Cái Dở Của Những Thông Tin Phi Khoa Học

Phan Anh Thế

Senior Member
Bạn có bao giờ từng nghĩ rằng những thông tin phi khoa học. Hoặc có khoa học nhưng quá phóng đại tầm ảnh hưởng của nó lên làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống: Tôi đưa ra một số ví dụ
- Việc dịch cúng gia cầm H5N1 nguy hiểm thật đấy. Nhưng mà người ta quen quy về rằng có gia càm chết là do nhiễm H5N1 và lập tức đem thiêu hủy toàn bộ, trong vòng bán kính 3 Km làm thiệt hại bao nhiêu là kinh tế. Trong khi đó như chính phủ Thái Lan lại cho đem đóng thành thịt hộp thịt gia cầm để bán và họ đảm bảo với người tiêu dùng là an toàn tuyệt đối. Vậy ta cũng có kiến thức khoa học sao ta không lựa chọn được những con gia cầm sạch bệnh chế biến thành hàng hóa.
- Hay như việc dịch tiêu chảy cấp, cái này phải nói cũng rất nguy hiểm. Nhưng không phải tất cả mắm tôm đều chứa vi khuẩn gây bệnh này. Mà đem chôn toàn bộ mắm tôm xuông đất một cách phi khoa học, làm bao người sản xuất bỗng chốc phá sản
- Một số nhà báo lại viết rằng đã giải mã được bộ gen cây lúa nhưng trong thực tế thì chỉ mới đi được 1/7 chặng đường đó
- Hay dịch tai xanh ở lợn, cũng đưa thông tin thổi phùng lên làm những nhà chăn nuôi phá sản, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi thua lỗ, đẩy giá cả thị trường lên. Trong khi đó nhưng laòi vi sinh vật gây bệnh này phòng trừ một cách đơn giản
....vvvv
Theo tôi nghĩ trước khi làm gì cũng nên xác định đúng mức độ sự việc dưới góc độ khoa học, để tránh những tổn thất không nên có. Đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi
 
Bạn có bao giờ từng nghĩ rằng những thông tin phi khoa học. Hoặc có khoa học nhưng quá phóng đại tầm ảnh hưởng của nó lên làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống: ....vvvv
Theo tôi nghĩ trước khi làm gì cũng nên xác định đúng mức độ sự việc dưới góc độ khoa học, để tránh những tổn thất không nên có. Đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi

Có 2 giải pháp:

1. Đi đào tạo khoa học cho các phóng viên

2. Các nhà khoa học kiêm thêm việc làm báo

Theo bạn giải pháp nào khả thi hơn?
 
Hi hi, các cô cậu nhà báo đâu có lỗi. Lỗi là của nhà quản lý kìa (trình độ khoa học của họ)
Nhưng cái vụ H5N1 mà đem đóng thịt hộp thì tôi nghĩ cần xem lại thông tin. Bản thân người làm chế biến sẽ dễ bị dính H5N1 do đó không thể nói là nó an toàn được.

Tầm ảnh hưởng của báo tất nhiên không thể phủ nhận. Tuy nhiên rõ ràng bên quản lý báo chí không đủ trình độ thẩm định bài viết, hoặc họ có muốn gửi thẩm định chất lượng cho các nhà quản lý chuyên môn thì những người này chưa chắc đủ trình độ để thẩm định.
Ngoài ra các thông tin khoa học mà về đến đơn vị quản lý làng xã e còn bị bóp méo nhiều thứ, một cách cố tình hoặc vô tình.
 
Tôi không nói là chế biến thịt từ gia cầm nhiễm bệnh mà tôi trong các nước nghe tin bị dịch H5N1 thì thi nhau thiêu hủy còn Thái Lan vẫn chế bến để xuất khấu. Còn ở mình thì không biết bị bệnh hay không nhưng đem thiêu hủy toàn bộ gia cam trong khu vực nghe tin có bệnh nhưng không biết có phải là H5N1 hay ko

"Thủ tướng Thái Lan cam kết nếu ai ăn gà chín mà bị tử vong sẽ được Chính phủ bồi thường 3 triệu Bath, còn nhập viện do ăn thịt gà sẽ được bồi thường toàn bộ viện phí. Ở Trung Quốc cũng đang có chính sách khuyến khích người dân ăn thịt gà. Còn ở Việt Nam, tôi nghĩ tới đây nên tổ chức một buổi “đại tiệc” thịt gà tại một điểm giết mổ nào đó và sẽ thực hiện đúng các quy trình chế biến. Sau đó, các nhà khoa học sẽ ăn để người dân có thể tin tưởng rằng sử dụng thực phẩm gia cầm trong thời điểm hiện nay là an toàn. "
 
