Máu

Lê Văn Thản

Senior Member
Xin mọi người cho em ý kiến về vấn đề này:
Khi thể tích máu không đổi, khối lượng nước trong máu giảm thì dẫn đến tăng huyết áp hay giảm huyết áp ?
 
Câu hỏi của bạn nghe lạ lạ.Là giả thuyết do bạn tự đặt ra hay là câu hỏi ở đâu vậy
Huyết áp là lực do máu tạo nên trên một diện tích của thành mạch khi tim co đầy máu vào động mạch.
Thể tích máu gồm 55% huyết tương và 45% huyết cầu. Trong 55% huyết tương đó thì nước chiếm hết 90%, còn lại 10% là các chất hòa tan. Vậy nếu V máu ko đổi mà khối lượng lượng nước giảm vậy thì lượng huyết cầu và các chất hòa tan phải tăng lên . Nhưng mình ko nghĩ là lượng huyết cầu và chất hòa tan tăng lên nhiều đến nỗi có thể bù đc lượng nước mất đi, để giữ cho thế tích máu ko đổi.
Thường thì nếu lượng nước giảm sẽ kéo theo thể tích máu giảm ---> hạ huyết áp . Nhưng bạn dặt giả thiết ở đây là thể tích máu ko đổi dù lượng nước giảm --> độ nhớt của máu sẽ tăng lên. Có thể là khi độ nhớt máu tăng thì vận tốc chảy của máu giảm --> giảm huyết áp chăng ?
 
Xin mọi người cho em ý kiến về vấn đề này:
Khi thể tích máu không đổi, khối lượng nước trong máu giảm thì dẫn đến tăng huyết áp hay giảm huyết áp ?

Giảm (tương đối) của khối lượng nước trong máu tương đương với tăng (tương đối) cuả các tế bào máu. Trong y học, đó là một điều kiện của Polycythemia, một trường hợp khi người bệnh có quá nhiều hồng huyết cầu hơn bình thường (4-5 triệu / ml). Nhiều hồng cầu trong máu sẽ làm tăng vícosity (tính hay độ nhớt) của máu và tăng huyết áp.

Có hai loại polycythemia : 1) loại thứ nhất, primary (nguyên thủy), có tên là polycythemia vera, xẩy ra khi vì một lý do chưa biết rỏ, tuỷ xương tạo ra quá nhiều huyết cầu; 2) loại thứ nhì, secondary (thứ cấp) xẩy ra vì cơ thể có nhiều hormone erythropoietin do một nguyên nhân tự nhiên hay giả tạo. Những nguyên nhân tự nhiên đưa đến hiện tượng hypoxemia (thiếu dưỡng khí trong máu) gồm có sống trên núi cao, bệnh của tim, phổi, thận và gan, hút thuốc lá. Nguyên nhân giả tạo được biết nhiều nhất qua trường hợp blood doping của những ngươì đua xe đạp chuyên nghiệp, nếu Thản có theo giỏi vòng đua xe đạp Le tour de France.
 
Câu hỏi của bạn nghe lạ lạ.Là giả thuyết do bạn tự đặt ra hay là câu hỏi ở đâu vậy
Huyết áp là lực do máu tạo nên trên một diện tích của thành mạch khi tim co đầy máu vào động mạch.
Thể tích máu gồm 55% huyết tương và 45% huyết cầu. Trong 55% huyết tương đó thì nước chiếm hết 90%, còn lại 10% là các chất hòa tan. Vậy nếu V máu ko đổi mà khối lượng lượng nước giảm vậy thì lượng huyết cầu và các chất hòa tan phải tăng lên . Nhưng mình ko nghĩ là lượng huyết cầu và chất hòa tan tăng lên nhiều đến nỗi có thể bù đc lượng nước mất đi, để giữ cho thế tích máu ko đổi.
Thường thì nếu lượng nước giảm sẽ kéo theo thể tích máu giảm ---> hạ huyết áp . Nhưng bạn dặt giả thiết ở đây là thể tích máu ko đổi dù lượng nước giảm --> độ nhớt của máu sẽ tăng lên. Có thể là khi độ nhớt máu tăng thì vận tốc chảy của máu giảm --> giảm huyết áp chăng ?

