Tại sao gram âm không bắt màu thuốc nhuộm?

thevinh3193

Junior Member
cho em hỏi cấu tạo của gram âm thế nào mà no không bắt màu thuốc nhuộm. thức tế trên lớp em đã được hoc sơ sơ về cách nhuộm la cho gram âm và dương lên miếng lamen song nho dung dịch tinh thể tím lên thì thấy hai con đều ăn màu , nhỏ thêm dd I2KI,rồi tiếp đên nhỏ ancohol vào thì thấy gram âm bị mất màu.
 
vấn đề này nói rõ trong quyển VSV của thầy Lân Dũng hay của thầy Đạt cũng có. Bạn thử tìm hiểu xem nhé. Cũng là do cấu tạo thành của hai nhóm VK này thôi
 
khác nhau là do lớp lipopolysaccharide và một phần là peptidolican nhưng theo sự giải thích của cô em là khi cho alcohol vào thì nó rửa trôi lớp lipopolysaccharide vậy gram âm phải làm gì nếu bị nhuộm thêm một lần nữa
 
vấn đề này nói rõ trong quyển VSV của thầy Lân Dũng hay của thầy Đạt cũng có. Bạn thử tìm hiểu xem nhé. Cũng là do cấu tạo thành của hai nhóm VK này thôi

Câu trả lời của bạn đây nè. Nếu bạn ngại tra mình sẽ tra hộ:
Đối với G+ thì lớp PG tỷ lệ % là 30-95; còn G- là 5-20.
Trong quá trình nhuộm, đầu tiên mình nhuộm với màu tím tinh thể rồi với iốt. Kết quả là có sự tạo phức giữa màu tím tinh thể và iốt bên trong tế bào.
Khi tiến hành tẩy cồn, lipit của lớp màng ngoài bị hòa tan do đó chỉ còn lại lớp PG. Kết quả là G- lớp màng bị tăng tính thấm dẫn đến sự rửa trôi phức chất tím tinh thể - iốt và vi khuẩn mất màu; trong khi đối với G+ cồn làm các lỗ trong PG co lại (do lớp này dày) nên phức chất tím tinh thể bị giữ lại trong tế bào.

Khi nhuộm lần hai thì màu tím không đổi ~> G+ còn màu hồng hiện ra là của G-
 
cho em hỏi nhuôm lần hai thì bằng thuốc tinh thể tím tiếp hay thuốc nhuôm khác
:???:

Đương nhiên là khác rồi. Sau khi làm mất màu bằng cồn thì chỉ có Gr+ còn màu tím (do lớp thành dày), Gr- mất màu như đã nói trên.
Nhuộm lần 2 được gọi là nhuộm tương phản (counterstain) bằng fuchsin hoặc safranin, Gr- sẽ có màu hồng. Màu nay tương phản với với màu tinh thể tím nên không thấy ở Gr+ (Gr+ vẫn màu tím)
 
uh
dung vay?
:botay:
ah tien cho minh hoi nhe
moi nguoi hay cho minh biet chuc nang cua thanh te bao o vi khuan?:please:
minh dang rat can cau tra loi trong thoi jan ngan :chuan:
mong moi nguoi hay jup minh nhe?

minh cam on
hiiiiiiiiiiiii
phan nay kem wa nhi?/
co gang jup to nhe?
 
Đương nhiên là khác rồi. Sau khi làm mất màu bằng cồn thì chỉ có Gr+ còn màu tím (do lớp thành dày), Gr- mất màu như đã nói trên.
Nhuộm lần 2 được gọi là nhuộm tương phản (counterstain) bằng fuchsin hoặc safranin, Gr- sẽ có màu hồng. Màu nay tương phản với với màu tinh thể tím nên không thấy ở Gr+ (Gr+ vẫn màu tím)
cho mình hỏi với. mình được biết kĩ thuật nhuộm Gram người ta nhuộm 4 lần :
lần 1: nhuôm crystal violet
lần 2: nhuộm Gram'Iodine
lần 3: nhuộm Alcohol
lần 4 Nhuộm Safranin
vậy tại sao bạn nói nhuộm Safranin là nhuộm lần 2??
vậy chính xác nhộm Gram mấy lần ??
(y)
 
cho mình hỏi với. mình được biết kĩ thuật nhuộm Gram người ta nhuộm 4 lần :
lần 1: nhuôm crystal violet
lần 2: nhuộm Gram'Iodine
lần 3: nhuộm Alcohol
lần 4 Nhuộm Safranin
vậy tại sao bạn nói nhuộm Safranin là nhuộm lần 2??
vậy chính xác nhộm Gram mấy lần ??
(y)

Người ta nhuộm 2 lần bạn a`
- Lần 1: nhuộm crystal violet
- Thêm Gram' Iodine để tạo hợp chất CV-I bền vững
- Thêm Alcohol để khử màu Gram-
- Lần 2: nhuộm safranin
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top