Đọc tin tức tiếng Anh về Sinh học, Y học thì đọc ở đâu?

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Tôi muốn làm cái khảo cứu nhỏ về những site tiếng Anh được ưa thích tìm nguồn tin về Sinh học, Y học hoặc cả 2. Bạn nào có địa chỉ nào hay xin hãy chia sẻ.
 
Tìm ở đâu còn tùy vào trình độ chuyên môn của bài Hiếu muốn đọc.
<o></o>
Bài đăng bởi các nhà nghiên cứu (researchers) thường dược đăng 0nline nhưng đa số sites đòi hởi bạn đóng tiền nguyên liễm. Nếu không phải là subscriber, bạn chĩ được lem thèm và cho phép đọc bài tóm tắt (abstracts).
<o></o>
Càch thứ nhì không tốn tiền và dễ dàng hơn để đọc tin tức y học hay khoa học là dùng các tạp chí chuyên môn về tin tức y / khoa học. Những trang báo này chĩ tường thuật những tin tức mới nhất hay có tầm quan trọng hợp thời nhất nhưng đa số bài đăng đủ chi tiết và chính xác đễ người đọc có được một khái niệm về những gì đáng dược để ý, ghi nhớ hay nghiên cứu thêm.
<o></o>
Bốn cái links dưới đây đủ giúp cho bạn cập nhất hóa kiến thức y / khoa học của bạn :
<o></o>
ScienceNOW:

LiveScience | Science, Technology, Health & Environmental News
<o></o>
news @ nature
<o></o>
http://www.webmd.com/
<o></o>
Còn một cách nữa rất tiện cho người muốn đồng thời theo dõi mọi tin tức thời cuộc là dùng online publications của nhật báo lớn. Tôi đọc báo New York Times và BBC hàng ngày nên luôn luôn liếc qua các mục y / khoa học của họ. Các links dưới đây sẽ đưa Hiếu vào thẳng các trang liên hệ. Hiếu cũng có thể tìm thấy các mục cho tin về y và khoa học khi mở Yahoo! News hay Google News.
<o></o>
http://www.nytimes.com/pages/science/index.html
<o></o>
http://www.nytimes.com/pages/health/index.html

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/default.stm
<o></o>
Một cách quan trọng cuối cùng nên nhớ là dùng Wikipedia. Đánh một vài chữ thôi về một đề tài y hay khoa học lên search engine và bạn rất có thể được đọc một bài rất chi tiết và cập nhật về gần như bất diều gì nên biết trên cỏi đời này. Ở cuối trang của mỗi entry là một hai danh sách của những bài gốc người biên tập đã dùng để nghiên cứu (và chứng minh giá trị đáng tin cậy của entry). Đối chiếu chuyên môn cho biết là Wikipedia có nhiều bài (entries) hơn Bách Khoa Từ Điển Britannica và với tầm chính xác tương đương.
 
Một cách quan trọng cuối cùng nên nhớ là dùng Wikipedia. Đánh một vài chữ thôi về một đề tài y hay khoa học lên search engine và bạn rất có thể được đọc một bài rất chi tiết và cập nhật về gần như bất diều gì nên biết trên cỏi đời này. Ở cuối trang của mỗi entry là một hai danh sách của những bài gốc người biên tập đã dùng để nghiên cứu (và chứng minh giá trị đáng tin cậy của entry). Đối chiếu chuyên môn cho biết là Wikipedia có nhiều bài (entries) hơn Bách Khoa Từ Điển Britannica và với tầm chính xác tương đương.

