Tại sao ăn chay trường vẫn khỏe mạnh?

tirashad

Junior Member
theo như mình biết thì cơ thể con nguời có nhu cầu dinh dưỡng rất đa dạng : vitamin, muối khoáng, gluxit, lipid, protein thực vật và cả protein động vật nữa. vậy tại sao những ng` ăn chay lâu dài vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường?
 
theo như mình biết thì cơ thể con nguời có nhu cầu dinh dưỡng rất đa dạng : vitamin, muối khoáng, gluxit, lipid, protein thực vật và cả protein động vật nữa. vậy tại sao những ng` ăn chay lâu dài vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường?

Người ăn chay trường ko nhất thiết chỉ ăn rau và duy nhất 1 thứ rau. Họ ăn các loại rau, củ, đậu hủ, đậu nành, trái cây...Trong rau củ có vitamine(A, D,E), trong cơm, khoai..có tinh bột; trong đậu hủ và đậu nành (tương, sữa đậu nành..) có các amino acid.v..v. Theo mình biết thì hiện giờ người ta đã cho người ăn chay uống cả sữa bò và ăn trứng gà rồi.=> bổ sung thêm dinh dưỡng.

Còn về vụ "protein động vật"? Theo mình biết có khoảng 20 loại acid amin, và ở bất kì động hay thực vật gì cũng sẽ có những acid amin như vậy. Thay vì ăn thịt thì ăn đậu hủ cũng đầy đủ đạm đó thôi.

Lúc đầu mới ăn chay thì mau đói thật, nhưng sau đó quen rồi thì sẽ khoẻ mạnh bình thường, sống vui vẻ, cười nhăn răng.:mrgreen:
 
Còn về vụ "protein động vật"? Theo mình biết có khoảng 20 loại acid amin, và ở bất kì động hay thực vật gì cũng sẽ có những acid amin như vậy. Thay vì ăn thịt thì ăn đậu hủ cũng đầy đủ đạm đó thôi.
Đậu nành chứa lượng protein gấp 2 lần protein trong thịt và có đầy đủ các acid amin cần thiết. Trong đậu nành còn chứa lecithin-chất tạo ra sự thanh xuân thần kỳ:lol::chuan:. Các loại ngũ cốc và rau cũng chứa protein. Các vitamin, các nguyên tố vi lượng (canxi, ma-giê, sắt, kẽm,...) có đầy đủ trong rau, củ, quả.
Ăn chay cũng đủ những thành phần dinh dưỡng như ăn mặn. Nhiều khi ăn mặn lại không khỏe bằng ăn chay:sad:.Thực phẩm ăn chay có nguồn gốc thanh khiết hơn động vật. Đạm trong thực vật cũng là một loại đạm giàu chất dinh dưỡng hơn đạm trong động vật. Không có hàm lưỡng mỡ cao. Ngoài ra bạn có thể lấy chất béo từ những loại dầu thật vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng...Đường thì lấy từ những loại hoa quả tươi:cuchuoi:
Khi ăn chay, cơ thể sẽ phân huỷ can xi khiến hệ thống xương vững chắc hơn. Quan trọng hơn nữa, rau quả giúp loại trừ độc tố khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Nó cũng làm lành sẹo, làm trẻ hoá các tế bào, phục hồi các bộ phận bị tổn thương hay nhiễm độc. Bởi vì rau quả chứa rất nhiều enzim nên cơ thể không cần vắt kiệt lượng enzim dự trữ để phân huỷ thức ăn hữu cơ. Thay vì sử dụng enzim tích trữ, rau quả cung cấp luôn các chất này để giúp tiêu hoá thức ăn nhanh hơn. Và khi có nhiều enzim để sử dụng, cơ thể sẽ đào thải độc tố với tốc độ nhanh và mạnh. Đó chính là lý do vì sao ăn chay vẫn khoẻ
ăn chay mà không đúng cách cũng dẫn tới béo phì đó! Tin không?:oops:
 
