Chế vắc-xin H5N1 cho gia cầm từ... men bánh mì

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Bằng cách ứng dụng công nghệ bề mặt tế bào ở chủng tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae, kí hiệu là MT8-1 (một loại nấm men quen thuộc, không độc tố, dùng để làm men bánh mì, lên men rượu), nhóm nghiên cứu do ThS. Trần Thị Hồng Kim (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) chủ nhiệm, đã bước đầu thành công trong việc tạo ra dòng nấm men có mang kháng nguyên của virus H5N1 trên bề mặt tế bào.
Dòng tế bào này có khả năng gây đáp ứng miễn dịch chống virus H5N1 trên chuột bạch, mở ra triển vọng phát triển thành một loại vacxin rẻ tiền nhằm phòng cúm H5N1 cho gia cầm.


<TABLE class="image center" width=400 align=center><TBODY><TR><TD>
images1688438_23012008200557.jpg
</TD></TR><TR><TD class=image_desc>Tiêu hủy đàn vịt bị nhiễm cúm H5N1 - ảnh: nongnghiep.vn</TD></TR></TBODY></TABLE>
Khác với vacxin phòng bệnh cho gia cầm đang phải nhập khẩu hiện nay, loại vacxin dùng tế bào nấm men phòng bệnh cho gia cầm này có các ưu điểm như: an toàn, chi phí sản xuất thấp, dễ dàng thực hiện ở mọi quy mô sản xuất bằng các hệ thống lên men chìm thông dụng, tính ổn định cao, không cần phải bảo quản lạnh, dễ dàng sử dụng cho gia cầm qua đường miệng thông qua trộn với thức ăn gia cầm.

Theo nhóm nghiên cứu, để phát triển thành vacxin, cần thử nghiệm thêm khả năng bảo vệ của dòng nấm men này đối với chuột, gà được gây nhiễm virus. Nếu kết quả thử nghiệm có tính bảo vệ tốt thì có thể dễ dàng sản xuất vacxin thông qua việc lên men nhân sinh khối tế bào nấm men này, mà không cần phải qua các bước tinh chế tốn kém.

Được biết, VN đã có đề tài nhằm sản xuất vacxin H5N1 dành cho gia cầm, tuy nhiên vacxin này chưa khắc phục được các nhược điểm vốn có của vacxin toàn phần dùng cho gia cầm như: cần bảo quản lạnh, tốn nhiều công sức, chi phí cao, cần tiêm chủng nhiều lần, nhưng vẫn không đảm bảo tiêm chủng được cho toàn bộ đàn gia cầm, không thể sử dụng cho động vật hoang dã, chim di trú...

Dịch cúm đã xảy ra 1 thế kỉ nhưng đến nay vẫn luôn là vấn đề thời sự. Dịch cúm năm 1918 -1929 đã gây chết trên 20 triệu người trên toàn thế giới; năm 1957 -1958 đã gây chết trên 70 nghìn người... Gần đây, dịch cúm gia cầm gây ra bởi chủng H5N1 đang lan tràn các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông... Chủng H5N1 là một trong những chủng của virus cúm A có khả năng nhiễm từ gia cầm sang người, từ đó gây bệnh trên người, và có thể gây ra tử vong.

Tại VN, từ khi xuất hiện dịch cúm đến nay, đã có 41 người tử vong trong số 91 người nhập viện vì nhiễm cúm. Lượng gia cầm bị chết và tiêu hủy khoảng 100 triệu con, gây thiệt hại khoảng 4000 tỉ đồng.


Trích từ vnn.vn
 
Em hỏi nhỏ 1 cái, vì em không biết rõ lắm chế độ làm việc ở nhà: ThS là Thạc sĩ ạ? Thạc sĩ đã làm group leader được rồi ạ?
 
