Nguồn nhân lực mang tính quyết định đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Thắng trả lời tại giao lưu trực tuyến do VietNamNet tổ chức vào sáng 20/10... <table class="image center" id="table1" width="400" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td></tr> <tr> <td class="image_desc">
Ngày 7/9/2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ). Theo đó, 16 PTNTĐ được tổ chức xây dựng. Tuy nhiên, chỉ 14 phòng được công nhận (2 phòng chưa đủ điều kiện thực hiện).
Ngày 23/10/2002, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 3 PTNTĐ, nâng tổng số PTNTĐ được đầu tư xây dựng giai đoạn I lên 17, với tổng vốn 1.125,73 tỷ đồng.Đến nay, 15 phòng đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 3 PTNTĐ đi vào hoạt động ổn định. Về cơ bản, đã hình thành hệ thống PTNTĐ trên cả nước ở 7 lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, cơ khí - tự động hóa, hóa dầu, năng lượng.
<table class="rl box rightside" align="right"><tbody><tr><th>
</th></tr><tr><td>
</td> </tr> </tbody></table> Việc thành lập các PTNTĐ được dư luận cho là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, giúp tập trung vào những mũi nhọn nghiên cứu có tính chiến lược vốn khó thực hiện nếu dàn trải trong các phòng thí nghiệm nhỏ lẻ.
Theo đánh giá của Bộ KHCN, một số PTNTĐ với phương châm vừa lắp đặt vừa khai thác đã mang lại sự thay đổi về chất, tạo diện mạo mới cho các viện nghiên cứu và các trường đại học (được chọn làm cơ quan chủ trì của các PTNTĐ), giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận và giải quyết các vấn đề KHCN tầm cỡ quốc tế ngay tại VN về gen, vắc xin.
Các PTNTĐ này, với cơ chế "mở": đón tất cả nhà khoa học từ nơi khác tới làm việc; vận động mọi cách để tìm kinh phí hoạt động; tranh thủ mọi cơ hội hợp tác nghiên cứu - đào tạo, đã gặt hái thành công vượt mong đợi.
Tuy nhiên, một số PTNTĐ, hiệu quả khai thác rất thấp, có phòng thậm chí rất vất vả để duy trì hoạt động.
Gần đây, có dư luận: Có hay không hiện tượng lãng phí trong mua sắm trang thiết bị, gây tình trạng máy móc thiếu đồng bộ, chưa thể hoạt động? Một số PTNTĐ hoạt động khó khăn có phải dochưa có quy chế hoạt động chính thức suốt 8 năm qua? Trong thời gian này, vốn đầu tư khổng lồ của nhà nước đã thu lãi hay "mòn" đi? Các PTNTĐ Việt Nam đã thực hiện được các mục tiêu của PTNTĐ quốc gia, hay mới đủ khả năng vận hành như những trung tâm thiết bị phục vụ nghiên cứu?
Trên thực tế, có nên và có thể đong đếm hiệu quả theo kiểu "tiền tươi thóc thật" của các đơn vị nghiên cứu khoa học đặc biệt như PTNTĐ? Tiền đầu tư của Nhà nước cho các cơ sở này đã được cơ quan chủ trì sử dụng thế nào? Nguyên nhân của tình trạng hoạt động khó khăn ở một số PTNTĐ, giải pháp để hệ thống PTNTĐ Việt Nam vận hành hiệu quả, nâng sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà sánh tầm khu vực và quốc tế...?
Mọi thắc mắc sẽ được các khách mời của VietNamNet giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến "Phòng thí nghiệm trọng điểm: Có hiệu quả?", diễn ra từ 9-11h thứ hai, 20/10/2008.
Các khách mời gồm:
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN
- Ông Nguyễn Trọng Thụ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ KH&CN
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công thương
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc - Viện trưởng Viện Hoá học công nghiệp, Bộ Công thương
- PGS.TS. Trương Nam Hải - Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện KH&CN Việt Nam
- GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc - Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện KH&CN Việt Nam
Khó tính hiệu quả tức thì của PTNTĐ
Nguyễn Tiến Dũng - Nam 58 tuổi - Hà Nội
- Với các mục tiêu đề ra là: 1. Tạo ra các công trình nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo, tiếp cận hoặc đạt trình độ quốc tế, được công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH&CN có uy tín trên thế giới. 2. Tạo ra các sáng chế, sản phẩm KH&CN được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, có khả năng thương mại hoá, góp phần nâng cao năng lực, trình độ công nghệ trong nước.. 3. Hình thành được tập thể cán bộ KH&CN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN quốc gia ở trình độ quốc tế. Phải chăng PTNTĐ là mô hình tốt nhất để phát triển KHCN ở nước ta và việc xây dựng mô hình PTNTĐ là cách duy nhất? Ngoài cách đó ra (nếu không phải là duy nhất) còn mô hình nào khác không? Chúng ta xây dựng mô hình đó là theo kinh nghiệm trên thế giới hay do ai sáng chế ra?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Việc thành lập các PTNTĐ theo mô hình hiện nay, theo tôi là phù hợp với điều kiện của VN nhằm đạt được 3 mục tiêu nêu trên, đặc biệt là để hình thành được các tập thể cán bộ KHCN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Trong thực tế, có khá nhiều nước xung quanh chúng ta đã thực hiện rất thành công mô hình này (như Trung Quốc). Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình duy nhất. Ở một số nước trên thế giới, người ta xây dựng những trung tâm nghiên cứu xuất sắc nhằm tập hợp được những lực lượng nghiên cứu mạnh, tập trung đầu tư cho những hệ thống PTN cho trung tâm đó cũng nhằm giải quyết những vấn đề mũi nhọn, những vấn đề mới trong KHCN đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cũng cần lưu ý rằng để phát huy tối đa năng lực (con người và thiết bị) của các PTNTĐ, thì việc liên kết trong các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của PTNTĐ với hệ thống các PTN trong cơ quan chủ trì và trong cả nước và đặc biệt trong hợp tác quốc tế (trong cùng một lĩnh vực) là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của một số kết quả rất đáng khích lệ của một số PTNTĐ trong thời gian vừa qua.
Nguyễn Ân - Nam 54 - Hà Nội
- Xin cho biết danh sách 17 phòng TNTĐ, nơi đặt trụ sở và cơ quan trực tiếp quản lý. Nếu đi vào vận hành, kinh phí và các điều kiện vật chất khác (nguyên vật liệu, hóa chất , điện năng...) để duy trì các hoạt động này sẽ được đảm bảo như thế nào?Các PTNTĐ sẽ hoạt động theo nguyên tắc nào, bao cấp hay tự chủ tài chính? Việc quản lý tài sản theo nguyên tắc nào? Cách tính và trích khấu hao máy móc trang thiết bị dựa theo qui định nào?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ KHCN: Danh sách 17 phòng thí nghiệm trọng điểm, gồm:
1. Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học, Viện KHCN VN.
2. Vật liệu và linh kiện điện tử, Viện Khoa học Vật liệu, Viện KHCN VN.
3. Công nghệ mạng và đa phương tiện, Viện CNTT, Viện KHCN VN.
4. Công nghệ tế bào thực vật (khu vực phía Nam), Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện KHCN VN.
5. An toàn thông tin, Trung tâm KH Kỹ thuật và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng.
6. Vật liệu Polyme và composit, Trường ĐH Bách Khoa HN, Bộ GD-ĐT.
7. Công nghệ tế bào động vật, Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT.
8. Công nghệ tế bào thực vật, Viện Di truyền, Bộ NN-PTNT.
9. Động lực học sông, biển, Viện Khoa học thuỷ lợi, Bộ NN-PTNT.
10. Công nghệ hàn và xử lý bề mặt, Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công thương.
11. Công nghệ lọc, hoá dầu, Viện Hoá học Công nghiệp, Bộ Công thương.
12. Công nghệ enzyme và protein, Trường ĐH KHTN, ĐH Quốc gia HN.
13. Điều khiển số và kỹ thuật hệ thống, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
14. Vật liệu Polyme và composit, khu vực phía Nam, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
15. Chuẩn đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ KHCN.
16. Bể thử mô hình tàu thuỷ, Viện KHCN Tàu thuỷ, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
17. Điện cao áp, Viện Năng lượng, Bộ Công thương.
Nếu đi vào vận hành thì Nhà nước có các khoản kinh phí để hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ chi điện, nước, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị của phòng thí nghiệm trọng điểm, mức hỗ trợ được tính bằng 1% tổng vốn đầu tư cho dự án.
2. Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng phù hợp với mục tiêu hoạt động của các PTNTĐ.
Nguyên tắc hoạt động của các PTNTĐ được quy định tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của PTNTĐ, ban hành theo QĐ số 08/2008/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN. Cụ thể như sau:
- PTNTĐ hoạt động theo phương thức mở nhằm huy động đông đảo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, bảo đảm khai thác đầy đủ, hiệu quả trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật.
- PTNTĐ được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH và CN công lập, quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- PTNTĐ phải thể hiện được vai trò nòng cốt và đi đầu thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng trình độ, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu.
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của PTNTĐ phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
PTNTĐ được Nhà nước tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong 4 năm đầu sau khi hoàn thành đầu tư và được đưa vào sử dụng. Mức tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào tính chất, trình độ, nội dung các nhiệm vụ mà PTNTĐ thực hiện. Việc tiếp tục hoặc chấm dứt đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong các năm tiếp theo được xem xét dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động của PTNTĐ qua các đợt kiểm tra, đánh giá được cơ quan chủ trì tổ chức hàng năm, Nhà nước (Bộ KHCN chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản) đánh giá 2 năm một lần. Việc đánh giá có thể được giao cho một cơ quan hoặc một hội đồng đánh giá độc lập, có năng lực tập hợp chuyên gia có chuyên môn liên quan nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động của PTNTĐ. Căn cứ kết quả đánh giá định kỳ và đột xuất, Nhà nước sẽ xem xét để quyết định khả năng tiếp tục mở rộng, hỗ trợ đầu tư hoặc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của PTNTĐ, kể cả việc giải thể PTNTĐ.
Về việc quản lý tài sản: các trang thiết bị của PTNTĐ được ghi vào tài sản cố định của PTNTĐ và cơ quan chủ trì. Hàng năm, việc khấu hao tài sản được thực hiện theo quy định hiện hành.
Lê Hoàng Sơn - Nam 45 tuổi - TP. Hồ Chí Minh, Đào Văn Đông - Nam 36 tuổi - Việt Nam
- Một đất nước nhỏ như Việt Nam lại phải đầu tư đến 17 PTNTĐ, trong đó một số phòng xây xong để "trùm mền" bởi không đủ trình độ sử dụng vận hành, hoặc các nghiên cứu của chúng ta "chưa cần" sử dụng đến các máy móc đó. Có phải chúng ta đang giàu quá, chúng ta đang dư tiền? Cách nào để quản lý được các PTNTĐ? Xin cho biết số lượng các công trình nghiên cứu có chất luợng đã được công bố nhờ việc sử dụng các PTNTĐ (ví dụ số lượng các bài báo đã đuợc đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín). Liệu có thể thống kê các lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các PTNTĐ để người quan tâm có thể liên hệ và sử dụng (việc thống kê nếu chỉ dừng ở "7 lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, cơ khí - tự động hóa, hóa dầu, năng lượng" thì chung chung quá)
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Trên thực tế, so với các nước, ví dụ với Trung Quốc thì 17 PTNTĐ của VN là không hề nhiều mà còn thiếu. Trung Quốc có 153 PTNTĐ quốc gia, ngoài ra, các bộ, ngành và địa phương còn có trên 400 PTNTĐ khác, đấy là chưa kể các PTN chuyên đề đặt ở các Viện nghiên cứu và trường ĐH.
Còn ở Việt Nam, 17 PTNTĐ mới chỉ là các PTNTĐ theo một số hướng KH&CN ưu tiên, được chọn lọc rất kỹ trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về lâu dài, sắp tới sẽ phải tiếp tục đầu tư thêm hệ thống các PTN khác nữa
Bộ KHCN cho rằng, việc đầu tư xây dựng PTNTĐ là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề mà Nghị quyết TƯ 2 Khoá VIII đặt ra là phát triển kinh tế phải bằng KHCN, phải dựa vào KHCN nên KHCN phải đi trước một bước, đó là quy luật.
PTNTĐ có nhiệm vụ tổ chức triển khai các nghiên cứu KHCN có tính nền tảng, tính đi trước, tính chiến lược trên cơ sở bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia và tiến bộ KHCN hiện đại của thế giới, đồng thời tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ cao.
Lao động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động đặc biệt, rất khác với lao động sản xuất vật chất vì đây là việc đi tìm tòi cái mới, cái chưa được biết nên cũng có thể có rủi ro. KHCN còn có độ trễ nên không thể cứ có PTNTĐ là có hiệu quả ngay, hiệu quả ở đây là tiềm năng vì một công trình nghiên cứu có kết quả nhưng có thể phải 5-7 năm sau hoặc 10-15 năm sau mới có điều kiện áp dụng, khi đó mới thấy hết ý nghĩa của nó. Ví dụ nghiên cứu lai tạo một giống lúa mới có khi cần đến 10 năm mới được công nhận để áp dụng. Công trình của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm ở Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội là mộtminh chứng cho vấn đề này. Để có thể chuyển giao một giống lúa lai 2 dòng cho một doanh nghiệp với giá 10 tỷ đồng, công trình đã phải trải qua một giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm trên 10 năm.
Việc đào tạo cán bộ đúng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hiện nay các PTNTĐ đều có kế hoạch đào tạo cán bộ bằng nhiều kênh khác nhau.
<table class="image rightside" id="table3" width="150" align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Thứ trưởng Trần Quốc Thắng trả lời bạn đọc VietNamNet. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Bộ KH&CN khẳng định không có PTNTĐ nào bị "trùm mền". Tôi nghĩ đầu tư cho PTNTĐ là một chủ trương rất đúng đắn, không hề lãng phí. Do có các trang thiết bị hiện đại nên nhiều PTNTĐ đã cho ra đời các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn mà trước đây không thể làm được và đã được các đồng nghiệp nước ngoài đánh giá cao, ví dụ các công trình được công bố quốc tế của PTNTĐ Công nghệ gen (năm 2007 có 17 công trình, trên 400 trình tự gen được công bố trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế), PTNTĐ vật liệu và linh kiện điện tử (năm 2007 có trên 40 công trình được công bố trên các tạp chí nổi tiếng của thế giới. Hoặc một số PTNTĐ đã đăng ký và được cấp Bằng sáng chế độc quyền, giải pháp hữu ích hoặc tác giả phần mềm.
Một vấn đề nữa xin được trao đổi là vấn đề hiệu quả. Cần nhìn nhận khách quan vì lao động nghiên cứu khoa học là một loại hình lao động đặc biệt nên cũng có thể có rủi ro. KH&CN có độ trễ nên không thể là cứ có PTNTĐ là phải có hiệu quả ngay, một công trình nghiên cứu có kết quả, được đánh giá nghiệm thu rất tốt, nhưng có thể 5, 7 hoặc 10 năm sau mới có điều kiện áp dụng, và khi đó mới thấy hết được ý nghĩa của nó. Ví dụ, mực in Xeroc cũng phải 15 năm sau khi nghiên cứu xong mới được áp dụng, hoặc nghiên cứu lai tạo một giống lúa mới có khi cần đến trên 10 năm mới được công nhận để áp dụng đại trà...
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Tôi xin có vài câu hỏi liên quan tới chất lượng và hiệu quả của các PTN TĐ:
1. Bộ KH và CN có đưa ra bộ tiêu chí nào để đánh giá tình hình hoạt động của các PTNTĐ? Nếu có, xin Thứ trưởng cho biết bộ tiêu chí này công bố ở đâu và có thể tìm thấy trên trang Web của Bộ không?
2. Theo thông tin từ đồng chí Thứ trưởng, sau 5 năm hoạt động đã có “614 công trình công bố quốc tế” từ các PTNTĐ. Tuy vậy, theo Thời báo kinh tế Sài gòn, trong thời gian 1996-2005, tổng số bài báo khoa học có địa chỉ từ Việt Nam là 3.456 bài, tức là trung bình 5 năm có khoảng 1700 bài, như vậy tổng số bài báo từ PTNTĐ chiếm tới gần 40% số bài báo toàn VN, liệu thông tin này đưa ra có chính xác không?
3. Bộ KH và CN có thống kê các PTNTĐ đã làm ra: bao nhiêu sản phẩm khoa học? Các sản phẩm này đang ứng dụng cụ thể ở đâu tại Việt Nam? Tổng số tiền thu được từ các sản phẩm này hiện là bao nhiêu? Theo tôi biết, để các PTNTĐ này hoạt động được, các đơn vị quản lý trực tiếp đã phải cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà xưởng, điện, nước và chi phí quản lý tối thiểu, vậy Bộ KH CN có thống kê là các phòng này đã nạp lại hàng năm bao nhiêu tiền cho cơ quan quản lý này và bao nhiêu tiền đã được Nhà nước thu lại?
4. Theo Thứ trưởng “PTNTĐ phải là nơi đào tạo được những tập thể khoa học (những nhóm nghiên cứu) hàng đầu”, vậy hiện nay các PTNTĐ có công khai công bố các thông tin liên quan đến các nghiên cứu khoa đang diễn ra tại PTN đó không ? Tất cả các trung tâm công nghệ ở nước ngoài đều công bố rõ ràng trên trang WEB của mình danh sách đội ngũ cán bộ, danh sách nghiên cứu sinh, danh sách các bài báo do trung tâm phát hành, và báo cáo kết quả nghiên cứu hàng năm (bao gồm cả thu và chi tiêu hàng năm của trung tâm đó). Tôi không tìm thấy các thông tin đó đối với 17 PTNTĐ tại VN trên Internet. Liệu Bộ KH và CN có ý định yêu cầu các PTN triển khai các thông tin đó để những người quan tâm có thể tìm hiểu?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Xin được cám ơn anh về một câu hỏi rất nhiều nội dung thể hiện sự quan tâm lớn của anh đối với hoạt động KHCN nói chung và các PTNTĐ nói riêng. Tôi xin được trả lời theo từng ý.
1. Bộ KH và CN có đưa ra bộ tiêu chí nào (indicators) để đánh giá về tình hình hoạt động của các PTN TN không? Nếu có, xin đồng chí Thứ trưởng cho biết bộ tiêu chí này công bố ở đâu và có thể tìm thấy trên trang Web của Bộ không?
