Quang hợp, nhờ 1 lời giải thích

Bạn ơi ! khí khổng có bao giờ đóng hoàn toàn đâu. Còn những cây sống ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày => quang hợp qua lớp cutin.:hoanho:
 
trách gì mình cứ nghĩ , ban ngày nó đóng thì chẳng có CÒ mà tổng hợp, còn ban đêm thì chẳng có ánh sáng , giờ thì biết nó quang hợp qua lớp cutin ( trc kia cũng biết là có thoát hơi nc qua lớp cutin nhưng lương thaots ra đây râits it)
 
Bạn muốn hỏi phương trình tổng quát hay cơ chế làm việc của nó. Tổng quát của cái gì, bạn phải nói rõ ra, mọi người mới có thể trả lời giúp bạn được
 
trách gì mình cứ nghĩ , ban ngày nó đóng thì chẳng có CÒ mà tổng hợp, còn ban đêm thì chẳng có ánh sáng , giờ thì biết nó quang hợp qua lớp cutin ( trc kia cũng biết là có thoát hơi nc qua lớp cutin nhưng lương thaots ra đây râits it)
Bạn hiểu sai rồi. Cây ở sa mạc quang hợp cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Pha sáng ko cần CO2 nên diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng, pha tối ko cần ánh sáng nhưng cần CO2 nên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. Muốn biết rõ hơn xem SGK sinh 11
 
Bạn hiểu sai rồi. Cây ở sa mạc quang hợp cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Pha sáng ko cần CO2 nên diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng, pha tối ko cần ánh sáng nhưng cần CO2 nên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. Muốn biết rõ hơn xem SGK sinh 11

cảm ơn vì anh mạnh hùng đã nhắc nhở , vì trước kia mình chưa học đến phần quang hợp của các nhóm ở thực vật C3, C4, CAM nên mới hiểu sai nó , còn giờ đã biết nó thực hiện quang hợp nhờ hai quá trình ở lục lạp của hai tế bào mô giậu khác nhau. và cả ngày cả đêm
 
Để trả lời vấn đề của em này thì trước hết em cần nắm vững quá trình CAM (Crassulacean Axit Metabolism) nhé, như Khiếu Phương Lan nói.
Một số thực vật, thường là các cây mọng nước,sống trong điều kiện khô hạn, nhất là sống nơi hoang mạc thường xuyên gặp nóng hạn. CHúng không được phép mở khí khổng vào ban ngày tránh mất nước dẫn đến cây mất cân bằng nước và dẫn đến cây bị héo, vượt ngưỡng héo lâu dại và dẫn đến cây bị chết, và tất nhiên cây phải mở khí khổng vào ban đêm để thoát hơi nước để nhận CO2 vào ban đêm. Do đó, CO2 chỉ xâm nhập vào cây khi ban đêm.
Để chịu đựng với điều kiện khó khăn đó các cây loại này chấp nhận một phương pháp quang hợp đặc trưng riêng cho mình để thích nghi với điều kiện khó khăn trên. Đó là sự cố định CO2 được tiến hành vào ban đêm và khử CO2 vào ban ngày (khác với sinh vật C3, C4 là đóng khí khổng vào ban đêm và mở vào ban ngày để cố định CO2 ban ngày)
Ta có sơ đồ quang hợp của thực vật CAM :
Điều khác biệt giữa thực vật CAM với thực vật khác đó là sự phân đinh về thời gian của quá trình cố định và khử CO2
- Vào ban đêm, nhiệt độ han xuống thị khí khổng mở ra để thoát hơi nước và khí CO2 thâm nhập vào lá qua khí khổng và quá trình cố định CO2 cũng xảy ra.
- Chất nhận CO2 đầu tiên cũng là PEP ( phospho eolpyruvic) và sản phẩm đầu tiên cũng là AOA như cây C4. Phản ứng cacboxyl diễn ra trong lục lạp.
AOA chuyển hóa thành Malat (cũng là C4), Malat được vận chuyển đến dự trữ ở dịch bào và cả tế bào chất. Do đó mà pH cảu tế bào chuyển từ 6 đến 4 (axit hóa).
- Vào ban ngày, khí khổng đóng lại và CO2 không thể xâm nhập vào nữa, và tất nhiên ko có quá trình cố định CO2. Do đó, có quá trình khử CO2 diễn ra vào ban ngày. Có thể thấy, có 3 hoạt động diễn ra trong lục lạp :
+ Một là, hệ thống quang hóa động. KHi có ánh sáng thì hệ sắc tố quang hợp sẽ hấp thu ánh sáng và pha sáng của quang hợp diễn ra. Kết quả hình thành ATP và NADPH và giải phóng O2. ATP và NADPH sẽ được sử dụng cho pha tối.
+ Hai là, malat lập tưc bị phân hủy. CO2 được giả phóng sẽ cung cấp cho chu trình C3, còn axit Pyruvic biến thành chất nhận CO2 là PEP.
+ Ba là, thực hiện chu trình C3 như cá thực vật khác để tổng hợp lên các chất hữu cơ cho cây.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top