Em hỏi nhỏ 1 cái, vì em không biết rõ lắm chế độ làm việc ở nhà: ThS là Thạc sĩ ạ? Thạc sĩ đã làm group leader được rồi ạ?
đúng rồi đấy bạ Hiền iu quý ơi, ThS là thạc sĩ , và thành group leader cũng rất nhiều và bình thường ở nhà..thậm chí trưởng bộ môn cũng rất nhiều...cũng đừng ngạc nhiên như thế...nói chung dẫu sao thì quan trọng vẫn là năng lực làm việc thôi, chứ nhiều Dr cũng đâu làm được nhiều việc đâu..... :banbo:
 
Tôi thấy đây là một ý tưởng hay, không biết có phải là fresh idea và original của nhóm tác giả hay không, nhưng nếu thử nghiệm cho kết quả tốt thì xứng đáng giải thưởng Hồ CHí Minh ở nhà mình.:socool:
 
nói chung dẫu sao thì quan trọng vẫn là năng lực làm việc thôi, chứ nhiều Dr cũng đâu làm được nhiều việc đâu..... :banbo:
Có năng lực thì thường người ta sẽ làm Dr. Vẫn nói bằng cấp là không quan trọng nhưng không có bằng cấp thì không chứng minh được khả năng gì cả.
Thạc sĩ học tổng cộng 2 năm, luận án tốt nghiệp làm bao nhiêu tháng? Trong từng đấy thời gian thì chứng minh năng lực cái nỗi gì? Nếu có thì cũng chỉ là tiềm năng thôi, cần làm thêm 3,4 năm Dr nữa thì mới có thể nhận xét năng lực (nghiên cứu) được.
Kết quả bài này nghe cũng chung chung bỏ xừ, theo cái tin trên thì giống như kết quả thiết kế hơn chứ chưa thấy gì đặc sắc cả.
 
Có năng lực thì thường người ta sẽ làm Dr. Vẫn nói bằng cấp là không quan trọng nhưng không có bằng cấp thì không chứng minh được khả năng gì cả.
Thạc sĩ học tổng cộng 2 năm, luận án tốt nghiệp làm bao nhiêu tháng? Trong từng đấy thời gian thì chứng minh năng lực cái nỗi gì? Nếu có thì cũng chỉ là tiềm năng thôi, cần làm thêm 3,4 năm Dr nữa thì mới có thể nhận xét năng lực (nghiên cứu) được.
Kết quả bài này nghe cũng chung chung bỏ xừ, theo cái tin trên thì giống như kết quả thiết kế hơn chứ chưa thấy gì đặc sắc cả.
1. Không đồng ý với bạn về vấn đề năng lực và bằng cấp. Có lẽ điều đó phù hợp với các nước phát triển hơn?
2. Theo bài viết thì tôi đoán mới chỉ là bước thành công trong gene expression của gene được chuyển trong yeast, chưa thử nghiệm và chưa thể nói gì được về khả năng ứng dụng. Nhưng đây là một ý tưởng hay.
 
:eek::eek: :eek::eek: e là cuộc đời không hồng rực rỡ thế này đâu

:o Đừng dead, thứ 1: phải hy vọng thì mới có cai chân lý để theo đuổi, đuổi đến đâu là tuỳ hoàn cảnh nhưng sẽ học được một cái gì đó. Thứ nhì, Phải đao to búa lớn một chút thì mới kiếm được fund phục vụ cho mục đích theo đuổi và các nhu cầu mưu sinh khác. :rose:
 
1. Không đồng ý với bạn về vấn đề năng lực và bằng cấp. Có lẽ điều đó phù hợp với các nước phát triển hơn?
Ở VN bằng cấp bị nhiều tiêu cực bôi nhọ nhưng mà không có bằng cấp thì dựa vào cái gì để đánh giá năng lực? Bạn giải thích hộ tớ cái! 100 ông tiến sĩ có lẽ chỉ tin được 30 ông, nhưng nếu ông chẳng có bằng cấp chẳng có học vị thì người ta dựa vào cái gì mà tin lời ông nói? Ai chưa bỏ thời gian ra làm tiến sĩ nhưng vẫn tự nhận mình có năng lực thì chắc cũng không giỏi lắm đâu.
 
Ở VN bằng cấp bị nhiều tiêu cực bôi nhọ nhưng mà không có bằng cấp thì dựa vào cái gì để đánh giá năng lực? Bạn giải thích hộ tớ cái! 100 ông tiến sĩ có lẽ chỉ tin được 30 ông, nhưng nếu ông chẳng có bằng cấp chẳng có học vị thì người ta dựa vào cái gì mà tin lời ông nói? Ai chưa bỏ thời gian ra làm tiến sĩ nhưng vẫn tự nhận mình có năng lực thì chắc cũng không giỏi lắm đâu.

