Doc va Suy nghi

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
“Có thể anh biết rất nhiều, nhưng hiểu thì chưa bao nhiêu đâu. Hãy cố gắng hiểu những thứ anh biết”. ( PGS. Phan Ngọc )
 
lonxon said:
“Có thể anh biết rất nhiều, nhưng hiểu thì chưa bao nhiêu đâu. Hãy cố gắng hiểu những thứ anh biết”. ( PGS. Phan Ngọc )

:D... hay phết...
Vậy bác lonxon nghĩ thế nào ạ? Phải chăng đây cũng chính là suy nghĩ của bác...;)
 
Thì vậy, tui thấy cái đầu tui như cái thùng rác vậy, cái gì tui nhét vô, nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp để sắp xếp nó lại, tức là HIỂU chúng 1 các thấu đáo
 
lonxon said:
Thì vậy, tui thấy cái đầu tui như cái thùng rác vậy, cái gì tui nhét vô, nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp để sắp xếp nó lại, tức là HIỂU chúng 1 các thấu đáo

Nhờ bác dạy lại em những gì bác HIỂU ạ..;)
 
atrix said:
lonxon said:
Thì vậy, tui thấy cái đầu tui như cái thùng rác vậy, cái gì tui nhét vô, nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp để sắp xếp nó lại, tức là HIỂU chúng 1 các thấu đáo

Nhờ bác dạy lại em những gì bác HIỂU ạ..;)


Nói thật là tui lên đây để tào lao xịt bụp chứ chẳng dám dạy dỗ ai hết. Tui còn cố gắng sắp xếp lại cái thùng rác của mình, làm sao mà dám chỉ cho thiên hạ thấy là tui có cái gì, ghê lắmmmmmmm
 
8) Agree, câu nói hay ghê. Đúng là cái j mình cũng có thể bít, từ đông sang tây từ thời "nữ hòang ai cập" đến "Jindo" rồi "Conan" :mrgreen: nói chung là đủ thứ hầm bà lằng như locchoc vậy nè. Gặp chiện j cũng có thể 8 được, khí thế nữa là khác. Nhưng có khi chỉ nói vậy chứ lochoc chẳng hiểu k lắm về vấn đế đó. Theo mọi người thì nên biết đến đâu hiểu đến đó sẽ hay hơn là biết vô tận nhưng hiểu thì :mrgreen: . Mỗi cái nó có cái hay riêng chứ nhỉ! :p
 
“Có thể anh biết rất nhiều, nhưng hiểu thì chưa bao nhiêu đâu. Hãy cố gắng hiểu những thứ anh biết”.

em thì thấy càng đọc càng chẳng hiểu mô tê gì cả.

cái đầu bây giờ đúng là cái mỡ hổ lốn, nhưng mà vẫn chưa sắp xếp lại được, không những vậy vẫn còn tiếp tục nạp thêm vào làm nó càng hỗn loạn thêm. Nhiều lúc phát biểu xong thấy vã mồ hôi hột vì nhận ra là mình nói "SAI" :mrgreen:, sợ quá nhưng may mà không ai để ý!
 
khuongaquatic said:
cái đầu bây giờ đúng là cái mỡ hổ lốn, nhưng mà vẫn chưa sắp xếp lại được, không những vậy vẫn còn tiếp tục nạp thêm vào làm nó càng hỗn loạn thêm. Nhiều lúc phát biểu xong thấy vã mồ hôi hột vì nhận ra là mình nói "SAI" :mrgreen:, sợ quá nhưng may mà không ai để ý!
hehe ... nhưng mà ai để ý không quan trọng , miễn có người để ý để bắt bẻ là được , phải không anh?
 
Vừa đọc một câu rất hay của nhà văn Nguyễn Quang Lập

"Tài chẳng bằng thiên hạ cũng cam lòng chứ thành thật xin đừng kém cạnh."


Tự hỏi và tự trả lời:
Thành thật với nhau, có dễ không?
Hình như không?
Sao thế?
Đời nó vậy.
 
con người không phải robot, adrenaline rất quan trọng cho con người. Mỗi khi cãi nhau adrenaline xông lên làm cho ta cảm thấy rất đã. Khi adrenaline xuống rồi thì thấy mình sai nhưng lại nhớ nó.
 
"Với tôi, sống tức là một phép tính cộng, nghĩa là, ngay cả khi gặp thất bại hay đau khổ, chúng ta vẫn được một cái gì đó. Còn những người làm phép trừ nhiều, tôi nghĩ, họ chỉ được những con số không".

Lời Dương Thụ trong Con đường âm nhạc số 2: Đêm không im lặng
http://www.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/6/13/112679.tno

Tui chỉ xin cụ thể hóa một chút lời DT, nếu mỗi lần thất bại ta được một cái gì đó (một que diêm để tiếp tục thắp sáng cuộc hành trình chẳng hạn) thì với riêng tui tui đã có một ... bao tải các que diêm, đủ để đốt cháy mọi ưu tư phiền muộn.
 
1. Năm 2003, GDP của Việt Nam là 39,2 tỉ đô la Mỹ (theo encarta)
Người giàu nhất thế giới tại thời điểm đó là Henry Williaml Gates với tài sản 46 tỉ đô la Mỹ. (theo www.forbes.com )

Cả một đất nước khoảng 80 triệu dân mà ko làm trong 1 năm bằng được số tài sản của một nhà tỉ phú.