Cám ơn anh về những URL. Nhân tiện xin hỏi ý kiến của anh về các bài viết Y - dược trên WP? Biết rằng Y - dược là lĩnh vực yêu cầu độ chính xác cao của thông tin. Vd. những bài báo về bưởi chỉ do ng dịch ko chuyên môn đã làm thiệt hại ko biết bao nhiêu tiền của người nông dân. Cũng như những bệnh nhân ko thể tham khảo và thử nhiều khả năng trong khi sinh mạng chỉ có một. Trong khi đó wiki page là trang mà có thể chi tiết và đầy đủ nhưng lại ẩn chứa khả năng 1 phút trước khi anh đọc bài thì trang viết đã bị phá hoại mà người có trách nhiệm chưa kịp nhận ra. Vậy ý kiến của anh như thế nào? Anh có thường hay đóng góp cho WP tiếng Việt k?
 
Em thường tham khảo thông tin, cũng như xử lí dữ liệu protein hay nucleotide trên ngân hàng dữ liệu NCBI http://www.ncbi.nlm.nih.gov/, nhưng tiếc là không thể lấy bài dạng fulltext ở đây được, nếu ở diễn đàn có tiền bối nào có accout ở địa chỉ này thì lên tiếng cho bà con nhờ với nha :D
Ngoài ra có hai trang mà mọi người có thể load được nhiều bài dạng fulltext:
http://www.freepatentsonline.com/
http://aem.asm.org/
mọi người cũng có thể đọc một số kiến thức sinh học ở đây.
http://www.emc.maricopa.edu/faculty/farabee/BIOBK/BioBookTOC.html
hay tham khảo một số protocol ở đây:
http://croptechnology.unl.edu/download.cgi
 
Tôi không biết về vụ những bài báo về trái bưởi làm thiệt hại tiền của nông dân nhưng tôi cũng có thể đoán những hậu quả gì sẽ xảy ra nếu người ta đổ xô đi trồng bưởi thay vì bưởi chùm.

Giờ đọc WP tôi mới biết cái tên bưởi chùm. Tôi xuất ngoại từ năm 1974. Hồi còn ở nhà tôi chỉ biết có bưởi đỏ nhưng variant đó của bưởi không phải là grapefruit.

Bài viết về bưởi chùm bằng Việt ngữ trên WP dịch từ bài gốc Anh ngữ, và dịch khá chính xác.

Có hai yếu tố chính khi ta muốn nói về độ chính xác của một bài biết. Yếu tố thứ nhất là nguồn gốc của dữ kiện dùng trong bài. Administrators của WP đòi hỏi là người viết phải chưng chứng cớ và post links. Yếu tố thứ nhì là sự chính xác, rỏ ràng cùa ngôn ngũ dùng cho bài đó.

Điều phiền toái nhất khi đọc loại bài khoa học viết bằng Vịêt ngữ là vì có nhiều tiếng chuyên môn mà những người có sức học bình thường và không chuyên đọc tài liệu y/dược/khoa học sẽ không thể hiểu trọn ý.

Hồi tôi đang còn ở quê nhà, ngôn từ chuyên môn cho mọi ngành khoa học có rất ít (tôi học y khoa bằng tiếng Pháp và tiếng Anh). Gần bốn mươi năm sau, khi tôi đọc bài y khoa viết bằng Việt ngữ, có nhiều chữ và câu tôi chỉ có thể đoán nghĩa nhưng không có từ điển để tra. Nếu môt tiến sĩ y khoa không thể hiểu trọn bài y/khoa học viết bằng Việt ngữ, người bình thường sẽ làm sao? Lúc viết bài trả lời cho câu hỏi về myoglobin, tôi thử dùng từ điển trên trang chủ của SHVN nhưng tôi có cảm giác là tôi biết nhiều hơn.

Lý do tôi bắt liên lạc với SHVN là vì tôi muốn tìm tài liệu chuyên môn về cây cỏ và thú vật. Tôi có một cuốn Cây Cỏ Miền Nam Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 1960. Tôi phỏng đoán là cuốn đó cho tài liệu cho chừng 10% cuả cây cỏ trên toàn cỏi VN. Tôi nghe nói là ông PHH muốn viết một cuốn nữa về cây cỏ của toàn quốc và tôi mong là ông thực hiện được ý đồ đó.