Đây là một vấn đề rất hay. Hiện nay, Bộ KHCN đang nghiên cứu để đưa ra những tiêu chí cụ thể có tính định lượng để đánh giá hoạt động KHCN (đối với các đề tài, dự án) nói chung và đặc biệt là PTNTĐ nói riêng. Một cách vắn tắt, những tiêu chí đó sẽ tập trung vào:
- Số công trình PTNTĐ công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH trong nước và quốc tế, đặc biệt đối với những tạp chí có uy tín, chỉ số tham khảo của những công bố đó (đối với các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ nền).
- Số các sáng chế, sản phẩm khoa học (là những quy trình công nghệ...) được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ và được thương mại hoá.
- Số các dịch vụ KHCN mà PTNTĐ cung cấp như những quy trình CN được chuyển giao, những hợp đồng kinh tế cung cấp những dịch vụ về đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp.
- Một tiêu chí hết sức quan trọng nữa là công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cho ngành và lĩnh vực và cho bản thân PTNTĐ đó.
2. Theo thông tin từ đồng chí thứ trưởng, sau 5 năm hoạt động đã có “614 công trình công bố quốc tế” từ các PTNTĐ. Tuy vậy, theo Thời báo kinh tế Sài gòn, trong thời gian 1996-2005, tổng số bài báo khoa học có địa chỉ từ Việt Nam là 3.456 bài, tức là trung bình 5 năm có khoảng 1700 bài, như vậy tổng số bài báo từ PTNTĐ chiếm tới gần 40% số bài báo toàn VN, liệu thông tin này đưa ra có chính xác không? Hơn nữa cũng theo tờ báo này, điều quan trọng hơn là chất lượng các bài báo được tính bằng số lần trích dẫn bài báo đó, liệu Bộ KH và CN có tìm hiểu thông tin về chất lượng các bài báo này không?
Về thông tin này, xin được giới thiệu 2 trong số 17 PTNTĐ để anh có thể tham khảo và đánh giá
- PTNTĐ Công nghệ Gen, Viện KHCN VN
- PTNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử, Viện KHCN VN
3. Theo cá nhân tôi, ở đất nước còn rất nghèo như Việt Nam, một tiêu chí rất quan trọng là việc đầu tư tiền của nhân dân phải mang lại hiệu quả rõ ràng. Liệu Bộ KH và CN có thống kê các PTNTĐ đã làm ra: bao nhiêu sản phẩm khoa học? Các sản phẩm này đang ứng dụng cụ thể ở đâu tại Việt nam? Tổng số tiền thu được từ các sản phẩm này hiện là bao nhiêu? Theo tôi biết, để các PTNTĐ này hoạt động được, các đơn vị quản lý trực tiếp đã phải cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà xưởng, điện, nước và chi phí quản lý tối thiểu, vậy Bộ KH và CN có thống kê là các phòng TN này đã nạp lại hàng năm bao nhiêu tiền cho cơ quan quản lý này không và bao nhiêu tiền đã được Nhà nước thu lại?
Xin trả lời ý này như sau:
- Việc xác định hiệu quả kinh tế theo cách tính "tiền tươi thóc thật" đối với hoạt động KHCN trong đó có cả PTNTĐ phải cần một thời gian vì trong việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu từ lúc có kết quả nghiên cứu ở PTN cho đến khi ra được một sản phẩm cụ thể và chiếm lĩnh được thị trường cần phải có thời gian để thử nghiệm, cải tiến, phát triển...
- Về việc một số công nghệ đã được các PTNTĐ ứng dụng và chuyển giao trong thực tế và hiệu quả kinh tế mà cơ quan chủ trì của PTNTĐ đó có được cũng lại xin mời anh tham khảo PTNTĐ Hàn và xử lý bề mặt - Viện Nghiên cứu cơ khí Bộ Công thương, PTN Lọc hoá dầu - Viện Hoá học - Tổng Cty Hoá chất VN.
4. Theo đồng chí thứ trưởng “PTNTĐ phải là nơi đào tạo được những tập thể khoa học (những nhóm nghiên cứu) hàng đầu”, vậy hiện nay các PTNTĐ có công khai công bố các thông tin liên quan đến các nghiên cứu khoa đang diễn ra tại PTN đó không? Tất cả các trung tâm công nghệ ở nước ngoài đều công bố rõ ràng trên trang WEB của mình danh sách đội ngũ cán bộ, danh sách nghiên cứu sinh, danh sách các bài báo do trung tâm phát hành, và báo cáo kết quả nghiên cứu hàng năm (bao gồm cả thu và chi tiêu hàng năm của trung tâm đó). Tôi không tìm thấy các thông tin đó đối với 17 PTNTĐ tại VN trên Internet. Liệu Bộ KH và CN có ý định yêu cầu các PTN triển khai các thông tin đó để những người quan tâm có thể tìm hiểu không?
Hiện nay, các thông tin về các PTNTĐ này đều đã có trên các trang web của các đơn vị chủ trì. Tuy nhiên, Bộ KHCN cũng sẽ yêu cầu các PTNTĐ phải cung cấp đầy đủ các thông tin như anh quan tâm trên các website giới thiệu của mình và đây cũng là một trong những tiêu chí mà chúng tôi sẽ đưa vào để đánh giá PTNTĐ.
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Liên quan tiền mua sắm thiết bị (chiếm hơn 80% tổng số tiền chi ra) cho PTNTĐ, liệu Bộ KH và CN có thể công khai danh sách các thiết bị đã được mua và số tiền tương ứng trả cho việc mua các thiết bị đó không?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định 52/NĐ-CP, nghị định 12/NĐ-CP, nghị định 07/NĐ-CP trước đây và gần đây là Nghị định 112, Nghị định 16) thì thủ trưởng cơ quan chủ quản có trách nhiệm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án do cơ quan chủ đầu tư xây dựng và trình (tức là cơ quan chủ trì PTNTĐ đã trúng tuyển qua tuyển chọn và được công nhận). Do đó, danh mục các trang thiết bị, giá trúng thầu hiện nằm trong hồ sơ dự án do các chủ đầu tư (cơ quan chủ trì PTNTĐ) lưu giữ.
Tuy nhiên, để phục vụ việc khai thác, sử dụng chung các thiết bị của PTNTĐ, sắp tới, Bộ KHCN cũng sẽ yêu cầu các PTNTĐ công bố danh mục các trang thiết bị trên trang web của từng PTNTĐ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với từng PTNTĐ để được biết việc này.
Vũ Minh Đức - Nam 27 tuổi - Hà Nội
- Ở các PTNTĐ được đầu tư hơn 50 tỷ có rất nhiều trang thiết bị đắt tiền. Nhưng các vấn đề như điện, nước, xử lý rác vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ như cắt điện đột ngột làm các máy móc trị giá hàng tỷ đồng hư hỏng. Bộ KHCN hoặc các giám đốc các PTNTĐ có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Bộ KHCN đã trao đổi thống nhất với BộTài chính, trình Chính phủ và Quốc Hội về việc hàng năm Nhà nước sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí để chi điện, nước, duy tu bảo dưỡng. Việc này phù hợp với quy định của các nước về tổ chức hoạt động của PTN. Ngoài ra, nếu điều tiết các nguồn thu thì giám đốc PTNTĐ hoàn toàn có thể quyết định việc sử dụng một phần để tái đầu tư, mua sắm thiết bị cho PTNTĐ.
Nguyễn Bách - Nam 40 tuổi - Hanoi
- Xin hỏi ông Thắng,. Điều kiện gì để một tổ chức KHCN ngoài công lập được đầu tư, hợp tác hoặc thuê trang thiết bị của PTNTĐ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Như tôi đã trao đổi ở trên, PTNTĐ được hoạt động theo cơ chế "mở", vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân các nhà khoa học trong cùng một lĩnh vực hoàn toàn có điều kiện để tham gia thực hiện các nghiên cứu tại PTNTĐ. Điều này đã được thể hiện cụ thể tại Điều 15 trong Quy chế hoạt động của PTNTĐ, mời bạn tham khảo trên website của Bộ KHCN.
Bui Thi Hai Ha - Nữ 31 tuổi - Hà Nội
- Kính chào PGS.TS Truơng Nam Hải. Ông định làm gì để nâng cao niềm say mê khoa học của các cán bộ trẻ cũng như ý thức giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, tránh để tình trạng "Cha chung không ai khóc". Kính chúc ông và gia đình mạnh khoẻ.
- PGS.TS Trương Nam Hải: Viện CNSH là một viện có tỷ lệ cán bộ trẻ làm việc rất đông, đặc biệt là các tiến sĩ được đào tạo từ các trung tâm khoa học tiên tiến của thế giới. Hiện nay, lực lượng chính thực hiện các đề tài là cán bộ trẻ dưới sự chỉ đạo của các cán bộ có kinh nghiệm của viện Để nâng cao niềm say mê khoa học của các cán bộ trẻ, viện rất khuyến khích các cán bộ trẻ đăng ký các đề tài khoa học các cấp (Nhà nước, Bộ, và các sở khoa học…) để được thực sự chủ trì công tác nghiên cứu của mình. Về phía Viện, mặc dù kinh phí không nhiều nhưng hàng năm Viện vẫn dành ra một số đề tài dạng “khởi nghiệp” để cho các tiến sĩ trẻ có điều kiện thử sức. Mục đích của đề tài “khởi nghiệp” là tạo điều kiện để các tiến sĩ trẻ hình thành hướng nghiên cứu của mình ở giai đoạn khởi đầu trước khi tiến hành các đề tài ở cấp cao hơn.
Để làm tốt công tác bảo quản trang thiết bị , Viện tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng trang thiết bị cho các cán bộ trẻ mới vào làm việc tại Viện. Viện sẽ hoàn thiện quy chế sử dụng trang thiết bị để gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của cán bộ được giao quản lý trang thiết bị.
Trần Bình - Nam 35 tuổi - Hà Nội
- Danh sách các PTNTĐ và các thiết bị đã được đầu tư hiện nay, năng lực của các PTN trên có thể tìm được ở đâu? Ai là người có trách nhiệm quản lý (và có thể liên hệ làm việc) các PTN trên. Xin hỏi ông Nguyễn Chỉ Sáng một số kinh nghiệm quản lý có hiệu quả PTNTĐ ở Viện NARIME?
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng: Thông tin về PTNTĐ có thể tìm trên trang web của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME). Trong đó có PTNTĐ trực thuộc các cơ quan chủ trì. Trước hết tôi muốn chia sẻ các kinh nghiệm tôi đã có: Định hướng hoạt động của PTN thì chúng tôi được tiếp quản từ Viện trưởng cũ, GS.TSKH Hàn Đức Kim, sau đó chúng tôi có bổ sung để có sự gắn kết chặt chẽ hơn với thực tế.
Định hướng của chúng tôi là: Tập trung nghiên cứu một số công nghệ cơ bản trong lĩnh vực hàn hoặc chế tạo máy. Nắm được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực để triển khai những nghiên cứu vào trong sản xuất, chẳng hạn công nghệ để chế tạo thiết bị: hàn tự động, hàn công nghệ đặc biệt, thiết bị hàn lazer, hàn nổ, hàn dưới lớp thuốc tạo nên sản phẩm có độ bền đặc biệt... hoặc tạo nên những công nghệ về hàn và xử lý bề mặt như công nghệ hàn tạo phôi chi tiết lớn thay cho việc phải đầu tư những lò đúc rất lớn hoặc những máy rèn dập rất lớn, hoặc những công nghệ phun phủ bề mặt tạo nên những chi tiết làm việc trong điều kiện làm việc với áp suất và nhiệt độ rất cao chịu mài mòn lớn như cánh tuốc bin của các tuốc bin khí... Định hướng này cũng quan tâm đến việc chế tạo các vật tư đặc chủng cho ngành hàn, ví dụ vật tư hàn đắp các bề mặt có độ bền cao hiện đang phải mua của nước ngoài với giá vài trăm đô la/ cân thì chúng ta có thể tự chủ với giá rẻ bằng 30-50%.
Với định hướng này PTN của chúng tôi đã gắn được nghiên cứu vào thực tế, chính vì thế PTN có sức sống. Ví dụ nhà máy Xi măng Bút Sơn có con lăn của máy nghiền đứng có sự cố, nếu không sửa chữa được trong nước thì nhà máy phải ngừng 2 tháng để nhập và sửa chữa thiết bị. Với công nghệ hàn đắp với độ bền cao thì Viện đã khắc phục sự cố cho nhà máy trong 8 ngày. Với việc giải quyết này công ty Bút Sơn, ngoài hợp đồng ký kết, đã thưởng cho Viện gần 100 triệu cho việc đảm bảo sản xuất của Công ty.
Ví dụ thứ hai là việc sửa chữa giàn dầu khí Đại Hùng: giàn khai thác dầu khí Đại Hùng bị ăn mòn một chân nằm chìm dưới biển ở độ sâu 40 mét nước, nếu phải kéo đi để sửa chữa thì thời gian mất hàng tháng chưa kể phải tháo lắp và kéo giàn ra khỏi vị trí khai thác, PTN đã sử dụng công nghệ hàn tự động để phục hồi tại chỗ (việc hàn này thực hiện trong khì giàn vẫn khai thác dầu bình thường).
Mới đây nhất, PTN đang thực hiện đề tài nghiên cứu và chế tạo thiết bị cho hàn ống không quay. Thiết bị này trước đây vẫn phải nhập của nước ngoài. Khi thành công có thể áp dụng vào hàn các hệ thống đường ống dầu khí, các đường ống cho nhà máy thuỷ điện. Tựu trung lại, việc nghiên cứu gắn chặt với việc triển khai và như vậy ngoài việc tạo được nguồn kinh phí vận hành phòng thí nghiệm thì nó còn giải quyết được những vấn đề về KHCN cho ngành cơ khí, còn tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu cảm thấy mình gắn vào những công trình kinh tế xã hội lớn của đất nước.
Tuy nhiên PTN cũng có những khó khăn như các thiết đầu tư cho phòng thí nghiệm về cơ bản để phục vụ cho mục đích thí nghiệm. Khi sử dụng những thiết bị này để ứng dụng vào thực tế sản xuất thì về quy mô và mức độ chưa thật phù hợp. Vì vậy việc có một số kinh phí thường xuyên cho cán bộ nghiên cứu cũng như cho việc vận hành và bảo trì thiết bị là rất cần thiết. Thông báo mới nhất của Bộ KHCN cung cấp kinh phí thường xuyên cho PTN là một đáp ứng rất tốt cho các PTN nói chung và PTN hàn nói riêng.
Có PTNTĐ, ra nhiều sản phẩm KH, công nghệ VN trình độ thế giới
<table class="image center" id="table4" fck_template="imagecontener" width="153" align="left" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle">PGS.TS Mai Ngọc Chúc trả lời bạn đọc. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Tam Thành - Nam 28 tuổi - Tp HCM
- Hôm này đọc trên vietnamnet tôi mới biết là Việt Nam có thêm PTN TĐ Lọc hoá dầu của Viện Hoá học Việt Nam tại /khoahoc/2008/10/809086/.
Chúng ta có PTN Công nghệ Lọc Hoá dầu và Vật liệu Xúc tác -Trường ĐHBK Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc hoá dầu của ĐH BK TP.HCM, rồi Trung Tâm Nghiên cứu phát triển chế dầu khí (PVPRO)thuộc PetroVietnam.
Trung tâm nghiên cứu nào cũng cho mình là Trọng điểm, là professional nhưng khi cần đánh giá một loại phụ gia có được phép dùng trong xăng dầu hay không lại không làm được chứ đừng nói nghiên cứu sản xuất phụ gia. Một loại phụ gia cho xăng được nhập khẩu vào VN yêu cầu xác định mục đích sử dụng của phụ gia thì không cần PTN TĐ cũng xác định được nhưng khi đánh giá ảnh hưởng đến tác động môi trường, sức khoẻ do khí thải gây ra hay do bản thân phụ gia gây ra thì có Trung tâm nào đánh giá được không?
Tôi muốn hỏi TS. Mai Ngọc Chúc - Viện trưởng Viện Hoá học rằng một PTN TĐ mà không có nổi một website để giới thiệu hoạt động, cơ sở vật chất... thì làm thế nào để liên kết, hợp tác , tư vấn đây?
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc: Lĩnh vực hoá học nói chung và lĩnh vực về công nghệ lọc hoá dầu nói riêng không chỉ riêng một bộ, ngành mà là khoa học phục vụ cho rất nhiều ngành khác nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào sự phát triển của các ngành khác nhau thì các cơ quan đều xây dựng các trung tâm hoặc các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên đề phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Ví dụ: Trường ĐHBKHN được Nhà nước đầu tư xây dựng một PTN chuyên đề phục vụ cho công tác đào tạo, cho công tác nghiên cứu cơ bản và các mục tiêu khác cho nhà trường. Trung Tâm Nghiên cứu phát triển chế dầu khí (PVPRO) thuộc PetroVietnam có phòng thí nghiệm chuyên đề phục vụ cho công tác nghiên cứu thăm dò khai thác dầu khí và các PTN khác thuộc các bộ ngành và một số địa phương cũng xây dựng các PTN về lĩnh vực khoa học phục vụ cho sự phát triển của đơn vị mình. PTNTĐ Quốc gia công nghệ lọc hoá dầu là một trong 17 PTN được Nhà nước đầu tư xây dựng với tiêu chí chung phục vụ cho các chương trình nghiên cứu mang tầm cỡ chiến lược quốc gia.
Trên cơ sở đó, Phòng TNTĐ Lọc hoá dầu xây dựng các chức năng nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu khoa học, thí nghiệm triển khai thử nghiệm đào tạo lực lượng cán bộ có chất lượng cao (chiến sĩ, tham gia các hoạt động giám định trọng tài về các kết quả phân tích có liên quan có chức năng liên kết trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế về lọc hoá dầu. Định hướng nghiên cứu của chúng tôi tập trung trước hết vào việc lọc hoá dầu, nghiên cứu nâng cao chất lượng trong quá trình lọc dầu như làm giảm lượng lưu huỳnh, tăng trị số octan trong xăng. Về lĩnh vực hoá dầu, nghiên cứu quá trình craking, refoming xúc tác trong quá trình điều chế hdrocarbon thơm. Về lĩnh vực xúc tác, tập trung nghiên cứu các hệ xúc tác kim loại trong quá trình cracking và refoming và đặc biệt là nghiên cứu các xúc tác dị thể. Về lĩnh vực phân tích và kiểm định các thành phần chất lượng sản phẩm dầu mỏ, sử dụng các phương pháp hiện đại để xác định cấu trúc và đặc trưng tính chất các sản phẩm hoá dầu. Về lĩnh vực môi trường tập trung nghiên cứu các lĩnh vực xúc tác để xử lý khí thải (NOx, SOx...).
