Giác quan

Lờicủagió

Senior Member
Lời nói đầu: Những vấn đề về giác quan của con người chúng ta đến bây giờ khoa học hiện đại cũng chưa giải thích hết được.
Mở topic này, mong mọi người cùng bổ sung kiến thức cho nhau về vấn đề thú vị này!(y)
 
Trước hết cho em hỏi một câu:
Khi ăn phải đồ ngọt (ví dụ nhai kẹo cao su chẳng hặn) sau đó ăn sang đồ chua (ăn một quả cam)
Chúng ta sẽ có cảm giác là quả cam đó chua.
Nếu như sau một lúc mới ăn quả cam thì lại có cảm giác là ngọt.

Vậy có thể nói cơ quan vị giác của chúng ta đã xử lí thông tin không chuẩn xác không?:???:
Vì sao lại có hiện tượng đó?:???:
 
Đơn giản vì bạn ăn kẹo cao su ngọt hơn nên cảm giác ngọt nó bị trơ đi một thời gian (có thể là núm vị giác bị trơ hoặc có thể là vùng xử lý thần kinh trung ương bị trơ).
Cơ quan vị giác làm gì có khả năng xử lý "chuẩn xác" như bạn nói. Nó làm việc, nó quá tải, nó mệt, nó phạm sai lầm...v.v là chuyện thường ngày. Ví dụ bạn mệt, bạn ăn cái gì vào cũng thấy đắng chẳng hạn. Hoặc bạn quen ăn cay nhiều quá đến nỗi bạn có thể nhậu bằng ớt và muối chẳng hạn :o
 
Cơ quan vị giác làm gì có khả năng xử lý "chuẩn xác" như bạn nói. Nó làm việc, nó quá tải, nó mệt, nó phạm sai lầm...v.v là chuyện thường ngày. Ví dụ bạn mệt, bạn ăn cái gì vào cũng thấy đắng chẳng hạn. Hoặc bạn quen ăn cay nhiều quá đến nỗi bạn có thể nhậu bằng ớt và muối chẳng hạn :o
Sao lại bảo cơ quan vị giác không có khả năng xử lí thông tin chuẩn xác.
Chẳng phải là khi chúng ta ăn, thì sẽ có một luồng xung thần kinh từng lưỡi (cơ quan thụ cảm) về đến TW thần kinh là vùng vị giác ở vỏ não giúp ta nhận biết được mùi vị đó sao?
Anh giải thích rõ hơn được không?(y)
 
Ơ, thì chính bạn nói đấy thôi: có vị ngọt trong cam mà ta không cảm nhận được --> núm vị giác hoặc bị bão hòa, hoặc con đường truyền tín hiệu vào não bị trơ (ngưỡng cảm nhận bị đẩy lên cao quá, hoặc tế bào thần kinh đang trong giai đoạn "trơ") => không phải cứ có tác nhân là bạn đều cảm nhận được. Ngoài ra còn các yếu tố sinh lý (ví dụ trường hợp bị bệnh, cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng...v.v).
 
Ơ, thì chính bạn nói đấy thôi: có vị ngọt trong cam mà ta không cảm nhận được --> núm vị giác hoặc bị bão hòa, hoặc con đường truyền tín hiệu vào não bị trơ (ngưỡng cảm nhận bị đẩy lên cao quá, hoặc tế bào thần kinh đang trong giai đoạn "trơ") => không phải cứ có tác nhân là bạn đều cảm nhận được. Ngoài ra còn các yếu tố sinh lý (ví dụ trường hợp bị bệnh, cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng...v.v).
(y)(y) Em mờ mờ hiếu ý anh rồi!

Tiếp theo cho hỏi về linh cảm của con người (còn gọi là giác quan thứ 6 đấy ạ)
Có ai biết tí chút gì cho câu: Vì sao con người có thể có cảm giác về một điều gì đó sắp xảy ra ?
 
Có khả năng khi thụ thể tín hiệu mặn gặp phân tử tín hiêu ngọt (đồ ngọt) thì sẽ tăng biểu hiện, biến đổi cấu trúc.... và nếu ngay sau đó gặp phân tử tín hiệu ngọt thì khả năng truyền tín hiệu mạnh hơn nên ta cảm thấy ngọt hơn không nhỉ?
 
