Hình tháp sinh thái

Lê Thị Trang

Senior Member
Khi học về hình tháp sinh thái, ở hầu hết sách, em đều thấy các thầy nói hình tháp năng lượng là dạng chuẩn, và SGK viết vì năng lượng ở bậc dưới bao giờ cũng đủ dư thừa để cung cấp cho bậc trên, nên ở tháp năng lượng, hcn ở dưới bao giờ cũng lớn hơn hcn ở trên.
Ta có thể lấy ví dụ cho sự thiếu chính xác của hình tháp sinh khối, vậy tại thời điểm đó, khi mà sinh khối của bậc dưới nhỏ hơn bậc trên thì năng lượng của nó cũng phải nhỏ hơn chứ ạ.
Em không giải thích nổi chỗ này, hay hình tháp năng lượng cũng thiếu chính xác nhưng nó chỉ là dạng hoàn thiện nhất thôi ạ?
 
Khi học về hình tháp sinh thái, ở hầu hết sách, em đều thấy các thầy nói hình tháp năng lượng là dạng chuẩn, và SGK viết vì năng lượng ở bậc dưới bao giờ cũng đủ dư thừa để cung cấp cho bậc trên, nên ở tháp năng lượng, hcn ở dưới bao giờ cũng lớn hơn hcn ở trên.
Ta có thể lấy ví dụ cho sự thiếu chính xác của hình tháp sinh khối, vậy tại thời điểm đó, khi mà sinh khối của bậc dưới nhỏ hơn bậc trên thì năng lượng của nó cũng phải nhỏ hơn chứ ạ.
Em không giải thích nổi chỗ này, hay hình tháp năng lượng cũng thiếu chính xác nhưng nó chỉ là dạng hoàn thiện nhất thôi ạ?
Trong cuốn "Cơ sở sinh thái học" của thầy Vũ Trung Tạng (tôi khuyên bạn nên mua cuốn này - đây là một quyển sách rất cơ bản, có ích cho cả HS lẫn SV và những người làm sinh thái) có giải thích khá cụ thể về các loại hình tháp này :)

Hình tháp số lượng thì chắc các bạn đã biết ví dụ về trường hợp tuân thủ dạng chuẩn của nó là Vật ký sinh - Vật chủ rồi ;) Về hình tháp khối lượng thì trong cuốn sách ở trên cũng đã đưa ra ví dụ về các loài plankton ở biển - bọn chúng sinh sôi rất nhanh nhưng bị các vật tiêu thụ khác "xử lý" cũng rất nhanh, vậy nên nếu lấy tại một thời điểm thì số lượng tuyệt đối của plankton lại nhỏ hơn số lượng của vật tiêu thụ (nhớ rằng tháp sinh thái số lượng lấy số lượng tuyệt đối của các loài tại thời điểm tính, chứ không phải tổng số cá thể được sinh ra ;) )
 
Đó chính là điểm em thắc mắc.
Tại thời điểm khi mà sinh khối của sinh vật bậc dưới nhỏ hơn bậc trên thì năng lượng của nó cũng phải nhỏ hơn chứ ạ!
Nếu vậy, khi ta xét tai một thời điểm nào đó thì tháp năng lượng cũng đâu chính xác.
Mong nhận được ý kiến từ mọi người!
 
Đó chính là điểm em thắc mắc.
Tại thời điểm khi mà sinh khối của sinh vật bậc dưới nhỏ hơn bậc trên thì năng lượng của nó cũng phải nhỏ hơn chứ ạ!
Nếu vậy, khi ta xét tai một thời điểm nào đó thì tháp năng lượng cũng đâu chính xác.
Mong nhận được ý kiến từ mọi người!
Đúng là tôi chưa đọc kỹ câu hỏi của bạn b-(.

Theo tôi hiểu, khi ta nói đến tháp số lượng và tháp sinh vật lượng (tháp khối lượng, tháp sinh khối), người ta quan tâm đến chỉ số tuyệt đối của đơn vị số lượng/khối lượng tại cùng một thời điểm - và những giá trị này có ý nghĩa hơn là tổng số số lượng/khối lượng sinh vật đã từng tồn tại; Còn khi xem xét tháp năng lượng, cái chúng ta quan tâm là dòng năng lượng từ lúc đi vào hệ sinh thái, qua các mắt xích khác nhau của chuỗi thức ăn và cuối cùng đi ra khỏi hệ - điều này lại có giá trị thực tiễn hơn hẳn việc ngồi đếm năng lượng tích lũy tại mỗi thời điểm ;)

(Mặc dù khối lượng và năng lượng có thể chuyển hóa cho nhau, nhưng năng lượng chuyển hóa trong cơ thể sinh vật không được tạo ra theo công thức E=mc^2, nó chỉ đơn giản là nhiệt năng cùng với năng lượng hóa học của các hợp chất và các phản ứng xảy ra trong cơ thể mà thôi)
 