Người ăn chay thường dễ bị thiếu protein. Nếu như protein động vật cung cấp cho cơ thể 9 axít amin thiết yếu thì rau xanh và ngũ cốc chỉ cung cấp được một phần trong số đó. Vì vậy cần phải kết hợp ăn nhiều loại rau xanh và ngũ cốc, tốt nhất là ăn những sản phẩm từ đậu tương.
Thiếu protein là một trong những hạn chế của việc ăn chay. Ngoài ra, chế độ ăn này còn có thể gây thiếu hoặc thừa một số chất khác:
- Quá nhiều chất béo: Cần giữ cho tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của bạn chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng calo được đưa vào cơ thể. Hãy chuyển sang ăn các thức ăn từ sữa và đậu tương (đã được loại bớt chất béo). Không ăn quá nhiều dầu ăn và lạc.
- Quá nhiều natri: Các loại thức ăn đóng gói dành cho người ăn chay như cơm chay, thức ăn đông lạnh thường chứa nhiều natri.
- Quá ít chất sắt: Đối với cơ thể, chất sắt từ rau xanh và ngũ cốc không dễ hấp thụ bằng chất sắt từ thịt;nên kết hợp ăn nhiều loại rau lá sẫm màu (giàu chất sắt) với các loại quả giàu vitamin C như cam, cà chua, ... để tăng cường sự hấp thụ chất sắt.
- Quá ít kẽm: Chất khoáng này tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì thị giác và khứu giác. Cần bổ sung chất kẽm từ các loại rau và sản phẩm từ sữa.
- Quá ít canxi: Cần bổ sung thêm canxi cho cơ thể bằng các loại ngũ cốc giàu canxi và sữa. Đậu phụ cũng là một nguồn canxi tốt giúp hệ xương dẻo dai vững chắc.

Xin hỏi luôn, sữa có được xếp vào hàng "chay" không:???:. Nếu không thì xin "bỏ ngay khoản sữa ra khỏi thực đơn trên":mrgreen:
 
Xin hỏi luôn, sữa có được xếp vào hàng "chay" không:???:. Nếu không thì xin "bỏ ngay khoản sữa ra khỏi thực đơn trên":mrgreen:
lúc trc, người ta ko cho uống sữa và ăn trứng gia cầm vì cho rằng đó là sát sanh. Bây giờ, quan niệm đó đã có phần thay đổi, người ta lấy sữa và trứng của con vật khi nó vẫn còn sống, ko giết chết nó=> ko sát sanh. Anh chỉ biết vậy thôi. Tại trong này bà con ăn chay theo cách ấy cả rồi.:)
 
lúc trc, người ta ko cho uống sữa và ăn trứng gia cầm vì cho rằng đó là sát sanh. Bây giờ, quan niệm đó đã có phần thay đổi, người ta lấy sữa và trứng của con vật khi nó vẫn còn sống, ko giết chết nó=> ko sát sanh. Anh chỉ biết vậy thôi. Tại trong này bà con ăn chay theo cách ấy cả rồi.:)

Nhảm, chỉ 1 số thành phần nào thôi. Mình nghĩ bạn ko nên xác định rõ 100% như thế. Mình là người đi chùa thường. Và đúng tục lệ phật giáo thì ko có trứng gà (nhưng 1 số trường phái cho ăn - nguyên nhân bạn đã nói) Và sữa thì vẫn được uống, kể cả pho mai. Vì uống sữa ko giết sinh linh.
Người ăn chay vẫn THIẾU 1 số protein nhất định, và omega3, omega6.
 
à vậy thì mình ko biết là các phái khác nhau thì ăn uống khác nhau. cảm ơn bạn nha. (ngại thật, ai bảo ba mình ăn như thế làm j):mrgreen:
 
theo như mình được học thì có 20 loại axit amin, trong đó có các axit amin không thay thế mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. trong thức ăn thực vật cũng có các axit amin không thay thế, đặc biệt nhiều trong các loại đậu. Tuy nhiên vẫn có những loại aa không thay thế mà thức ăn thực vật không thể cung cấp được đầy đủ như thức ăn có nguồn gốc động vật. Do đó, vẫn cần phải ăn thức ăn từ động vật.
 
xin đính chính một chút nhé: có khoảng hơn 20 loại axitamin trong đó có 10 axitamin không thay thế
tại sao người ta cần ăn protein động vật? Vì trong protêin động vật có các axitamin gần giống với người hơn, nên hấp thụ axitamin laọi này dễ dàng hơn.
Trong thức ăn là thực vật thì không có đủ các axitamin đó đâu vì thế phải kết hợp nhiều loại thực vật khác nhau.:buonchuyen:
 
Thì khỉ cũng đâu cần ăn mặn vẫn sống tốt đấy thôi. :up:
cái này là sao ạ?
nếu không cần ăn mặn là không cần ăn muối thì là sai. khỉ vẫn thường phải nhặt, ăn muối bám trên lông của con khác mà (mà ta vẫn thường nghĩ là nó bắt chấy cho nhau đó).
 
cái này là sao ạ?
nếu không cần ăn mặn là không cần ăn muối thì là sai. khỉ vẫn thường phải nhặt, ăn muối bám trên lông của con khác mà (mà ta vẫn thường nghĩ là nó bắt chấy cho nhau đó).