Nhầm to!!! Big mistake, nếu bạn có nghiên cứu có khả năng ứng dụng và đem lại TIỀN của cho nhiều người thì nói gì cũng tin được. Mấy ông GS TS ở vài đại học chỉ giỏi đọc chép cho sinh viên, nghiên cứu thì đi copy. Ôi cũng phải trách operating system nữa.:oops:
 
Off topic 1 tý: Thế là lại quay lại những câu nói cũ rích và... (sorry bạn) ngớ ngẩn này rồi!!! Mọi người ở forum này có vẻ thích ngồi kêu ca các vị GS TS này nọ quá nhỉ, trong khi chả biết tiếp xúc tổng cộng được với bao nhiêu GS TS rồi!
 
Cực ghet cái kiểu đang bàn về main topic này lại chạy sang cái không đâu (bỏ của chạy người???). Không ai kêu ca gì hết mà chỉ là ngôn luôn, bàn tán, ai thích nói gì thì nói mà. Lạ nhẩy.
 
Có năng lực thì thường người ta sẽ làm Dr. Vẫn nói bằng cấp là không quan trọng nhưng không có bằng cấp thì không chứng minh được khả năng gì cả.
Thạc sĩ học tổng cộng 2 năm, luận án tốt nghiệp làm bao nhiêu tháng? Trong từng đấy thời gian thì chứng minh năng lực cái nỗi gì? Nếu có thì cũng chỉ là tiềm năng thôi, cần làm thêm 3,4 năm Dr nữa thì mới có thể nhận xét năng lực (nghiên cứu) được.
Kết quả bài này nghe cũng chung chung bỏ xừ, theo cái tin trên thì giống như kết quả thiết kế hơn chứ chưa thấy gì đặc sắc cả.

Tôi cũng đồng ý với anh Quang, những cái đó là thực tế ở VN và các nước đang phát triền bạn à. Mình đâu có điều kiện làm nghiên cứu cơ bản cao siêu đâu và cũng đừng nghĩ Thạc Sĩ Việt Nam dở, chẳng qua họ không theo con đường học tiếp PhD ở nước ngoài thôi. Đề tài về H5N1 là một trong những đề tài lớn ờ KHTN tphcm, và người dẫn dắt cũng là một giáo sư Hàng đầu Việt Nam, những kết quả thu được tuy không thể so sánh như nước ngoài nhưng rất đáng trân trọng và có giá trị chí ít ở nước ta.

Có nhiều người mang tiếng học nước ngoài nhưng thực tế kém sa ngay cả Ths Việt Nam, cũng đừng dựa vào mác du học mà đánh giá trình độ của mình hơn người khác. Đó phục thuộc vào công việc và điều kiện thực tế.
 
Bữa hội thảo cúm gia cầm ở IBT, bọn Tây nó có ý tưởng này từ lâu, nhưng carefully planned hơn nhiều:
+dùng chủng samonella nhược độc để biểu hiện (duo-vaccine)
+cassette biểu hiện chứa promoter cảm ứng nhiệt hay pH gì đó sao cho samonella vô ruột rồi mới biểu hiện
+dùng cơ chế đường hóa ở vi khuẩn sao cho kháng nguyên là trung thực
+ưu điểm là tính bảo vệ cao (mucosal protection + immunity).

Mà sao không thử xem chuột miễn dịch nhiễm H5N1 có chết không là biết có work không liền.
Nhưng vụ biểu hiện nấm men này có thể dùng để tạo ngân hàng kháng nguyên chẳng hạn (tương tự phage display library), rồi sau đó lấy gene ra đi biểu hiện ở con khác.
 
Đề tài về H5N1 là một trong những đề tài lớn ờ KHTN tphcm, và người dẫn dắt cũng là một giáo sư Hàng đầu Việt Nam, những kết quả thu được tuy không thể so sánh như nước ngoài nhưng rất đáng trân trọng và có giá trị chí ít ở nước ta..