2. Số lượng sách của thư viện Quốc gia Việt Nam là khoảng hơn 220.000 quyển (trang web của thư viện hiện nay ko xem được, nhưng bạn nào đến thư viện quốc gia đều có thể nhìn thấy nó báo ... records)
Với số lượng sách như thế thì một trường đại học cỡ trung bình của các quốc gia phát triển đều có (bạn cứ hỏi bất cứ một người nào đang ở nước ngoài đang học đại học mà xem)

Thư viện tầm cỡ quốc gia mà ko bằng một thư viện của các trường đại học lớn của các nước phát triển.

Bạn nghĩ sao khi đọc những số liệu này?
 
Với những dẫn chứng như voime7 đưa ra tôi nghĩ là cả dân tộc Việt Nam cộng lại không bằng Gates. Cả Quốc gia Việt Nam không bằng trường Đại học cỡ trung bình của thế giới. Nhưng cái điều tôi nghĩ thì chỉ tôi biết. Cái điều tôi nghĩ tôi mà nói ra ở đây (hay với những người cùng cấp với tôi) cũng chỉ có vài người biết và cãi nhau một hồi về niềm tự hào dân tộc....là xong. Cái điều tôi nghĩ tôi nói với những người có chức, có quyền trực tiếp với tôi lại là chuyện khác. Nếu họ không có suy nghĩ như tôi, thì họ uốn nắn tôi, không được suy nghĩ lệch lạc, không được phát biểu lung tung. Nếu họ có suy nghĩ như tôi họ lại cũng gặp vấn đề như tôi nghĩa là nếu nói suy nghĩ của họ ra thì cũng có thể cãi nhau với nhũng người cùng cấp, và bị những người cao hơn uốn nắn... Và câu chuyện cứ thế diễn ra, tôi thì không biết bao giờ nó kết thúc và kết thúc sẽ như thế nào. Có ai biết thì mách giùm tôi với.
 
1. Năm 2003, GDP của Việt Nam là 39,2 tỉ đô la Mỹ (theo encarta)
Người giàu nhất thế giới tại thời điểm đó là Henry Williaml Gates với tài sản 46 tỉ đô la Mỹ. (theo www.forbes.com )

Cả một đất nước khoảng 80 triệu dân mà ko làm trong 1 năm bằng được số tài sản của một nhà tỉ phú.

Đó là GDP tính cho 1 năm. Còn tài sản Gates tính đến lúc đó là tích lũy mấy chục năm của ông ta.

2. Số lượng sách của thư viện Quốc gia Việt Nam là khoảng hơn 220.000 quyển (trang web của thư viện hiện nay ko xem được, nhưng bạn nào đến thư viện quốc gia đều có thể nhìn thấy nó báo ... records)
Với số lượng sách như thế thì một trường đại học cỡ trung bình của các quốc gia phát triển đều có (bạn cứ hỏi bất cứ một người nào đang ở nước ngoài đang học đại học mà xem)

Thư viện tầm cỡ quốc gia mà ko bằng một thư viện của các trường đại học lớn của các nước phát triển.

Cần xem thời gian thành lập của các thư viện này.

Nói chung những so sánh thế này không cần thiết phải nêu ra vì nó quá khập khiễng. Nước mình là nước nghèo, ai chả biết, phải cố gắng thôi.
 
Nói túm lại cần cải thiện tình hình ngoại ngữ cho các em học sinh VN. Học Anh Văn, Pháp Văn gì 10 năm trời mà không đọc nổi một cuốn sách. Mà bây giò một số trường cấp 2 còn bắt học sinh học 2 ngoại ngữ. Thời gian học một buổi của học sinh cấp 2 là 4,5 tiếng, nhiều hơn cả học sinh đại học. Vậy còn thời gian đâu mà chơi bời, tìm hiểu và quan trọng nhất là tiêu hóa kiến thức nữa.
Bữa nọ thằng bạn tôi nó còn đưa ra ví dụ rất điển hình về cải cách giáo dục: sách giáo khoa lớp 5 nêu ra các vật dụng thường gặp thì không thiếu những vật dụng chưa bao giờ gặp của người dân tộc thiểu số (khèn, ná...) nhưng không có con dao (dùng trong gia đình).
Hoặc trong một kì thi học sinh giỏi lớp 5: phải dùng bao nhiều chữ số để đánh số trang cho một cuốn sách 300 trang. Có em học sinh trả lời là dùng 10 chữ số, từ 0 đến 9...
 
casper said:
Nói chung những so sánh thế này không cần thiết phải nêu ra vì nó quá khập khiễng. Nước mình là nước nghèo, ai chả biết, phải cố gắng thôi
Nhưng nghèo đến đâu thì ko phải ai cũng biết, và cứ tưởng thế này, thế nọ như ếch ngồi đáy giếng ấy (giống như em đây này). Và sẽ cố gắng như thế nào? - > Vì vậy các thành viên lớn tuổi, từng trải có lẽ nên dành chút thời gian để nói cho chúng em biết mình nghèo thế nào? Và con đường, cùng những việc phải làm và nên làm để thoát khỏi nó. Chỉ cần khơi gợi, định hướng thôi.

Tầm cỡ của thư viện có thể phần nào phản ánh trình độ của người sử dụng thư viện. Số lượng sách, tri thức giá trị tích luỹ và được sử dụng càng nhiều thì càng giảm được khoảng cách trình độ giữa ta với thế giới.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top