Có thể nói Học bổng giáo sư là hình thức học bổng phổ biến nhất và được quan tâm nhiều nhất trong các loại học bổng du học Hàn Quốc.
1. Học bổng Giáo Sư là gì?
Học bổng giáo sư (hay còn gọi là học bổng phòng thí nghiệm – PTN) hiện là loại học bổng phổ biến cho các sinh viên sau đại học. Học bổng này do giáo sư quản lý phòng thí nghiệm (PTN) bạn muốn xin làm nghiên cứu có toàn quyền quyết định.
Nhìn chung, so với học bổng của chính phủ Hàn hay của các tổ chức thì học bổng giáo sư nhìn chung là dễ xin hơn vì nó không có một tiêu chuẩn cụ thể nào cả. Vì học bổng là do giáo sư quyết định nên mỗi giáo sư đều có những tiêu chuẩn khác nhau và vì thế, tiền học bổng của học bổng giáo sư thường không giống nhau cho từng lab.
Bên xã hội thì học bổng giáo sư có vẻ khan hiếm hơn nhiều so với bên khối tự nhiên. Điều này cũng dễ hiểu vì các giáo sư khoa xã hội ít tiền hơn, họ không có hoặc có rất ít dự án để “nuôi” PTN và sinh viên của mình. Các giáo sư bên khối tự nhiên thì có phần khá giả hơn, đặc biệt là các thầy có nhiều dự án và danh tiếng trong giới khoa học.
Theo những thông tin tìm hiểu được nhiều giáo sư hào phóng cấp lương cả triệu won cho thạc sĩ và tầm 1 triệu 2 won cho bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều. Mức lương trung binh cho thạc sĩ rơi vào tầm 500-600 ngàn won trong khi tiến sĩ là tầm 700-800 ngàn won, không kèm tiền học phí.
Yêu cầu của học bổng giáo sư thường không quá cao, khá vừa tầm với các bạn học chuyên khối tự nhiên. Chỉ cần có bảng điểm khá một chút (một chút theo đúng nghĩa nhé, không phải cần xuất sắc lắm đâuϑ) cộng với điểm tiếng Anh vào loại trung bình khá là bạn có thể mạnh dạn gửi email đi làm quen với giáo sư được rồi.
Điểm GPA: Thông thường ứng viên phải có điểm Trung bình toàn khóa (Grade Point Average– GPA) trên 7.0 (theo hệ thống tính điểm cũ ở Việt Nam)
Tiếng Anh: các chứng chỉ TOEFL (>=64), IELTS (>=5.0), TOEIC( >=600).
Hiện nay học bổng giáo sư đang khá phổ biến ở nhiều quốc gia và chú trọng vào phát triển ngành khoa học tự nhiên. Nổi bật nhất là các nước trong khu vực Châu Á – có xu hướng phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc …
Ưu điểm:
Học bổng dễ xin vì có rất nhiều giáo sư với nhiều đề tài nghiên cứu cần tuyển thực tập sinh.
Có lương trong quá trình làm việc. Có thể được chi trả học phí, tiền bảo hiểm, vé máy bay hai chiều, có lương đủ sống để hoàn thành học tập, nếu so với việc học thạc sĩ trong nước thì có thể ưu điểm hơn
Có được mối quan hệ với các giáo sư. Sinh viên trong quá trình học tập nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các giáo, thậm chí còn được các giáo sư giới thiệu cho việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nhược điểm:
Dễ xin hơn những loại học bổng khác nhưng cũng đòi hỏi bạn phải “chiến đấu” cam go hơn để hoàn thành khóa học của mình.
Học bổng do giáo sư hoàn toàn quyết định nên độ may rủi của nó khá là cao. Tiền lương, điều kiện xin nghiên cứu hay kết quả tốt nghiệp đều phụ thuộc vào giáo sư.
~> Theo cách nói dí dỏm thì để hoàn thành tốt khóa học của mình, bạn nên biết làm cho giáo sư hài lòng với việc nghiên cứu và tác phong của mình.
~> Đôi khi gặp phải những bác giáo sư “xấu tính” thì sinh viên cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại như: giảm tiền lương, bắt làm việc “khổ sai” hay bị giữ mãi không cho tốt nghiệp….Đa số các trường hợp không hoàn thành khóa học hay nghỉ học giữa chừng chủ yếu rơi vào các sinh viên theo dạng học bổng giáo sư.