Vấn đề bài viết trên WP bị người có ác ý phá bỉnh có thật nhưng rất hiếm hoi. Thường vụ này chỉ xảy ra khi người ta muốn đổi vài dữ kiện trong tiểu sử một cá nhân nào đó, hay dữ kiện về công ty thương mãi hay cơ quan hoặc nhân vật chính trị. Đại đa số những thay đổi này được khám phá ra và sữa chữa trong vòng vài giờ. Tôi nghĩ là có ít ai dư công tráo đổi những dữ kiện khoa học làm gì.

Tôi không khuyến khích mọi người chỉ dùng độc nhất WP làm tài liệu để chọn quyết định cho sức khỏe của mình. WP rất tiện cho người có căn bản vững chắc dùng nó để tra cứu; nó cũng rất tiện cho học sinh và sinh viên như là bước đầu khi nghiên cứu một đề tài nào đó. Nhưng không nên dùng chỉ một mình nó để quyết có nên cho phép bác sĩ mổ mình hay nên lựa thuốc nào để dùng.

Vì những lý do viết ở trên, tôi không dùng Việt ngữ để viết về y-khoa học (ví dụ: paragraph thứ ba trong WP entry về cây trứng gà và về chữ lekima là do tôi viết - hai chữ paragraph và entry có những tiếng Việt tương đương nhưng tôi không biết hiện bên quê nhà dùng tiếng nào). Viết về y-khoa học cần phải chính xác để người đọc không thể hiểu lầm những ý mình muốn diễn tả. Ngoài vấn đề chưa có đủ chữ, tiếng chuyên môn đã được đa số mọi người chấp nhận hay đề nghị bởi một hàn lâm viện, Việt ngữ còn gặp khó khăn vì văn phạm rất mù mờ, thiếu chính xác.

Pháp ngữ là ngôn ngữ lý tưởng để viết bài y-khoa học, nhưng Anh ngữ đựoc ưu dụng hơn vì văn phạm Anh ít khó khăn và dễ học hơn. Tôi dùng Việt ngữ để viết về y-khoa cho diễn đàng SHVN vì tôi hiểu là ít ai đủ sức đọc tiếng Pháp hay tiếng Anh. Nhưng dù tôi là chủ bút của một online publication của một hội y khoa người Việt, tôi dùng Anh ngữ để viết bài và trao đổi tư tưởng chuyên môn. Tôi khuyến khích các sinh viên tập dùng Anh ngữ hay Pháp ngữ thường xuyên. Mình nên hiểu cho đúng và diển tả thật chính xác trước đã rồi sẽ tính chuyện bồi bổ ngữ vựng và văn phạm để làm vinh danh Việt ngữ.
 
Gần bốn mươi năm sau, khi tôi đọc bài y khoa viết bằng Việt ngữ, có nhiều chữ và câu tôi chỉ có thể đoán nghĩa nhưng không có từ điển để tra. Nếu môt tiến sĩ y khoa không thể hiểu trọn bài y/khoa học viết bằng Việt ngữ, người bình thường sẽ làm sao?

Vì những lý do viết ở trên, tôi không dùng Việt ngữ để viết về y-khoa học

Viết về y-khoa học cần phải chính xác để người đọc không thể hiểu lầm những ý mình muốn diễn tả. Ngoài vấn đề chưa có đủ chữ, tiếng chuyên môn đã được đa số mọi người chấp nhận hay đề nghị bởi một hàn lâm viện, Việt ngữ còn gặp khó khăn vì văn phạm rất mù mờ, thiếu chính xác.
Có lẽ phải gọi là chú Giám các bạn nhỉ :D

Trước đây và đến tận bây giờ SHVN đang làm 3 việc: 1 là nơi thảo luận trao đổi của 1 số anh em trong ngành, 2 là nơi để học sinh sinh viên tập dịch tài liệu, 3 là nơi cung cấp giúp đỡ tài liệu.

