sự rỉ nhựa và ứ giọt ở cây

ntah

Senior Member
cho em hỏi :
ở cây thường có hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa ?
giải thích hiện tượng nay như thế nào ạ ?và hiện tượng này có liên quan như thế nào đến sự hút nước ở rễ cây ?
cảm ơn các bác nhiều !!!!!!!!!!!!!!!!
*******************************
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT PHO SÁCH NẾU TA BIẾT ĐỌC HỌ
 
Chào người bạn cùng giới

? Có thể nói la sự rỉ nhựa và ứ giọt la thí nghiệm chứng minh cho sự hút nước một cách chủ động của rễ cây

? ?1, Khi ta căt một cái cây mà cắt sát gốc co nghĩa là ko còn co lục hút của lá kéo dòng nước lên trên do qua trình thoat hơi nước nhưng chúng ta vẫn thấy hiên tượng rỉ nhựa chưng tỏ do lực hút nước chủ động cua rễ cây

? 2, Tương tự như vậy thì khi ta úp một cai chuông thủy tinh lớn lên toan bộ cây co nghĩa là dã ức chế quá trính thoát hơi nước nhưng vẫn thấy ở lá bị ứ giọt chứng tỏ rễ có đẩy nước

? Nói chung hai hiện tượng rỉ nhạ và ứ giọt đều chứng minh cho quá trính hút và đẩy nước chủ động của hệ rễ :!: ?:!: ?:!: ?:D
 
Chào bạn ntah!!!!!
Mình cũng là một người rất quan tâm đến vấn đề mà bạn đang nói tới , mình học chuyên sinh và cũng rất yêu thích phần thực vật mình chỉ có một số ý kiến nhỏ , mong rằng sẽ giúp đươc bạn !
1. Sự ứ giọt và rỉ nhựa chỉ xảy ra ở những cây thân thảo trong những điều kiện không khí bão hòa hơi nước , đây là hiện tượng để chứng minh sự hút nước chủ động của rễ cây.Vì áp suất rễ chỉ khoảng tầm 3-5atm nên vai trò của nó trong sự vận chuyển của nước trong cây chỉ đóng vai trò phụ ở những cây thân gỗ có chiều cao vài chục mét .
2.Trong điều kiện không khí bão hào hơi nước , ở những cây thân thảo khi đó thì nồng độ nước bên ngoài cao hơn trong lá nên tế bào lá không thể thoát hơi nước trong khi nước liên tục được vận chuyển lên nhờ áp suất rễ vì vậy nên mới xảy ra ứ giọt và rỉ nhựa.bằng cách này cây mới thoat hơi nước và duy trì sự hút h2o ở rễ.
3.Bạn có thể phân biệt dịch rỉ nhựa và những giọt sương đêm ntn ?
Dịch rỉ thường chỉ xuất hiện ở mép và đầu lá trong khi suơng đêm thì ở khắp bề mặt lá
:?
? ? Mình hy vọng sẽ nhận được ý kiến của các bạn để chủ đề này sáng tỏ hơn!
 
Mình có nhiều điểm tương đồng với bạn, áp suất rễ (hay còn gọi là áp suất đẩy) có giá trị rất yếu nên đóng vai trò rất ít trong quá trình vận chuyển nước lên thân và quá trình đó thực hiện chủ yếu nhờ áp suất hút của lá (theo mình nhớ là khoảng 40 - 70 atm). Còn riêng hiện tượng ?rỉ nhựa là do có sự biến đổi thế năng nước trong cây mà chủ yếu là do sự thay đổi những dung môi hòa tan trong thân do những tác động đột ngột (cắt ngang thân một số loài thân thảo thì từ vết cắt đó sẽ tiết ra nhựa trong một khoảng thời gian nhất định) còn ứa giọt thì do sự chênh lệch nồng độ hơi nước bão hòa gây ra.
 