2. Nên chuẩn bị xin học bổng từ lúc nào?
Bạn nên xin học bổng vào kỳ cuối và công việc tìm hiểu trường, tìm giáo sư nên bắt đầu từ đầu kỳ gần cuối.
Nên lập danh sách các PTN có mảng nghiên cứu gần gần với chuyên ngành của bạn. Hãy liệt kê nó một cách chi tiết: tên PTN, website của PTN vị trí, trường đại học có PTN đó, thành viên của PTN (nếu PTN đó có sinh viên Việt Nam thì bạn nên viết thư làm quen để hỏi han tình hình về PTN đó trước khi liên hệ với giáo sư)
3. Cách chọn học bổng giáo sư
Điều kiện đầu tiên mà bạn cần kiểm tra đó là mức lương mà giáo sư thỏa thuận, đối chiếu nó với mức lương trung bình mà các bạn tham khảo được trên các diễn đàn
Các giáo sư thường thích sinh viên xin học Tiến sĩ hoặc hệ chuyển tiếp (Thạc sĩ &Tiến sĩ) nhưng ban đầu bạn chỉ nên hỏi thầy việc xin học thạc sĩ. Hai năm thạc sĩ là khoảng thời gian đủ để bạn kiểm tra xem PTN đó có đáng để bạn học lên Tiến sĩ không (nếu bạn học lên thì chỉ mất thêm khoảng từ 3-4 năm tùy theo năng lực, cũng gần như thời gian học chuyển tiếp). Sẽ có giáo sư kiên quyết không nhận Thạc sĩ nhưng đa phần PTN của các trường Hàn Quốc thiếu sinh viên nên các giáo sư cũng dễ châm trước cho các ứng viên Thạc sĩ, hoặc nếu thầy thấy CV của bạn tốt thì thầy sẽ cho bạn qua học Thạc sĩ rồi tìm cách câu kéo bạn học Tiến sĩ về sau. Nếu bạn muốn apply Tiến sĩ, thì nên email thăm dò xem làm Tiến sĩ ở PTN thầy thì tầm bao lâu là được “thả ra”. Cái này cần tài ăn nói, viết lách tiếng Anh tình cảm một chút.
Nên chọn PTN có trang web hoành tráng hoặc được một chút (giao diện chuyên nghiệp, số lượng publication nhiều ). Nên chọn lab có trang web có giao diện bằng tiếng Anh (hoặc cả tiếng Anh, cả ngôn ngữ địa phương).
Số lượng thành viên trong PTN: Không nên dưới 5 người và không hơn 10 người. Ít sinh viên đồng nghĩa với việc thầy không có nhiều dự án (hoặc không em nào muốn xin vào PTN của thầy), nhiều sinh viên quá thấy cũng không có thời gian mà dẫn dắt và quan tâm đến bạn nhiều đâu.
Điều kiện phụ: Giáo sư không quá già, cũng không quá trẻ. Giáo sư trẻ thường muốn sinh viên cày đêm cày ngày để có thêm nhiều báo nhằm giúp thầy tăng vị trí trong giới khoa học. Giáo sư già quá thì thường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng báo, tuy không phải tất cả nhưng sinh viên của mấy lab có bác giáo sư già thường bị yêu cầu có báo SCI…nói chung chọn các thầy tầm 50~60 là ổn.
4. Viết email cho giáo sư
Việc viết email cho giáo sư nên được tiến hành song song với việc tìm hiểu về PTN. Muốn tìm hiểu giáo sư là người thế nào nên viết email cho thầy. Xem cách thầy trả lời như thế nào, có quan tâm, vồ vập hay kiêu ngạo, coi thường…điều này có thể đoán biết qua lối hành văn trong email của thầy.
Email đầu tiên: Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Lá thư đầu tiên gửi cho giáo sư quyết định đến 60% việc bạn có lọt vào “mắt xanh” của thầy không. Có lẽ bạn không tin nhưng hãy thử đi. Để gây được ấn tượng tốt, bạn nên tham khảo lối viết Introduction Letter trên mạng để siêu tầm cho mình được những kinh nghiệm hay khi viết email ra mắt giáo sư.
