Hiện tượng gà trống đẻ trứng

Kim anh trắng

Senior Member
Một người bạn của mình nói bạn ấy tận mắt nhìn thấy hiện tượng gà trống đẻ trứng nhưng mình thì không tin, Vì mình không tìm ra cơ sở nào giải thích hiện tượng đó và bạn mình cũng vậy nhưng bạn mình thì cứ cho rằng gà trống có thể đẻ trứng. Ai có thể giải thích được hiện tượng này giúp mình với !
 
Một người bạn của mình nói bạn ấy tận mắt nhìn thấy hiện tượng gà trống đẻ trứng nhưng mình thì không tin, Vì mình không tìm ra cơ sở nào giải thích hiện tượng đó và bạn mình cũng vậy nhưng bạn mình thì cứ cho rằng gà trống có thể đẻ trứng. Ai có thể giải thích được hiện tượng này giúp mình với !

Nói bạn ý chứng minh con đẻ trứng là con trống trước đi:oops:.
 
Thiếu một vế là phải chứng minh đó là quả trứng ???

Tin này hình như là tin có thật :
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
http://www.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80814.tno
<o:p> </o:p>
Về mặt tự nhiên thì gà trống không thể đẻ trứng, nhưng có thể do lượng canxi quá dư thừa mà tạo ra quả (giống quả trứng) không có lòng đỏ vả rất bé.
 
Quả trứng đó chỉ có toàn lòng trắng mà không có lòng đỏ , nếu là do gà mái đẻ thì chắc không có vấn đề gì cần bàn tán nhưng đằng này lại là do "một chú gà trống " đẻ ra. Theo anh lâm nói thì sở dĩ như vậy là do lượng canxi quá thừa, nhưng em hỏi anh lòng trắng kia là có thật thì khi đó chất gì tạo ra lòng trắng ? Cấu tạo hệ liệu sinh dục của gà thì ở gà trống ống vôn không cùng với ống đổ trực tràng
 
Lượng caxi dư thừa nghe cũng hợp lý , nhưng lòng trắng trong qua trung thì phai giải thích sao ? theo mình thì còn do 1 sự rối loạn trong tuyến sinh dục của kon gà đó nữa !
 
Ở đây cần dùng các từ một cách rõ ràng : gà trống, đẻ, quả trứng.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
Thứ nhất, cũng như anh Hưng nói, liệu đó có là gà trống ?
<o:p> </o:p>
Thứ hai, tôi đã nói là « gà trống » « tạo » ra quả (không phải là trứng mà chỉ trông giống). Không hề nói đấy là đẻ, không hề liên quan đến hệ sinh dục gì cả.
<o:p> </o:p>
Thứ ba, ở gà có thời kì đột biến trao đổi chất, nên mới tạo ra cái quả này. Tôi cũng chưa thấy ai chứng minh bên trong cái quả đó là lòng trắng hay cái gì khác ?
 
Anh lâm : Anh có nghĩ, nếu một người không thuộc về chuyên ngành thì khi nhìn thấy hiện tượng đó lại không nghĩ là "đẻ" không ? Em đồng ý với anh đó không phải là "đẻ" theo dúng nghĩa chuyên ngành.
Và con gà cho ra đời quả trứng nhỏ kia thật sự là gà trống vì trước đó đã cùng với gà mái cho ra đời những chú gà con. Chẳng lẽ điều ấy lại không thể chứng minh con gà trống kia là gà trống thực sự ?
Nhưng thú thật là bản thân em không đủ kiến thức để giải thích được .Đấy chỉ là thắc mắc của em thôi nên mới hỏi vặn vậy, chứ không có ý gì cả .
Anh muốn nói là thứ mà giống như lòng trắng đó chưa chắc đã là lòng trắng ư ?Sao em không nghĩ ra điều này nhỉ? Có thể đó chỉ là dịch nhày được tiết ra trong quá trình tiêu hoá ? Nhưng tại sao lại được bao bọc bởi một lớp vỏ đều đặn như lớp vỏ trứng thật? Điều này em nghĩ hay cơ chế tạo quả trứng giả đó cũng giống như Nhôm khi tác dụng với Nước thì Nhôm hidroxit được tạo ra bám thành một lớp đều bao lấy nhân Nhôm ?Em có tưởng tượng quá không anh nhi?
 