Việc dịch E-V, như anh Ngô Vũ đã từng nói, tốn rất nhiều công sức và mãi mãi không đạt được 1 sự thống nhất trọn vẹn nào cả. Thay vì è cổ ra dịch chúng ta hãy sử dụng trực tiếp tiếng Anh.

Các anh em đã ra nước ngoài học tập chắc sẽ hiểu xu thế tất yếu của các ngành khoa học là sử dụng trực tiếp tiếng Anh. Đối với cấp đại học và cao hơn ở VN có thể việc giảng bài bằng tiếng Anh còn khó khăn vì giảng viên và sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh, nhưng việc sử dụng tài liệu, giáo trình tiếng Anh thì hoàn toàn nên làm. Giảng viên đại học mà không đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh, không update được kiến thức thì nên bị đào thải dần. Sinh viên thế hệ 8x và sắp tới là 9x tôi tin là khả năng tiếng Anh đã cao hơn khá nhiều so với 4-5 năm về trước. Các em có thể gặp khó khăn, bỡ ngỡ 1 vài môn, 1 học kỳ đầu tiên, nhưng dưới áp lực bắt buộc là sử dụng tài liệu tiếng Anh trên giảng đường thì các em sẽ cố gắng và đa số sẽ theo được. Ai không theo được thì cũng nên bị loại bỏ.

Khi thầy và trò đã cầm cuốn sách, tập tài liệu, bài nghiên cứu mới bằng tiếng Anh trên giảng đường thì như những con tôm con cá trước đây vốn quẩn quanh trong cái ao nhỏ nay bơi lội vẫy vùng trong biển lớn.

Việc đó là mong ước của chúng ta, nhưng nó nằm ngoài tầm kiểm soát.

Trên phạm vi diễn đàn SHVN nhỏ bé, tôi nghĩ chúng ta nên thử: Dùng tài liệu tiếng Anh (cái này thì đa phần chúng ta đã thực hiện) và thảo luận trực tiếp bằng tiếng Anh. Các thành viên lớn tuổi có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo hãy dẫn dắt mọi người.
 
Tôi không khuyến khích mọi người chỉ dùng độc nhất WP làm tài liệu để chọn quyết định cho sức khỏe của mình. WP rất tiện cho người có căn bản vững chắc dùng nó để tra cứu; nó cũng rất tiện cho học sinh và sinh viên như là bước đầu khi nghiên cứu một đề tài nào đó. Nhưng không nên dùng chỉ một mình nó để quyết có nên cho phép bác sĩ mổ mình hay nên lựa thuốc nào để dùng.

Pháp ngữ là ngôn ngữ lý tưởng để viết bài y-khoa học, nhưng Anh ngữ đựoc ưu dụng hơn vì văn phạm Anh ít khó khăn và dễ học hơn. Tôi dùng Việt ngữ để viết về y-khoa cho diễn đàng SHVN vì tôi hiểu là ít ai đủ sức đọc tiếng Pháp hay tiếng Anh. Nhưng dù tôi là chủ bút của một online publication của một hội y khoa người Việt, tôi dùng Anh ngữ để viết bài và trao đổi tư tưởng chuyên môn. Tôi khuyến khích các sinh viên tập dùng Anh ngữ hay Pháp ngữ thường xuyên. Mình nên hiểu cho đúng và diển tả thật chính xác trước đã rồi sẽ tính chuyện bồi bổ ngữ vựng và văn phạm để làm vinh danh Việt ngữ.