Còn theo em thì lại khác. Khi độ nhớt của máu tăng thì phải tăng huyết áp chứ. Vì máu càng quánh nhớt thì áp lực lên thành mạch càng mạnh mà
 
Giảm (tương đối) của khối lượng nước trong máu tương đương với tăng (tương đối) cuả các tế bào máu. Trong y học, đó là một điều kiện của Polycythemia, một trường hợp khi người bệnh có quá nhiều hồng huyết cầu hơn bình thường (4-5 triệu / ml). Nhiều hồng cầu trong máu sẽ làm tăng vícosity (tính hay độ nhớt) của máu và tăng huyết áp.

Có hai loại polycythemia : 1) loại thứ nhất, primary (nguyên thủy), có tên là polycythemia vera, xẩy ra khi vì một lý do chưa biết rỏ, tuỷ xương tạo ra quá nhiều huyết cầu; 2) loại thứ nhì, secondary (thứ cấp) xẩy ra vì cơ thể có nhiều hormone erythropoietin do một nguyên nhân tự nhiên hay giả tạo. Những nguyên nhân tự nhiên đưa đến hiện tượng hypoxemia (thiếu dưỡng khí trong máu) gồm có sống trên núi cao, bệnh của tim, phổi, thận và gan, hút thuốc lá. Nguyên nhân giả tạo được biết nhiều nhất qua trường hợp blood doping của những ngươì đua xe đạp chuyên nghiệp, nếu Thản có theo giỏi vòng đua xe đạp Le tour de France.

Bài của bác sĩ Huỳnh Kim Giáp có nhiều thuật ngữ quá, cháu không hiểu Polycythemia là gì ?
 
Bài của bác sĩ Huỳnh Kim Giáp có nhiều thuật ngữ quá, cháu không hiểu Polycythemia là gì ?

Tôi không biết có thuật ngữ Việt nào để dịch chữ polycythemia chăng.

Poly : nhiều
cyt : tế bào
hemia : thuộc về máu

Polycyhtemia vera là chứng bệnh khi tủy xương tạo ra quá nhiều huyết cầu. Người bình thường có chừng 4 tới 6 triệu hồng huyêt cầu trong mỗi ml của máu. Người bị polycythemia có thể có hơn mười triệu. Tỷ lệ hòng cầu trong máu (bình thường dưới 45%) có thể lên đến 80%. Tổng lượng máu có thể gấp hai người bình thường. Có nhiều hồng cầu quá sẽ làm máu đặc lại khó chảy , tim phải bóp mạnh hơn đẻ bơm máu và người bệnh sẽ bị tăng huyết áp. Người bị chứng này sẽ có gan và lá lách rất to và rất dể vỡ. Họ hay bị chứng nghẽn tĩnh mạch. Càch chửa bệnh thông thưòng là trích huyết thường xuyên (hàng tuần) để cho bớt máu. Tôi đã gặp một người Việt bị bệnh này hồi tôi làm việc ở ngân hàng máu Bệnh Viện Nguyễn Văn Học.

Khác biệt chính trong phòng thí ngiệm để phân biệt primary (nguyên thủy hay sơ cấp) polycythemia với secondary (thứ cấp) polycythemia là trên lượng hormone erythropoietin. Hormone này có lưọng cao hơn bình thường trong trường hợp secondary và thấp hơn bình thường trong trường hợp primary.

Có thành viên nào chịu tình nguyện viết lại bài này với thuật ngữ đương thời ở trong nước cho Thản hiểu không?
 
Cho em hỏi một câu nhé.
Gần đây nghe nói nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Có ai giải thích rõ hơn được khộng ?

Dùng công thức sau để tính nhịp tim ở loài có vú:

Nhịp tim = 241 / căn bốn (4th root) của trọng lượng (kg)