Vâng, nếu vậy, theo anh khi thành lập một hình tháp sinh thái năng lượng, người ta dựa vào năng lượng tại một thời điểm hay dựa vào dòng năng lượng từ lúc đi vào và lúc đi ra khỏi hệ?
Một người bạn có gợi ý cho em về việc sử dụng tháp năng suất thay cho tháp năng lượng, anh có suy nghĩ gì về vấn đề này không?
Nhưng nếu nói như của anh thì ta chẳng có gì phải bàn cãi về sự chính xác của tháp năng lượng nữa, việc các sách ca ngợi nó là điều hợp lý.
Đó là ý kiến của riêng em, có gì không phải mong tiền bối bỏ qua!
 
^^

Vâng, nếu vậy, theo anh khi thành lập một hình tháp sinh thái năng lượng, người ta dựa vào năng lượng tại một thời điểm hay dựa vào dòng năng lượng từ lúc đi vào và lúc đi ra khỏi hệ?
Một người bạn có gợi ý cho em về việc sử dụng tháp năng suất thay cho tháp năng lượng, anh có suy nghĩ gì về vấn đề này không?
Nhưng nếu nói như của anh thì ta chẳng có gì phải bàn cãi về sự chính xác của tháp năng lượng nữa, việc các sách ca ngợi nó là điều hợp lý.
Đó là ý kiến của riêng em, có gì không phải mong tiền bối bỏ qua!
Đây chính là 1 biến thể của câu hỏi thi QG năM nay. câu 20 ấy. bạn phải hiểu là sinh khối tức là vật chất còn năng lượng thì # vật chất. năng lượng qua Mỗi Mắt xích luôn bị Mất đi dưới dạng nhiệt. còn mắt xích ở đây tức chỉ 1 quần thể loài chứ ko phải là 1 cá thể ^^
 
Đây chính là 1 biến thể của câu hỏi thi QG năM nay. câu 20 ấy. bạn phải hiểu là sinh khối tức là vật chất còn năng lượng thì # vật chất. năng lượng qua Mỗi Mắt xích luôn bị Mất đi dưới dạng nhiệt. còn mắt xích ở đây tức chỉ 1 quần thể loài chứ ko phải là 1 cá thể ^^

Mình nghĩ bạn nên đọc kĩ lại câu hỏi của mình,
Mình không quan tâm tới những yếu tố tạo nên quy luật hình tháp sinh thái.
Cái mình đang làm là phản biện lại hình tháp năng lượng, không phải lúc nào nó cũng chính xác như các sách nói.
Tớ nghĩ, cậu nên suy nghĩ kĩ hơn khi đưa ra ý kiến của riêng mình.
Cảm ơn!
 
^^

Mình nghĩ bạn nên đọc kĩ lại câu hỏi của mình,
Mình không quan tâm tới những yếu tố tạo nên quy luật hình tháp sinh thái.
Cái mình đang làm là phản biện lại hình tháp năng lượng, không phải lúc nào nó cũng chính xác như các sách nói.
Tớ nghĩ, cậu nên suy nghĩ kĩ hơn khi đưa ra ý kiến của riêng mình.
Cảm ơn!
mình nghĩ ko có gì phải thắc mắc ề tháp năng lượng cả trang ạ! Năng lượng ở đây ta cứ hiểu là năng lượng chứa trong 1 quần thể mắt xích. Khi bị mắt xích trên tiêu thụ thì luôn bị hao hụt đi do tạo nhiệt thoát ra ngoài.
Sinh khối bậc dưới có thể nhỏ hơn bậc trên ở 1 số trường hợp nhưng năng lượng thì luôn luôn chuẩn( tại bất cứ thời điể nào )
Đó là điều mình nghi thôi. có gì sai bỏ qua nha! ^^
 
mình nghĩ ko có gì phải thắc mắc ề tháp năng lượng cả trang ạ! Năng lượng ở đây ta cứ hiểu là năng lượng chứa trong 1 quần thể mắt xích. Khi bị mắt xích trên tiêu thụ thì luôn bị hao hụt đi do tạo nhiệt thoát ra ngoài.
Sinh khối bậc dưới có thể nhỏ hơn bậc trên ở 1 số trường hợp nhưng năng lượng thì luôn luôn chuẩn( tại bất cứ thời điể nào )
Đó là điều mình nghi thôi. có gì sai bỏ qua nha! ^^

uh, nhưng tớnghĩ áp dụng cho cả quần thể thì tháp năng lượng vẫn có những lúc không tuân theo quy luật hình tháp.
Đã có khi nào tớ dùng tháp sinh thái cho một cá thể đâu.
 