Nguồn tin: Học Bổng Giáo Sư.
More...
1. Học bổng Giáo Sư là gì?
Học bổng giáo sư (hay còn gọi là học bổng phòng thí nghiệm – PTN) hiện là loại học bổng phổ biến cho các sinh viên sau đại học. Học bổng này do giáo sư quản lý phòng thí nghiệm (PTN) bạn muốn xin làm nghiên cứu có toàn quyền quyết định.
Nhìn chung, so với học bổng của chính phủ Hàn hay của các tổ chức thì học bổng giáo sư nhìn chung là dễ xin hơn vì nó không có một tiêu chuẩn cụ thể nào cả. Vì học bổng là do giáo sư quyết định nên mỗi giáo sư đều có những tiêu chuẩn khác nhau và vì thế, tiền học bổng của học bổng giáo sư thường không giống nhau cho từng lab.
Bên xã hội thì học bổng giáo sư có vẻ khan hiếm hơn nhiều so với bên khối tự nhiên. Điều này cũng dễ hiểu vì các giáo sư khoa xã hội ít tiền hơn, họ không có hoặc có rất ít dự án để “nuôi” PTN và sinh viên của mình. Các giáo sư bên khối tự nhiên thì có phần khá giả hơn, đặc biệt là các thầy có nhiều dự án và danh tiếng trong giới khoa học.
Theo những thông tin tìm hiểu được nhiều giáo sư hào phóng cấp lương cả triệu won cho thạc sĩ và tầm 1 triệu 2 won cho bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều. Mức lương trung binh cho thạc sĩ rơi vào tầm 500-600 ngàn won trong khi tiến sĩ là tầm 700-800 ngàn won, không kèm tiền học phí.
Yêu cầu của học bổng giáo sư thường không quá cao, khá vừa tầm với các bạn học chuyên khối tự nhiên. Chỉ cần có bảng điểm khá một chút (một chút theo đúng nghĩa nhé, không phải cần xuất sắc lắm đâuϑ) cộng với điểm tiếng Anh vào loại trung bình khá là bạn có thể mạnh dạn gửi email đi làm quen với giáo sư được rồi.
Điểm GPA: Thông thường ứng viên phải có điểm Trung bình toàn khóa (Grade Point Average– GPA) trên 7.0 (theo hệ thống tính điểm cũ ở Việt Nam)
Tiếng Anh: các chứng chỉ TOEFL (>=64), IELTS (>=5.0), TOEIC( >=600).
Hiện nay học bổng giáo sư đang khá phổ biến ở nhiều quốc gia và chú trọng vào phát triển ngành khoa học tự nhiên. Nổi bật nhất là các nước trong khu vực Châu Á – có xu hướng phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc …
Ưu điểm:
Học bổng dễ xin vì có rất nhiều giáo sư với nhiều đề tài nghiên cứu cần tuyển thực tập sinh.
Có lương trong quá trình làm việc. Có thể được chi trả học phí, tiền bảo hiểm, vé máy bay hai chiều, có lương đủ sống để hoàn thành học tập, nếu so với việc học thạc sĩ trong nước thì có thể ưu điểm hơn
Có được mối quan hệ với các giáo sư. Sinh viên trong quá trình học tập nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các giáo, thậm chí còn được các giáo sư giới thiệu cho việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nhược điểm:
Dễ xin hơn những loại học bổng khác nhưng cũng đòi hỏi bạn phải “chiến đấu” cam go hơn để hoàn thành khóa học của mình.
Học bổng do giáo sư hoàn toàn quyết định nên độ may rủi của nó khá là cao. Tiền lương, điều kiện xin nghiên cứu hay kết quả tốt nghiệp đều phụ thuộc vào giáo sư.
~> Theo cách nói dí dỏm thì để hoàn thành tốt khóa học của mình, bạn nên biết làm cho giáo sư hài lòng với việc nghiên cứu và tác phong của mình.
~> Đôi khi gặp phải những bác giáo sư “xấu tính” thì sinh viên cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại như: giảm tiền lương, bắt làm việc “khổ sai” hay bị giữ mãi không cho tốt nghiệp….Đa số các trường hợp không hoàn thành khóa học hay nghỉ học giữa chừng chủ yếu rơi vào các sinh viên theo dạng học bổng giáo sư.