Tôi không chỉ trích đề tài này, chỉ vì bài báo trên nói quá chung chung và tôi không search ra bài báo khoa học của nó nên không thể có nhiều ý kiến hơn. Nếu dẫn dắt đề tài là GS thì sẽ khác. Tôi đang nói là nếu chỉ có 1 ThS tiến hành từ ý tưởng đến thực nghiệm thì tất nhiên đánh giá phải khác.

Có nhiều người mang tiếng học nước ngoài nhưng thực tế kém sa ngay cả Ths Việt Nam, cũng đừng dựa vào mác du học mà đánh giá trình độ của mình hơn người khác. Đó phục thuộc vào công việc và điều kiện thực tế.
Bạn đang nói ai dựa vào mác du học mà đánh giá trình độ của mình hơn người khác thế? Cá nhân tôi chưa quen ai như thế cả, chỉ có những người tự suy tự luận rồi áp đặt lên người khác thôi. (Hay tại mình đang mệt nên thấy câu nói này mang tính chỉ trích cá nhân nhỉ?) Ở VN thiếu gì người làm Dr, cứ phải ra nước ngoài mới làm Dr được à?
 
Tôi không chỉ trích đề tài này, chỉ vì bài báo trên nói quá chung chung và tôi không search ra bài báo khoa học của nó nên không thể có nhiều ý kiến hơn. Nếu dẫn dắt đề tài là GS thì sẽ khác. Tôi đang nói là nếu chỉ có 1 ThS tiến hành từ ý tưởng đến thực nghiệm thì tất nhiên đánh giá phải khác.

Bạn đang nói ai dựa vào mác du học mà đánh giá trình độ của mình hơn người khác thế? Cá nhân tôi chưa quen ai như thế cả, chỉ có những người tự suy tự luận rồi áp đặt lên người khác thôi. (Hay tại mình đang mệt nên thấy câu nói này mang tính chỉ trích cá nhân nhỉ?) Ở VN thiếu gì người làm Dr, cứ phải ra nước ngoài mới làm Dr được à?

1. Đoạn viết trên chỉ là viết cho quần chúng đọc, không phải là một bài báo khoa học, nên người viết không target vào đối tượng nhà khoa học đọc. Ở VN vì điều kiện kinh tế nên không nhất thiết phải nghiên cứu cao siêu miễn sao có ứng dụng ra tiền của và cũng không cần đăng báo quốc tế.
2. One more huge mistake, dẫn dắt đề tài là GS hay ThS hay HAI LÚA không phản ánh gì về khả năng được đánh giá.
3. Bản thân chưa quen không có nghĩa là không tồn tại, người khác biết rồi chỉ bảo cho mình thì phải cám ơn thay vì nổi cáu và nghĩ sai về họ.
 
Tranh luận sôi nổi quá nhỉ. Góp thêm tí cho nó vui nhé. Nói riêng trong ngành sinh học này nhé. Mà so sánh cũng nên quy về một tiêu chí cụ thể không có hiểu nhầm nhé.

1. Ở VN thì thường các vị xuất khẩu lao động làm PhD xong là có thể ít nhiều giỏi hơn sếp.

Với bọn Tư bản thì PhD chỉ là student, xong PhD mà không đi làm PostDoc thì so với boss chả là cái đinh gỉ gì. Ít nhất phải có 4-5 năm cày PostDoc trâu bò thì hãy tính đến chuyện cãi nhau với boss nhé. À mà đó là nói chung, chứ đừng lôi mấy lab vớ vớ vẩn vẩn, cả đời không đăng được bài báo nào IF cao hơn 10 ra nhé.

Cho nên mới Master xong thì chẳng nói lên điều gì. Đó là về chuyện bằng cấp. Ở VN thì master xong mà làm ở lab độ 10 năm thì có thể chủ trì đề tài cũng không vấn đề gì. So với PhD vừa tốt nghiệp ở VN thì cũng có thể giỏi hơn. Nhưng so với PhD ở nước ngoài về (một lần nữa là PhD ở mấy chỗ đạt chuẩn trung bình tí nhé, chứ PhD ở mấy chỗ vớ vẩn thì không xét) đảm bảo thua nhiều mặt.

