Nguyễn Phước Hùng
Senior Member
Ty thể (Mitochondria) thường được phát hiện gần màng lưới nội chất (endoplasmic reticulum) nhưng cơ chế nào mà những bào quan này nằm cạch nhau thì chưa được rõ. Một loại GTPase của ty thể là Mfn2 đã được phát hiện có chức năng kiểm soát quá trình gắn kết (tethering) giữa ER và ty thể (Nature 456, 605–610; 2008). Scorrano và cộng sự nhận thấy rằng Mfn2 nằm tại vị trí gắn kết giữa Ty thể và ER trong khi đó những tế bào bất hoạt Mfn2 thì mức độ gắn kết giữa ER và ty thể lại bị gỉam đi đáng kể. Sự gắn kết này có được là do hoạt tính GTPase của Mfn2 và một domain gắn protein Ras. Bằng cách sử dụng các thể đột biến Mfn2 biểu hiện hoặc trên ty thể hoặc trên ER, các tác giả nhận thấy rằng Mfn2 trên bề mặt ER có chức năng gây dựng mối liên kết với ty thể. Vai trò này của Mfn2 có thể níu giữ các bào quan khác trong in vitro. Mfn2 trên ER có thể hình thành các tương tác đồng hay dị (homotypic or heterotypic interactions) với các Mfn2 hay Mfn1 của ty thể khác để nối kết 2 ngăn (compartment) này lại với nhau.
Trạng thái mà ER và ty thể nằm cạnh nhau được đề nghị nhằm giúp ty thể hấp thu những ion Ca2+ phóng thoát từ ER. Thực vậy, quá trình hấp thụ Ca2+ của ty thể đã bị giảm sút trong những tế bào bất hoạt Mfn2 trong suốt quá trình giải phóng IP3, điều này đồng nhất với vai trò cốt yếu của Mfn2 đối với quá trình gắn kết khi Ca2+ được hấp thụ bởi ty thể. Những đột biến trong Mfn2 liên quan với chứng rối loạn trong hệ thống thần kinh có tên là Charcot-Marie Tooth IIa. Từ đó đề nghị rằng, việc tìm hiểu về vai trò của Mfn2 đối với sự gắn kết của ER và ty thể có thể làm sáng tỏ nhiều cơ chế gây bệnh thần kinh
Theo Nature Cell Biology- highlight
January 2009, Volume 11 No 1 p15
http://www.nature.com/ncb/journal/v11/n1/full/ncb0109-15.html
Trạng thái mà ER và ty thể nằm cạnh nhau được đề nghị nhằm giúp ty thể hấp thu những ion Ca2+ phóng thoát từ ER. Thực vậy, quá trình hấp thụ Ca2+ của ty thể đã bị giảm sút trong những tế bào bất hoạt Mfn2 trong suốt quá trình giải phóng IP3, điều này đồng nhất với vai trò cốt yếu của Mfn2 đối với quá trình gắn kết khi Ca2+ được hấp thụ bởi ty thể. Những đột biến trong Mfn2 liên quan với chứng rối loạn trong hệ thống thần kinh có tên là Charcot-Marie Tooth IIa. Từ đó đề nghị rằng, việc tìm hiểu về vai trò của Mfn2 đối với sự gắn kết của ER và ty thể có thể làm sáng tỏ nhiều cơ chế gây bệnh thần kinh
Theo Nature Cell Biology- highlight
January 2009, Volume 11 No 1 p15
http://www.nature.com/ncb/journal/v11/n1/full/ncb0109-15.html