Ví dụ một con vật nặng 81 kg có nhịp tim là 241/3 = 80



<table bgcolor="#ffaaff" border="9" cellpadding="10" frame="box"><tbody><tr><th colspan="3">Heartbeat Rates of Animals</th> </tr><tr><td>Creature</td><td>Average Heart Rate
(beats per
minute)</td> <td>Weight
(grams)</td></tr> <tr><td>Human</td><td>60 </td><td>90000</td></tr> <tr><td>Cat</td><td> 150 </td><td>2000 </td></tr> <tr><td>Small dog</td><td>100 </td><td>2000</td></tr> <tr><td>Medium dog</td><td>90 </td><td>5000</td></tr> <tr><td>Large dogs:</td><td>75 </td><td>8000</td></tr> <tr><td>Hamster</td><td> 450 </td><td>60</td></tr> <tr><td>Chick </td><td>400 </td><td>50</td></tr> <tr><td>Chicken </td><td> 275</td><td>1500 </td></tr> <tr><td>Monkey</td><td> 192 </td><td>5000</td></tr> <tr><td>Horse </td><td>44 </td><td>1200000</td></tr> <tr><td>Cow </td><td>65 </td><td>800000</td></tr> <tr><td>Pig</td><td> 70 </td><td>150000</td></tr> <tr><td>Rabbit</td><td> 205 </td><td>1000</td></tr> <tr><td>elephant</td><td> 30 </td><td>5000000</td></tr> <tr><td>giraffe</td><td>65</td><td>900000</td></tr> <tr><td>large whales</td><td> 20</td><td>120000000</td></tr></tbody></table>
Môt trong những giải thích cho hiện tượng này là tỷ lệ của diện tích bề mặt (S) trên khối lượng (M). Con vật càng nhỏ có tỷ lệ S/M càng cao và cần biến dưỡng căn bản cao để giử thân nhiệt ở mức lý tưởng. Nhịp tim cao giúp đưa máu, thức ăn và dưỡng khí tới các mô nhiều hơn các sinh vật có biến dưỡng căn bản thấp.

Có một điều kỳ thú đáng để ý là sinh vật nhỏ có tuổi thọ ngắn hơn sinh vật lớn và tổng số lần tim đập trong đời một con chuột (sống 2-3 năm) và con voi (50 năm) tương đương với nhau (chừng 800 triệu).
 
Huyết áp là áp lực theo phương vuông góc với tiết diện của mạch máu. Máu càng loãng thì tốc độ chảy càng nhanh nên huyết áp càng cao, áp lực lên thành mạch thấp. Máu càng sánh thì chảy càng chậm, huyết áp giảm nhưng áp lực lên thành mạch lại tăng.
Tai biến mạch máu não là do máu chảy quá chậm, áp lực lên thành mao mạch cao nên làm vỡ mạch máu não.
Hic, học lâu rùi, hy vọng ko nhớ sai.
 
Xin mọi người cho em ý kiến về vấn đề này:
Khi thể tích máu không đổi, khối lượng nước trong máu giảm thì dẫn đến tăng huyết áp hay giảm huyết áp ?


===>ăn nhiều rau cải hoa quả mọng nước để khỏi phải trả lời câu hỏi. Nước trong máu giảm tức là khát nước (?), khát nước đầu nghe giật giật, nên huyết áp đến não tăng (?) trước tiên (?).
 
Chắc gì nước trong máu giảm đã là khát nước !

Khát nước là bản năng của sinh vật. Sinh vật cảm thấy khát nươc khi máu thiếu nước hay khi nồng độ của muối khoáng trong máu tăng lên. Sinh vật có thể thiếu máu nhưng không thấy khát nước nếu nồng độ khoáng chất trong máu vẫn bình thường. Ăn nhiều hoa quả mọng nước không làm tăng lượng nước trong máu nhưng giúp ngừa chứng cao huyết áp vì hoa quả tươi có rất ít Na. Ta cần hiểu điều này vì thế có nghĩa llà ta nên tránh dùng rau quả đóng hộp (vì có NaCO3H).

Cuối cùng, huyết áp tăng do máu quánh nhớt, áp lực lên thành mạch cao.

Thân nói đúng đó. Lược dịch của câu trích từ Wikipedia là : Viscosity là độ nhớt (hay quánh) của máu. Nếu máu đặc lại, kết quả là môt sự tăng của áp lực động mạch.

Viscosity, or thickness of the fluid. If the blood gets thicker, the result is an increase in arterial pressure.
 
Bác sỹ cho em hỏi: thế rốt cuộc huyết áp là áp lực lên thành động mạch phải không ạ? Vậy huyết áp tỉ lệ thế nào với lực cơ tim? Nếu đúng như trên thì nếu tim đập càng mạnh >> máu chảy càng nhanh thì huyết áp càng thấp ạ????
 
Bạn Long nên nhớ huyết áp chỉ tính ở động mạch (artery, arteriole) thôi, và do 2 yếu tố tạo nên: nhịp đập của tim và bán kính động mạch. Mạch máu có thể giãn nở khi máu chạy qua chứ có phải giống một cái ống đâu? Nếu mạch máu co lại, thì dù nhịp tim không đổi, áp lực vẫn tăng. Ngoài ra cách đo huyết áp cũng cho thấy huyết áp đo lực tác dụng lên thành mạch máu.
Tiện đây, bác sĩ Giám có thể nói qua một chút về blood pressure homeostasis được không nhỉ? Vì thực ra để hiểu vấn đề này rõ hơn cần thiết phải nói đến cái này. Cám ơn trước!
 