Bởi vì sao, PhD ở nước ngoài chắc phải đăng báo Quốc Tế, phải dùng tiếng Anh thường xuyên. Xét về chuyện đăng báo thì cho ta thấy điều gì:

- Biết viết 1 bài báo tiếng Anh
- Biết cách suy luận, biện luận kết quả
- Biết cách bố trí và sắp xếp thí nghiệm hợp lý để có thể đăng báo
- Biết giá trị kết quả làm ra (thể hiện ở việc đăng ở báo nào)
- Có mối quan hệ Quốc tế, hehe cùng một kết quả thôi nhưng boss xịn thì đảm bảo sẽ đăng được báo có IF cao hơn.
- Được thế giới biết đến

Còn cho dù trình độ giỏi đến đâu mà không có công bố Quốc Tế thì tất cả những điều trên đều không đạt được. Có vị lại tranh luận khối người ở VN chẳng đăng báo QT bao giờ vẫn đầy QHQT. Xin thưa quan hệ cũng có nhiều loại. Đa phần QHQT ở VN là đi xin các nước khác trợ giúp kỹ thuật, trao đổi sinh viên, gửi mẫu đi bên kia phân tích hộ.... Còn QHQT khi đăng báo là có thằng mời mình giúp nó, hỏi mình kỹ thuật, mời mình làm cho nó. Khác nhau xa nhé. Những cái khác cũng thế.

Có người lại tranh luận việc đăng báo nào, bố trí kết quả nào, thậm chí viết báo là sếp làm, nhưng đã có tên thì đảm bảo sẽ học được những cái đó.

2. Các GS, PGS ở VN trình độ ra sao? Có thể về một số vấn đề cụ thể không nắm bắt được do có làm thí nghiệm nữa đâu. Những cái mới có thể không bằng các vị PhD ở nước ngoài về. Nhưng xin thưa họ có tầm nhìn về điều kiện, hoàn cảnh VN, về những gì cần làm và có thể làm ở VN. Còn các vị PhD vừa ở nước ngoài về hầu hết đều mơ mộng lắm, cao xa lắm, hầu hết cũng chỉ ngồi kêu ca không được dùng cái mình học, điều kiện VN thiếu thốn quá, mình giỏi quá mà sếp mình lại chán quá abc.... Ngay cả GS bên Tư Bản cũng thế thôi. Về kiến thức cơ bản cũng như cái nhìn tổng quan cho vấn đề thì mình xách dép cho chúng nó nhưng về thí nghiệm cụ thể thì mắng chúng nó xơi xơi, để im đấy tao làm cho ra kết quả, mày đừng tham gia đi hehe. Cho nên khen chê phải đúng sự việc nhé.

3. Dành riêng cho các em học sinh sinh viên hay các vị chưa ra nước ngoài bao giờ. Các cụ nói chăn nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Các vị nghe để biết thôi, đừng phát biểu lung tung. Khi nào các vị ra nước ngoài tai nghe mắt thấy, khi nào các vị tiếp xúc với phần đa GS, TS ở Việt Nam thì hãy phát biểu so sánh nhé. Ngay cả nhiều người 4, 5 năm ra nước ngoài cũng chỉ bó hẹp ở 1 trường đại học, ở mấy ông GS Tây, ở một nước mình học, cũng chưa chắc đủ tầm phát biểu so sánh đâu ạ, đừng nói là chưa bước chân ra khỏi VN bao giờ nhé.

4. Quay lại chuyện ý nghĩa khoa học của cái topic này. Sao lại phải đoán già đoán non nhỉ. Sao không thử tìm xem việc biểu hiện protein trên bề mặt nấm men cho mục đích trên đây đã ai làm chưa là biết ngay mà. Như bác Lương nói đó, xin thưa người ta làm từ lâu lâu rồi ạ.

Qua đây lại nói ở bọn Tư Bản thì hình như có luật gì đó là sau khi đăng báo, patent xong thì cũng phải sau 1-2 năm mới được tiếp xúc báo giới. Còn ở VN thì tình trạng báo trí bị mang đi làm công cụ cho mục đích nào đó đang phổ biến quá. Từ việc dùng báo chí để làm án như các vụ New century, Nguyễn Việt Tiến.... cho đến dùng báo chí để tung hô trong khoa học. Thế mới biết SHVN chả là cái đinh gỉ gì nhưng cũng kiêu/ngu, có lần người ta mời lên báo mà mấy ông admin gàn dở lại từ chối:grin:.

