Joining ER to mitochondria

Ty thể (Mitochondria) thường được phát hiện gần màng lưới nội chất (endoplasmic reticulum) nhưng cơ chế nào mà những bào quan này nằm cạch nhau thì chưa được rõ. Một loại GTPase của ty thể là Mfn2 đã được phát hiện có chức năng kiểm soát quá trình gắn kết (tethering) giữa ER và ty thể (Nature 456, 605–610; 2008). Scorrano và cộng sự nhận thấy rằng Mfn2 nằm tại vị trí gắn kết giữa Ty thể và ER trong khi đó những tế bào bất hoạt Mfn2 thì mức độ gắn kết giữa ER và ty thể lại bị gỉam đi đáng kể. Sự gắn kết này có được là do hoạt tính GTPase của Mfn2 và một domain gắn protein Ras. Bằng cách sử dụng các thể đột biến Mfn2 biểu hiện hoặc trên ty thể hoặc trên ER, các tác giả nhận thấy rằng Mfn2 trên bề mặt ER có chức năng gây dựng mối liên kết với ty thể. Vai trò này của Mfn2 có thể níu giữ các bào quan khác trong in vitro. Mfn2 trên ER có thể hình thành các tương tác đồng hay dị (homotypic or heterotypic interactions) với các Mfn2 hay Mfn1 của ty thể khác để nối kết 2 ngăn (compartment) này lại với nhau.

Trạng thái mà ER và ty thể nằm cạnh nhau được đề nghị nhằm giúp ty thể hấp thu những ion Ca2+ phóng thoát từ ER. Thực vậy, quá trình hấp thụ Ca2+ của ty thể đã bị giảm sút trong những tế bào bất hoạt Mfn2 trong suốt quá trình giải phóng IP3, điều này đồng nhất với vai trò cốt yếu của Mfn2 đối với quá trình gắn kết khi Ca2+ được hấp thụ bởi ty thể. Những đột biến trong Mfn2 liên quan với chứng rối loạn trong hệ thống thần kinh có tên là Charcot-Marie Tooth IIa. Từ đó đề nghị rằng, việc tìm hiểu về vai trò của Mfn2 đối với sự gắn kết của ER và ty thể có thể làm sáng tỏ nhiều cơ chế gây bệnh thần kinh

Theo Nature Cell Biology- highlight
January 2009, Volume 11 No 1 p15
http://www.nature.com/ncb/journal/v11/n1/full/ncb0109-15.html
 
Chưa đọc bài báo gốc, nhưng cảm thấy bản dịch tốt. Đồng chí nào cho lên trang nhất hộ cái (lâu không làm không nhớ kỹ thuật nữa :D).

homotypic or heterotypic interactions: tương tác đồng loại hoặc dị loại
compartment: gian bào
domain: miền
trong in vitro --> in vitro
phóng thoát --> giải phóng
 
Chưa đọc bài báo gốc, nhưng cảm thấy bản dịch tốt. Đồng chí nào cho lên trang nhất hộ cái (lâu không làm không nhớ kỹ thuật nữa :D).

homotypic or heterotypic interactions: tương tác đồng loại hoặc dị loại
compartment: gian bào
domain: miền
trong in vitro --> in vitro
phóng thoát --> giải phóng


Tôi có tí ngu í thế này mong các bác tranh luận vui vẻ với tôi nhé: Dịch cái chữ "comptments" ở vị trí cuối cùng của câu kết thúc đoạn 1 trong bản tiếng Anh của bài này "ngăn" hay là "gian bào" thì e rằng chúng ta chưa hiểu (hay hiểu sai) và làm mất hết cái sự tinh tuý trong tư duy của người viết.
Câu nguyên văn nhé: Mfn2 present on the ER can form homotypic or heterotypic interactions with either mitochondrial Mfn2 or Mfn1 to tether the two compartments.
Tôi dịch chữ "the two compartments" ở đây là hai bào quan. Lý do:
1. Hai bào quan nói đến trong câu này là ER và mitochondria.
2. Cả ER và mitochondria đều có cấu trúc dạng túi (sac-like structures), lớp màng bao bọc không gian bên trong; cho nên thật thú vị khi người viết dùng chữ compartment làm từ thay thế trong câu.

Dịch xuất phát từ ý của từ ngữ mới thấy cái hay của ngôn ngữ và cái thâm thuý trong tư duy của người viết và cuối cùng là đôi lúc thấy đau lòng khi cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt.
 
đúng vậy, dịch hơi máy móc rồi.
Trong khi dịch tiếng Anh, lỗi dễ gặp nhất là mấy cái đại từ (it/we/they) hoặc this/that/those/these. Nhiều câu nhiều khi đúng là bó tay chấm com khi không biết this/this/those/these hay bất kỳ cái từ đồng nghĩa/ngụ ý nào nó dùng để mô tả cái nó đã nói ở một câu trước la cai gi?
 
Chính bởi vậy nên em chỉ dám đóng mở ngoặc cái từ "comparment" đó nó chứ. Nhiều khi đọc tiếng Anh thì hiểu những không tìm được từ tiếng Việt nào phù hợp cả. Bác Lương có ý kiến chuyển ngữ nào hợp lý hơn không?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top