Sự ngắn đi của ADN

sao_thuy_tinh_247

Junior Member
Mình muốn hỏi có phải cũng có sự tham gia của ARN polimeraza trong việc tổng hợp mạch liên tục không? MÌnh nghe nói là trước khi ADN pol3 gắn vào tổng hợp mạch mới thì ARN polimeraza cũng đã tổng hợp được một đoạn mồi ngắn và sau đó đoạn mồi ấy bị cắt đi nhưng không được tổng hợp lại. Liệu ADN có bị ngắn đi sau những lần sao chép?
 
Mình muốn hỏi có phải cũng có sự tham gia của ARN polimeraza trong việc tổng hợp mạch liên tục không? MÌnh nghe nói là trước khi ADN pol3 gắn vào tổng hợp mạch mới thì ARN polimeraza cũng đã tổng hợp được một đoạn mồi ngắn và sau đó đoạn mồi ấy bị cắt đi nhưng không được tổng hợp lại. Liệu ADN có bị ngắn đi sau những lần sao chép?

*theo mình nhớ thì sự sao chép ADN có 2 cách là: tổng hợp liên tục( theo chiều 5'- 3') và tổng hợp đứt quãng (theo chiều 3'- 5').
Khi sao chép, enzym Helicase tách mạch đôi ADN thành chạc chữ Y. Ở mạch có chiều 3'- 5', enzim ADN polymerase tổng hợp liên tục tạo thành 1 mạch đôi ADN mới. Ở mạch có chiều 5'-3', ko thể tổng hợp liên tục vì phải tổng hợp ngược chiều. ARN polymerase sẽ tổng hợp từng đoạn ARN mồi, các đoạn này sau đó dc cắt bỏ bởi enzym..nào đó.(ko nhớ :chui:) và dc gán vào các nucleotit tự do_các đoạn mới này gọi là đoạn Okazaki. Các đoạn này sau đó lại dc nối lại bằng enzim ADN ligase.
Sự sao chép ADN tuân theo quy tắc bán bảo thủ và nguyên tắc bổ sung.
Vậy thì các đoạn mồi ấy đã dc thay bằng các đoạn Nu tự do theo ng tắc bổ sung=> ADN ko bị ngắn đi sau những lần sao chép.
Xin hết.:)
 
Mình muốn hỏi có phải cũng có sự tham gia của ARN polimeraza trong việc tổng hợp mạch liên tục không? MÌnh nghe nói là trước khi ADN pol3 gắn vào tổng hợp mạch mới thì ARN polimeraza cũng đã tổng hợp được một đoạn mồi ngắn và sau đó đoạn mồi ấy bị cắt đi nhưng không được tổng hợp lại. Liệu ADN có bị ngắn đi sau những lần sao chép?
Đúng đó bạn, sau mỗi lần sao chép thì DNA sẽ bị ngắn đi và những đoạn này được gọi là telomere. Tuy nhiên, đối với các tế bào ung thư hoặc tế bào gốc thì ko xảy ra hiện tượng này do ở những tế bào này có 1 loại enzyme có tên là telomerase, những enzyme này sẽ tổng hợp các đoạn telomere.

TELOMERES
Telomere là đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể. Mặc dù chúng được viết trong “bảng chữ cái “ của gen , nhưng Telomeres không chứa đựng thông tin mã hoá Protêin . Vì vậy bản thân telomeres không phaỉ là những gen, nhưng chúng không phải là rác thải vô nghĩa , thay vào đó sự nói tiếp lặp lại này bảo vệ đầu mút của NST khỏi bị thiệt hại , và ngăn ngừa NST tự kết lại thành những vòng, hay ngẫu nhiên kết nối với DNA khác trong nhân tế bào.
Khi tế bào chia đôi, NST được sao chép bởi các phân tử enzym , những phân tử này trung thành sao chép thông tin di truyền trên mỗi NST , cho ra bản sao ở cả hai mạch ban đầu ( bản thân của chúng là bản sao của nhau). Nhưng những phân tử enzym không thể tái sản xuất lại đầu mút của NST, như một máy ghi âm không thể phát những cm cuối cùng của đoạn băng . Kết quả là , bản sao của NST hơi ngắn hơn bản chính , thiếu một ít sự nối dài so với Telomere nguyên bản. Đoạn DNA bị mất không ảnh hưởng nhiều đến chức năng tế bào cho đến khi sự phân chia tế bào diễn ra mà telomere đã quá ngắn trên NST trong tế bào trở nên quá nguy kịch.
Những tế bào với những đọan telomere ngắn nguy kịch thay đổi đặc điểm của chúng bởi việc sao chép sau lệch của gen . chúng cũng trở nên không đáp lại chuỗi phản ứng thông thường sẽ kích thích chúng phân chia .Như thể là sự phát triển này ngăn chặn tế bào có thể sống nhiều năm trên cơ thể , một số chúng trải qua trường hợp này, một số không theo tình trạng thông thường , tự sao chép chính chúng . Chúng được cho rằng đã trải qua giới hạn Hayflick (tên tác giả khám phá ra trường hợp ức chế này).

TELOMERASE

Vì tế bào tinh trùng và trứng được giảm phân từ tế bào gốc của chính chúng ,nên nếu không có cơ cấu thay thể sự tiêu biến telomere thì tất cả cơ quan liên quan đến NST ( Eukaryote) sẽ bị lọai bỏ dẫn đến bị tiêu dịêt do giới hạn Hayflick trong những mô sao chép. Rõ ràng đây không phải là nguyên nhân . Thay vào đó , có một số cơ cấu trong tự nhiên làm mất khuynh hướng bào mòn lần theo thời gian của telomere . ĐVCXS, gồm thú sử dụng một Enzym đặc hiệu gọi là Telomerase.PHân tử lai này , 1 phần Pr , 1 phần RNA , có khả năng làm chậm sự ăn mòn telomere,dừng hòan tòan sự ăn mòn , hay kéo dài telomere dựa trên những cái trong tế bào bố mẹ .Những gen sản xuất telomerase được tìm thấy trong mỗi tế bào có khả năng sao chép trong cơ thể , gồm những tế bào ở giới hạn Hayflick của chúng , Nhưng những gen sản xuất telomerase bất họat trong đại đa số tế bào của chúng ta , tạo sự đa dạng .Những gen đó họat động khắp cơ thể chỉ trong giai đọan phát triển sớm của phôi . Sau thời điểm ấy ,Telomerase chỉ được tìm thấy trong vài mô đặc biệt như tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể , những tế bào đổi mới ở đường ruột , những tế bào sản xuất tinh trùng .

(Trích http://www.nhasinhhoctre.com/forum/viewtopic.php?f=29&t=1041)

Bạn có thể tham khảo thêm:
http://www.steve.gb.com/science/dna_replication.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Telomere
http://en.wikipedia.org/wiki/Telomerase
 
Đúng đó bạn, sau mỗi lần sao chép thì DNA sẽ bị ngắn đi và những đoạn này được gọi là telomere. Tuy nhiên, đối với các tế bào ung thư hoặc tế bào gốc thì ko xảy ra hiện tượng này do ở những tế bào này có 1 loại enzyme có tên là telomerase, những enzyme này sẽ tổng hợp các đoạn telomere.

Đúng với DNA mạch thẳng
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top