:sexy: ăn mặn là ngược nghĩa với ăn chay chứ ko phải là ăn ko cầnmuối. Trong cái sinh quyển này cái gì mà chẳng có lẫn tí muối.
 
Trong thức ăn là thực vật thì không có đủ các axitamin đó đâu vì thế phải kết hợp nhiều loại thực vật khác nhau.
chỗ này nói hơi khập khiẽng nhỉ ?
Theo mình , bây giờ ăn chay cho lành , mặc dù các món hầm , xào , nướng ,....từ động vật rất ngon nhưng lắm bệnh tật ( gà ăn cám CN nhiều-> người ăn phải mặt mũi xưng vù lên , lở mồm long móng , bò điên , ....không khéo sau này lại sinh ra bệnh mấy con vật nuôi bị điên nữa thì khổ .
 
Người ăn chay thường dễ bị thiếu protein. Nếu như protein động vật cung cấp cho cơ thể 9 axít amin thiết yếu thì rau xanh và ngũ cốc chỉ cung cấp được một phần trong số đó.

Theo Vernon R. Young tại Học viện công nghệ Massachusetts thì cơ thể người cần 8 loại acid amine "thiết yếu" (từ bên ngoài) là valine, leucine, isoleucine, threonine, methionine, phenylalanine, lysine, và tryptophan (xem Young V.R., 1994, Journal of Nutrition 124:1517S-1524S).

Tám loại acid amine này hoàn toàn có thể tìm thấy ở mức dồi dào từ đồ ăn chay. Ví dụ:
- Tryptophan: chuối, chà là, yến mạch, lạc (đậu phộng), ...
- Lysine: đậu que, đậu nành
- Methionine: ngũ cốc nguyên hạt
- Valine: ngũ gốc, nấm, đậu phộng
- Leucine: hạt mè (vừng), đậu phộng
- Isoleucine: lúa mì, quả hạnh
- Threonine: các loại đậu
- Phenylalanine: quả bơ, đậu phộng
(xem http://www.glisonline.com/aminoacids.php)

mabu9669 said:
Và đúng tục lệ phật giáo thì ko có trứng gà (nhưng 1 số trường phái cho ăn - nguyên nhân bạn đã nói) Và sữa thì vẫn được uống, kể cả pho mai. Vì uống sữa ko giết sinh linh.
Sữa có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên khi lấy sữa, người ta không giết chết con vật nên được xem là đồ chay (người Ấn Độ thờ con bò nhưng vẫn uống sữa bò ầm ầm vì lấy sữa không gây tổn hại đến bò).
Trứng được xem là đồ chay nếu đó là trứng công nghiệp (không được thụ tinh); tức là khi ăn trứng công nghiệp, người ta không giết chết một mầm sống (vì không ăn thì trứng này cũng thối, không nở ra con gì).

Phật giáo Nam Tông (còn gọi là "Phật giáo tiểu thừa" hay "Phật giáo nguyên thuỷ Theravada") cho phép thầy tu ăn "mặn" nếu đó là thức ăn do phật tử cúng dường. Sư tiểu thừa không được sát sinh, nhưng cũng không được quyền từ chối đồ cúng dường nên chay hay mặn đều phải nhận.
Phật giáo đại thừa thì tuyệt đối ăn thức ăn phi động vật.

Cao Xuân Hiếu said:
Thì khỉ cũng đâu cần ăn mặn vẫn sống tốt đấy thôi
Khỉ lâu lâu cũng ăn mặn như ăn các loại côn trùng nhỏ (chắc là có cả chí) và nhện.:cheers:

Tóm lại: Nếu không biết cách ăn uống thì dù có ăn thịt, người ta vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Còn nếu biết cách kết hợp tốt các loại rau, hoa, quả thì người ta chẳng sợ thiếu protein. Các nhà sư ở Thiếu Lâm Tự (Phật giáo đại thừa) mặc dù không dùng một thứ động vật nào, nhưng sức khoẻ của các vị ấy thì chắc không có ai dám nghi ngờ gì.
:cuta:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top