Hân hạnh được quen biết anh. Thú thực tôi cũng là môn đệ của wiki nói chung và WP nói riêng (user:vietbio). Tôi cũng cố gắng tham gia một số cuộc tranh luận về wiki và WP để bạn đọc có thể hiểu đúng và sử dụng hợp lý những thông tin trên WP như anh đã nói ở trên. Tôi cũng là ng ủng hộ phong trào yêu cầu trích dẫn nguồn cũng như chú thích các cảnh báo "tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn" trong các bài viết có liên quan đến sức khỏe của WP tiếng Việt. Mong có được những thảo luận thú vị khác với anh về WP và các vấn đề liên quan đến y tế và sức khỏe. Chúc sức khỏe anh và gia đình.
 
[FONT=&quot]Tôi không ngại thảo luận bằng Anh ngữ. Một hai đòi hỏi rằng người Việt phải nói và viết tiếng Việt sẽ chỉ tạo trở ngại cho việc phát triển kiến thức của người Việt. Tôi đã thử trao đổi kiến thức và tư tưởng với những người Việt hải ngoại và đã phải chấp thuận kết luận đáng buồn là những người không chịu học hỏi và dùng ngôn ngữ của nơi mình đang tạm dung thân rất thiển cận và chậm lụt trong cả hai lảnh vực kiến thức và nhân sinh quan.

Tôi có đưọc hân hạnh trao đổi tư tưởng với quý vị ngày hôm nay là vì thân phụ tôi cho tôi đi học thêm Pháp văn lớp tối hồi đệ tứ (lớp tám hiện giờ?) Văn phạm Pháp đã mở mắt và trí óc của tôi để tôi sớm nhận ra rằng nếu ta muốn hiểu chính ta cũng như muốn người khác hiểu ta, ta phải nói và viết thật chính xác( Căn bản của thuyết Chính Danh). Nếu không học thêm tiếng Pháp năm đó, có lẽ tôi sẽ không đi học y khoa, không có hy vọng sống sót qua cuộc chiến vì không đuợc miễn dịch, không được xuất ngoại để rồi được găp quý vị trên mạng www.

Nếu quý vị không màng, tôi có thể bắt đầu đóng góp bằng Anh hay Pháp ngữ khi trao đổi ý kiến. Có thể quý vị nên "báo động" cho những thành viên khác về ý kiến này để người ta không nghĩ là tôi lập dị hay muốn khoe khả năng sinh ngữ. Nếu cần tôi sẽ viết kèm bản dịch ngắn bằng Việt ngữ để giúp người đọc. Người đọc nào nghĩ rằng ý kiến của tôi có đôi chút giá trị sẽ chịu khó trau dồi Anh, Pháp ngữ.

Khỏi cần gọi tôi bằng chú. Tôi đủ lớn tuổi để hiểu cái hiểm họa "cả vú lấp miệng em" (Shut up! I know better because I am your elder!)[/FONT]
 
Anh ngữ của em thì èng èng. Nhưng tạm thời viết câu đơn giản chắc là được. Em không thích xài wikipedia vì nó giống như "chỗ nhồi nhét kiến thức".
 
Cháu cho rằng chú Giám là người Việt xa quê nhưng không xa tiếng Việt. Bài viết của chú xúc tích và cô đọng, nhiều khi có chút cổ kim...thật đáng kính nể!
Tuy nhiên "Nếu không học thêm tiếng Pháp năm đó, có lẽ tôi sẽ không đi học y khoa, không có hy vọng sống sót qua cuộc chiến vì không đuợc miễn dịch, không được xuất ngoại để rồi được găp quý vị trên mạng www..." tiếng Pháp đã cứu và nuôi sống chú..không biết cách nghĩ của cháu có quá thiển cận ?
Dù sao khi nghe điều đó cháu đã buồn một chút .
Chúc chú và gia đình mạnh khỏe !!!
 
tiếng Pháp đã cứu và nuôi sống chú..không biết cách nghĩ của cháu có quá thiển cận ?
Dù sao khi nghe điều đó cháu đã buồn một chút .

