Không ngờ chuyện chuẩn bị bản gel agarose lại có nhiều thắc mắc nhỉ. Xin góp chuyện 1 tí cho rôm rả.
Bạn Hương nói: "Em đổ gel nhưng không hiểu sao lúc chạy điện di lên toàn làm band bị run rẩy hay có hiện tượng kiểu như hạt gel chưa tan hết và băng bị chạy vát vếch lung tung" => có thể do gel chưa tan hết, đổ gel vào khay/ bể điện di lúc nóng hay lạnh quá... như các bạn đã thảo luận. Tôi bổ sung thêm: có thể agarose bạn dùng không được xịn, agarose của hãng nào vậy? đệm TAE/ TBE dùng để pha gel, để điện di, bể điện di có sạch không? Các điện cực của bể điện di có tốt không? DNA còn lẫn protein cũng là 1 nguyên nhân.
Còn về chuyện cho EtBr trước hay sau điện di. Tôi ủng hộ cách thứ 2, tức là điện di xong thì mới nhuộm bản gel trong dung dịch EtBr. Hồi ở IBT vẫn làm thế, sang đây thấy mọi người cho EtBr lúc đổ gel, làm theo, nhưng khi chụp bản gel thì không thu được ảnh đẹp: nửa bản gel gần cực âm sáng hơn phần còn lại gần cực âm. Được nghe giải thích là trong khi điện di EtBr di chuyển về phía cực âm, ngược với chiều chuyển động của DNA. Cuối cùng, quay lại cách truyền thống, chụp ảnh bản gel đẹp liền, khà khà.
Hơn nữa, với cách bổ sung EtBr vào gel agarose trước khi điện di có 1 số "yếu điểm" khác như:
+ nhiệt độ cao của gel có thể làm phân hủy EtBr;
+ không gian làm việc bị "dính" EtBr sẽ rộng hơn: nó có thể "dính" sang nhiều dụng cụ thí nghiệm (bể điện di, pipet, hộp đựng tip, eppendorf, bàn thí nghiệm...) và có thể đi vào cơ thể nếu như vô tình 1 lúc nào đó bạn không dùng găng tay mà cầm các vật dụng đó=> rất nguy hiểm cho mình cũng cho những người làm cùng;
+ vấn đề tiết kiệm: vd, bạn đổ bản gel 6 giếng nhưng chỉ tra mẫu vào 2-3 giếng, khi điện di xong bạn sẽ lười/ ngại cắt phần bản gel không dùng đến => lãng phí.
Tạm thời hết.