Sự ứ giọt và rỉ nhựa chỉ xảy ra ở những cây thân thảo trong những điều kiện không khí bão hòa hơi nước , đây là hiện tượng để chứng minh sự hút nước chủ động của rễ cây.Vì áp suất rễ chỉ khoảng tầm 3-5atm nên vai trò của nó trong sự vận chuyển của nước trong cây chỉ đóng vai trò phụ ở những cây thân gỗ có chiều cao vài chục mét .
? Mình cứ nghĩ hiện tượng rì nhựa là khi ta cắt ngang một thân cay chứ ,phải không bác ?ntah .hic sợ hiểu sai vấn đề nên ko dám trao đổi với mấy bác.
? Bác ntah gì đó lên tiếng đi.
 
theo mình còn nhớ :
1) Hiện tượng rỉ nhựa cắt ngang cây thân thảo (ví dụ :cà chua) cắt gần gốc. mục đích là loại bỏ động cơ hút nước trên (là sức hút của bộ lá) và động cơ giữa (chính là sự liên kết giưa các phân tử nước trong mạch của cây). Thí nghiệm này chứng minh được sức  đẩy của động cơ dưới của cây là bộ rễ.
2)Hiện tượng ứ giọt: úp chuông thủy tinh vào cây để một thời gian thấy trên mép lá có các giọt nước xuất hiện.Mục đích của việc úp chuông là tạo ra không khí bão hòa hơi nước tức là đã loại bỏ được động cơ trên , cây lúc này chỉ còn động cơ giữa và dưới.
Tóm lại 2 thí nghiệm này nhằm mục đích tìm hiểu vai trò của các động cơ hút nước của cây.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ thì có thể đọc một số tài liệu như: sinh lý học thực vật (VŨ VĂN VỤ).
 
Anh Trung mến, tại sao hiện tượng ứ giọt
chỉ quan sát thấy ở cây bụi và cây thân thảo ?
Chả biết trả lời làm sao,em hỏi thì ?GS.Nguyễn Lân Dũng cho biết:Do cây hút nước từ
đướ đất lên nên không thể ứa ra trên lá các cây cao quá
 
Chào mọi người!
Thật là một sự trùng hợp .Mình vừa được học ?về vấn đề này xong.Theo mình biết ,cách để phân biệt chính xác hiện tượng ứ giọt và những giọt sương ?đêm là : ta chỉ việc lấy "giọt nước " đọng trên lá hay ở mép lá đem đi phân tích (có thể sương cũng đọng ở mép lá). Nếu "giọt nước " ấy là hạt sương thì nó chỉ chứa nước bình thường.Còn nếu "giọt nước" ấy sinh ra do hiện tượng ứ giọt thì nó sẽ chứa các chất khoáng ,các chất vô cơ ,hữu cơ ...(do rễ hấp thụ và được vận chuyển lên lá).
Hiện tượng ứ giọt chỉ quan sát thấy ở cây thân thảo và cây bụi là vì:
- Các cây thân thảo, cây bụi thì ?thấp nên dù ?áp suất rễ (hay còn gọi là áp suất đẩy) có giá trị rất yếu thì nước được vận chuyển lên lá cũng không thể thoát ra trong điều kiện không khí bão hòa.Vì vậy, xảy ra hiện tượng ứ giọt.
- Còn các cây thân to, cao thì vươn lên cao nên không khí loãng hơn ,chưa hẳn bão hòa. Do đó, lá vẫn có thể thoát hơi nước.
 
Mình có nhiều điểm tương đồng với bạn, áp suất rễ (hay còn gọi là áp suất đẩy) có giá trị rất yếu nên đóng vai trò rất ít trong quá trình vận chuyển nước lên thân và quá trình đó thực hiện chủ yếu nhờ áp suất hút của lá (theo mình nhớ là khoảng 40 - 70 atm). Còn riêng hiện tượng ?rỉ nhựa là do có sự biến đổi thế năng nước trong cây mà chủ yếu là do sự thay đổi những dung môi hòa tan trong thân do những tác động đột ngột (cắt ngang thân một số loài thân thảo thì từ vết cắt đó sẽ tiết ra nhựa trong một khoảng thời gian nhất định) còn ứa giọt thì do sự chênh lệch nồng độ hơi nước bão hòa gây ra.
Rỉ nhựa xảy ra ở mọi loại cây nhé
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top