Phân tử thì không rõ lắm nhưng có mấy bài viết phổ thông có nói đến chuyện này:
http://blog.khymos.org/2007/05/01/practical-molecular-gastronomy-part-5/

binary-taste-interactions.jpg
 
Có khả năng khi thụ thể tín hiệu mặn gặp phân tử tín hiêu ngọt (đồ ngọt) thì sẽ tăng biểu hiện, biến đổi cấu trúc.... và nếu ngay sau đó gặp phân tử tín hiệu ngọt thì khả năng truyền tín hiệu mạnh hơn nên ta cảm thấy ngọt hơn không nhỉ?
Trả lời thế này hình như đi trái lại với giả thiết câu hỏi đưa ra thì phải.
Ở trên em nói
ngọt + chua = chua
Thế mà anh giải thích lại thành ra
ngọt + chua = ngọt
:botay::botay::botay:
 
Trả lời thế này hình như đi trái lại với giả thiết câu hỏi đưa ra thì phải.
Ở trên em nói
ngọt + chua = chua
Thế mà anh giải thích lại thành ra
ngọt + chua = ngọt
:botay::botay::botay:

Uh đúng rồi, cái trên phát biểu sai(y), hai chữ ngọt sau cùng phải thay bằng 2 chữ mặn mới đúng.
 
Ai có thế nói rõ cho em về cấu tạo của cái lưỡi được không?:botay:
Cần gấp ạ!

Bé có biết quyển Philip- chilton không hay sinh lí động vật và người cũng có một phần. Mở ra thì thấy ngay thôi, nên gõ chữ google và nhập từ khoá : LƯỠI:
Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của động vật có xương sống. Ở động vật có vú, lưỡi là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm giác), nhú chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau. Ở đa số động vật, lưỡi gắn với phía sau khoang miệng và thò ra phía trước, cử động được. Ở cá, L là một nếp gấp của mô để hỗ trợ cho động tác nuốt. Một số loài lưỡng cư như ếch, cóc, lưỡi gắn ở phía trước khoang miệng, đầu có chia nhánh và có thể phóng ra để bắt côn trùng. Ở người, một số bệnh được thể hiện qua lưỡi như lưỡi đỏ, bóng trong bệnh thương hàn; lưỡi trắng, bự trong bệnh tiêu hoá; lưỡi nhẵn chứa các nhú vị giác trong bệnh thiếu máu Biecme (bệnh gọi theo tên của thầy thuốc người Đức A. Biecme); lưỡi đỏ, phù nề trong dị ứng thuốc. Trong Đông Y, khám lưỡi là một thành phần của vọng chẩn (nhìn); biểu thị một số tình trạng bệnh lí của phủ tạng, biến hoá của bệnh tật.
<table class="gallery" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr> <td>


</td> <td>

The entrance to the larynx, viewed from behind.


</td> <td>

Sagittal section of nose mouth, pharynx, and larynx.


</td> <td>

Foliate papillae


</td> </tr> <tr> <td>


</td> <td>


</td> <td>


</td> <td>


</td> </tr> <tr> <td>


</td></tr></tbody></table>WIKIPEDIA
 
Nếu chúng ta ăn phải đồ nóng quá thì các chồi cảm giác sẽ "chết":tutu::bithuong: đúng không ạ?
Vậy thì sau bao lâu chồi cảm giác mới sẽ được hình thành trở lại?:botay:
 
Nếu chúng ta ăn phải đồ nóng quá thì các chồi cảm giác sẽ "chết":tutu::bithuong: đúng không ạ?
Vậy thì sau bao lâu chồi cảm giác mới sẽ được hình thành trở lại?:botay:
Tuỳ theo khả năng chịu đựng của mỗi cơ thể, nhưng thường là vậy, nhiệt độ của con người không chịu được nhiệt độ sôi cao như nước, khi nóng quá, vi sợi của tế bào bị đứt, pr phân huỷ, biến tính ---> chồi bị tê liệt, chết.
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà nhanh chóng hay lâu, và tuỳ theo vị trí bị bỏng nữa thì hồi phục
 
Tiếp theo cho hỏi về linh cảm của con người (còn gọi là giác quan thứ 6 đấy ạ)
Có ai biết tí chút gì cho câu: Vì sao con người có thể có cảm giác về một điều gì đó sắp xảy ra ?:???:<!-- / message --><!-- sig -->
 
Câu hỏi thú vị! Giác quan thứ 6 thì chịu!