2. Nên chuẩn bị xin học bổng từ lúc nào?
Bạn nên xin học bổng vào kỳ cuối và công việc tìm hiểu trường, tìm giáo sư nên bắt đầu từ đầu kỳ gần cuối.
Nên lập danh sách các PTN có mảng nghiên cứu gần gần với chuyên ngành của bạn. Hãy liệt kê nó một cách chi tiết: tên PTN, website của PTN vị trí, trường đại học có PTN đó, thành viên của PTN (nếu PTN đó có sinh viên Việt Nam thì bạn nên viết thư làm quen để hỏi han tình hình về PTN đó trước khi liên hệ với giáo sư)
3. Cách chọn học bổng giáo sư
Điều kiện đầu tiên mà bạn cần kiểm tra đó là mức lương mà giáo sư thỏa thuận, đối chiếu nó với mức lương trung bình mà các bạn tham khảo được trên các diễn đàn
Các giáo sư thường thích sinh viên xin học Tiến sĩ hoặc hệ chuyển tiếp (Thạc sĩ &Tiến sĩ) nhưng ban đầu bạn chỉ nên hỏi thầy việc xin học thạc sĩ. Hai năm thạc sĩ là khoảng thời gian đủ để bạn kiểm tra xem PTN đó có đáng để bạn học lên Tiến sĩ không (nếu bạn học lên thì chỉ mất thêm khoảng từ 3-4 năm tùy theo năng lực, cũng gần như thời gian học chuyển tiếp). Sẽ có giáo sư kiên quyết không nhận Thạc sĩ nhưng đa phần PTN của các trường Hàn Quốc thiếu sinh viên nên các giáo sư cũng dễ châm trước cho các ứng viên Thạc sĩ, hoặc nếu thầy thấy CV của bạn tốt thì thầy sẽ cho bạn qua học Thạc sĩ rồi tìm cách câu kéo bạn học Tiến sĩ về sau. Nếu bạn muốn apply Tiến sĩ, thì nên email thăm dò xem làm Tiến sĩ ở PTN thầy thì tầm bao lâu là được “thả ra”. Cái này cần tài ăn nói, viết lách tiếng Anh tình cảm một chút.
Nên chọn PTN có trang web hoành tráng hoặc được một chút (giao diện chuyên nghiệp, số lượng publication nhiều ). Nên chọn lab có trang web có giao diện bằng tiếng Anh (hoặc cả tiếng Anh, cả ngôn ngữ địa phương).
Số lượng thành viên trong PTN: Không nên dưới 5 người và không hơn 10 người. Ít sinh viên đồng nghĩa với việc thầy không có nhiều dự án (hoặc không em nào muốn xin vào PTN của thầy), nhiều sinh viên quá thấy cũng không có thời gian mà dẫn dắt và quan tâm đến bạn nhiều đâu.
Điều kiện phụ: Giáo sư không quá già, cũng không quá trẻ. Giáo sư trẻ thường muốn sinh viên cày đêm cày ngày để có thêm nhiều báo nhằm giúp thầy tăng vị trí trong giới khoa học. Giáo sư già quá thì thường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng báo, tuy không phải tất cả nhưng sinh viên của mấy lab có bác giáo sư già thường bị yêu cầu có báo SCI…nói chung chọn các thầy tầm 50~60 là ổn.
4. Viết email cho giáo sư
Việc viết email cho giáo sư nên được tiến hành song song với việc tìm hiểu về PTN. Muốn tìm hiểu giáo sư là người thế nào nên viết email cho thầy. Xem cách thầy trả lời như thế nào, có quan tâm, vồ vập hay kiêu ngạo, coi thường…điều này có thể đoán biết qua lối hành văn trong email của thầy.
Email đầu tiên: Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Lá thư đầu tiên gửi cho giáo sư quyết định đến 60% việc bạn có lọt vào “mắt xanh” của thầy không. Có lẽ bạn không tin nhưng hãy thử đi. Để gây được ấn tượng tốt, bạn nên tham khảo lối viết Introduction Letter trên mạng để siêu tầm cho mình được những kinh nghiệm hay khi viết email ra mắt giáo sư.
Nguồn tin: Học Bổng Giáo Sư.
More...