Nhờ có trang thiết bị của PTNTĐ công nghệ hoá dầu chúng tôi đã nghiên cứu thành công nhiều công trình khoa học, và đặc biệt, một số công trình đã được đưa vào ứng dụng. Xin đơn cử công trình nghiên cứu oxy hoá Metanol, hiện đang được thử nghiệm dây chuyền Pilot của PTNTĐ và mang lại doanh thu 70-80 tỷ đồng/năm và sau khi hoàn thiện, một số cơ sở sản xuất tại VN đăng ký nhận chuyển giao công nghệ xây dựng nhà máy tại miền Trung với công suất 30-50 nghìn tấn/năm. Công trình nghiên cứu về Biodiezel thuộc đề tài cấp nhà nước giao cho PTNTĐ Công nghệ lọc hoá dầu chúng tôi đã nghiên cứu thành công về công nghệ sản xuất B5, B10, B15 trên cơ sở nguồn nguyên liệu của VN, xây dựng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, thử nghiệm trên động cơ ô tô, hiện nay đang trong giai đoạn nghiệm thu và có thể đề xuất sản xuất Biodiezel tại VN.
Chúng tôi cũng đang nghiên cứu thành công đề tài độc lập cấp Nhà nước về công nghệ sản xuất Corbitol bằng phương pháp liên tục, một phương pháp hoàn toàn mới có khả năng tổ chức triển khai công nghệ xây dựng nhà máy sản quy mô công nghiệp. Chúng tôi cũng hợp tác với Viện Xúc tác Lion CH Pháp nghiên cứu thành công dung môi sinh học có khả năng thay thế dung môi hữu cơ, hiện chúng tôi đã đăng ký bằng phát minh sáng chế tại châu Âu. Ngoài ra chúng tôi cũng đang xây dựng các chương trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực hoá dầu nhằm tạo ra các công nghệ và các sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp hoá chất, hoá dược...
Phòng TNTĐ công nghiệp hoá dầu có đầy đủ khả năng phân tích và đánh giá các loại phụ gia trong xăng dầu. Hiện nay chúng tôi cũng là 1 trong 22 PTN được Nhà nước giao nhiệm vụ phân tích thành phần Melamine trong sữa và các sản phẩm thực phẩm.
Trong quá trình hoạt động, chúng tôi vận hành theo cơ chế mở, trước hết là ở trong nước, hàng năm chúng tôi thường tổ chức những buổi toạ đàm với các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực lọc hoá dầu (như GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng, GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm) với các tổ chức khoa học của các trường: ĐHBK HN, ĐH KHTN, các viện nghiên cứu khoa học để xin ý kiển tư vấn và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu khoa học trên cơ sở sử dụng các thiết bị của Phòng TNTĐ. Về hợp tác quốc tế, chúng tôi đã xây dựng các đề tài hợp tác song phương, ví dụ với CH Pháp, hợp tác nghiên cứu về dung môi sinh học với Canada, hợp tác nghiên cứu về tổng hợp xúc tác FCC, với Trung Quốc hợp tác nghiên cứu tổng hợp xúc tác cho quá trình oxy hoá Metanol, với Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu về xúc tác dị thể trong quá trình sản xuất biodiezel...
Hiện nay chúng tôi đang sử dụng website của Viện Hoá học Công nghiệp VN và chúng tôi đang có chương trình xây dựng một website riêng cho phòng TNTĐ công nghiệp hoá dầu sau khi kiện toàn bộ máy lãnh đạo của phòng TNTĐ dự kiến vào cuối năm nay và đầu 2009
Chúng tôi cho rằng việc Nhà nước tập trung đầu tư một số PTNTĐ phục vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học mũi nhọn của đất nước là một chủ trương hoàn toàn đúng, nhất là trong điều kiện VN còn khó khăn, chúng ta đầu tư phân tán dàn trải, hiệu quả sẽ không cao và không giải quyết được những vấn đề nghiên cứu khoa học mang tầm chiến lược của đất nước. Với các trang thiết bị hiện đại của PTNTĐ có thể giúp được về mặt cơ bản cho các nhà khoa học làm việc và tổ chức nghiên cứu khoa học mà trước đây chúng ta thường phải làm việc ở nước ngoài.
Kien - Nam 50 tuổi - Ha Noi
- Xin chào TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Được biết ông là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và được giao chủ trì PTNTĐ Công nghệ hàn và xử lý bề mặt, chúng tôi được biết tuy số lượng chưa thực sự đầy đủ như mong muốn song số thiết bị này cũng đã là sự mơ uớc của thế hệ các nhà khoa học thuộc lĩnh vực trong những năm vừa qua, Ông có thể cho độc giả được biết vấn đề khai thác các thiết bị đã được trang bị trong thời gian vừa qua ra sao? Có bao nhiêu công nghệ đã đuợc chuyển giao cho sản xuất, đề nghị nêu cụ thể một vài công trình tiêu biểu?
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng: Phải thừa nhận dù chưa thật đầy đủ nhưng PTN này cũng là mơ ước của nhiều đơn vị nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp. Cũng phải thừa nhận một số trong các thiết bị này cũng chưa thực sự được khai thác hết công suất nhưng cho đến nay PTN cũng đóng góp được một số kết quả đáng ghi nhận cho ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam.
Một số thiết bị khá hiện đại của PTN như thiết bị bốc bay chân không, thiết bị thấm Ni-tơ nhiệt độ thấp đã được nghiên cứu và bước đầu ứng dụng để chế tạo các bánh răng bơm dầu với công nghệ có những thay đổi cơ bản. Khi thấm Ni-tơ nhiệt độ thấp, độ cong vênh thấp do vậy nguyên công mài tinh xác bánh răng có thể được bỏ qua mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Ứng dụng này đã được sử dụng cho công ty cơ khí Chính xác. Việc nghiên cứu công nghệ bốc bay chân không để phủ cứng các bề mặt khuôn dập, các dụng cụ cắt sẽ tạo tiền đề cho việc Việt Nam sản xuất được dụng cụ cắt và khuôn dập với độ bền cao. Một số thiết bị giải quyết chất lượng công trình, năng suất lao động đơn cử như thiết bị hàn ống không quay đang được PTN nghiên cứu để chế tạo thiết bị này trong nước nhằm thay thế nhập khẩu và phục vụ cho các công trình trọng điểm như các công trình dầu khí, công trình thuỷ điện...
Về số lượng các công nghệ được chuyển giao ở PTN chưa được thống kê chính xác nhưng thông thường các công nghệ này gắn liền với các hợp đồng kinh tế về cung cấp thiết bị và sản phẩm. Trong mấy năm qua PTN đã có nhiều hợp đồng cung cấp máy và thiết bị với giá trị hàng chục tỷ đồng. Các công trình tiêu biểu tôi cho là tại công ty xi măng Bút Sơn, công ty Dầu khí Đại Hùng...
Nguyễn Văn Khánh - Nam 25 tuổi - số nhà 5 ngõ 27 đuờng Lê Trọng Tấn
- Kính thưa PGS TS Đào Nam Hải Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học. Tôi là một người rất quan tâm tới lĩnh vực CNSH. Tôi biết rằng trong thời gian vừa qua nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiên để phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học. Ngành CNSH, viện công nghệ sinh học định phát triển theo hướng nào để xứng đáng với sự quan tâm và số tiền nhà nước đã đầu tư. Xin PGS.TS cho biết một số thành quả mà ngành công nghệ sinh học nước ta đã làm được trong thời gian vừa qua.
- PGS.TS Trương Nam Hải: Viện CNSH được nhà nước đầu tư PTNTĐ công nghệ gen với mục tiêu thực hiện các nghiên cứu cơ bản, định hướng ứng dụng, theo các hướng sau:
- Nghiên cứu về hệ gen (Genomics)
- Nghiên cứu về hệ protein (Proteomics)
- Tin sinh học Bio-Informatics
Các nghiên cứu của viện định hướng ứng dụng cho các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công nghiệp. Kể từ khi có PTNTĐ, các nghiên cứu của Viện đã đạt chất lượng tốt hơn hẳn so với trước đây. Một số nghiên cứu được thực hiện ngang tầm khu vực. Ví dụ, các nghiên cứu protein tái tổ hợp ứng dụng trong y tế và nông nghiệp; các nghiên cứu phát hiện các chỉ thị phân tử liên quan đến một số bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường; nghiên cứu hệ gen ti thể của người Việt Nam...
Mặc dù thời gian xây dựng PTNTĐ chưa lâu, tuy nhiên, từ khi có PTNTĐ, Viện đã đạt được một số kết quả như sau:
Xây dựng thành công quy trình công nghệ tạo vaccin tái tổ hợp dùng cho dịch cúm gia cầm. Và hiện nay, quy trình này đã được hoàn thiện và chuẩn bị chuyển giao cho các công ty với quy mô sản xuất hàng triệu liều trong 1 năm.
Thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật gen để giám định gen hài cốt liệt sĩ. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa về mặt xã hội, giúp cho các thân nhân liệt sĩ tìm được đúng tên người thân đã hy sinh trong thời gian chiến tranh.
Ngoài ra, Viện cũng đã mở rộng được khả năng hợp tác với nhiều đơn vị trong nước và quốc tế để cùng tiến hành các nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ do thực tiễn đề ra.
Nhờ có PTNTĐ mà công tác đào tạo của Viện cũng được tiến hành rất tốt. Nhiều cán bộ đã được đào tạo các kỹ thuật tiên tiến của công nghệ sinh học tại viện.
Về ngành công nghệ sinh học của nước ta thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Do điều kiện thời gian không thể liệt kê ra đầy đủ, tuy nhiên, có thể kể một vài ví dụ như sau: Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành công nghệ sinh học đã nghiên cứu tạo ra các giống lúa năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam đã được tạo ra trên nền công nghệ sinh học; Các vaccin phòng chống các bệnh gia cầm, vật nuôi, thuỷ sản đã được tạo ra và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực y tế, hơn 10 loại vaccin phòng bệnh cho trẻ em đã được sản xuất tại Việt Nam. Nhiều phương pháp phát hiện bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư, bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam xây dựng và triển khai ứng dụng trên thực tế…
Hoàng Anh Vũ - Nam 36 tuổi - Tokyo
- Xin hỏi TS. Trương Nam Hải: Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực sinh học phân tử cũng có nhiều loại thiết bị đòi hỏi có kiến thức mới có thể ứng dụng hiệu quả được. Ví dụ như quá trình giải trình tự chuỗi DNA. Trong tình hình thiếu hụt nhân lực về lĩnh vực này, ai là người quyết định sẽ đầu tư những thiết bị nào cho PTNTĐ. PTNTĐ có tham khảo ý kiến chuyên gia?
- PGS.TS Trương Nam Hải: Đúng như bạn nói, có nhiều loại thiết bị cho nghiên cứu sinh học phân tử rất hiện đại và phức tạp đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này để có thể sử dụng hiệu quả thiết bị. Chính vì vậy, để đầu tư cho phòng thí nghiệm, Nhà nước thông qua Bộ KH-CN đã tổ chức các hội đồng quốc gia để xem xét khả năng đầu tư. Một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét khả năng đầu tư là nguồn nhân lực của đơn vị đứng ra xây dựng PTNTĐ. Kinh nghiệm xây dựng PTTĐ công nghệ gen của Viện CNSH cho thấy để xây dựng thành công và sử dụng hiệu quả trang thiết bị thì yếu tố con người là rất quan trọng.
Đồng Đại - Nam 50 tuổi - TP Thanh Hoá
- Kgửi: Anh Trương Nam Hải. Tôi muốn phân tích một dung dịch có khả năng xua đuổi côn trùng gây hại chiết xuất từ cây lá nam. Xin anh cho biết có thể phân tích ở phòng thí nghiệm nào? Trân trọng cảm ơn.
- GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc: Mời bạn đến phòng thí nghiệm các hoá chất hợp chất tự nhiên diệt trừ sâu bọ do Giáo sư Tiến sĩ Dương Anh Tuấn, Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để liên hệ.
<table class="image rightside" id="table5" width="200" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc"> GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc (bìa trái) và PGS.TS. Trương Nam Hải (giữa) trả lời bạn đọc. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
PTNTĐ "mở": "Chìa khóa thành công"
Trần Bình - nam 35 tuổi - Hà Nội
- Ý tưởng xây dựng PTNTĐ là hoàn toàn đúng. Nó sẽ giúp ích được các nhà khoa học có được các trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu và tiết kiệm kinh phí đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên cách thức hoạt động của các PTN này còn nhiều bất cập (cho cả người quản lý PTN lẫn các nhà nghiên cứu) nên hiệu quả thu được chưa cao.
Thời gian trôi qua nhanh, các thiết bị xuống cấp, đội ngũ cán bộ sẽ ra đi vì không tạo được tương lai lẫn thu nhập - và chắc chắn sẽ có nhiều thiết bị đắp chiếu trong tương lai gần. Vậy xin hỏi Bộ KHCN sẽ có chính sách gì để tháo gỡ ngay các khó khăn đó cho các PTNTĐ ? Nếu cần trao đổi để tháo gỡ các vướng mắc thì cần phải gặp bộ phận nào hoặc ai có trách nhiệm ở Bộ KHCN phụ trách việc hỗ trợ các PTNTĐ giải quyết các vấn đề về cơ chế?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Để phát huy tối đa năng lực của các thiết bị đã đầu tư cho PTNTĐ đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong quy chế hoạt động PTNTĐ đã được thể hiện đây là loại PTN "mở", nghĩa là tạo mọi điều kiện cho tất cả các nhà khoa học trong và ngoài nước có cùng lĩnh vực chuyên môn của PTNTĐ có điều kiện thực hiện các hoạt động nghiên cứu của mình.
PTNTĐ được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập được quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP, nghĩa là PTNTĐ được coi như một đơn vị nghiên cứu cơ bản, chiến lược chính sách và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và duy trì bộ máy.
Chúng tôi cám ơn và rất hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những người quan tâm đến PTNTĐ. Cơ quan đầu mối của Bộ KHCN tiếp nhận những ý kiến này là Vụ Kế hoạch Tài chính. Tôi cũng xin được sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến đó theo địa chỉ email của cá nhân là: tqthang@most.gov.vn
Thân Thị Thúy - Nữ 33 tuổi - Hàn Quốc
- Xin hỏi, PTNTĐ (như PTNTĐ Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học) đang được đơn vị chủ quản quản lý và được nhà nước đầu tư, có khi nào hoạt động tách rời như là một đơn vị độc lập và lúc đó các cán bộ khoa học phải thuê máy móc để tiến hành các nghiên cứu của mình?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Xin cám ơn bạn vì câu hỏi rất hay thể hiện yêu cầu về trách nhiệm rất cao của cơ quan chủ trì đối với PTNTĐ. Chỉ khi nào PTNTĐ thực sự là một đơn vị nòng cốt của cơ quan chủ trì trong hoạt động nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của PTNTĐ gắn chặt với định hướng nghiên cứu và phát triển của cơ quan chủ trì thì lúc đó mới phát huy được hết sự hợp tác, đóng góp của tất cả các cán bộ khoa học, kết hợp được tất cả các thiết bị nghiên cứu sẵn có của cơ quan chủ trì để PTNTĐ hoạt động của hiệu quả.
Bình Minh - Nam 30 tuổi - Hà Nội
- Xin hỏi, có cơ chế tuyển chọn công khai các chức danh như trưởng phòng/nhóm nghiên cứu tại các PTNTĐ và cho họ được quyền tuyển/thuê các cán bộ, sinh viên đến làm việc trong phòng/nhóm nghiên cứu của họ? Hay họ vẫn phải xin làm hợp đồng và sau 2-3 năm mới được tham gia thi tuyển công chức, và nếu đạt thì sẽ được hưởng mức lương khởi điểm đối với tiến sỹ khoảng 1,6 triệu đồng/tháng? Theo tôi biết, các PTNTĐ đều đã cơ cấu hết các vị trí, do đó các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài về hoặc các chuyên gia từ các viện/trường đại học trong nước khác nếu xin vào PTNTĐ thì cũng không có vị trí trong PTNTĐ và sẽ chỉ làm nhân viên cho các vị đã được cơ cấu trước đó, cho dù ở nước ngoài họ là các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia uy tín. Điều này sẽ không khuyến khích và thu hút được các nhà khoa học giỏi vào PTNTĐ làm việc. Ông nghĩ thế nào về nguy cơ "bình mới, rượu cũ" này trong các PTNTĐ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Theo Quy chế hoạt động, giám đốc PTNTĐ được cơ quan chủ trì tuyển chọn một cách công khai theo tiêu chuẩn, PTNTĐ được hoạt động theo Nghị định 115, vì vậy, PTNTĐ (giám đốc PTNTĐ) được quyền chủ động rất cao trong việc tuyển dụng, trả lương, bổ nhiệm các chức danh trong tổ chức của mình.
Kien - Nam 50 tuổi - Ha Noi
- Xin chào PGS.TS Mai Ngọc Chúc. PTNTĐ Lọc hoá dầu do Viện hoá công nghiệp chủ trì đã có những định hướng nghiên cứu như thế nào để đáp ứng nhu cầu hiện nay của ngành công nghiệp dầu mỏ Việt Nam? Liệu có khó khăn gì khi Phòng thí nghiệm lại không thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam?
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc: Về định hướng, tôi đã trả lời ở câu hỏi trước. Nếu đặt tại Tổng Công ty Xăng dầu VN thì Tổng Công ty Hoá chất cũng sẽ đặt câu hỏi tương tự vì lĩnh vực hoá dầu là lĩnh vực thuộc Tổng Công ty Hoá chất VN tạo ra các công nghệ và sản phẩm dưới dạng nguyên liệu phục vụ cho ngành Hoá chất VN nói chung và các ngành công nghiệp khác.
Và đây cũng là phòng thí nghiệm hoạt động theo cơ chế mở nên các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tập đoàn, các tổng công ty có thể đến cùng khai thác và làm việc tại PTN này. Ví dụ chúng tôi đã ký hợp đồng với Tổng Công ty DMC thuộc Tập đoàn Dầu khí VN tổ chức nghiên cứu để sản xuất một số các loại hoá chất phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí và hoá chất.
<table class="image leftside" id="table6" width="150" align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">TS. Nguyễn Chỉ Sáng.
Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Nhân lực mạnh: Hạt nhân nòng cốt của PTNTĐ
Nguyễn Tiến Dũng - Nam 58 tuổi - Hà Nội
- Với các mục tiêu đề ra là: 1. Tạo ra các công trình nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo, tiếp cận hoặc đạt trình độ quốc tế, được công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH&CN có uy tín trên thế giới. 2. Tạo ra các sáng chế, sản phẩm KH&CN được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, có khả năng thương mại hoá, góp phần nâng cao năng lực, trình độ công nghệ trong nước.. 3. Hình thành được tập thể cán bộ KH&CN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN quốc gia ở trình độ quốc tế.
Phải chăng PTNTĐ là mô hình tốt nhất để phát triển KHCN ở nước ta và việc xây dựng mô hình PTNTĐ là cách duy nhất? Ngoài cách đó ra (nếu không phải là duy nhất) còn mô hình nào khác không? Chúng ta xây dựng mô hình đó là theo kinh nghiệm trên thế giới hay do ai sáng chế ra?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Việc thành lập các PTNTĐ theo mô hình hiện nay, theo tôi là phù hợp với điều kiện của VN nhằm đạt được 3 mục tiêu nêu trên, đặc biệt là để hình thành được các tập thể cán bộ KHCN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Trong thực tế, có khá nhiều nước xung quanh chúng ta đã thực hiện rất thành công mô hình này (như Trung Quốc). Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình duy nhất. Ở một số nước trên thế giới, người ta xây dựng những trung tâm nghiên cứu xuất sắc nhằm tập hợp được những lực lượng nghiên cứu mạnh, tập trung đầu tư cho những hệ thống PTN cho trung tâm đó cũng nhằm giải quyết những vấn đề mũi nhọn, những vấn đề mới trong KHCN đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cũng cần lưu ý rằng để phát huy tối đa năng lực (con người và thiết bị) của các PTNTĐ, thì việc liên kết trong các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của PTNTĐ với hệ thống các PTN trong cơ quan chủ trì và trong cả nước và đặc biệt trong hợp tác quốc tế (trong cùng một lĩnh vực) là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của một số kết quả rất đáng khích lệ của một số PTNTĐ trong thời gian vừa qua.
Vũ Văn Hoan - Nam 24 tuổi - Thanh Xuân - Hà Nội
- Tôi làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu - Thử nghiệm và Kiểm định tàu thủy của VKHCNTT, VINASHIN. Theo đề án của Bộ KHCN, trung tâm này sẽ được xây dựng thành một PTNTĐQG. Nhưng một vấn đề có thể nhìn thấy rõ là chương trình chú trọng đến xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị mà đang bỏ qua vấn đề con người.Tôi dám khẳng định là sau khi cơ sở vật chất và thiết bị hoàn tất thì lại phải đắp chiếu bỏ không vì không có người sử dụng, hoặc sử dụng không đúng qui trình dẫn đến hỏng hóc trong ngày một ngày hai. Vậy xin Thứ trưởng Trần Quốc Thắng cho biết, vấn đề nhân lực cho các PTNTĐ được Bộ KHCN giải quyết như thế nào?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Cám ơn bạn vì câu hỏi trên vì nó đã đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng là nguồn lực con người mang tính chất quyết định cho tất cả mọi hoạt động nghiên cứu khoa học và quan trọng hơn đối với PTNTĐ. Trong tất cả các đề án các PTN TĐ đã được phê duyệt, các cơ quan chủ trì đều đã thể hiện việc huy động một lực lượng nghiên cứu phù hợp và cũng đã đề xuất những phương hướng đào tạo nguồn lực cho PTN TĐ đó.
Hiện nay, Bộ KHCN cũng đã có chương trình đào tạo đội ngũ KHCN theo êkíp thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Đây chính là một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ cho các PTN TĐ đào tạo được những đội ngũ chuyên gia của mình. Cũng cần nói thêm rằng mỗi một PTN TĐ muốn phát triển bền vững cần phải có chiến lược và kế hoạch rất cụ thể về đào tạo nhằm có được trong tương lai một lực lượng cán bộ nghiên cứu trình độ cao, có những cán bộ đầu ngành và có thể xây dựng được cho mình một "trường phái riêng" thể hiện những điểm mạnh và đặc sắc của mình trong lĩnh vực nghiên cứu của PTN đó.
Nhiều nguồn lương "mềm" cho cán bộ PTNTĐ
Vũ Minh Đức - Nam - 27 tuổi
- Xin hỏi ông Nguyễn Trọng Thụ: Nhà nuớc đầu tư mạnh vào các PTNTĐ nhưng hình như chưa đầu tư cho con nguời sử dụng trực tiếp thiết bị ở đây. Khâu quản lý cũng chưa có cơ chế rõ ràng làm cho các cán bộ nghiên cứu làm việc tại đó cũng không toàn tâm toàn ý công tác. Bộ KHCN có chính sánh gì để cải thiện tình trạng "quá độ" này và đến bao giờ thì giải quyết đuợc?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của PTNTĐ được thực hiện theo quy hoạch và là trách nhiệm của từng PTNTĐ, từng cơ quan chủ trì và cơ quan chủ quản PTNTĐ. Tuy nhiên, Bộ KHCN cũng có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản và Bộ GD-ĐT để thực hiện quy hoạch đó và thực hiện mục tiêu hình thành được một tập thể cán bộ KHCN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KHCN quốc gia ở trình độ quốc tế. Hiện nay các PTNTĐ đều có kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng đó bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
Bộ KHCN đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của PTNTĐ (QĐ 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 8/7/2008). Cán bộ KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế có thể đến làm việc tại PTNTĐ để thực hiện các công trình nghiên cứu dưới hình thức chủ trì, đồng chủ trì phối hợp nghiên cứu hoặc để khai thác, sử dụng PTNTĐ theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký kết với giám đốc PTNTĐ. Theo đó, cán bộ KHCN là cộng tác viên của PTNTĐ thì không phải trả các chi phí cho hoạt động nghiên cứu. Cán bộ KHCN không phải là CTV của PTNTĐ phải thanh toán các chi phí nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu đối với các trường hợp khai thác, sử dụng PTNTĐ theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận thì việc thanh toán chi phí cho hoạt động nghiên cứu được thực hiện theo quy định cụ thể của PTNTĐ.
Như vậy, khi làm việc tại PTNTĐ thì các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu được quyền sử dụng trang thiết bị của PTNTĐ và được nhận các dịch vụ cần thiết để tiến hành nghiên cứu nhưng khi công bố kết quả nghiên cứu phải ghi rõ kết quả đó được thực hiện tại PTNTĐ và nộp báo cáo cho PTNTĐ. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại PTNTĐ còn được hưởng các quyền lợi do hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mang lại theo quy định của PTNTĐ và phù hợp với quy định về quản lý tài chính.
Nguyễn Văn Hải - Nam 30 tuổi - Viện Khoa học Việt Nam, Nguyen Anh Minh - Nam 29 tuổi - Hà nội, Nguyễn Đức Thọ - Nam 35 tuổi - Bang Utah, Hoa Kỳ
- Xin hỏi, hiện nay lương trung bình của một cán bộ nghiên cứu thuộc PTNTĐ là bao nhiêu? Họ đuợc hưởng những chính sách, đãi ngộ gì khi là cán bộ làm việc cho PTNTĐ? Đã có quy định về việc trả thêm tiền (ngoài lương) và để khuyến khích, thu hút và giữ chân đội ngũ khoa học VN có trình độ cao vào PTNTĐ làm việc, nhất là đội ngũ ở nước ngoài?
Ông Nguyễn Trọng Thụ: PTNTĐ được coi là một tổ chức KH&CN, có tư cách pháp nhân, được tự chủ theo Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 52 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập. Nghĩa là: được Nhà nước bảo đảm lương cơ bản của một cán bộ khoa học, ngoài ra, PTNTĐ còn có những nguồn kinh phí sau đây:
- Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp (Nhà nước, Bộ ngành, địa phương). Trong dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN này thì có một khoản kinh phí dành cho thuê khoán chuyên môn, nhà khoa học sẽ có thu nhập từ khoản này.
- Kinh phí do Nhà nước đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN, được giao trực tiếp mà không phải tuyển chọn, khoản thuê khoán chuyên môn tương tự như trên.
- Kinh phí nhận trực tiếp từ Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia: Nếu nhà khoa học làm việc ở PTNTD có nhu cầu nghiên cứu một hướng nào đó của PTNTD thì cũng có thể nộp đơn xin tài trợ của Quỹ này, trong dự toán cũng có một khoản thuê khoán chuyên môn.
- Kinh phí có được từ các Hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ.
- Kinh phí do cơ quan chủ quản (Bộ, ngành) giao để thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng của PTNTĐ.
- Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, nếu hình thừnh được các nhóm nghiên cứu đi tiên phong trong một số lĩnh vực KH&CN ưu tiên, kinh phí này do Nhà nước giao để thực hiệm nhiệm vụ đó.
- Kinh phí do tài trợ từ nước ngoài (có thể có)
Cán bộ khoa học làm việc ở PTNTĐ còn không phải trả các chi phí để nghiên cứu nếu được coi là cộng tác viên của PTNTĐ, được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau để phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của PTNTĐ. Nếu bạn Nguyễn Đức Thọ về nước mà đến làm việc ở một PTNTĐ nào đó thì rất hoan nghênh, bạn có thể là hạt nhân của một nhóm nghiên cứu nào đó.
Giám đốc PTNTĐ được tự chủ nên các nguồn kinh phí trên được trộn lẫn và một phần khá nhiều trong đó được sử dụng để trả công lao động cho từng cán bộ nghiên cứu tuỳ theo mức độ đóng góp cho hoạt động của PTNTĐ, không hạn chế thu nhập. Tuy nhiên, ở đây cần một quy chế chi tiêu nội bộ, rất công khai, minh bạch. <table class="image rightside" id="table7" width="150" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Ông Nguyễn Trọng Thụ.
Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Le Mai Tung - Nam -
- Khi đầu tư cho các phòng thí nghiệm ở trường tôi, các khoản chi dành cho máy móc thiết bị thì được duyệt, nhưng phần dành cho tài liệu (mua publication) hay dành để trả lương nghiên cứu viên thì không được duyệt. Xin hỏi, chuyện tương tự có xảy ra ở các PTNTĐ?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Trong dự toán kinh phí cho một đề tài nghiên cứu đều có 4 khoản chính sau đây: thuê khoán chuyên môn (nhiều hay ít tuỳ vào mục tiêu, tính chất, quy mô và nội dung của từng đề tài), nguyên vật liệu - năng lượng, máy móc thiết bị, chi khác. Như vậy, trong này không có lương vì bạn đã có cơ bản theo ngạch bậc rồi, ở đây bạn chỉ có thể thêm chi phí để trả công lao động do chính bạn thực hiện. Còn khoản chi phí mua ấn phẩm, tài liệu thì vẫn còn có ở khoản chi khác, nếu bạn làm đề tài nghiên cứu mà không thuyết phục được khoản này là chưa đúng với quy định hiện hành.
Pham Quynh Anh - Nữ 28 tuổi - Hà Nội
- Hiện nay đang có hiện tượng chảy máu chất xám, các cán bộ khoa học trẻ lần lượt chuyển ra ngoài vì đồng lương trong viện, trong các cơ quan không đủ sống. Các ông nghĩ như thế nào về hiện tuợng này và có biện pháp nào để thu hút các nhân tài trẻ?
GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc: Quản lý và khai thác người lao động trí thức đúng đang là một vấn đề lớn của chúng ta. Việc một lượng khá đông các trí thức được đào tạo mà không làm việc đúng trong cơ quan đầu tư đào tạo là vấn đề cần xem xét tổng thể. Theo tôi, nơi thể hiện đúng nhất về mặt pháp quy cho vấn đề này là Luật Lao động. Vấn đề bạn đề cập: chảy máu chất xám, tôi hiểu bạn đang muốn nói đến những người lao động trí thức được đào tạo theo ngân sách nhà nước (một phần hay toàn bộ) đã không làm hoặc đang chuyển ra khỏi các cơ quan nhà nước. Chắc chắn nếu chuyển ra cơ quan tư nhân hoặc nước ngoài thì đây là một tổn thất lớn cần được tính toán và xử lý. Trong xu thế chung, thực tế có một bộ phận các cán bộ khoa học công nghệ trẻ không tiếp tục làm việc theo nghiệp nghiên cứu triển khai vào khoa học công nghệ. Thiệt thòi này đáng phải đánh giá với một hệ số cao vì nó là chất xám, là thứ kiến thức mà nước ta đang rất cần để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lý do có thể có từ hai phía, phía quản lý là nhà nước và phía bản thân những người lao động khoa học trẻ.
Theo tôi, về phía nhà nước, phải tạo được hành lang pháp lý đúng và đủ rộng cho người lao động chọn nơi làm việc thì phải bảo đảm đủ điểu kiện lao động khoa học công nghệ tối thiểu cho các cán bộ công nghệ trẻ. Chẳng hạn như với thu nhập lương có thể đủ bảo đảm cuộc sống tối thiểu, chi phí cho các khoản thuê nhà ở, chi phí đi lại…
Về phía các lao động khoa học trẻ, cần rèn luyện cho mình tình yêu khoa học và lòng say mê khoa học, xem kiến thức cũng là tài sản, từ đó sẽ có được say mê lao động nghiên cứu và triển khai lĩnh vực khoa học công nghệ và có sự yên tâm làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ. Thực tế hiện nay đối với các cán bộ toàn tâm hoạt động cho lĩnh vực nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ đều có thêm được một phần thu nhập ngoài lương đáng kể cho hoạt động này, để có thể yên tâm học tập và nghiên cứu.
Sẽ giải thể PTNTĐ kém hiệu quả
Vũ Hoàng Tùng - Nam 37 tuổi - 89-Nguyễn Khang-Cầu Giấy-Hà Nội
- Kính thưa PGS.TS-Thứ Truởng Bộ KH&CN Trần Quốc Thắng. Các PTNTĐ trước khi đuợc thành lập phải có dự án trình bày đầy đủ: Lý do thành lập, hiệu quả hoạt động của nó đối với xã hội và nền khoa học... . Khi được thành lập, nó hoạt động kém hiệu quả thì các cơ quan chức năng phê duyệt dự án có kiểm tra đối chiếu với thuyết minh dự án tìm ra nguyên nhân và xử lý về trách nhiệm đối với những nguời có liên quan hay không?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Trong quy chế hoạt động của PTNTĐ do Bộ KHCN ban hành theo quyết định số 08 ngày 8/7/2008 có một chương quy định về việc kiểm tra, đánh giá PTNTĐ, trong đó nêu rõ Bộ KHCN chủ trì phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản tổ chức đánh giá nhiệm kỳ 2 năm 1 lần hoặc đột xuất đối với PTNTĐ trên cơ sở báo cáo của cơ quan chủ trì và ý kiến đánh giá của Hội đồng PTNTĐ. Căn cứ kết quả kiểm tra định kỳ và đề xuất đó, Bộ KHCN sẽ phối hợp với các bộ liên quan nêu trên để xem xét khả năng tiếp tục mở rộng hỗ trợ đầu tư hoặc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của PTNTĐ kể cả việc giải thể PTNTĐ (không công nhận là PTNTĐ nữa).
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Tôi xin đặt câu hỏi liên quan tới trách nhiệm. Theo đồng chí Thứ trưởng, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho hoạt động hiệu quả của PTN, liệu đó sẽ là Giám đốc PTN, hay là hiệu trưởng (viện trưởng) của đơn vị quản lý trực tiếp, hay là Bộ KH và CN ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Theo quy chế hoạt động của PTNTĐ, người chịu trách nhiệm cuối cùng của PTNTĐ là giám đốc PTNTĐ đó. Ngoài ra, trong quy chế cũng đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan chủ quản, Bộ KHCN và các bộ ngành liên quan (mời bạn tham khảo thông tin trên trang web của Bộ KHCN).
Nguyễn Bách - Nam 40 tuổi - Hanoi
- Thưa Thứ trưởng Trần Quốc Thắng. Ông nói "chưa thấy phòng TNTĐ nào đắp chiếu thiết bị". Nếu quả là thiết bị "phải đắp chiếu" thì quá tệ hại Xin ông cho biết, Bộ KHCN làm thế nào để phát huy hết hiệu quả của thiết bị nói trên? Tôi cũng đã tham quan nhiều cơ quan nghiên cứu KNCN, được biết, có nhiều thiết bị tiền tỷ mua sắm hàng chục năm nay nhưng mới chỉ đưa ra sử dụng một vài lần (cho thuê). Liệu ở PTNTĐ có tình trạng tương tự không?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Như đã trao đổi ở trên, Bộ KHCN phối hợp với các bộ ngành liên quan có cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của các PTNTĐ và từ kết quả đánh giá đó sẽ có những chế tài cụ thể đối với những PTNTĐ không hiệu quả và có các thiết bị "đắp chiếu" như không tiếp tục đầu tư, cơ cấu lại tổ chức quản lý và hoạt động, thậm chí là giải thể PTNTĐ đó. Xin bổ sung thêm, việc đánh giá hoạt động của PTNTĐ có thể được thông qua một cơ quan hoặc hội đồng đánh giá độc lập có năng lực, tập hợp các chuyên gia có chuyên môn liên quan nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động của PTNTĐ.
Đào Lê Công Nguyên - Nam 44 tuổi - 158 Bùi Viện Q.1 TP.HCM
- Tôi thấy PTN TĐ kỹ thuật số (ĐHBK TP HCM ) và hệ thống đầu tư nhiều thiết bị hiện đại nhưng chỉ để coi chơi hay làm ra một vài sản phẩm nào đó (máy CNC) còn nghiên cứu thì chẳng làm được gì. Đầu tư không có kế hoạch, không đồng bộ. PTN polymer Composit thì khi có thành tra đến thì có người làm, còn sau đó lại bỏ trống. Không tin các anh cứ kiểm tra đột xuất xem sao?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Rất cám ơn ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi sẽ có kế hoạch kiểm tra và làm việc cụ thể với ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Bách Khoa TP.HCM là cơ quan chủ quản và cơ quan chủ trì của 2 PTN này để làm rõ vấn đề bạn nêu.
Nguồn (VietNamNet)
Một sáng nọ, các bác trên Bộ bước vào thăm 1 phòng thí nghiệm trọng điểm. Đố các bạn các bác nhìn thấy gì?
