Công thức meo trong sản xuất nấm rơm

bạn này toàn hỏi những câu tạm gọi là Wá lỏ tỏ mỏ
các loại nấm trồng rất nhiều và co các giống chuẩn cho năng xuất cao rùi
pí kíp à?
ban có đủ trang thiết bị để làm không?
8)
 
vâng em cũng đang thử nghiệm nhưng gặp khó khăn trong việc khử trùng mẫu trước khi phân lập. Em đang phân lập nấm sò và linh chi, thử áp dụng cách khử trùng mẫu như trong nuôi cấy mô có nghĩa khử trùng sơ bộ bằng ethanol 70 độ 5- 10 phút sau đó khử trùng bằng HgCl2 2- 3 phút rồi rửa lại bằng nước cất vô trùng 2-3 lần nhưng sau khi cấy mẫu vào hộp petri thì khả năng nhiểm rất cao thường là bọn nấm men. môi trường em chọn là môi trường tự nhiên khoai tây.
 
chú chẳng cần khử trùng làm gì cả
lấy cây nấm , dùng dao lam sạch(khử trùng rùi) hoặc dao mổ, bẻ đôi cây nấm, cắt một it phần giữa cấy vào đĩa thạch
môi truờng, 20g ?dường kính
khoai tây 200g lấy nước
giá 100g lấy nước
bằng cách đun sôi lọc dịch
trong 1000ml+16 g thạch
oki
 
Em cám ơn anh lamvt rất nhiều, trước đây em cũng nghĩ có lẽ do mình khử trùng mẫu quá nên ức chế vì giống của em tạo ra phát triển rất chậm.Mà anh lamvt ơi ! cho em hỏi một câu nữa là pHopt của nấm sò và linh chi là bao nhiêu ?
 
một cách nữa đó là để cây nấm vào đĩa petri có lót giấy đã khử trùng đậy lại để qua đêm cho bào tử rụng xuống giấy, rùi lấy giấy đó ra rũ nhẹ vào đĩa khác có môi trường thạch
tất cả công việc trên đều thực hiện trong buồng cấy vô trùng nhé
pH à?
khá cao đó vì bon này ưa kiềm mà nhưng cụ thể thì không nhớ
 
to lamvt and lonxon:
Thật sự em cũng mới chập chửng bước vào lĩnh vực nấm mũ to này,dường như không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân lập do đó rất cần sự chỉ giáo của anh.
? ? Em cũng đã thử làm theo cách của anh lamvt, em đặt một tổ chức mũ nấm sò và linh chi vào đĩa petri thì chỉ trong một ngày là ăn ra tràn cả đĩa nhưng chúng lại có màu trắng đục để tiếp vài ngày thì không thấy phát triển nữa.
? ?Nếu cấy truyền sang ống thạch nghiêng thì cũng có hiện tượng đó và khi đưa vào môi trương nhân giống cấp 2 thì tiệt ngõm.
? Rất mong sự giúp đỡ từ các anh!
 
anh nói khí không phải: em có thể nói mục đích công việc của em được không?
vì hiện nay các chủng này rất phổ biến trên thị trường cần gì phải nhọc tâm phân lập làm gì?
chú thử theo cách hai đi: lấy bào tử nấm ấy
THÀNH CÔNG
 
to lamvt:
? ? Em đang học ?năm thứ 5, tranh thủ thời gian hè để thử phân lập nấm thôi, em vẫn biết hiện nay muốn cần giống có chất lượng cao thì chẳng khó gì cả ở ngoài viện Công nghệ sinh học thực vật chẳng hạn. Nhưng em đang ở miền Trung, muốn giúp các trại nấm chủ động hơn trong vấn đề về giống.
 
việc đó cần gì phải nhọc tâm đến vậy
em có chắc là chủng giống của em phân lập là tốt không có khi còn báo hại nông dân nữa!!!!
tốt nhất làm cách sau: MT Khoai tây: 500g
Giá : 200g
đường kính: 20 g
Thạch: 16 g
làm môi trường thạch nghiêng ống nghiệm
rùi cấy chuyển từ meo vào lại ống nghiệm
thế nhé
THÀNH CÔNG
 
vietbio said:
Bạn nào biết các công thức chuẩn bị meo trong sản xuất nấm rơm thì post cho tôi với. Tôi đang cần thông tin về kỹ thuật này.