Dù sao nó vẫn tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. Theo tôi, nếutính cục bộ 1 thời điểm thì không thể chính xác. Quy luật này áp dụng cho dòng năng lượng đi vào và đi ra được tính từ 1 thời điểm nào đó đến thời điểm chúng ta đang xét.
 
bạn hãy suy nghĩ kỹ đi nếu đó là nhóm rộng thực thì sao, nó có sinh khối cao hơn bậc trên nó nhưng năng lượng tích lũy ít hơn bậc trên nó vì nó ăn nhiều con mỗi hơn
 
Quy luật hình tháp sinh thái thể hiện năng lượng hoặc số lương hoặc sinh vật lượng của các bậc dinh dưỡng.
Quy luật này, như các bạn đã biết, hình tháp năng lượng chính xác nhất.
Theo ý kiến của bạn Trang thi tai 1 thoi điểm nhất thời biến động nào đấy hình tháp năng lượng cũng có dạng ngược lại (đáy nhỏ, đỉnh lớn). Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra...
Tuy nhien, các bạn nhớ rằng sự vận chuyển năng lượng trong HST giúp cho HST tồn tại và phát triển ổn định thi luôn tuân theo dạng chuẩn. do đó, quy luật Hình tháp sinh thái được rút ra trong một hệ sinh thái cân bằng sinh học, chứ khong phải một hst biến động hay một diễn thế phân giải.
 
Khi học về hình tháp sinh thái, ở hầu hết sách, em đều thấy các thầy nói hình tháp năng lượng là dạng chuẩn, và SGK viết vì năng lượng ở bậc dưới bao giờ cũng đủ dư thừa để cung cấp cho bậc trên, nên ở tháp năng lượng, hcn ở dưới bao giờ cũng lớn hơn hcn ở trên.
Ta có thể lấy ví dụ cho sự thiếu chính xác của hình tháp sinh khối, vậy tại thời điểm đó, khi mà sinh khối của bậc dưới nhỏ hơn bậc trên thì năng lượng của nó cũng phải nhỏ hơn chứ ạ.
Em không giải thích nổi chỗ này, hay hình tháp năng lượng cũng thiếu chính xác nhưng nó chỉ là dạng hoàn thiện nhất thôi ạ?

Mình muốn hỏi Trang câu này: Dựa vào đâu mà Trang cho rằng sinh khối nhỏ hơn thì năng lượng nhỏ hơn?
 
Như chúng ta đã biết: Có loại thịt cung cấp nhiều năng lượng, có loại thịt cung cấp ít năng lượng. Như vậy chứng tỏ có loại thịt tích lũy nhiều năng lượng, có loại lại tích lũy ít năng lượng. Do đó không thể kết luận sinh khối nhỏ thì tích lũy ít năng lượng.
 
Câu này mình cũng không rõ, nhưng theo mình nghĩ thì năng kượng và sinh khối là hai đại lượng khác biệt nhau, mặc dù giũa chúng cũng có sự phụ thuộc nhất định. Theo quy luật bảo toàn năng lượng, năng lượng của hệ luôn giảm qua mỗi mắc xích của chuỗi thức ăn do thất thoát ra môi trường nhưng không nhất thiết sinh khối cũng phải giảm vì nó còn phụ thuộc vào mức độ năng lượng trong từng loại sinh khối. Có thể ví dụ nôm na như một kg thịt bò chứa năng lượng bằng 2 kg thịt heo vậy !!! Giả sử năng lượng của một kg thịt bò là 100J, giả sử khi chuyển từ dạng vật chất là thịt bò sang thành thịt heo, năng lượng của nó hao hụt còn 90J, thì tính ra khối lượng thịt heo sinh ra là 1.8 kg, như vậy sinh khối không phải luôn luôn theo chiều giảm !?!
Hì hì, em nghĩ vậy thôi, có gì mong các tiền bối chỉ dạy thêm !
 
Mình muốn hỏi Trang câu này: Dựa vào đâu mà Trang cho rằng sinh khối nhỏ hơn thì năng lượng nhỏ hơn?

Dạ, em có phát biểu thế đâu ạ. Em chỉ nói là khối lượng sinh vật bậc dưới mà nhỏ hơn bậc trên thì chắc chắn năng lượng của nó nhỏ hơn thôi ạ.
 
Tổng khối lượng tất cả các sinh vật ở một mắt xích chẳng phải là sinh khối của mắt xích đó sao?

Vâng ạ, em có ý kiến gì chỗ khối lượng và sinh khối đâu ạ.
Theo kiến thức của em thì một đơn vị khối lượng của sinh vật bậc dưới bao giờ cũng chứa ít năng lượng hơn một đơn vị khối lượng của sinh vật bậc cao hơn ạ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top