Bác sỹ cho em hỏi: thế rốt cuộc huyết áp là áp lực lên thành động mạch phải không ạ? Vậy huyết áp tỉ lệ thế nào với lực cơ tim? Nếu đúng như trên thì nếu tim đập càng mạnh >> máu chảy càng nhanh thì huyết áp càng thấp ạ????

1) rốt cuộc huyết áp là áp lực lên thành động mạch phải không ạ? Phải.

2) nếu tim đập càng mạnh >> máu chảy càng nhanh. Chưa chắc đâu. Tim đập mạnh vì nhiều lý do : sợ hãi, lo âu, nóng giận, viêm cấp tíinh, nhiễm trùng, bệnh nội tuyến, v.v...nhưng khi tim đập mạnh, nhiều hiện tuợng khác cũng đồng thời xảy ra (mạch mău có thể dản nở hay co thắt tùy theo trường hợp) và máu có thể chảy nhanh lên hay chậm lại.

Những cơ chế nội sinh điều khiển huyết áp (endogenous regulatory mechanisms) chưa đuơc hiẻu rỏ ràng lắm nhưng chúng thuộc vào ba nhóm :

!) Baroreceptor reflex - Phản ứng áp suất . Điều chỉnh nhịp tim, sức bóp của tim và sức đề kháng ngoại biên (total peripherial resistance) của hệ thống động mạch.

2) Hệ thống Renin-Angiotensin (RAS) - Hệ thống này điều chỉnh huyết áp trên thời gian lâu dài. Một mô đặc biệt của thận tiết ra chất renin khi huyết áp trụt xuống hay khi mất máu. Renin khích động sự bào chế angiotensin, một hormone làm co thắt mạch máu.

3) Aldosterone _ aldosterone đuợc tiết ra bởi vỏ tuyến thượng thận dưới tác dụng của angiotensin II hay khi nồng độ máu của K (potassium) lên cao. Aldosterone kích thích thận tích trử Na và đào thải K, làm cơ thể trữ nước và huyết áp sẽ tăng lên.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng sự điều chỉnh huyết áp :

1) Nhịp tim - Nhịp tim càng cao, huyết áp càng cao (nếu lượng máu bóp ra, stroke volume, không thay đổi). Có vài trường hợp ngoại lệ như trong bệnh hypothyroidism, tim đập nhanh nhưng huyết áp thấp.

2) Tổng lượng máu trong cơ thể - Càng có nhiều máu, huyết áp càng cao (nhiều máu vì ăn nhiều muối, cơ thể trữ nước, polycythemia vera, v.v...)

3) Sức đề kháng của mạch máu (vascular resistance) Hệ thần kinh sympathetic, thuốc vasodilators, cứng mạch máu (atherosclerosis) làm tăng huyết áp. Hệ thần kinh parasympathetic, thuốc vasodilators, omega-6 fatty acids làm giảm huyết áp.

4) Độ nhớt hay đặc của máu (viscosity) - Máu càng nhớt, huyết áp càng cao. Nhiều đường trong máu (bệnh đái đường) làm tăng độ nhớt. Bệnh thiếu máu mãn tính làm giảm độ nhớt.

P.S. Dữ kiện cho bài trả lời lấy từ Wikipedia.
 
Bạn Long nên nhớ huyết áp chỉ tính ở động mạch (artery, arteriole) thôi, và do 2 yếu tố tạo nên: nhịp đập của tim và bán kính động mạch. Mạch máu có thể giãn nở khi máu chạy qua chứ có phải giống một cái ống đâu? Nếu mạch máu co lại, thì dù nhịp tim không đổi, áp lực vẫn tăng. Ngoài ra cách đo huyết áp cũng cho thấy huyết áp đo lực tác dụng lên thành mạch máu.
Tiện đây, bác sĩ Giám có thể nói qua một chút về blood pressure homeostasis được không nhỉ? Vì thực ra để hiểu vấn đề này rõ hơn cần thiết phải nói đến cái này. Cám ơn trước!

Huyết áp được tính Ở động mạch thôi ??????
Sao trong sách nó ghi huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch nhỉ ???
Em không hiểu ???
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top