Nuôi cấy phôi lúa có khó không nhỉ?

lê văn hiếu

Senior Member
các bác ơi em vừa nhận một đề tài "nuôi cấy phôi lúa"... nhưng chưa làm bao giờ->..cũng hơi run...
Bác nào có kinh ngiệm trong lĩnh vực nè giúp em nhé!
cảm ơn nhà mình............!:buonchuyen:
 
Nuôi cấy phôi thực vật nói chung và nuôi cấy phôi lúa nói riêng là một trong những kỹ thuật khá quen thuộc và phổ biến của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Mục đích chính và chủ yếu của kỹ thuật này là nhằm cứu phôi đồng thời hiện nay người ta cũng sử dụng kỹ thuật này vào một số mục đích khác nữa như: rút ngắn thời gian đánh giá dòng hay sư dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử......Nhìn chung kỹ thuật này đơn giản và không quá phức tạp.
khi nuôi cấy phôi lúa người thao tác thí nghiệm cần phải chú ý :

1. Chọn đúng giai đoạn để lấy phôi.
2. chú ý đến thời gian, loại hoá chất dùng để vô khuẩn khi đưa mẫu vào Invỉto. Thường hiện nay người ta dùng cồn 96% khử trùng trong 30" rữa sạch bằng nước cất vô trùng sau đó dùng HgCl2 0.1% khử trùng trong 10 phút.
3. Môi trường nuôi cấy bao gồm môi trường nền Ms/2 các phytôhocmon : IAA, BAP,Ki
4.nuôi cấy ở điều kiện tối, nhiệt độ 24 độ c độ ẩm 70-80%

Hy vọng với một số gợi ý trêm sẽ giúp bạn đỡ bị "run" khi tiến hành thực hiện đề tài

Good Luck to you:welcome:
 
vâng! cảm ơn anh Hoàng.
1. đề tài của em nhằm "sản xuất hạt nhân tạo để nhân hàng loạt những giống lúa lai, lấy hạt F1 để nuôi cấy"
2. em sử dụng hạt lúa chín nhưng đã bóc vỏ -> khử trùng = ngâm trong dung dịch70% ethyl alcohol trong một phút, sau đó ngâm tiếp trong dung dịch 45% chlorox + 1-2 giọt tween 20 trong 30'.:cool:
 
Hiếu thân mến Phương pháp nuôi cấy phôi lúa mà em đang đề cập không có ý nghĩa trong tạo hạt nhân tạo em ạ. hơn nữa nếu có tạo được đi chăng nữa thì đây sẽ là một cách làm phi khoa học vì đã có hạt tự nhiên rồi em lấy phôi để tạo hạt nhân tạo làm gì? đấy là chưa kể xét đến em tạo hạt nhân tạo như thế nào ( lấy gì làm vỏ bọc? bọc vỏ như thế nào? lấy gì làm nội nhũ?....). Nếu xét đến "đề tài của em nhằm nhân hàng loạt những giống lúa lai, lấy hạt F1 để nuôi cấy" thì trên thực tế người ta không sử dụng phương pháp nôi cấy phôi để nhân hàng loạt vì sẽ ttốn kém mà khong hiệu quả (gả sử em muốn trồng 1 mẫu lúa thì em sẽ nhân hàng loạt như thế nào khi sử dụng phương pháp này) mà khi đó người ta sẽ sử dụng phương pháp truyền thống lai giữa dòng bố mẹ (giống thuần đã cho ra dòng F1 của em) hay có thể cho dòng F1 của em đẻ nhánh tự nhiên hoăc các phương pháp soma khác sẽ nhanh và tức kiệm rất nhiều. Theo nhiều nghiên cứu hiện nay phương pháp nuôi cấy phôi nhằm mục đích chính là cứu phôi ((nếu vừa cho 2 dòng bố mẹ lai tạo xong (lai bằng tay) -> hạt F1, nếu để hạt này phát triển tự nhiên nó sẽ chết sau một thời gian nhất định (do nguyên nhân về vật chất di truyền) tuỳ từng dòng bố mẹ)) nên người ta phải nuôi cấy phôi thu cây invỉto sao đó mới đem cây này ra exvitro để đáng giá và khảo sát dòng bố mẹ vùa đem lai có tốt không? có để lại các đặc tính mong đợi ở dòng F1 không? :welcome:
 
xin đính chính thêm là trong phương pháp khử trùng hạt lúa là dung cồn 70% chứ không phải là 96%

mong rằng một vài góp ý của anh xẽ làm rõ thêm những thắc mắc của em!

Best!:welcome:
 
vâng!
1. nhưng con lai F1 ở đây em muốn nói đến là con lai giữ dong thuần của một địa phương đem lai với một loài dại!
2. ở đây em nuôi cấy phôi lúa nên...bỏ vỏ cưng của nó đi! môi trường của em sẽ là nội nhũ đẻ cái phôi đó có thể phát triển được. có thể qua nhiều lần chọn lọc em sẽ tạo được những tổ hợp tốt. khi đó ta có được nhưng cây hữu thụ và...nhân chúng lên nhằm phục vụ sx...
=>...có ổn không ạ?
 
