Lê Đức Dũng
Senior Member
hỡi các hảo thủ thông thạo , hiểu hết khoa học vietnam từng ngóc ngách cũng như nhũng cao thủ làm về protein và enzym , hay đưa ra một vài lời khuyên cho tp trẻ Đà Nẵng, để tp này phát triển sinh học mạnh hơn, theo tui đựoc biết thì mấy ngành sinh học ở các trường đh ở DN yếu lắm.
<table><tbody><tr><td class="tintop_title" valign="top" align="left">Lập phòng thí nghiệm hiện đại nhưng lại chưa rõ sản phẩm!</td></tr><tr><td class="news_date" valign="top" align="left" height="20">05:50' 17/02/2009 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="text" valign="top" align="left">– Đà Nẵng lập dự án phòng thí nghiệm Enzim-Protein với tổng vốn 78,7 tỷ đồng do TƯ đầu tư, nhưng lại chưa xác định được sản phẩm cụ thể của nơi này!<o></o>
<table class="image rightside" width="200" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Thiết bị công nghệ lên men tại Phòng thí nghiệm Công nghệ gen (Viện Công nghệ sinh học, Viện KH&CN VN). Ảnh minh họa. (Ảnh: Quảng Hạnh)</td></tr></tbody></table>Ngày 16/2, Sở Khoa học – Công nghệ (KH&CN) Đà Nẵng cho hay, Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân và đại diện các bộ Kế hoạch - Đầu tư, Công thương, Văn phòng Chính phủ vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP và Sở KH&CN Đà Nẵng về đề xuất của Đà Nẵng xây dựng phòng thí nghiệm Enzim-Protein phục vụ công nghiệp chế biến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg.
Theo dự án do Sở KH&CN Đà Nẵng lập, phòng thí nghiệm này sẽ có tổng mức đầu tư lên đến 78,7 tỷ đồng; trong đó ngân sách trung ương đầu tư 73,7 tỷ, còn lại là vốn đối ứng của TP. Dự kiến phòng thí nghiệm sẽ được triển khai xây dựng vào năm 2010.
Chức năng của phòng thí nghiệm này được đề ra khá "hoành tráng": Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật Enzim-protein phục vụ phát triển công nghiệp chế biến gắn với đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và lưu giữ một số nguồn gen giống vi sinh vật phục vụ nghiên cứu tổng hợp các Enzim, ứng dụng công nghệ di truyền để lai tạo các chủng giống có hoạt lực cao, đồng thời tiến hành sản xuất thử một số sản phẩm công nghiệp sinh học...
Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm Enzim-Protein tại Đà Nẵng cũng sẽ hỗ trợ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học trình độ cao, đủ năng lực nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất trong nước, tham gia vào thị trường lao động kỹ thuật canh tác khu vực và quốc tế.
Theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ KH&CN, dự án phải được hoàn chỉnh để trình phê duyệt chậm nhất vào ngày 31/7 tới nhằm tranh thủ nguồn ngân sách phân bổ của Trung ương. Tuy nhiên, hiện nơi đặt phòng thí nghiệm này vẫn chưa được xác định chính thức là tại địa chỉ của Sở KH&CN Đà Nẵng hiện nay (51A Lý Tự Trọng, sau khi văn phòng Sở chuyển về khu trung tâm hành chính) hay xây mới tại khu công nghệ cao (ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang)?
Mặt khác, Sở KH&CN Đà Nẵng cũng chưa trả lời được những câu hỏi cụ thể nhưng rất quan trọng của Thứ trưởng Nguyễn Quân: Các sản phẩm nghiên cứu cụ thể của phòng thí nghiệm Enzim-Protein tại Đà Nẵng sẽ là gì? Nguồn lực phục vụ cho phòng thí nghiệm đã sẵn sàng chưa? Tiềm năng nguyên liệu cho chế biến và đầu ra cho sản phẩm như thế nào?...
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quân, Sở KH&CN Đà Nẵng cần tổ chức mời các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ sinh học để xác định bằng được những sản phẩm cụ thể, chiến lược của phòng thí nghiệm. Về mặt tổ chức thực hiện, UBND TP nên là cơ quan chủ quản đầu tư, Sở KH&CN là chủ đầu tư và Trung tâm Công nghệ sinh học của TP là cơ quan chủ trì thực hiện dự án.
Tuy đánh giá cao chính sách thu hút và chuẩn bị nguồn nhân lực của Đà Nẵng song Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng yêu cầu địa phương nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, trả lương theo năng lực cho các cán bộ nhằm khuyến khích họ làm việc lâu dài cho dự án này, có thể huy động thêm từ nguồn Quỹ phát triển KH&CN của TP với sự đóng góp của doanh nghiệp.
</td></tr></tbody></table>
- Hải Châu