Đây cũng là một trong những biểu hiện yếu kém về khả năng đánh giá ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Cứ thấy mấy cái báo lá cải tung hô là cho rằng ý nghĩa to lớn lắm. 1 tỉ báo như dân trí, vnexpress tung hô cũng chẳng bằng 1 bài báo QT, cả trăm bài báo QT mà IF độ 1 cũng chẳng bằng 1 bài IF trên 10.

Nói thêm chút, việc biểu hiện thành công một protein trên bề mặt tế bào nấm men/vi khuẩn/tế bào động vật là điều chẳng có gì đáng nói vì nó trở thành kỹ thuật routine rồi.

@Hùng: xét trung bình (không phải so người giỏi nhất của nhóm này với dốt nhất của nhóm kia), vừa sau khi tốt nghiệp và trong cùng một chuyên ngành thì chắc chắn ThS ở nước ngoài giỏi hơn ThS ở VN, TS ở nước ngoài giỏi hơn TS ở VN về hầu như mọi mặt cần cho một nhà khoa học ok?
 
Tranh luận sôi nổi quá nhỉ. Góp thêm tí cho nó vui nhé. Nói riêng trong ngành sinh học này nhé. Mà so sánh cũng nên quy về một tiêu chí cụ thể không có hiểu nhầm nhé.


4. Quay lại chuyện ý nghĩa khoa học của cái topic này. Sao lại phải đoán già đoán non nhỉ. Sao không thử tìm xem việc biểu hiện protein trên bề mặt nấm men cho mục đích trên đây đã ai làm chưa là biết ngay mà. Như bác Lương nói đó, xin thưa người ta làm từ lâu lâu rồi ạ.

Qua đây lại nói ở bọn Tư Bản thì hình như có luật gì đó là sau khi đăng báo, patent xong thì cũng phải sau 1-2 năm mới được tiếp xúc báo giới. Còn ở VN thì tình trạng báo trí bị mang đi làm công cụ cho mục đích nào đó đang phổ biến quá. Từ việc dùng báo chí để làm án như các vụ New century, Nguyễn Việt Tiến.... cho đến dùng báo chí để tung hô trong khoa học. Thế mới biết SHVN chả là cái đinh gỉ gì nhưng cũng kiêu/ngu, có lần người ta mời lên báo mà mấy ông admin gàn dở lại từ chối:grin:.

Đây cũng là một trong những biểu hiện yếu kém về khả năng đánh giá ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Cứ thấy mấy cái báo lá cải tung hô là cho rằng ý nghĩa to lớn lắm. 1 tỉ báo như dân trí, vnexpress tung hô cũng chẳng bằng 1 bài báo QT, cả trăm bài báo QT mà IF độ 1 cũng chẳng bằng 1 bài IF trên 10.

Nói thêm chút, việc biểu hiện thành công một protein trên bề mặt tế bào nấm men/vi khuẩn/tế bào động vật là điều chẳng có gì đáng nói vì nó trở thành kỹ thuật routine rồi.

@Hùng: xét trung bình (không phải so người giỏi nhất của nhóm này với dốt nhất của nhóm kia), vừa sau khi tốt nghiệp và trong cùng một chuyên ngành thì chắc chắn ThS ở nước ngoài giỏi hơn ThS ở VN, TS ở nước ngoài giỏi hơn TS ở VN về hầu như mọi mặt cần cho một nhà khoa học ok?


Nói tóm lại mỗi người một nhận định, nhưng cái chung lại phải thống nhất một tôn chỉ: Think globally, act locally!!!. Một kỹ thuật nào đó có thể là routine trong lab của mọi nơi, nhưng nếu dùng kĩ thuật đó mà có thể mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều người ở một địa phương nào đó thì rất đáng tôn vinh. Một GS giỏi ở một nước phát triển có thể vô dụng ở Việt Nam nếu ông ta không biết act locally.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top