Hai giải pháp của bác Cao Xuân Hiếu chả giải pháp nào khả thi cả.
- Cho nhà báo đi đào tạo khoa học ư, đào tạo bao nhiêu cho vừa?
- Còn nhà khoa học kiêm làm báo á, vẫn có đấy chứ, nhưng chỉ được 1 số vị có tên tuổi thôi, không có tên tuổi thì báo nào dám đăng?
Theo tôi cái cần làm ở đây là nâng cao "ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP" của cả nhà báo, nhà khoa học và cả nhà quản lý nữa.
 
xin thong tin

các bac ơi! em đang rất cần thông tin về quá trình sinh tổng hợp Lignin bằng tiếng việt. bác nào có cho em xin với. Cám ơn các bác rất nhiều!
 
Ta biết nói dể hơn làm.Chê trách dể hơn thực hiện!
Em tuy không biết gì nhiều nhưng cũng không đồng tình trước cách nói của Phan thế Anh!Thổi phòng là như thế nào?vậy theo bạn mức độ nghiêm trọng của cúm gia cầm ở độ nào?
Bạn có tìm hiểu tình hình chăn nuôi của Thái Lan và Việt Nam giống hay khác nhau?
Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ với vài chục con trên hộ.Nuôi không tập trung và kiểm dịch Việt Nam còn quá thiếu thốn!Làm thế nào quản lý nổi đám gia cầm nào là có hay không H5N1.
Việc nhà quản lí tiêu hủy trong vòng bán kính như thế nào chắc chắn là có nghiên cứu và có căn cứ chính xác.Mình không nắm rõ về các nguyên tắc dịch tễ học nên không nói!
Mọi sự so sánh đều khặp khiển nếu bạn không khách quan.
Việt Nam có tình hình riêng và đặc thù riêng!
H5N1 theo mình rất nguy hiểm!Hãy hợp tác cùng nhà quản lý thì hơn!
 
Bạn à, bạn nghĩ phải hợp tác với nhà quản lí để làm tốt công tác phòng tránh các dịch hại nguy hiểm là đúng, tôi có bảo là không nên hợp tác đâu. Tôi chỉ nói là ta cứ phóng đại tầm ảnh hưởng của sự việc lên thôi.
Bạn có biết thiệt hại của những vụ dịch như H5N1 hay tai xanh ở lợn... như thế nào không nó phải tính bằng con số mũ. Mới gần đây nhất là vụ đưa tin ngay trên thời sự là rau ở Hà Nội phun thuốc kích thích sau 3 ngày có thể thu hoạch, làm cho nông dân trồng rau thảm hại, và dường như họ không có một cái tết nữa. Rau bán không ai mua, rau siêu thị lên giá như Vàng. Trong khi đó thực tế trên thế giới hiện nay người ta chỉ mới biết được một loại chất kích thích sinh trưởng mạnh nhất là GA3 (gibberelin). Nhưng chất này chính được cây xanh tổng hợp. Theo các nhà khoa học Nhật Bản thì du lượng chất kích thích sinh trưởng thực vật ở Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với giới hạn cho phép, nghĩa là không đáng ngại. Sau vụ này nghe nói có thử nghiệm nhưng chẳng thấy công bố kết quả rầm rộ như khi đưa vấn đề này ra công chúng để lên án.
Tôi đồng tình với ý kiến của bạn, nhưng cái gì khi nói ra chúng ta cũng nên nắm vững cơ sở khoa học, đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Tôi học ngành Bảo vệ thực vật nên đây luôn là vấn đề nhạy cảm với tối. Đối với các nhà quản lí và phòng trừ các loại dịch hại nói chung thì nói phải có căn cứ khoa học. không nên làm ẩu.
 
Mình cũng muốn tìm hiểu và nghi vấn tính chính xác về vụ dùng thuốc kích thích sinh trưởng ở thực vật.
Nhưng mình nói là nói trong trường hợp Cúm Gia Cầm và Heo Tai Xanh.
Hai vấn đề khác nhau.
Mình cũng đã rất tức tối với những vụ đưa tin thiếu chính xác của báo chí.Nhưng trong trường hợp Cúm Gia Cầm thì mức độ xử lí như vậy mình thấy hoàn toàn chính đáng(nếu không nói là cần những giải pháp quyết liệt hơn nữa!).
Giả sử cúm gia cầm biến thể thì nguy cơ sẽ như thế nào.?Giả sử heo tai xanh lan khắp nước thì ngành chăn nuôi Việt Nam như thế nào?Chúng ta phải đủ cương quyết dập dịch.
Nhưng trách nhiệm mà tôi hết sức mong ở nhà quản lí là phải tăng cường khả năng dự báo và tiên lượng những nguy cơ thiệt hại để bà con phòng tránh, Phải xây đựng một mô hình canh tác có hiệu quả cho bà con.
Còn đối với những nhà báo đưa tin sai gây hậu quả phải bị truy cứu trách nhiệm về hành vi đó.
 