Làm việc với thiết bị hiện đại tại PTNTĐ Công nghệ gen (Ảnh: Quảng Hạnh)
</td></tr></tbody></table>Ngày 7/9/2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ). Theo đó, 16 PTNTĐ được tổ chức xây dựng. Tuy nhiên, chỉ 14 phòng được công nhận (2 phòng chưa đủ điều kiện thực hiện).
Ngày 23/10/2002, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 3 PTNTĐ, nâng tổng số PTNTĐ được đầu tư xây dựng giai đoạn I lên 17, với tổng vốn 1.125,73 tỷ đồng.Đến nay, 15 phòng đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 3 PTNTĐ đi vào hoạt động ổn định. Về cơ bản, đã hình thành hệ thống PTNTĐ trên cả nước ở 7 lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, cơ khí - tự động hóa, hóa dầu, năng lượng.
<table class="rl box rightside" align="right"><tbody><tr><th>
</th></tr><tr><td>
</td> </tr> </tbody></table> Việc thành lập các PTNTĐ được dư luận cho là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, giúp tập trung vào những mũi nhọn nghiên cứu có tính chiến lược vốn khó thực hiện nếu dàn trải trong các phòng thí nghiệm nhỏ lẻ.
Theo đánh giá của Bộ KHCN, một số PTNTĐ với phương châm vừa lắp đặt vừa khai thác đã mang lại sự thay đổi về chất, tạo diện mạo mới cho các viện nghiên cứu và các trường đại học (được chọn làm cơ quan chủ trì của các PTNTĐ), giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận và giải quyết các vấn đề KHCN tầm cỡ quốc tế ngay tại VN về gen, vắc xin.
Các PTNTĐ này, với cơ chế "mở": đón tất cả nhà khoa học từ nơi khác tới làm việc; vận động mọi cách để tìm kinh phí hoạt động; tranh thủ mọi cơ hội hợp tác nghiên cứu - đào tạo, đã gặt hái thành công vượt mong đợi.
Tuy nhiên, một số PTNTĐ, hiệu quả khai thác rất thấp, có phòng thậm chí rất vất vả để duy trì hoạt động.
Gần đây, có dư luận: Có hay không hiện tượng lãng phí trong mua sắm trang thiết bị, gây tình trạng máy móc thiếu đồng bộ, chưa thể hoạt động? Một số PTNTĐ hoạt động khó khăn có phải dochưa có quy chế hoạt động chính thức suốt 8 năm qua? Trong thời gian này, vốn đầu tư khổng lồ của nhà nước đã thu lãi hay "mòn" đi? Các PTNTĐ Việt Nam đã thực hiện được các mục tiêu của PTNTĐ quốc gia, hay mới đủ khả năng vận hành như những trung tâm thiết bị phục vụ nghiên cứu?
Trên thực tế, có nên và có thể đong đếm hiệu quả theo kiểu "tiền tươi thóc thật" của các đơn vị nghiên cứu khoa học đặc biệt như PTNTĐ? Tiền đầu tư của Nhà nước cho các cơ sở này đã được cơ quan chủ trì sử dụng thế nào? Nguyên nhân của tình trạng hoạt động khó khăn ở một số PTNTĐ, giải pháp để hệ thống PTNTĐ Việt Nam vận hành hiệu quả, nâng sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà sánh tầm khu vực và quốc tế...?
Mọi thắc mắc sẽ được các khách mời của VietNamNet giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến "Phòng thí nghiệm trọng điểm: Có hiệu quả?", diễn ra từ 9-11h thứ hai, 20/10/2008.
Các khách mời gồm:
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN
- Ông Nguyễn Trọng Thụ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ KH&CN
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công thương
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc - Viện trưởng Viện Hoá học công nghiệp, Bộ Công thương
- PGS.TS. Trương Nam Hải - Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện KH&CN Việt Nam
- GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc - Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện KH&CN Việt Nam
Khó tính hiệu quả tức thì của PTNTĐ
Nguyễn Tiến Dũng - Nam 58 tuổi - Hà Nội
- Với các mục tiêu đề ra là: 1. Tạo ra các công trình nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo, tiếp cận hoặc đạt trình độ quốc tế, được công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH&CN có uy tín trên thế giới. 2. Tạo ra các sáng chế, sản phẩm KH&CN được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, có khả năng thương mại hoá, góp phần nâng cao năng lực, trình độ công nghệ trong nước.. 3. Hình thành được tập thể cán bộ KH&CN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN quốc gia ở trình độ quốc tế. Phải chăng PTNTĐ là mô hình tốt nhất để phát triển KHCN ở nước ta và việc xây dựng mô hình PTNTĐ là cách duy nhất? Ngoài cách đó ra (nếu không phải là duy nhất) còn mô hình nào khác không? Chúng ta xây dựng mô hình đó là theo kinh nghiệm trên thế giới hay do ai sáng chế ra?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Việc thành lập các PTNTĐ theo mô hình hiện nay, theo tôi là phù hợp với điều kiện của VN nhằm đạt được 3 mục tiêu nêu trên, đặc biệt là để hình thành được các tập thể cán bộ KHCN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Trong thực tế, có khá nhiều nước xung quanh chúng ta đã thực hiện rất thành công mô hình này (như Trung Quốc). Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình duy nhất. Ở một số nước trên thế giới, người ta xây dựng những trung tâm nghiên cứu xuất sắc nhằm tập hợp được những lực lượng nghiên cứu mạnh, tập trung đầu tư cho những hệ thống PTN cho trung tâm đó cũng nhằm giải quyết những vấn đề mũi nhọn, những vấn đề mới trong KHCN đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cũng cần lưu ý rằng để phát huy tối đa năng lực (con người và thiết bị) của các PTNTĐ, thì việc liên kết trong các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của PTNTĐ với hệ thống các PTN trong cơ quan chủ trì và trong cả nước và đặc biệt trong hợp tác quốc tế (trong cùng một lĩnh vực) là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của một số kết quả rất đáng khích lệ của một số PTNTĐ trong thời gian vừa qua.
Nguyễn Ân - Nam 54 - Hà Nội
- Xin cho biết danh sách 17 phòng TNTĐ, nơi đặt trụ sở và cơ quan trực tiếp quản lý. Nếu đi vào vận hành, kinh phí và các điều kiện vật chất khác (nguyên vật liệu, hóa chất , điện năng...) để duy trì các hoạt động này sẽ được đảm bảo như thế nào?Các PTNTĐ sẽ hoạt động theo nguyên tắc nào, bao cấp hay tự chủ tài chính? Việc quản lý tài sản theo nguyên tắc nào? Cách tính và trích khấu hao máy móc trang thiết bị dựa theo qui định nào?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ KHCN: Danh sách 17 phòng thí nghiệm trọng điểm, gồm:
1. Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học, Viện KHCN VN.
2. Vật liệu và linh kiện điện tử, Viện Khoa học Vật liệu, Viện KHCN VN.
3. Công nghệ mạng và đa phương tiện, Viện CNTT, Viện KHCN VN.
4. Công nghệ tế bào thực vật (khu vực phía Nam), Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện KHCN VN.
5. An toàn thông tin, Trung tâm KH Kỹ thuật và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng.
6. Vật liệu Polyme và composit, Trường ĐH Bách Khoa HN, Bộ GD-ĐT.
7. Công nghệ tế bào động vật, Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT.
8. Công nghệ tế bào thực vật, Viện Di truyền, Bộ NN-PTNT.
9. Động lực học sông, biển, Viện Khoa học thuỷ lợi, Bộ NN-PTNT.
10. Công nghệ hàn và xử lý bề mặt, Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công thương.
11. Công nghệ lọc, hoá dầu, Viện Hoá học Công nghiệp, Bộ Công thương.
12. Công nghệ enzyme và protein, Trường ĐH KHTN, ĐH Quốc gia HN.
13. Điều khiển số và kỹ thuật hệ thống, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
14. Vật liệu Polyme và composit, khu vực phía Nam, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
15. Chuẩn đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ KHCN.
16. Bể thử mô hình tàu thuỷ, Viện KHCN Tàu thuỷ, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
17. Điện cao áp, Viện Năng lượng, Bộ Công thương.
Nếu đi vào vận hành thì Nhà nước có các khoản kinh phí để hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ chi điện, nước, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị của phòng thí nghiệm trọng điểm, mức hỗ trợ được tính bằng 1% tổng vốn đầu tư cho dự án.
2. Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng phù hợp với mục tiêu hoạt động của các PTNTĐ.
Nguyên tắc hoạt động của các PTNTĐ được quy định tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của PTNTĐ, ban hành theo QĐ số 08/2008/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN. Cụ thể như sau:
- PTNTĐ hoạt động theo phương thức mở nhằm huy động đông đảo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, bảo đảm khai thác đầy đủ, hiệu quả trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật.
- PTNTĐ được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH và CN công lập, quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- PTNTĐ phải thể hiện được vai trò nòng cốt và đi đầu thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng trình độ, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu.
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của PTNTĐ phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
PTNTĐ được Nhà nước tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong 4 năm đầu sau khi hoàn thành đầu tư và được đưa vào sử dụng. Mức tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào tính chất, trình độ, nội dung các nhiệm vụ mà PTNTĐ thực hiện. Việc tiếp tục hoặc chấm dứt đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong các năm tiếp theo được xem xét dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động của PTNTĐ qua các đợt kiểm tra, đánh giá được cơ quan chủ trì tổ chức hàng năm, Nhà nước (Bộ KHCN chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản) đánh giá 2 năm một lần. Việc đánh giá có thể được giao cho một cơ quan hoặc một hội đồng đánh giá độc lập, có năng lực tập hợp chuyên gia có chuyên môn liên quan nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động của PTNTĐ. Căn cứ kết quả đánh giá định kỳ và đột xuất, Nhà nước sẽ xem xét để quyết định khả năng tiếp tục mở rộng, hỗ trợ đầu tư hoặc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của PTNTĐ, kể cả việc giải thể PTNTĐ.
Về việc quản lý tài sản: các trang thiết bị của PTNTĐ được ghi vào tài sản cố định của PTNTĐ và cơ quan chủ trì. Hàng năm, việc khấu hao tài sản được thực hiện theo quy định hiện hành.
Lê Hoàng Sơn - Nam 45 tuổi - TP. Hồ Chí Minh, Đào Văn Đông - Nam 36 tuổi - Việt Nam
- Một đất nước nhỏ như Việt Nam lại phải đầu tư đến 17 PTNTĐ, trong đó một số phòng xây xong để "trùm mền" bởi không đủ trình độ sử dụng vận hành, hoặc các nghiên cứu của chúng ta "chưa cần" sử dụng đến các máy móc đó. Có phải chúng ta đang giàu quá, chúng ta đang dư tiền? Cách nào để quản lý được các PTNTĐ? Xin cho biết số lượng các công trình nghiên cứu có chất luợng đã được công bố nhờ việc sử dụng các PTNTĐ (ví dụ số lượng các bài báo đã đuợc đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín). Liệu có thể thống kê các lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các PTNTĐ để người quan tâm có thể liên hệ và sử dụng (việc thống kê nếu chỉ dừng ở "7 lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, cơ khí - tự động hóa, hóa dầu, năng lượng" thì chung chung quá)
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Trên thực tế, so với các nước, ví dụ với Trung Quốc thì 17 PTNTĐ của VN là không hề nhiều mà còn thiếu. Trung Quốc có 153 PTNTĐ quốc gia, ngoài ra, các bộ, ngành và địa phương còn có trên 400 PTNTĐ khác, đấy là chưa kể các PTN chuyên đề đặt ở các Viện nghiên cứu và trường ĐH.
Còn ở Việt Nam, 17 PTNTĐ mới chỉ là các PTNTĐ theo một số hướng KH&CN ưu tiên, được chọn lọc rất kỹ trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về lâu dài, sắp tới sẽ phải tiếp tục đầu tư thêm hệ thống các PTN khác nữa
Bộ KHCN cho rằng, việc đầu tư xây dựng PTNTĐ là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề mà Nghị quyết TƯ 2 Khoá VIII đặt ra là phát triển kinh tế phải bằng KHCN, phải dựa vào KHCN nên KHCN phải đi trước một bước, đó là quy luật.
PTNTĐ có nhiệm vụ tổ chức triển khai các nghiên cứu KHCN có tính nền tảng, tính đi trước, tính chiến lược trên cơ sở bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia và tiến bộ KHCN hiện đại của thế giới, đồng thời tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ cao.
Lao động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động đặc biệt, rất khác với lao động sản xuất vật chất vì đây là việc đi tìm tòi cái mới, cái chưa được biết nên cũng có thể có rủi ro. KHCN còn có độ trễ nên không thể cứ có PTNTĐ là có hiệu quả ngay, hiệu quả ở đây là tiềm năng vì một công trình nghiên cứu có kết quả nhưng có thể phải 5-7 năm sau hoặc 10-15 năm sau mới có điều kiện áp dụng, khi đó mới thấy hết ý nghĩa của nó. Ví dụ nghiên cứu lai tạo một giống lúa mới có khi cần đến 10 năm mới được công nhận để áp dụng. Công trình của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm ở Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội là mộtminh chứng cho vấn đề này. Để có thể chuyển giao một giống lúa lai 2 dòng cho một doanh nghiệp với giá 10 tỷ đồng, công trình đã phải trải qua một giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm trên 10 năm.
Việc đào tạo cán bộ đúng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hiện nay các PTNTĐ đều có kế hoạch đào tạo cán bộ bằng nhiều kênh khác nhau.
<table class="image rightside" id="table3" width="150" align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Thứ trưởng Trần Quốc Thắng trả lời bạn đọc VietNamNet. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Bộ KH&CN khẳng định không có PTNTĐ nào bị "trùm mền". Tôi nghĩ đầu tư cho PTNTĐ là một chủ trương rất đúng đắn, không hề lãng phí. Do có các trang thiết bị hiện đại nên nhiều PTNTĐ đã cho ra đời các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn mà trước đây không thể làm được và đã được các đồng nghiệp nước ngoài đánh giá cao, ví dụ các công trình được công bố quốc tế của PTNTĐ Công nghệ gen (năm 2007 có 17 công trình, trên 400 trình tự gen được công bố trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế), PTNTĐ vật liệu và linh kiện điện tử (năm 2007 có trên 40 công trình được công bố trên các tạp chí nổi tiếng của thế giới. Hoặc một số PTNTĐ đã đăng ký và được cấp Bằng sáng chế độc quyền, giải pháp hữu ích hoặc tác giả phần mềm.
Một vấn đề nữa xin được trao đổi là vấn đề hiệu quả. Cần nhìn nhận khách quan vì lao động nghiên cứu khoa học là một loại hình lao động đặc biệt nên cũng có thể có rủi ro. KH&CN có độ trễ nên không thể là cứ có PTNTĐ là phải có hiệu quả ngay, một công trình nghiên cứu có kết quả, được đánh giá nghiệm thu rất tốt, nhưng có thể 5, 7 hoặc 10 năm sau mới có điều kiện áp dụng, và khi đó mới thấy hết được ý nghĩa của nó. Ví dụ, mực in Xeroc cũng phải 15 năm sau khi nghiên cứu xong mới được áp dụng, hoặc nghiên cứu lai tạo một giống lúa mới có khi cần đến trên 10 năm mới được công nhận để áp dụng đại trà...
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Tôi xin có vài câu hỏi liên quan tới chất lượng và hiệu quả của các PTN TĐ:
1. Bộ KH và CN có đưa ra bộ tiêu chí nào để đánh giá tình hình hoạt động của các PTNTĐ? Nếu có, xin Thứ trưởng cho biết bộ tiêu chí này công bố ở đâu và có thể tìm thấy trên trang Web của Bộ không?
2. Theo thông tin từ đồng chí Thứ trưởng, sau 5 năm hoạt động đã có “614 công trình công bố quốc tế” từ các PTNTĐ. Tuy vậy, theo Thời báo kinh tế Sài gòn, trong thời gian 1996-2005, tổng số bài báo khoa học có địa chỉ từ Việt Nam là 3.456 bài, tức là trung bình 5 năm có khoảng 1700 bài, như vậy tổng số bài báo từ PTNTĐ chiếm tới gần 40% số bài báo toàn VN, liệu thông tin này đưa ra có chính xác không?
3. Bộ KH và CN có thống kê các PTNTĐ đã làm ra: bao nhiêu sản phẩm khoa học? Các sản phẩm này đang ứng dụng cụ thể ở đâu tại Việt Nam? Tổng số tiền thu được từ các sản phẩm này hiện là bao nhiêu? Theo tôi biết, để các PTNTĐ này hoạt động được, các đơn vị quản lý trực tiếp đã phải cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà xưởng, điện, nước và chi phí quản lý tối thiểu, vậy Bộ KH CN có thống kê là các phòng này đã nạp lại hàng năm bao nhiêu tiền cho cơ quan quản lý này và bao nhiêu tiền đã được Nhà nước thu lại?
4. Theo Thứ trưởng “PTNTĐ phải là nơi đào tạo được những tập thể khoa học (những nhóm nghiên cứu) hàng đầu”, vậy hiện nay các PTNTĐ có công khai công bố các thông tin liên quan đến các nghiên cứu khoa đang diễn ra tại PTN đó không ? Tất cả các trung tâm công nghệ ở nước ngoài đều công bố rõ ràng trên trang WEB của mình danh sách đội ngũ cán bộ, danh sách nghiên cứu sinh, danh sách các bài báo do trung tâm phát hành, và báo cáo kết quả nghiên cứu hàng năm (bao gồm cả thu và chi tiêu hàng năm của trung tâm đó). Tôi không tìm thấy các thông tin đó đối với 17 PTNTĐ tại VN trên Internet. Liệu Bộ KH và CN có ý định yêu cầu các PTN triển khai các thông tin đó để những người quan tâm có thể tìm hiểu?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Xin được cám ơn anh về một câu hỏi rất nhiều nội dung thể hiện sự quan tâm lớn của anh đối với hoạt động KHCN nói chung và các PTNTĐ nói riêng. Tôi xin được trả lời theo từng ý.
1. Bộ KH và CN có đưa ra bộ tiêu chí nào (indicators) để đánh giá về tình hình hoạt động của các PTN TN không? Nếu có, xin đồng chí Thứ trưởng cho biết bộ tiêu chí này công bố ở đâu và có thể tìm thấy trên trang Web của Bộ không?
