chính phủ đã quyết định cho 800 tỷ VND. Quyết định cho 800 tỷ cũng giống như quyết định của ông Trần Văn Trà cho căn nhà. Nói tóm lại, Chính phủ VN, ĐCS Việt Nam luôn luôn quan tâm đến sự phát triển khoa học. Luôn luôn quan tâm đến sự đào tạo thế hệ trẻ.

Đất nước chúng ta đã qua một thời kỳ như vậy. Tôi sung sướng là đã sống qua một thời kỳ như vậy. Bây giờ tôi muốn nói là các bạn hãy tiếp quản những cái mà chúng tôi đã làm được đi và xây dựng nó lên.

Chúng tôi mong muốn các anh chị nối tiếp và đưa sự nghiệp khoa học của nước nhà lên một tầm cao mới.

Sáng mai, 16/6/2005, các NCS sẽ đối thoại trực tiếp với VS Nguyễn Văn Hiệu và ông Phạm Đức Trung Kiên, giám đốc điều hành VEF."

Lương Bích Ngọc - Huyền Trang (thực hiện)
 
Dài quá, vậy khuongaquatic có thể túm lược hoặc chỉ dẫn chính xác chỗ nào Bác Hiệu muốn gửi gắm cho thế hệ đi sau (hì hì chắc chắn kô có tui trong số các nhà pha học chẻ xây dựng nền pha học VN đâu). tui quyết định mai mốt tui đi buôn cho khoẻ.
 
Dài quá, vậy khuongaquatic có thể túm lược hoặc chỉ dẫn chính xác chỗ nào Bác Hiệu muốn gửi gắm cho thế hệ đi sau (hì hì chắc chắn kô có tui trong số các nhà pha học chẻ xây dựng nền pha học VN đâu). tui quyết định mai mốt tui đi buôn cho khoẻ.

:mrgreen: , bác vui tính quá, bác tưởng đi buôn mà khoẻ à. Trong số những việc mà tôi đã làm thì tôi chỉ thấy làm anh nông dân là khoẻ nhất :mrgreen:

còn về bài báo này tôi thấy nó ở trên Vietnamnet tối qua, đúng là dài thật! nói chung thì ai túm được cái gì thì cứ túm thôi bác ạ, cái đó là của một "tượng đài" tôi nào dám tóm, ao hiểu sao thì hiểu thôi :cry:
 
tui đọc qua thấy dài dã man nghe bác ấy kể chuyện từ hồi bác ấy qua Nga học... nên đọc không nổi.

Tui đọc báo thấy nông dân khổ thấy mồ, lúa rau củ quả con cây gì thi nhau rớt gía, nông dân than như bọng.

Làm gì cho khỏi khổ đây
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top