:buonchuyen: Tôi không lợi dụng sơ hở của ai cả và tôi cũng không rảnh rỗi để đối phó với bạn làm gì. Câu hỏi của bạn khá lạ nên tôi tham gia ý kiến thôi. Tôi cũng không có tham vọng giải thích được tường tận câu hỏi của bạn. :eek:
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
Vì khi có một câu hỏi, ta phải hiểu rõ câu hỏi, từng từ trong câu hỏi. Nếu chưa hiểu rõ thì cùng tìm hiểu. Tôi nói với bạn 3 từ cần kiểm tra lại để bạn có thể dựa trên đó để tìm hiểu thêm. Hi vọng bạn có hứng thú để tìm hiểu về những cái đó, chứ không chỉ nghe tin rồi vội đặt ra một loạt câu hỏi. Cái cuối cùng cần đạt đến vẫn là bản chất của vấn đề mà ta có thể nắm bắt được. :cuchuoi:
<o:p> </o:p>
Vốn ban đầu tôi chỉ định tham gia ý kiến. Nhưng bạn đã hỏi trực tiếp tôi, nên tôi phải giải thích rõ tôi không dùng từ Đẻ. Nếu bạn hiểu ngay từ đầu, thì đã không hỏi về cấu tạo hệ liệu sinh dục của gà. :razz:
 
Ôi ! gì mà anh gay gắt vậy ? vốn từ của em dùng không được hoàn hỏa luôn có vấn đề nên chỉ nhỡ nói vậy thôi. E Không có ý gì, không ngờ lại làm anh hiểu lầm đến tai hại mức đó luôn! sau vụ này chắc em phải sửa tính dùng từ không suy nghĩ đi... Hòa nha anh !
 
Thỏa hiệp cũng không phải là cách kết thúc vấn đề.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
Hi vọng qua người bạn của bạn, bạn có thể tìm hiểu được thực chất cái quả do con gà trống đó tạo ra như thế nào : kích thước, hình dạng, cấu tạo bao gốm vỏ như thế nào, bên trong có cái gì (nếu là lòng trắng thì có đúng lòng trắng như trứng gà bình thường không), con gà đó tạo ra bao nhiêu quả như vậy ?
 
Em hiểu ! Bạn em còn luộc thử quả trứng giả đó và thấy chất nhày bên trong cũng đông cứng lại như lòng trắng trong quả trứng bình thường .Quả đó giống hệt như quả trứng bình thường nhưng có điều nhỏ hơn rất nhiều . Vì bạn em về nhà nghỉ có mấy ngày nên không thể theo dõi được con gà đó cho ra đời mấy quả như vậy nữa
 
đọc bài này vui quá ha! chẳng biết " con gà trống- đẻ- quả trứng" có đúng hay không nhưng thực tế có hiện tượng này: gà mái đẻ ra trứng, trứng nở ra được gà con sau một thời gian con gà này không đẻ trứng nữa mà đi ghẹ gà mái và trứng con gà mái này nở được thành con! khi người ta mổ con gà này ra thì thấy bên cạnh buồng trứng còn có hệ thống ống sinh tinh. Người ta gọi hiện tượng này là lưỡng tính hay đực cái lẫn lộn gì gì đó. Để em về lục lại sách xem. Sách có tên là " di truyền học động vật" của ông HUS hay sao ý. ( Thư viện ĐH KHTNHN có đấy _ khoe tí )
 
Theo em được biết thì máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng " lipit, gluxit, protein. vitamin) đến các mô , tế bào của cơ thể. chức năng này được thực hiện chủ yếu là nhờ huyết tương đóng vai trò làm chất vẩn chuyển mà nhiệm vụ đó chủ yếu là các protein,lipit, gluxit của huyết tương đảm nhiệm . cơ chế quá trình vận chuyển này cũng nhờ có sự chênh lệch nồng độ ( hay áp suất ) .Vậy anh chị nào có thể giải thích rõ về cơ chế vận chuyển giúp em không ạ ? Em cảm ơn mọi người rất nhiều
 