Đây là một vấn đề rất hay. Hiện nay, Bộ KHCN đang nghiên cứu để đưa ra những tiêu chí cụ thể có tính định lượng để đánh giá hoạt động KHCN (đối với các đề tài, dự án) nói chung và đặc biệt là PTNTĐ nói riêng. Một cách vắn tắt, những tiêu chí đó sẽ tập trung vào:
- Số công trình PTNTĐ công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH trong nước và quốc tế, đặc biệt đối với những tạp chí có uy tín, chỉ số tham khảo của những công bố đó (đối với các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ nền).
- Số các sáng chế, sản phẩm khoa học (là những quy trình công nghệ...) được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ và được thương mại hoá.
- Số các dịch vụ KHCN mà PTNTĐ cung cấp như những quy trình CN được chuyển giao, những hợp đồng kinh tế cung cấp những dịch vụ về đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp.
- Một tiêu chí hết sức quan trọng nữa là công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cho ngành và lĩnh vực và cho bản thân PTNTĐ đó.
2. Theo thông tin từ đồng chí thứ trưởng, sau 5 năm hoạt động đã có “614 công trình công bố quốc tế” từ các PTNTĐ. Tuy vậy, theo Thời báo kinh tế Sài gòn, trong thời gian 1996-2005, tổng số bài báo khoa học có địa chỉ từ Việt Nam là 3.456 bài, tức là trung bình 5 năm có khoảng 1700 bài, như vậy tổng số bài báo từ PTNTĐ chiếm tới gần 40% số bài báo toàn VN, liệu thông tin này đưa ra có chính xác không? Hơn nữa cũng theo tờ báo này, điều quan trọng hơn là chất lượng các bài báo được tính bằng số lần trích dẫn bài báo đó, liệu Bộ KH và CN có tìm hiểu thông tin về chất lượng các bài báo này không?
Về thông tin này, xin được giới thiệu 2 trong số 17 PTNTĐ để anh có thể tham khảo và đánh giá
- PTNTĐ Công nghệ Gen, Viện KHCN VN
- PTNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử, Viện KHCN VN
3. Theo cá nhân tôi, ở đất nước còn rất nghèo như Việt Nam, một tiêu chí rất quan trọng là việc đầu tư tiền của nhân dân phải mang lại hiệu quả rõ ràng. Liệu Bộ KH và CN có thống kê các PTNTĐ đã làm ra: bao nhiêu sản phẩm khoa học? Các sản phẩm này đang ứng dụng cụ thể ở đâu tại Việt nam? Tổng số tiền thu được từ các sản phẩm này hiện là bao nhiêu? Theo tôi biết, để các PTNTĐ này hoạt động được, các đơn vị quản lý trực tiếp đã phải cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà xưởng, điện, nước và chi phí quản lý tối thiểu, vậy Bộ KH và CN có thống kê là các phòng TN này đã nạp lại hàng năm bao nhiêu tiền cho cơ quan quản lý này không và bao nhiêu tiền đã được Nhà nước thu lại?
Xin trả lời ý này như sau:
- Việc xác định hiệu quả kinh tế theo cách tính "tiền tươi thóc thật" đối với hoạt động KHCN trong đó có cả PTNTĐ phải cần một thời gian vì trong việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu từ lúc có kết quả nghiên cứu ở PTN cho đến khi ra được một sản phẩm cụ thể và chiếm lĩnh được thị trường cần phải có thời gian để thử nghiệm, cải tiến, phát triển...
- Về việc một số công nghệ đã được các PTNTĐ ứng dụng và chuyển giao trong thực tế và hiệu quả kinh tế mà cơ quan chủ trì của PTNTĐ đó có được cũng lại xin mời anh tham khảo PTNTĐ Hàn và xử lý bề mặt - Viện Nghiên cứu cơ khí Bộ Công thương, PTN Lọc hoá dầu - Viện Hoá học - Tổng Cty Hoá chất VN.
4. Theo đồng chí thứ trưởng “PTNTĐ phải là nơi đào tạo được những tập thể khoa học (những nhóm nghiên cứu) hàng đầu”, vậy hiện nay các PTNTĐ có công khai công bố các thông tin liên quan đến các nghiên cứu khoa đang diễn ra tại PTN đó không? Tất cả các trung tâm công nghệ ở nước ngoài đều công bố rõ ràng trên trang WEB của mình danh sách đội ngũ cán bộ, danh sách nghiên cứu sinh, danh sách các bài báo do trung tâm phát hành, và báo cáo kết quả nghiên cứu hàng năm (bao gồm cả thu và chi tiêu hàng năm của trung tâm đó). Tôi không tìm thấy các thông tin đó đối với 17 PTNTĐ tại VN trên Internet. Liệu Bộ KH và CN có ý định yêu cầu các PTN triển khai các thông tin đó để những người quan tâm có thể tìm hiểu không?
Hiện nay, các thông tin về các PTNTĐ này đều đã có trên các trang web của các đơn vị chủ trì. Tuy nhiên, Bộ KHCN cũng sẽ yêu cầu các PTNTĐ phải cung cấp đầy đủ các thông tin như anh quan tâm trên các website giới thiệu của mình và đây cũng là một trong những tiêu chí mà chúng tôi sẽ đưa vào để đánh giá PTNTĐ.
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Liên quan tiền mua sắm thiết bị (chiếm hơn 80% tổng số tiền chi ra) cho PTNTĐ, liệu Bộ KH và CN có thể công khai danh sách các thiết bị đã được mua và số tiền tương ứng trả cho việc mua các thiết bị đó không?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định 52/NĐ-CP, nghị định 12/NĐ-CP, nghị định 07/NĐ-CP trước đây và gần đây là Nghị định 112, Nghị định 16) thì thủ trưởng cơ quan chủ quản có trách nhiệm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án do cơ quan chủ đầu tư xây dựng và trình (tức là cơ quan chủ trì PTNTĐ đã trúng tuyển qua tuyển chọn và được công nhận). Do đó, danh mục các trang thiết bị, giá trúng thầu hiện nằm trong hồ sơ dự án do các chủ đầu tư (cơ quan chủ trì PTNTĐ) lưu giữ.
Tuy nhiên, để phục vụ việc khai thác, sử dụng chung các thiết bị của PTNTĐ, sắp tới, Bộ KHCN cũng sẽ yêu cầu các PTNTĐ công bố danh mục các trang thiết bị trên trang web của từng PTNTĐ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với từng PTNTĐ để được biết việc này.
Vũ Minh Đức - Nam 27 tuổi - Hà Nội
- Ở các PTNTĐ được đầu tư hơn 50 tỷ có rất nhiều trang thiết bị đắt tiền. Nhưng các vấn đề như điện, nước, xử lý rác vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ như cắt điện đột ngột làm các máy móc trị giá hàng tỷ đồng hư hỏng. Bộ KHCN hoặc các giám đốc các PTNTĐ có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Bộ KHCN đã trao đổi thống nhất với BộTài chính, trình Chính phủ và Quốc Hội về việc hàng năm Nhà nước sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí để chi điện, nước, duy tu bảo dưỡng. Việc này phù hợp với quy định của các nước về tổ chức hoạt động của PTN. Ngoài ra, nếu điều tiết các nguồn thu thì giám đốc PTNTĐ hoàn toàn có thể quyết định việc sử dụng một phần để tái đầu tư, mua sắm thiết bị cho PTNTĐ.
Nguyễn Bách - Nam 40 tuổi - Hanoi
- Xin hỏi ông Thắng,. Điều kiện gì để một tổ chức KHCN ngoài công lập được đầu tư, hợp tác hoặc thuê trang thiết bị của PTNTĐ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Như tôi đã trao đổi ở trên, PTNTĐ được hoạt động theo cơ chế "mở", vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân các nhà khoa học trong cùng một lĩnh vực hoàn toàn có điều kiện để tham gia thực hiện các nghiên cứu tại PTNTĐ. Điều này đã được thể hiện cụ thể tại Điều 15 trong Quy chế hoạt động của PTNTĐ, mời bạn tham khảo trên website của Bộ KHCN.
Bui Thi Hai Ha - Nữ 31 tuổi - Hà Nội
- Kính chào PGS.TS Truơng Nam Hải. Ông định làm gì để nâng cao niềm say mê khoa học của các cán bộ trẻ cũng như ý thức giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, tránh để tình trạng "Cha chung không ai khóc". Kính chúc ông và gia đình mạnh khoẻ.
- PGS.TS Trương Nam Hải: Viện CNSH là một viện có tỷ lệ cán bộ trẻ làm việc rất đông, đặc biệt là các tiến sĩ được đào tạo từ các trung tâm khoa học tiên tiến của thế giới. Hiện nay, lực lượng chính thực hiện các đề tài là cán bộ trẻ dưới sự chỉ đạo của các cán bộ có kinh nghiệm của viện Để nâng cao niềm say mê khoa học của các cán bộ trẻ, viện rất khuyến khích các cán bộ trẻ đăng ký các đề tài khoa học các cấp (Nhà nước, Bộ, và các sở khoa học…) để được thực sự chủ trì công tác nghiên cứu của mình. Về phía Viện, mặc dù kinh phí không nhiều nhưng hàng năm Viện vẫn dành ra một số đề tài dạng “khởi nghiệp” để cho các tiến sĩ trẻ có điều kiện thử sức. Mục đích của đề tài “khởi nghiệp” là tạo điều kiện để các tiến sĩ trẻ hình thành hướng nghiên cứu của mình ở giai đoạn khởi đầu trước khi tiến hành các đề tài ở cấp cao hơn.
Để làm tốt công tác bảo quản trang thiết bị , Viện tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng trang thiết bị cho các cán bộ trẻ mới vào làm việc tại Viện. Viện sẽ hoàn thiện quy chế sử dụng trang thiết bị để gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của cán bộ được giao quản lý trang thiết bị.
Trần Bình - Nam 35 tuổi - Hà Nội
- Danh sách các PTNTĐ và các thiết bị đã được đầu tư hiện nay, năng lực của các PTN trên có thể tìm được ở đâu? Ai là người có trách nhiệm quản lý (và có thể liên hệ làm việc) các PTN trên. Xin hỏi ông Nguyễn Chỉ Sáng một số kinh nghiệm quản lý có hiệu quả PTNTĐ ở Viện NARIME?
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng: Thông tin về PTNTĐ có thể tìm trên trang web của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME). Trong đó có PTNTĐ trực thuộc các cơ quan chủ trì. Trước hết tôi muốn chia sẻ các kinh nghiệm tôi đã có: Định hướng hoạt động của PTN thì chúng tôi được tiếp quản từ Viện trưởng cũ, GS.TSKH Hàn Đức Kim, sau đó chúng tôi có bổ sung để có sự gắn kết chặt chẽ hơn với thực tế.
Định hướng của chúng tôi là: Tập trung nghiên cứu một số công nghệ cơ bản trong lĩnh vực hàn hoặc chế tạo máy. Nắm được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực để triển khai những nghiên cứu vào trong sản xuất, chẳng hạn công nghệ để chế tạo thiết bị: hàn tự động, hàn công nghệ đặc biệt, thiết bị hàn lazer, hàn nổ, hàn dưới lớp thuốc tạo nên sản phẩm có độ bền đặc biệt... hoặc tạo nên những công nghệ về hàn và xử lý bề mặt như công nghệ hàn tạo phôi chi tiết lớn thay cho việc phải đầu tư những lò đúc rất lớn hoặc những máy rèn dập rất lớn, hoặc những công nghệ phun phủ bề mặt tạo nên những chi tiết làm việc trong điều kiện làm việc với áp suất và nhiệt độ rất cao chịu mài mòn lớn như cánh tuốc bin của các tuốc bin khí... Định hướng này cũng quan tâm đến việc chế tạo các vật tư đặc chủng cho ngành hàn, ví dụ vật tư hàn đắp các bề mặt có độ bền cao hiện đang phải mua của nước ngoài với giá vài trăm đô la/ cân thì chúng ta có thể tự chủ với giá rẻ bằng 30-50%.
Với định hướng này PTN của chúng tôi đã gắn được nghiên cứu vào thực tế, chính vì thế PTN có sức sống. Ví dụ nhà máy Xi măng Bút Sơn có con lăn của máy nghiền đứng có sự cố, nếu không sửa chữa được trong nước thì nhà máy phải ngừng 2 tháng để nhập và sửa chữa thiết bị. Với công nghệ hàn đắp với độ bền cao thì Viện đã khắc phục sự cố cho nhà máy trong 8 ngày. Với việc giải quyết này công ty Bút Sơn, ngoài hợp đồng ký kết, đã thưởng cho Viện gần 100 triệu cho việc đảm bảo sản xuất của Công ty.
Ví dụ thứ hai là việc sửa chữa giàn dầu khí Đại Hùng: giàn khai thác dầu khí Đại Hùng bị ăn mòn một chân nằm chìm dưới biển ở độ sâu 40 mét nước, nếu phải kéo đi để sửa chữa thì thời gian mất hàng tháng chưa kể phải tháo lắp và kéo giàn ra khỏi vị trí khai thác, PTN đã sử dụng công nghệ hàn tự động để phục hồi tại chỗ (việc hàn này thực hiện trong khì giàn vẫn khai thác dầu bình thường).
Mới đây nhất, PTN đang thực hiện đề tài nghiên cứu và chế tạo thiết bị cho hàn ống không quay. Thiết bị này trước đây vẫn phải nhập của nước ngoài. Khi thành công có thể áp dụng vào hàn các hệ thống đường ống dầu khí, các đường ống cho nhà máy thuỷ điện. Tựu trung lại, việc nghiên cứu gắn chặt với việc triển khai và như vậy ngoài việc tạo được nguồn kinh phí vận hành phòng thí nghiệm thì nó còn giải quyết được những vấn đề về KHCN cho ngành cơ khí, còn tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu cảm thấy mình gắn vào những công trình kinh tế xã hội lớn của đất nước.
Tuy nhiên PTN cũng có những khó khăn như các thiết đầu tư cho phòng thí nghiệm về cơ bản để phục vụ cho mục đích thí nghiệm. Khi sử dụng những thiết bị này để ứng dụng vào thực tế sản xuất thì về quy mô và mức độ chưa thật phù hợp. Vì vậy việc có một số kinh phí thường xuyên cho cán bộ nghiên cứu cũng như cho việc vận hành và bảo trì thiết bị là rất cần thiết. Thông báo mới nhất của Bộ KHCN cung cấp kinh phí thường xuyên cho PTN là một đáp ứng rất tốt cho các PTN nói chung và PTN hàn nói riêng.
Có PTNTĐ, ra nhiều sản phẩm KH, công nghệ VN trình độ thế giới
<table class="image center" id="table4" fck_template="imagecontener" width="153" align="left" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle">PGS.TS Mai Ngọc Chúc trả lời bạn đọc. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Tam Thành - Nam 28 tuổi - Tp HCM
- Hôm này đọc trên vietnamnet tôi mới biết là Việt Nam có thêm PTN TĐ Lọc hoá dầu của Viện Hoá học Việt Nam tại /khoahoc/2008/10/809086/.
Chúng ta có PTN Công nghệ Lọc Hoá dầu và Vật liệu Xúc tác -Trường ĐHBK Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc hoá dầu của ĐH BK TP.HCM, rồi Trung Tâm Nghiên cứu phát triển chế dầu khí (PVPRO)thuộc PetroVietnam.
Trung tâm nghiên cứu nào cũng cho mình là Trọng điểm, là professional nhưng khi cần đánh giá một loại phụ gia có được phép dùng trong xăng dầu hay không lại không làm được chứ đừng nói nghiên cứu sản xuất phụ gia. Một loại phụ gia cho xăng được nhập khẩu vào VN yêu cầu xác định mục đích sử dụng của phụ gia thì không cần PTN TĐ cũng xác định được nhưng khi đánh giá ảnh hưởng đến tác động môi trường, sức khoẻ do khí thải gây ra hay do bản thân phụ gia gây ra thì có Trung tâm nào đánh giá được không?
Tôi muốn hỏi TS. Mai Ngọc Chúc - Viện trưởng Viện Hoá học rằng một PTN TĐ mà không có nổi một website để giới thiệu hoạt động, cơ sở vật chất... thì làm thế nào để liên kết, hợp tác , tư vấn đây?
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc: Lĩnh vực hoá học nói chung và lĩnh vực về công nghệ lọc hoá dầu nói riêng không chỉ riêng một bộ, ngành mà là khoa học phục vụ cho rất nhiều ngành khác nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào sự phát triển của các ngành khác nhau thì các cơ quan đều xây dựng các trung tâm hoặc các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên đề phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Ví dụ: Trường ĐHBKHN được Nhà nước đầu tư xây dựng một PTN chuyên đề phục vụ cho công tác đào tạo, cho công tác nghiên cứu cơ bản và các mục tiêu khác cho nhà trường. Trung Tâm Nghiên cứu phát triển chế dầu khí (PVPRO) thuộc PetroVietnam có phòng thí nghiệm chuyên đề phục vụ cho công tác nghiên cứu thăm dò khai thác dầu khí và các PTN khác thuộc các bộ ngành và một số địa phương cũng xây dựng các PTN về lĩnh vực khoa học phục vụ cho sự phát triển của đơn vị mình. PTNTĐ Quốc gia công nghệ lọc hoá dầu là một trong 17 PTN được Nhà nước đầu tư xây dựng với tiêu chí chung phục vụ cho các chương trình nghiên cứu mang tầm cỡ chiến lược quốc gia.
Trên cơ sở đó, Phòng TNTĐ Lọc hoá dầu xây dựng các chức năng nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu khoa học, thí nghiệm triển khai thử nghiệm đào tạo lực lượng cán bộ có chất lượng cao (chiến sĩ, tham gia các hoạt động giám định trọng tài về các kết quả phân tích có liên quan có chức năng liên kết trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế về lọc hoá dầu. Định hướng nghiên cứu của chúng tôi tập trung trước hết vào việc lọc hoá dầu, nghiên cứu nâng cao chất lượng trong quá trình lọc dầu như làm giảm lượng lưu huỳnh, tăng trị số octan trong xăng. Về lĩnh vực hoá dầu, nghiên cứu quá trình craking, refoming xúc tác trong quá trình điều chế hdrocarbon thơm. Về lĩnh vực xúc tác, tập trung nghiên cứu các hệ xúc tác kim loại trong quá trình cracking và refoming và đặc biệt là nghiên cứu các xúc tác dị thể. Về lĩnh vực phân tích và kiểm định các thành phần chất lượng sản phẩm dầu mỏ, sử dụng các phương pháp hiện đại để xác định cấu trúc và đặc trưng tính chất các sản phẩm hoá dầu. Về lĩnh vực môi trường tập trung nghiên cứu các lĩnh vực xúc tác để xử lý khí thải (NOx, SOx...).