Xin bổ sung thêm về việc cảm giác nếm trở nên không chuẩn khi nếm đồ ngọt trước rồi lập tức chuyển sang một thứ đồ ngọt khác như trái cam ngọt nhưng chỉ cảm thấy vị chua thôi. Thật ra câu hỏi này có ý nghĩa rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nữa, sẽ bàn chơi ở dưới.

Người ta đã từng biết là khi lưỡi nếm một vị nào đó trong 4 vị (chua, ngọt, đắng, mặn) thì sẽ dần giảm đi cảm giác mạnh có được lúc đầu. Hiện tượng giảm cảm giác này hay tiếng Anh gọi là desensitization là một cách để cơ thể không phải phí năng lượng tiếp tục nhận kích thích củ để chuẩn bị đón nhận một kích thích mới khác (có thể là một kích thích nguy hiểm). Thử tưởng tượng nếu cơ thể cứ tiếp tục giữ nguyên mức độ cảm nhận mạnh lúc ban đầu về một mùi, vị, hình ảnh, cảm giác và cơ thể tiếp tục bị tấn công bởi vô cùng tận các kích thích mới từ xung quanh. Do đó cơ chế tự giảm cảm giác là cần thiết.

Trở lại chuyện trái cam. Có thể trái cam này rất ngọt nhưng nó cũng có chất axit nên cũng có vị chua. Bởi vì lưỡi của cô gió đã bị vô cảm hay giảm nhiều cảm giác về ngọt do đã tiếp xúc trước đó nên vị ngọt của quả cam đã không còn nhiều ấn tượng nữa. Trong khi đó, vị chua là một vị mới nên cô cảm thấy ngay và rất mạnh.

Ứng dụng của câu hỏi hay trên? Nếu muốn thưởng thức được nhiều thức ăn ngon trên cùng một bữa ăn chúng ta nên liên tục thay đổi các món ăn khác nhau thì hương vị của từng món sẽ kéo dài. Còn nếu ăn quá nhiều cho một món thì món đó trở nên ... dở ẹt. Các nhà quảng cáo sản phẩm đã lợi dụng bản chất này của con người để kích thích sự chú ý đến sản phẩm của họ bằng cách luôn đổi mới thông tin quảng cáo. Ngược lại, nhiều người không hiểu được chân lý này luôn lãi nhãi tuyên truyền những thông tin nhàm chán để rồi người nghe đã tự động một cách vô ý thức bỏ ngoài tai những lời nhãm nhí này.

Thôi nhãm nhí đến đây chắc cũng đủ desensitize các bạn rồi.

Chúc một ngày cuối tuần vui.

Hồ Minh Lân
 
Một số người có khả năng nhận biết mùi vị của thức ăn dù họ không được nhìn thấy thức ăn, đó là do thói quen hay là do "cái lưỡi" nhạy bén của họ. Nếu là do cái lưỡi thì làm thế nào mà cái lưỡi đó lại nhạy bén đến vậy? Có bộ phận đặc biệt nào trong cái lưỡi giúp ta nhận biết được mùi vị một cách nhanh chóng hơn so với các núm cảm giác không?:???:
 
Đôi khi đó là do bẩm sinh rồi. Tùy người sinh ra có được giác quan này nhạy bén hơn giác quan kia và nhạy bén hơn của người khác. Cái lưỡi người đó nhạy bén vậy là do dây thần kinh chi phối vị giác cho lưỡi đó phát triển và hoạt động tốt. Còn bộ phận đặc biệt nào thì ... hổng biết nữa, chắc là ko có đâu. Việc phân biệt mùi vị thức ăn không chỉ do lưỡi mà còn do mũi nữa. Bạn thử bịt mũi lại mà ăn thử xem còn bao nhiêu phần trăm cảm giác ngon ^^
 
Nói đến cái mũi của chúng ta!
Xin hỏi lông mũi ngoài chức năng ngăn bụi (bảo vệ đường hô hấp) còn chức năng nào khác.
Mũi làm thế nào, nhờ bộ phận nào của nó để tiếp nhận các kích thích về mùi để truyền đến trung ương thần kinh?:please:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top