Chủ đề này hiện đang gây "bức xúc" cho nhiều người :D. Đồng ý với hai bạn Trí và Thế là phải xử lý và phản ánh thông tin đúng với mức độ nghiêm trọng của nó.

Theo tôi thì điều quan trọng là các nhà khoa học và quản lý phải tránh bị "cuốn theo chiều báo". Trong trường hợp các tin nghe có vẻ khoa học và có thể ảnh hưởng đến kinh tế - dân sinh thì nhà quản lý phải tham vấn nhà khoa học ngay tắp lự (và nhà khoa học cũng phải lên tiếng sớm nếu thấy mấy bác quản lý im re không nói gì) để khẳng định, hay phủ định, hay cung cấp thêm thông tin cho báo chí nói lại cho chính xác. Những vụ như "bưởi gây ung thư", cúm gia cầm và heo tai xanh ... cần phải được lưu tâm đặc biệt khi thông tin vừa manh nha trên báo.

Ngoài những việc có ảnh hưởng đến kinh tế - dân sinh thì cũng còn nhiều bài báo khoa học đọc xong mà dân tình cũng vẫn mù mờ. Ví dụ như bài "Trồng sâm Ngọc Linh trong 20 ngày" trên trang chủ Sinh Học Việt Nam (http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1093), trong đó có nhắc đến "công nghệ biomass" (!). "Công nghệ biomass" được định nghĩa là "công nghệ nuôi cấy vô khuẩn tế bào thực vật ...". Như vậy thì cũng giống như các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật mà Việt Nam đã áp dụng từ lâu. Điểm mới là lần này các kỹ thuật này được áp dụng trên một loại cây dược liệu (mặc dù chưa chứng minh được là sinh khối thu được có dược tính). Việc dùng từ "công nghệ biomass" để chỉ một công nghệ tạo ra "biomass" (sinh khối) theo tôi nghĩ thì hơi "vô nghĩa" trong mô tả một nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật, vì nó không đưa ra được điểm mới, mà lại dùng một từ nghe hơi xa lạ để chỉ một "công nghệ" (hay "kỹ thuật") khá quen thuộc và phổ biến.

Cụm từ "công nghệ biomass" ở trên không phải là do tác giả bài báo tự nghĩ ra mà là từ tiêu đề của đề tài nghiên cứu nọ. Còn nhiều tin khoa học khác cũng viết tương tự như bài trên, chưa kể đến vô số lỗi sai lặt vặt về thuật ngữ và chính tả trong rất nhiều tin khoa học hiện nay. Như vậy, viết bài báo khoa học (cho đại chúng, không phải để đăng tạp chí chuyên ngành) đòi hỏi người viết phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực khoa học đó. Ngoài việc hiểu mục tiêu, kết quả của công trình nghiên cứu, người viết có thể phải tự nghĩ ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài đó hay chỉ ra những chỗ thiếu sót dưới con mắt của một người ngoài nhóm nghiên cứu.

Vẫn biết rằng không thể có ngay một lực lượng nhà báo viết bài về khoa học theo kiểu trên, nhưng cứ mong số lượng bài tin khoa học ngày càng nhiều, chất lượng cao và thể hiện trách nhiệm của người cầm bút. :D
 
Như vậy, viết bài báo khoa học (cho đại chúng, không phải để đăng tạp chí chuyên ngành) đòi hỏi người viết phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực khoa học đó. Ngoài việc hiểu mục tiêu, kết quả của công trình nghiên cứu, người viết có thể phải tự nghĩ ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài đó hay chỉ ra những chỗ thiếu sót dưới con mắt của một người ngoài nhóm nghiên cứu.

Vẫn biết rằng không thể có ngay một lực lượng nhà báo viết bài về khoa học theo kiểu trên, nhưng cứ mong số lượng bài tin khoa học ngày càng nhiều, chất lượng cao và thể hiện trách nhiệm của người cầm bút. :D

Hoàn toàn đồng ý và nhiệt tình cổ vũ cho những "nhà khoa học" múa bút nghiên viết các bài có tính phổ thông, đại chúng. Đây cũng là một trong những kỹ năng ko thể thiếu của một nhà khoa học hiện đại, đó là diễn đạt các vấn đề khoa học theo các cách khác nhau phụ thuộc tầng lớp độc giả. Mong rằng sẽ ngày càng có nhiều ng tham gia.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top