Chao em! do loi vietkey nen danh danh khong dau vay :mrgreen:
ve mat moi truong nuoi cay thi khong co moi truong noi nhu em a!
em nen chon moi truong nuoi cay la MS/2, Chu hoac Qu nhe con cac phytohocmon la BAP, IAA va Ki.
anh khong biet de tai cua em lam trng bao lau neu lam trong vong 6 thang thi se khong du thoi gian de vua nuoi cay phoi vua chon loc ca the tot dau. do do chi can chon ten de tai la " nghien cuu anh huong cua moi truong nuoi cay (hoac cua cac phytohocmon) doi voi nuoi cay phoi lua dong...." la du
chuc em thanh cong! dong thoi cung nen tham khao doc them nhieu sach chuyen nganh nhe!
 
các anh ấy nói đúng rồi đấy. em không nên làm theo hướng tạo hạt nhân tạo với cây lúa, vì bản thân nó là cây có hạt tự nhiên mà. người ta chỉ tạo hạt nhân tạo trong trường hợp cây không có khả năng tạo hạt tự nhiên thôi, hoặc là tạo hạt nhân tạo nhằm mục đích như anh quốc nói, hay dùng hạt để bao phôi phục vụ cho việc chiếu xạ tạo đọt biến thôi, tạo hạt nhân tạo khá phức tap và mất thời gian. nếu bạn muốn thì có thề tìm hiểu làm hạt nhân tạo thêm. chúc em thành công.
 
vâng cảm ơn các anh !
những điều em nói ở trên đó là ý tưởng của em hình dung ra...để được các bác đóng gop cho ạ! có thể e sẽ đính chính lại :buonchuyen:
mục đích cuối cùng của em là tạo ra giống lúa co khả năng chống chịu và năng suất hơn hẳn các giống địa phương!
và em nghĩ thế này có được không ạ: vẫn là từ hạt thóc đã được bóc vỏ...sau khi tạo thành mô sẹo em sẽ chọn lọc và gây sốc...=> tìm ra những biến dị có lợi (có khả năng chống chịu và năng suất cao)...=> giống mong muốn...=> nhân chúng lên để phục vụ sx!
 
các bác đã làm về vấn đề nè rùi đúng không ạ!
môi trường tái sinh của các bác thế nào có thể cho em tham khảo đc không ạ???(cụ thể)
các bác có gửi cho em theo mail cũng đc ạ lehieucnsh@yahoo.com.vn
thanks!
 
mình cũng đang làm một đề tài nghiên cứu về nuôi cấy phôi lúa, mới nhận đề tài nên cũng chưa hình dung được mức độ khó khăn. Bạn nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể chia sẻ được không? Ví dụ như thời gian hoàn thành, các khó khăn thường gặp, hay là kinh nghiệm trong quá trình thực nghiệm...thanhks!
 
cho em hỏi các anh chi câu này nha: Nếu nuôi cấy phôi để cứu phôi lúa thông thường mất khoảng bao lâu vậy? (tính từ lúc bắt đầu nuôi cấy đến khi tạo được cây con). cám ơn mọi người!
 
Trời! cái này xuống đại học nông nghiệp, kinh nghiệm, kỹ thuật và thành tựu vô cùng nhiều. Bạn cứ xuống đó, các thầy cô ở đây nhiệt tình lắm.
Cứ hỏi thẳng đến khoa công nghệ sinh học, rồi vào bộ môn công nghệ sinh học ứng dụng là oke.
 
Nuôi cấy phôi thực vật nói chung và nuôi cấy phôi lúa nói riêng là một trong những kỹ thuật khá quen thuộc và phổ biến của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Mục đích chính và chủ yếu của kỹ thuật này là nhằm cứu phôi đồng thời hiện nay người ta cũng sử dụng kỹ thuật này vào một số mục đích khác nữa như: rút ngắn thời gian đánh giá dòng hay sư dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử......Nhìn chung kỹ thuật này đơn giản và không quá phức tạp.
khi nuôi cấy phôi lúa người thao tác thí nghiệm cần phải chú ý :

1. Chọn đúng giai đoạn để lấy phôi.
2. chú ý đến thời gian, loại hoá chất dùng để vô khuẩn khi đưa mẫu vào Invỉto. Thường hiện nay người ta dùng cồn 96% khử trùng trong 30" rữa sạch bằng nước cất vô trùng sau đó dùng HgCl2 0.1% khử trùng trong 10 phút.
3. Môi trường nuôi cấy bao gồm môi trường nền Ms/2 các phytôhocmon : IAA, BAP,Ki
4.nuôi cấy ở điều kiện tối, nhiệt độ 24 độ c độ ẩm 70-80%

Hy vọng với một số gợi ý trêm sẽ giúp bạn đỡ bị "run" khi tiến hành thực hiện đề tài

Good Luck to you:welcome:
anh ơi em cũng không rõ đề tài cụ thể của anh như thế nào, a định nuôi cây phôi đã chín hay còn non đấy?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top