Nhờ có trang thiết bị của PTNTĐ công nghệ hoá dầu chúng tôi đã nghiên cứu thành công nhiều công trình khoa học, và đặc biệt, một số công trình đã được đưa vào ứng dụng. Xin đơn cử công trình nghiên cứu oxy hoá Metanol, hiện đang được thử nghiệm dây chuyền Pilot của PTNTĐ và mang lại doanh thu 70-80 tỷ đồng/năm và sau khi hoàn thiện, một số cơ sở sản xuất tại VN đăng ký nhận chuyển giao công nghệ xây dựng nhà máy tại miền Trung với công suất 30-50 nghìn tấn/năm. Công trình nghiên cứu về Biodiezel thuộc đề tài cấp nhà nước giao cho PTNTĐ Công nghệ lọc hoá dầu chúng tôi đã nghiên cứu thành công về công nghệ sản xuất B5, B10, B15 trên cơ sở nguồn nguyên liệu của VN, xây dựng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, thử nghiệm trên động cơ ô tô, hiện nay đang trong giai đoạn nghiệm thu và có thể đề xuất sản xuất Biodiezel tại VN.
Chúng tôi cũng đang nghiên cứu thành công đề tài độc lập cấp Nhà nước về công nghệ sản xuất Corbitol bằng phương pháp liên tục, một phương pháp hoàn toàn mới có khả năng tổ chức triển khai công nghệ xây dựng nhà máy sản quy mô công nghiệp. Chúng tôi cũng hợp tác với Viện Xúc tác Lion CH Pháp nghiên cứu thành công dung môi sinh học có khả năng thay thế dung môi hữu cơ, hiện chúng tôi đã đăng ký bằng phát minh sáng chế tại châu Âu. Ngoài ra chúng tôi cũng đang xây dựng các chương trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực hoá dầu nhằm tạo ra các công nghệ và các sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp hoá chất, hoá dược...
Phòng TNTĐ công nghiệp hoá dầu có đầy đủ khả năng phân tích và đánh giá các loại phụ gia trong xăng dầu. Hiện nay chúng tôi cũng là 1 trong 22 PTN được Nhà nước giao nhiệm vụ phân tích thành phần Melamine trong sữa và các sản phẩm thực phẩm.
Trong quá trình hoạt động, chúng tôi vận hành theo cơ chế mở, trước hết là ở trong nước, hàng năm chúng tôi thường tổ chức những buổi toạ đàm với các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực lọc hoá dầu (như GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng, GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm) với các tổ chức khoa học của các trường: ĐHBK HN, ĐH KHTN, các viện nghiên cứu khoa học để xin ý kiển tư vấn và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu khoa học trên cơ sở sử dụng các thiết bị của Phòng TNTĐ. Về hợp tác quốc tế, chúng tôi đã xây dựng các đề tài hợp tác song phương, ví dụ với CH Pháp, hợp tác nghiên cứu về dung môi sinh học với Canada, hợp tác nghiên cứu về tổng hợp xúc tác FCC, với Trung Quốc hợp tác nghiên cứu tổng hợp xúc tác cho quá trình oxy hoá Metanol, với Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu về xúc tác dị thể trong quá trình sản xuất biodiezel...
Hiện nay chúng tôi đang sử dụng website của Viện Hoá học Công nghiệp VN và chúng tôi đang có chương trình xây dựng một website riêng cho phòng TNTĐ công nghiệp hoá dầu sau khi kiện toàn bộ máy lãnh đạo của phòng TNTĐ dự kiến vào cuối năm nay và đầu 2009
Chúng tôi cho rằng việc Nhà nước tập trung đầu tư một số PTNTĐ phục vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học mũi nhọn của đất nước là một chủ trương hoàn toàn đúng, nhất là trong điều kiện VN còn khó khăn, chúng ta đầu tư phân tán dàn trải, hiệu quả sẽ không cao và không giải quyết được những vấn đề nghiên cứu khoa học mang tầm chiến lược của đất nước. Với các trang thiết bị hiện đại của PTNTĐ có thể giúp được về mặt cơ bản cho các nhà khoa học làm việc và tổ chức nghiên cứu khoa học mà trước đây chúng ta thường phải làm việc ở nước ngoài.
Kien - Nam 50 tuổi - Ha Noi
- Xin chào TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Được biết ông là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và được giao chủ trì PTNTĐ Công nghệ hàn và xử lý bề mặt, chúng tôi được biết tuy số lượng chưa thực sự đầy đủ như mong muốn song số thiết bị này cũng đã là sự mơ uớc của thế hệ các nhà khoa học thuộc lĩnh vực trong những năm vừa qua, Ông có thể cho độc giả được biết vấn đề khai thác các thiết bị đã được trang bị trong thời gian vừa qua ra sao? Có bao nhiêu công nghệ đã đuợc chuyển giao cho sản xuất, đề nghị nêu cụ thể một vài công trình tiêu biểu?
- TS. Nguyễn Chỉ Sáng: Phải thừa nhận dù chưa thật đầy đủ nhưng PTN này cũng là mơ ước của nhiều đơn vị nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp. Cũng phải thừa nhận một số trong các thiết bị này cũng chưa thực sự được khai thác hết công suất nhưng cho đến nay PTN cũng đóng góp được một số kết quả đáng ghi nhận cho ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam.
Một số thiết bị khá hiện đại của PTN như thiết bị bốc bay chân không, thiết bị thấm Ni-tơ nhiệt độ thấp đã được nghiên cứu và bước đầu ứng dụng để chế tạo các bánh răng bơm dầu với công nghệ có những thay đổi cơ bản. Khi thấm Ni-tơ nhiệt độ thấp, độ cong vênh thấp do vậy nguyên công mài tinh xác bánh răng có thể được bỏ qua mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Ứng dụng này đã được sử dụng cho công ty cơ khí Chính xác. Việc nghiên cứu công nghệ bốc bay chân không để phủ cứng các bề mặt khuôn dập, các dụng cụ cắt sẽ tạo tiền đề cho việc Việt Nam sản xuất được dụng cụ cắt và khuôn dập với độ bền cao. Một số thiết bị giải quyết chất lượng công trình, năng suất lao động đơn cử như thiết bị hàn ống không quay đang được PTN nghiên cứu để chế tạo thiết bị này trong nước nhằm thay thế nhập khẩu và phục vụ cho các công trình trọng điểm như các công trình dầu khí, công trình thuỷ điện...
Về số lượng các công nghệ được chuyển giao ở PTN chưa được thống kê chính xác nhưng thông thường các công nghệ này gắn liền với các hợp đồng kinh tế về cung cấp thiết bị và sản phẩm. Trong mấy năm qua PTN đã có nhiều hợp đồng cung cấp máy và thiết bị với giá trị hàng chục tỷ đồng. Các công trình tiêu biểu tôi cho là tại công ty xi măng Bút Sơn, công ty Dầu khí Đại Hùng...
Nguyễn Văn Khánh - Nam 25 tuổi - số nhà 5 ngõ 27 đuờng Lê Trọng Tấn
- Kính thưa PGS TS Đào Nam Hải Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học. Tôi là một người rất quan tâm tới lĩnh vực CNSH. Tôi biết rằng trong thời gian vừa qua nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiên để phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học. Ngành CNSH, viện công nghệ sinh học định phát triển theo hướng nào để xứng đáng với sự quan tâm và số tiền nhà nước đã đầu tư. Xin PGS.TS cho biết một số thành quả mà ngành công nghệ sinh học nước ta đã làm được trong thời gian vừa qua.
- PGS.TS Trương Nam Hải: Viện CNSH được nhà nước đầu tư PTNTĐ công nghệ gen với mục tiêu thực hiện các nghiên cứu cơ bản, định hướng ứng dụng, theo các hướng sau:
- Nghiên cứu về hệ gen (Genomics)
- Nghiên cứu về hệ protein (Proteomics)
- Tin sinh học Bio-Informatics
Các nghiên cứu của viện định hướng ứng dụng cho các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công nghiệp. Kể từ khi có PTNTĐ, các nghiên cứu của Viện đã đạt chất lượng tốt hơn hẳn so với trước đây. Một số nghiên cứu được thực hiện ngang tầm khu vực. Ví dụ, các nghiên cứu protein tái tổ hợp ứng dụng trong y tế và nông nghiệp; các nghiên cứu phát hiện các chỉ thị phân tử liên quan đến một số bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường; nghiên cứu hệ gen ti thể của người Việt Nam...
Mặc dù thời gian xây dựng PTNTĐ chưa lâu, tuy nhiên, từ khi có PTNTĐ, Viện đã đạt được một số kết quả như sau:
Xây dựng thành công quy trình công nghệ tạo vaccin tái tổ hợp dùng cho dịch cúm gia cầm. Và hiện nay, quy trình này đã được hoàn thiện và chuẩn bị chuyển giao cho các công ty với quy mô sản xuất hàng triệu liều trong 1 năm.
Thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật gen để giám định gen hài cốt liệt sĩ. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa về mặt xã hội, giúp cho các thân nhân liệt sĩ tìm được đúng tên người thân đã hy sinh trong thời gian chiến tranh.
Ngoài ra, Viện cũng đã mở rộng được khả năng hợp tác với nhiều đơn vị trong nước và quốc tế để cùng tiến hành các nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ do thực tiễn đề ra.
Nhờ có PTNTĐ mà công tác đào tạo của Viện cũng được tiến hành rất tốt. Nhiều cán bộ đã được đào tạo các kỹ thuật tiên tiến của công nghệ sinh học tại viện.
Về ngành công nghệ sinh học của nước ta thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Do điều kiện thời gian không thể liệt kê ra đầy đủ, tuy nhiên, có thể kể một vài ví dụ như sau: Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành công nghệ sinh học đã nghiên cứu tạo ra các giống lúa năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam đã được tạo ra trên nền công nghệ sinh học; Các vaccin phòng chống các bệnh gia cầm, vật nuôi, thuỷ sản đã được tạo ra và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực y tế, hơn 10 loại vaccin phòng bệnh cho trẻ em đã được sản xuất tại Việt Nam. Nhiều phương pháp phát hiện bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư, bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam xây dựng và triển khai ứng dụng trên thực tế…
Hoàng Anh Vũ - Nam 36 tuổi - Tokyo
- Xin hỏi TS. Trương Nam Hải: Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực sinh học phân tử cũng có nhiều loại thiết bị đòi hỏi có kiến thức mới có thể ứng dụng hiệu quả được. Ví dụ như quá trình giải trình tự chuỗi DNA. Trong tình hình thiếu hụt nhân lực về lĩnh vực này, ai là người quyết định sẽ đầu tư những thiết bị nào cho PTNTĐ. PTNTĐ có tham khảo ý kiến chuyên gia?
- PGS.TS Trương Nam Hải: Đúng như bạn nói, có nhiều loại thiết bị cho nghiên cứu sinh học phân tử rất hiện đại và phức tạp đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này để có thể sử dụng hiệu quả thiết bị. Chính vì vậy, để đầu tư cho phòng thí nghiệm, Nhà nước thông qua Bộ KH-CN đã tổ chức các hội đồng quốc gia để xem xét khả năng đầu tư. Một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét khả năng đầu tư là nguồn nhân lực của đơn vị đứng ra xây dựng PTNTĐ. Kinh nghiệm xây dựng PTTĐ công nghệ gen của Viện CNSH cho thấy để xây dựng thành công và sử dụng hiệu quả trang thiết bị thì yếu tố con người là rất quan trọng.
Đồng Đại - Nam 50 tuổi - TP Thanh Hoá
- Kgửi: Anh Trương Nam Hải. Tôi muốn phân tích một dung dịch có khả năng xua đuổi côn trùng gây hại chiết xuất từ cây lá nam. Xin anh cho biết có thể phân tích ở phòng thí nghiệm nào? Trân trọng cảm ơn.
- GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc: Mời bạn đến phòng thí nghiệm các hoá chất hợp chất tự nhiên diệt trừ sâu bọ do Giáo sư Tiến sĩ Dương Anh Tuấn, Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để liên hệ.
<table class="image rightside" id="table5" width="200" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc"> GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc (bìa trái) và PGS.TS. Trương Nam Hải (giữa) trả lời bạn đọc. Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
PTNTĐ "mở": "Chìa khóa thành công"
Trần Bình - nam 35 tuổi - Hà Nội
- Ý tưởng xây dựng PTNTĐ là hoàn toàn đúng. Nó sẽ giúp ích được các nhà khoa học có được các trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu và tiết kiệm kinh phí đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên cách thức hoạt động của các PTN này còn nhiều bất cập (cho cả người quản lý PTN lẫn các nhà nghiên cứu) nên hiệu quả thu được chưa cao.
Thời gian trôi qua nhanh, các thiết bị xuống cấp, đội ngũ cán bộ sẽ ra đi vì không tạo được tương lai lẫn thu nhập - và chắc chắn sẽ có nhiều thiết bị đắp chiếu trong tương lai gần. Vậy xin hỏi Bộ KHCN sẽ có chính sách gì để tháo gỡ ngay các khó khăn đó cho các PTNTĐ ? Nếu cần trao đổi để tháo gỡ các vướng mắc thì cần phải gặp bộ phận nào hoặc ai có trách nhiệm ở Bộ KHCN phụ trách việc hỗ trợ các PTNTĐ giải quyết các vấn đề về cơ chế?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Để phát huy tối đa năng lực của các thiết bị đã đầu tư cho PTNTĐ đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong quy chế hoạt động PTNTĐ đã được thể hiện đây là loại PTN "mở", nghĩa là tạo mọi điều kiện cho tất cả các nhà khoa học trong và ngoài nước có cùng lĩnh vực chuyên môn của PTNTĐ có điều kiện thực hiện các hoạt động nghiên cứu của mình.
PTNTĐ được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập được quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP, nghĩa là PTNTĐ được coi như một đơn vị nghiên cứu cơ bản, chiến lược chính sách và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và duy trì bộ máy.
Chúng tôi cám ơn và rất hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những người quan tâm đến PTNTĐ. Cơ quan đầu mối của Bộ KHCN tiếp nhận những ý kiến này là Vụ Kế hoạch Tài chính. Tôi cũng xin được sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến đó theo địa chỉ email của cá nhân là: tqthang@most.gov.vn
Thân Thị Thúy - Nữ 33 tuổi - Hàn Quốc
- Xin hỏi, PTNTĐ (như PTNTĐ Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học) đang được đơn vị chủ quản quản lý và được nhà nước đầu tư, có khi nào hoạt động tách rời như là một đơn vị độc lập và lúc đó các cán bộ khoa học phải thuê máy móc để tiến hành các nghiên cứu của mình?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Xin cám ơn bạn vì câu hỏi rất hay thể hiện yêu cầu về trách nhiệm rất cao của cơ quan chủ trì đối với PTNTĐ. Chỉ khi nào PTNTĐ thực sự là một đơn vị nòng cốt của cơ quan chủ trì trong hoạt động nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của PTNTĐ gắn chặt với định hướng nghiên cứu và phát triển của cơ quan chủ trì thì lúc đó mới phát huy được hết sự hợp tác, đóng góp của tất cả các cán bộ khoa học, kết hợp được tất cả các thiết bị nghiên cứu sẵn có của cơ quan chủ trì để PTNTĐ hoạt động của hiệu quả.
Bình Minh - Nam 30 tuổi - Hà Nội
- Xin hỏi, có cơ chế tuyển chọn công khai các chức danh như trưởng phòng/nhóm nghiên cứu tại các PTNTĐ và cho họ được quyền tuyển/thuê các cán bộ, sinh viên đến làm việc trong phòng/nhóm nghiên cứu của họ? Hay họ vẫn phải xin làm hợp đồng và sau 2-3 năm mới được tham gia thi tuyển công chức, và nếu đạt thì sẽ được hưởng mức lương khởi điểm đối với tiến sỹ khoảng 1,6 triệu đồng/tháng? Theo tôi biết, các PTNTĐ đều đã cơ cấu hết các vị trí, do đó các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài về hoặc các chuyên gia từ các viện/trường đại học trong nước khác nếu xin vào PTNTĐ thì cũng không có vị trí trong PTNTĐ và sẽ chỉ làm nhân viên cho các vị đã được cơ cấu trước đó, cho dù ở nước ngoài họ là các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia uy tín. Điều này sẽ không khuyến khích và thu hút được các nhà khoa học giỏi vào PTNTĐ làm việc. Ông nghĩ thế nào về nguy cơ "bình mới, rượu cũ" này trong các PTNTĐ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Theo Quy chế hoạt động, giám đốc PTNTĐ được cơ quan chủ trì tuyển chọn một cách công khai theo tiêu chuẩn, PTNTĐ được hoạt động theo Nghị định 115, vì vậy, PTNTĐ (giám đốc PTNTĐ) được quyền chủ động rất cao trong việc tuyển dụng, trả lương, bổ nhiệm các chức danh trong tổ chức của mình.
Kien - Nam 50 tuổi - Ha Noi
- Xin chào PGS.TS Mai Ngọc Chúc. PTNTĐ Lọc hoá dầu do Viện hoá công nghiệp chủ trì đã có những định hướng nghiên cứu như thế nào để đáp ứng nhu cầu hiện nay của ngành công nghiệp dầu mỏ Việt Nam? Liệu có khó khăn gì khi Phòng thí nghiệm lại không thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam?
- PGS.TS Mai Ngọc Chúc: Về định hướng, tôi đã trả lời ở câu hỏi trước. Nếu đặt tại Tổng Công ty Xăng dầu VN thì Tổng Công ty Hoá chất cũng sẽ đặt câu hỏi tương tự vì lĩnh vực hoá dầu là lĩnh vực thuộc Tổng Công ty Hoá chất VN tạo ra các công nghệ và sản phẩm dưới dạng nguyên liệu phục vụ cho ngành Hoá chất VN nói chung và các ngành công nghiệp khác.
Và đây cũng là phòng thí nghiệm hoạt động theo cơ chế mở nên các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tập đoàn, các tổng công ty có thể đến cùng khai thác và làm việc tại PTN này. Ví dụ chúng tôi đã ký hợp đồng với Tổng Công ty DMC thuộc Tập đoàn Dầu khí VN tổ chức nghiên cứu để sản xuất một số các loại hoá chất phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí và hoá chất.
<table class="image leftside" id="table6" width="150" align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">TS. Nguyễn Chỉ Sáng.
Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Nhân lực mạnh: Hạt nhân nòng cốt của PTNTĐ
Nguyễn Tiến Dũng - Nam 58 tuổi - Hà Nội
- Với các mục tiêu đề ra là: 1. Tạo ra các công trình nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo, tiếp cận hoặc đạt trình độ quốc tế, được công bố trên các tạp chí, ấn phẩm KH&CN có uy tín trên thế giới. 2. Tạo ra các sáng chế, sản phẩm KH&CN được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, có khả năng thương mại hoá, góp phần nâng cao năng lực, trình độ công nghệ trong nước.. 3. Hình thành được tập thể cán bộ KH&CN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN quốc gia ở trình độ quốc tế.
Phải chăng PTNTĐ là mô hình tốt nhất để phát triển KHCN ở nước ta và việc xây dựng mô hình PTNTĐ là cách duy nhất? Ngoài cách đó ra (nếu không phải là duy nhất) còn mô hình nào khác không? Chúng ta xây dựng mô hình đó là theo kinh nghiệm trên thế giới hay do ai sáng chế ra?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Việc thành lập các PTNTĐ theo mô hình hiện nay, theo tôi là phù hợp với điều kiện của VN nhằm đạt được 3 mục tiêu nêu trên, đặc biệt là để hình thành được các tập thể cán bộ KHCN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Trong thực tế, có khá nhiều nước xung quanh chúng ta đã thực hiện rất thành công mô hình này (như Trung Quốc). Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình duy nhất. Ở một số nước trên thế giới, người ta xây dựng những trung tâm nghiên cứu xuất sắc nhằm tập hợp được những lực lượng nghiên cứu mạnh, tập trung đầu tư cho những hệ thống PTN cho trung tâm đó cũng nhằm giải quyết những vấn đề mũi nhọn, những vấn đề mới trong KHCN đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cũng cần lưu ý rằng để phát huy tối đa năng lực (con người và thiết bị) của các PTNTĐ, thì việc liên kết trong các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của PTNTĐ với hệ thống các PTN trong cơ quan chủ trì và trong cả nước và đặc biệt trong hợp tác quốc tế (trong cùng một lĩnh vực) là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của một số kết quả rất đáng khích lệ của một số PTNTĐ trong thời gian vừa qua.
Vũ Văn Hoan - Nam 24 tuổi - Thanh Xuân - Hà Nội
- Tôi làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu - Thử nghiệm và Kiểm định tàu thủy của VKHCNTT, VINASHIN. Theo đề án của Bộ KHCN, trung tâm này sẽ được xây dựng thành một PTNTĐQG. Nhưng một vấn đề có thể nhìn thấy rõ là chương trình chú trọng đến xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị mà đang bỏ qua vấn đề con người.Tôi dám khẳng định là sau khi cơ sở vật chất và thiết bị hoàn tất thì lại phải đắp chiếu bỏ không vì không có người sử dụng, hoặc sử dụng không đúng qui trình dẫn đến hỏng hóc trong ngày một ngày hai. Vậy xin Thứ trưởng Trần Quốc Thắng cho biết, vấn đề nhân lực cho các PTNTĐ được Bộ KHCN giải quyết như thế nào?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Cám ơn bạn vì câu hỏi trên vì nó đã đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng là nguồn lực con người mang tính chất quyết định cho tất cả mọi hoạt động nghiên cứu khoa học và quan trọng hơn đối với PTNTĐ. Trong tất cả các đề án các PTN TĐ đã được phê duyệt, các cơ quan chủ trì đều đã thể hiện việc huy động một lực lượng nghiên cứu phù hợp và cũng đã đề xuất những phương hướng đào tạo nguồn lực cho PTN TĐ đó.
Hiện nay, Bộ KHCN cũng đã có chương trình đào tạo đội ngũ KHCN theo êkíp thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Đây chính là một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ cho các PTN TĐ đào tạo được những đội ngũ chuyên gia của mình. Cũng cần nói thêm rằng mỗi một PTN TĐ muốn phát triển bền vững cần phải có chiến lược và kế hoạch rất cụ thể về đào tạo nhằm có được trong tương lai một lực lượng cán bộ nghiên cứu trình độ cao, có những cán bộ đầu ngành và có thể xây dựng được cho mình một "trường phái riêng" thể hiện những điểm mạnh và đặc sắc của mình trong lĩnh vực nghiên cứu của PTN đó.
Nhiều nguồn lương "mềm" cho cán bộ PTNTĐ
Vũ Minh Đức - Nam - 27 tuổi
- Xin hỏi ông Nguyễn Trọng Thụ: Nhà nuớc đầu tư mạnh vào các PTNTĐ nhưng hình như chưa đầu tư cho con nguời sử dụng trực tiếp thiết bị ở đây. Khâu quản lý cũng chưa có cơ chế rõ ràng làm cho các cán bộ nghiên cứu làm việc tại đó cũng không toàn tâm toàn ý công tác. Bộ KHCN có chính sánh gì để cải thiện tình trạng "quá độ" này và đến bao giờ thì giải quyết đuợc?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của PTNTĐ được thực hiện theo quy hoạch và là trách nhiệm của từng PTNTĐ, từng cơ quan chủ trì và cơ quan chủ quản PTNTĐ. Tuy nhiên, Bộ KHCN cũng có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản và Bộ GD-ĐT để thực hiện quy hoạch đó và thực hiện mục tiêu hình thành được một tập thể cán bộ KHCN mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KHCN quốc gia ở trình độ quốc tế. Hiện nay các PTNTĐ đều có kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng đó bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
Bộ KHCN đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của PTNTĐ (QĐ 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 8/7/2008). Cán bộ KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế có thể đến làm việc tại PTNTĐ để thực hiện các công trình nghiên cứu dưới hình thức chủ trì, đồng chủ trì phối hợp nghiên cứu hoặc để khai thác, sử dụng PTNTĐ theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký kết với giám đốc PTNTĐ. Theo đó, cán bộ KHCN là cộng tác viên của PTNTĐ thì không phải trả các chi phí cho hoạt động nghiên cứu. Cán bộ KHCN không phải là CTV của PTNTĐ phải thanh toán các chi phí nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu đối với các trường hợp khai thác, sử dụng PTNTĐ theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận thì việc thanh toán chi phí cho hoạt động nghiên cứu được thực hiện theo quy định cụ thể của PTNTĐ.
Như vậy, khi làm việc tại PTNTĐ thì các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu được quyền sử dụng trang thiết bị của PTNTĐ và được nhận các dịch vụ cần thiết để tiến hành nghiên cứu nhưng khi công bố kết quả nghiên cứu phải ghi rõ kết quả đó được thực hiện tại PTNTĐ và nộp báo cáo cho PTNTĐ. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại PTNTĐ còn được hưởng các quyền lợi do hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mang lại theo quy định của PTNTĐ và phù hợp với quy định về quản lý tài chính.
Nguyễn Văn Hải - Nam 30 tuổi - Viện Khoa học Việt Nam, Nguyen Anh Minh - Nam 29 tuổi - Hà nội, Nguyễn Đức Thọ - Nam 35 tuổi - Bang Utah, Hoa Kỳ
- Xin hỏi, hiện nay lương trung bình của một cán bộ nghiên cứu thuộc PTNTĐ là bao nhiêu? Họ đuợc hưởng những chính sách, đãi ngộ gì khi là cán bộ làm việc cho PTNTĐ? Đã có quy định về việc trả thêm tiền (ngoài lương) và để khuyến khích, thu hút và giữ chân đội ngũ khoa học VN có trình độ cao vào PTNTĐ làm việc, nhất là đội ngũ ở nước ngoài?
Ông Nguyễn Trọng Thụ: PTNTĐ được coi là một tổ chức KH&CN, có tư cách pháp nhân, được tự chủ theo Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 52 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập. Nghĩa là: được Nhà nước bảo đảm lương cơ bản của một cán bộ khoa học, ngoài ra, PTNTĐ còn có những nguồn kinh phí sau đây:
- Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp (Nhà nước, Bộ ngành, địa phương). Trong dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN này thì có một khoản kinh phí dành cho thuê khoán chuyên môn, nhà khoa học sẽ có thu nhập từ khoản này.
- Kinh phí do Nhà nước đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN, được giao trực tiếp mà không phải tuyển chọn, khoản thuê khoán chuyên môn tương tự như trên.
- Kinh phí nhận trực tiếp từ Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia: Nếu nhà khoa học làm việc ở PTNTD có nhu cầu nghiên cứu một hướng nào đó của PTNTD thì cũng có thể nộp đơn xin tài trợ của Quỹ này, trong dự toán cũng có một khoản thuê khoán chuyên môn.
- Kinh phí có được từ các Hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ.
- Kinh phí do cơ quan chủ quản (Bộ, ngành) giao để thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng của PTNTĐ.
- Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, nếu hình thừnh được các nhóm nghiên cứu đi tiên phong trong một số lĩnh vực KH&CN ưu tiên, kinh phí này do Nhà nước giao để thực hiệm nhiệm vụ đó.
- Kinh phí do tài trợ từ nước ngoài (có thể có)
Cán bộ khoa học làm việc ở PTNTĐ còn không phải trả các chi phí để nghiên cứu nếu được coi là cộng tác viên của PTNTĐ, được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau để phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của PTNTĐ. Nếu bạn Nguyễn Đức Thọ về nước mà đến làm việc ở một PTNTĐ nào đó thì rất hoan nghênh, bạn có thể là hạt nhân của một nhóm nghiên cứu nào đó.
Giám đốc PTNTĐ được tự chủ nên các nguồn kinh phí trên được trộn lẫn và một phần khá nhiều trong đó được sử dụng để trả công lao động cho từng cán bộ nghiên cứu tuỳ theo mức độ đóng góp cho hoạt động của PTNTĐ, không hạn chế thu nhập. Tuy nhiên, ở đây cần một quy chế chi tiêu nội bộ, rất công khai, minh bạch. <table class="image rightside" id="table7" width="150" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Ông Nguyễn Trọng Thụ.
Ảnh: Phạm Hải</td></tr></tbody></table>
Le Mai Tung - Nam -
- Khi đầu tư cho các phòng thí nghiệm ở trường tôi, các khoản chi dành cho máy móc thiết bị thì được duyệt, nhưng phần dành cho tài liệu (mua publication) hay dành để trả lương nghiên cứu viên thì không được duyệt. Xin hỏi, chuyện tương tự có xảy ra ở các PTNTĐ?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ: Trong dự toán kinh phí cho một đề tài nghiên cứu đều có 4 khoản chính sau đây: thuê khoán chuyên môn (nhiều hay ít tuỳ vào mục tiêu, tính chất, quy mô và nội dung của từng đề tài), nguyên vật liệu - năng lượng, máy móc thiết bị, chi khác. Như vậy, trong này không có lương vì bạn đã có cơ bản theo ngạch bậc rồi, ở đây bạn chỉ có thể thêm chi phí để trả công lao động do chính bạn thực hiện. Còn khoản chi phí mua ấn phẩm, tài liệu thì vẫn còn có ở khoản chi khác, nếu bạn làm đề tài nghiên cứu mà không thuyết phục được khoản này là chưa đúng với quy định hiện hành.
Pham Quynh Anh - Nữ 28 tuổi - Hà Nội
- Hiện nay đang có hiện tượng chảy máu chất xám, các cán bộ khoa học trẻ lần lượt chuyển ra ngoài vì đồng lương trong viện, trong các cơ quan không đủ sống. Các ông nghĩ như thế nào về hiện tuợng này và có biện pháp nào để thu hút các nhân tài trẻ?
GS.TSKH Nguyễn Xuân Phúc: Quản lý và khai thác người lao động trí thức đúng đang là một vấn đề lớn của chúng ta. Việc một lượng khá đông các trí thức được đào tạo mà không làm việc đúng trong cơ quan đầu tư đào tạo là vấn đề cần xem xét tổng thể. Theo tôi, nơi thể hiện đúng nhất về mặt pháp quy cho vấn đề này là Luật Lao động. Vấn đề bạn đề cập: chảy máu chất xám, tôi hiểu bạn đang muốn nói đến những người lao động trí thức được đào tạo theo ngân sách nhà nước (một phần hay toàn bộ) đã không làm hoặc đang chuyển ra khỏi các cơ quan nhà nước. Chắc chắn nếu chuyển ra cơ quan tư nhân hoặc nước ngoài thì đây là một tổn thất lớn cần được tính toán và xử lý. Trong xu thế chung, thực tế có một bộ phận các cán bộ khoa học công nghệ trẻ không tiếp tục làm việc theo nghiệp nghiên cứu triển khai vào khoa học công nghệ. Thiệt thòi này đáng phải đánh giá với một hệ số cao vì nó là chất xám, là thứ kiến thức mà nước ta đang rất cần để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lý do có thể có từ hai phía, phía quản lý là nhà nước và phía bản thân những người lao động khoa học trẻ.
Theo tôi, về phía nhà nước, phải tạo được hành lang pháp lý đúng và đủ rộng cho người lao động chọn nơi làm việc thì phải bảo đảm đủ điểu kiện lao động khoa học công nghệ tối thiểu cho các cán bộ công nghệ trẻ. Chẳng hạn như với thu nhập lương có thể đủ bảo đảm cuộc sống tối thiểu, chi phí cho các khoản thuê nhà ở, chi phí đi lại…
Về phía các lao động khoa học trẻ, cần rèn luyện cho mình tình yêu khoa học và lòng say mê khoa học, xem kiến thức cũng là tài sản, từ đó sẽ có được say mê lao động nghiên cứu và triển khai lĩnh vực khoa học công nghệ và có sự yên tâm làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ. Thực tế hiện nay đối với các cán bộ toàn tâm hoạt động cho lĩnh vực nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ đều có thêm được một phần thu nhập ngoài lương đáng kể cho hoạt động này, để có thể yên tâm học tập và nghiên cứu.
Sẽ giải thể PTNTĐ kém hiệu quả
Vũ Hoàng Tùng - Nam 37 tuổi - 89-Nguyễn Khang-Cầu Giấy-Hà Nội
- Kính thưa PGS.TS-Thứ Truởng Bộ KH&CN Trần Quốc Thắng. Các PTNTĐ trước khi đuợc thành lập phải có dự án trình bày đầy đủ: Lý do thành lập, hiệu quả hoạt động của nó đối với xã hội và nền khoa học... . Khi được thành lập, nó hoạt động kém hiệu quả thì các cơ quan chức năng phê duyệt dự án có kiểm tra đối chiếu với thuyết minh dự án tìm ra nguyên nhân và xử lý về trách nhiệm đối với những nguời có liên quan hay không?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Trong quy chế hoạt động của PTNTĐ do Bộ KHCN ban hành theo quyết định số 08 ngày 8/7/2008 có một chương quy định về việc kiểm tra, đánh giá PTNTĐ, trong đó nêu rõ Bộ KHCN chủ trì phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản tổ chức đánh giá nhiệm kỳ 2 năm 1 lần hoặc đột xuất đối với PTNTĐ trên cơ sở báo cáo của cơ quan chủ trì và ý kiến đánh giá của Hội đồng PTNTĐ. Căn cứ kết quả kiểm tra định kỳ và đề xuất đó, Bộ KHCN sẽ phối hợp với các bộ liên quan nêu trên để xem xét khả năng tiếp tục mở rộng hỗ trợ đầu tư hoặc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của PTNTĐ kể cả việc giải thể PTNTĐ (không công nhận là PTNTĐ nữa).
Thụy Phả lại - Nam 53 tuổi - Hà nội
- Tôi xin đặt câu hỏi liên quan tới trách nhiệm. Theo đồng chí Thứ trưởng, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho hoạt động hiệu quả của PTN, liệu đó sẽ là Giám đốc PTN, hay là hiệu trưởng (viện trưởng) của đơn vị quản lý trực tiếp, hay là Bộ KH và CN ?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Theo quy chế hoạt động của PTNTĐ, người chịu trách nhiệm cuối cùng của PTNTĐ là giám đốc PTNTĐ đó. Ngoài ra, trong quy chế cũng đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan chủ quản, Bộ KHCN và các bộ ngành liên quan (mời bạn tham khảo thông tin trên trang web của Bộ KHCN).
Nguyễn Bách - Nam 40 tuổi - Hanoi
- Thưa Thứ trưởng Trần Quốc Thắng. Ông nói "chưa thấy phòng TNTĐ nào đắp chiếu thiết bị". Nếu quả là thiết bị "phải đắp chiếu" thì quá tệ hại Xin ông cho biết, Bộ KHCN làm thế nào để phát huy hết hiệu quả của thiết bị nói trên? Tôi cũng đã tham quan nhiều cơ quan nghiên cứu KNCN, được biết, có nhiều thiết bị tiền tỷ mua sắm hàng chục năm nay nhưng mới chỉ đưa ra sử dụng một vài lần (cho thuê). Liệu ở PTNTĐ có tình trạng tương tự không?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN: Như đã trao đổi ở trên, Bộ KHCN phối hợp với các bộ ngành liên quan có cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của các PTNTĐ và từ kết quả đánh giá đó sẽ có những chế tài cụ thể đối với những PTNTĐ không hiệu quả và có các thiết bị "đắp chiếu" như không tiếp tục đầu tư, cơ cấu lại tổ chức quản lý và hoạt động, thậm chí là giải thể PTNTĐ đó. Xin bổ sung thêm, việc đánh giá hoạt động của PTNTĐ có thể được thông qua một cơ quan hoặc hội đồng đánh giá độc lập có năng lực, tập hợp các chuyên gia có chuyên môn liên quan nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động của PTNTĐ.
Đào Lê Công Nguyên - Nam 44 tuổi - 158 Bùi Viện Q.1 TP.HCM
- Tôi thấy PTN TĐ kỹ thuật số (ĐHBK TP HCM ) và hệ thống đầu tư nhiều thiết bị hiện đại nhưng chỉ để coi chơi hay làm ra một vài sản phẩm nào đó (máy CNC) còn nghiên cứu thì chẳng làm được gì. Đầu tư không có kế hoạch, không đồng bộ. PTN polymer Composit thì khi có thành tra đến thì có người làm, còn sau đó lại bỏ trống. Không tin các anh cứ kiểm tra đột xuất xem sao?
- PGS.TS Trần Quốc Thắng: Rất cám ơn ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi sẽ có kế hoạch kiểm tra và làm việc cụ thể với ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Bách Khoa TP.HCM là cơ quan chủ quản và cơ quan chủ trì của 2 PTN này để làm rõ vấn đề bạn nêu.
Nguồn (VietNamNet)
Một sáng nọ, các bác trên Bộ bước vào thăm 1 phòng thí nghiệm trọng điểm. Đố các bạn các bác nhìn thấy gì?