Hôm trước tôi đã về đọc lại sách rồi,tên sách là : Di truyền học động vật của F.T.Hutt. Tiện thể tôi nói về các dạng giới tính trung gian ở gà:
Các dạng giới tính trung gian ở gà:
(giới tính trung gian: các cá thể thuộc về một giới tính nhưng có các tuyến phụ, các cơ quan sinh dục hoặc các tính trạng giới tính phụ biến đổi theo hướng giới tính kia)
1- Hiện tượng đực cái lẫn lộn:
# Nguyên nhân:
Do tiêu biến một NST X trong kì sau của nguyên phân ở giai đoạn sớm của sự phát triển phôi.
# VD: nếu xảy ra ngay trong lần NP đầu tiên của hợp tử, sẽ tạo ra hai phôi có 2 TB con: một bình thường XX một bị mất một NST X là XO. Sau đó phôi phát triển bình thường, sẽ tạo ra cá thể có hai loại mô: một loại mô XX một loại mô XO đối xứng nhau=> loại mô thứ nhất phát triển các tính trạng gà trống, loại mô thứ 2 biến đổi theo hướng phát triển các tính trạng gà mái.
2- Hiện tượng giới tính trung gian do ảnh hưởng hooc môn:
# nguyên nhân: do rối loạn bộ phận sinh dục dẫn tới biến đổi về hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đặc biệt là về tính trạng mào và kiểu lông.
# VD: gà trống thiến sẽ có mào nhỏ như gà mái, nếu ghép thêm buồng trứng cho con gà trống này thì sẽ có bộ lông như gà mái .
Gà mái thiến sẽ có bộ lông giống gà trống, nếu ghép thêm tinh hoàn thì nó sẽ có mào phát triển, dựng đứng lên như gà trống.
*Trong thực nghiệm người ta thấy rằng nếu cắt bỏ hay tiêu huỷ buồng trứng ở gà mái (ở gà mái bình thường buồng trứng ở bên trái) thì khoang bụng phải sẽ phát triển ra một cơ quan là tinh hoàn hoặc một tuyến sinh dục phối hợp cả đặc điểm cấu tạo của buồng trứng và của tinh hoàn. Hooc môn đực do tuyến này sinh ra sẽ dẫn đến phát triển các tính trạng giới tính phụ của con đực.

Đúng là cần phải quan tâm xem “con gà trống”, “đẻ”, “ trứng” mà bạn Kim Anh dùng có đúng không. Tôi nghĩ rằng con gà mà bạn đưa ra là con gà mái.(có ai nuôi riêng rẽ con gà này ra đâu để mà theo dõi từ đầu nó là gà mái hay gà trống?!) Nó bị biến đổi giới tính giống như hiện tượng thứ hai. Con gà mái ấy trong thời kỳ thay lông, buồng trứng của nó bị mất khả năng hoạt động. Lúc này hooc môn cái không ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng nữa vì vậy lông con này mọc ra sẽ giống như lông gà mái thiến – nghĩa là như lông gà trống, và mào sẽ phát triển hơn => tóm lại là bề ngoài không khác gì một chú gà trống cả. Khi buồng trứng trở lại hoạt động bình thường thì con “ gà trống” này sẽ đẻ trứng!
Năm 1474 ở Bazen một con “ gà trống” bị hoả thiêu vì một tội ghê sợ và ngược đời, là đẻ được trứng!!
Nhưng mà trứng theo bạn nói không có lòng đỏ có lẽ là do buồng trứng của con gà mái này vẫn bị rối loạn, chưa khôi phục hoàn toàn.
 
Gà đột biến có bốn chân và hai phao câu ư? em cũng mong được nhìn thấy con gà đó quá. Ngày xưa còn nhỏ em cũng nhìn thấy một đàn lợn 12 con từ lúc đẻ ra mỗi con chỉ có hai chân thôi và chỉ sống được khoảng mấy ngày là chết . Em đã rất ngạc nhiên
 
Em cũng nghĩ là do nguồn thức ăn có vấn đề có thể tại thức ăn quá nhiều canxi thật vì con gà đó sống ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Phú Thọ .Có thể loại trừ trường hợp con gà đó vốn không phải là gà trống, bởi lẽ các gia đình ở vùng nông thôn thuờng nuôi ít gà chủ yếu là để thit trong các dịp lễ tết vì thế chỉ nuôi có một con gà trống để làm giống cũng đủ . Con gà đó trước đó vẫn bình thường, những con gà mái cùng đàn cũng coi như được nuôi trong môi trường tách biệt vì gđ bạn em sống trên một ngọn đồi xung quanh là nước vì thế ko có trường hợp con gà mái đó sinh sản nhờ chú gà trống hàng xóm được .Vả lại đây là một hiện tượng có trong tự nhiên không có bàn tay con người can thiệp , không có hiện tượng cấy ghép như chị nhung nói . Vả lại bạn em khẳng định là sau vụ đẻ đó chú gà kia vẫn bình thường như bao gà trống khác
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top