Có bạn nào ở Viện Di truyền NN giúp tôi đc ko? nghe nói Viện DT đã chuyển giao công nghệ này rất thành công. Cảm ơn mọi ng nhiều nhé.
Bạn muốn hỏi về chuẩn bị meo theo kiểu có sẳn hay tự làm từ qui trình đổ môi trường cho meo nấm-->cấy truyền ống nghiệm --> cấy truyền ra môi trường meo --->đại trà sản xuất?????
Nhưng có một điều rât quan trọng là công việc làm meo nấm rất dễ bị nhiễm nên những bạn ấy nói như thế thì quá sơ sài, chỉ là một phần rất nhỏ trong qui trình chuẩn bị meo thôi,...nhưng như thế cũng hay ấy chứ?
 
Em có một thắc mắc nhỏ trong quy trình sản xuất nấm rơm, và một số loại nấm khác như nấm mục nhĩ nấm mỡ vv.. nguần cơ chất trồng nấm đều được xử lí bằng caso4 hoặc caco3 vậy thực chất vai trò của các ion Ca 2+ bổ xung vào cơ chất trồng nấm có vai trò gì với sự phát triển của nấm vậy ạ. Anh chị nào biết về vấn đề này thì chúng ta cùng trao đổi nhé.
 
hình như chúng chỉ có tác dụng khử trùng cơ chất và làm đệm chỉnh pH cơ chất chứ kô tác động mạnh lên sinh lý của nấm (N, P, K mới đóng vai trò này).
 
Em không nghi thế, Em thấy ở người thì vai trò của ion Ca2+ đóng vai trò rất quan trọng trọng trong quá trình hình thành xương và sự phát triển của cơ thể.
? Còn đối với nấm, là một loài có tốc độ phát triển nhanh, hơn nưa nấm lại có cấu tạo tế bào rất đặc trưng khác những loài khác, nó có cấu tạo lớp vỏ kitin-glucan bền vững để bảo vệ cho tế bào nấm. Vậy em nghĩ liệu có sự liên quan nào giữa ion Ca2+ với sự hình thành của lớp vỏ này không, giông như vai trò của Ca2+trong hình thành men răng và xương ở người vậy.
? Nếu chỉ để khử trùng và điều chỉnh PH ?thì liệu có thể thay Ca2+ bằng các chất khác không ạ ?
 
về nguyên tắc mọi nguyên tố khoáng, từ đa lượng đến vi lượng, đều có ảnh hưởng đến sinh lý phát triển của nấm (động vật, thực vật, vi sinh ...); do vậy cho rằng Calcium có ảnh hưởng lên sinh lý phát triển nấm trồng là đương nhiên. Nhưng tui nhớ hồi đó khi học khảo sát sinh lý biến dưỡng của nấm, tui chỉ làm về N, P, K chứ kô làm về Ca, do đó tui hình dung rằng Ca kô đóng vai trò quan trọng lắm. nếu rảnh tui sẽ tìm kỹ hơn về ảnh hưởng của Calcium lên nấm trồng.
 
Anh Dung tim cho em về vai tro của ion Ca đi Thầy giáo em nhấn mạnh rất nhiều về nó nhưng em tìm mãi mà không thấy được vai trò khác của nó ngoại trừ hai cái như anh nói.
 
Trong lĩnh vực trồng nấm, cuốn sách gối đầu giường là cuốn

Mushrooms : Cultivation, Nutritional Value, Medicinal Effect, and Environmental Impact

Second Edition by Shu-Ting Chang and Philip G. Miles;

Ở Vn cũng có 1 số cuốn nữa mà GS tài danh NLD nhà ta cũng có xuất 1 cuốn.

Bạn có thể tìm đọc mấy cuốn của VN, chắc sẽ có phần đề cập đến Calcium. Bản ebook cuốn trên tui chưa tìm thấy, khi nào thấy nó, tui sẽ túm ngay.

Ngoài ra còn 1 số cuốn khác nữa, nhưng chắc kô cần giới thiêu.

Rảnh tui sẽ tìm hiểu vai trò Calcium lên nấm trồng.
 
Nói chuyện nấm thèm quá. Có bác nào ở korea, gửi ít giống nấm tuyết mà người ta hay ăn chung với thịt ba rọi nướng (sam gyop sal) về cho bác Lâm trồng rồi, phổ biến ra đại trà đê.
 
Về lý thuyết thì em không biết, nhưng nếu về kỹ thuật trồng nấm thì có thể kiếm quyển:
PGS.PTS. Nguyễn Hữu Đống, Ks. Đinh Xuân Linh, Ks. Nguyễn Thị Sơn, TS. Zani Federico. Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng. NXB: Nông nghiệp, 2005. ?


Quyển này giới thiệu khá đầy đủ về kỹ thuật trồng nấm mỡ, rơm, sò, mộc nhĩ, nấm hương, linh chi, cách chế biến, một số món ăn làm từ nấm. Nói chung quyển này nói tất tần tật liên quan tới nấm để sản xuất chứ không phải là lý thuyết.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top