Sự thực không đơn giản như vậy. Không phải là tiếng Pháp nhưng văn phạm Pháp đã ảnh hưởng lên lối duy luận và trao đổi - thu nhập tư tưởng và kiến thức cuả tôi. Tiếng Pháp không nuõi sống tôi; một ảnh hưởng gián tiếp của nó có thể nói là quết định không hành nghề tư để làm giàu hay lấy tiếng tăm. Cách suy luận rationale đã giúp tôi được tiếp tục đi học thay vì đi lính, dhọn một thế đứng tinh thần thay vì hoạt động chính trị, v.v....Hồng có htể hiểu tôi dễ hơn nếu Hồng có nghiên cứu ít nhiều về nguyên lý nhân quả và hiển tượng the butterfly effect. Tôi biết chắc chắn là nếu không học tiếng Pháp gần nửa thế kỷ về trước, giờ này tôi không ngồi đây để viết cho Hồng.
 
Anh ngữ của em thì èng èng. Nhưng tạm thời viết câu đơn giản chắc là được. Em không thích xài wikipedia vì nó giống như "chỗ nhồi nhét kiến thức".

Tôi vừa đăng một bài về BCG vaccine bên mục Phòng Biên Tập, trong thread Nguồn tin cho trang chủ để Nhọc Hiển đọc và thử tài dịch nếu muốn.

WP đúng là chỗ " nhồi nhét kiến thức" nhưng nó cũng là chỗ nên xem để "có kiếm chác được gì không" (I quote you).
 
tiếng Pháp đã cứu và nuôi sống chú..không biết cách nghĩ của cháu có quá thiển cận ?
Dù sao khi nghe điều đó cháu đã buồn một chút .

Sự thực không đơn giản như vậy. Không phải là tiếng Pháp nhưng văn phạm Pháp đã ảnh hưởng lên lối duy luận và trao đổi - thu nhập tư tưởng và kiến thức cuả tôi. Tiếng Pháp không nuõi sống tôi; một ảnh hưởng gián tiếp của nó có thể nói là quết định không hành nghề tư để làm giàu hay lấy tiếng tăm. Cách suy luận rationale đã giúp tôi được tiếp tục đi học thay vì đi lính, dhọn một thế đứng tinh thần thay vì hoạt động chính trị, v.v....Hồng có htể hiểu tôi dễ hơn nếu Hồng có nghiên cứu ít nhiều về nguyên lý nhân quả và hiển tượng the butterfly effect. Tôi biết chắc chắn là nếu không học tiếng Pháp gần nửa thế kỷ về trước, giờ này tôi không ngồi đây để viết cho Hồng.

Xin chào chú
Đất nước đang kêu gọi kiều bào VN ở nước ngoài quay lại giúp đỡ đất nước. Có lẽ Chú Giám đây là một trong những người đó. Hy vọng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ về mặt khoa học từ Chú và Những người bạn.
Riêng cháu, lúc nào cháu cũng tự hào là người Việt Nam.
 
Đất nước đang kêu gọi kiều bào VN ở nước ngoài quay lại giúp đỡ đất nước. Có lẽ Chú Giám đây là một trong những người đó.... Riêng cháu, lúc nào cháu cũng tự hào là người Việt Nam.

không có lý do gì để mình không thể tự hào là người Việt. Tuy nhiên, nói chyuện hảnh diện là người Việt khi đang còn ở trên đất mẹ thì dễ; giữ được niềm tin đó khi ta đang lưu lạc trên xứ người mới là khó.

Tôi muốn về hồi năm 1975 nhung những ngưười có quyền qyuết định không muốn tôi về. Chuyện đáng buồn đó làm tôi quyết định sống ẩn dật cho đến giờ. Lúc ra đi, tôi có cái mộng mai ngày trở về Y Khoa Huế để cải tạo khu Bệnh Llỳ Học. Mộng sớm không thành nên bây giờ tôi được hân hạnh liên lạc với những người đồng hương có tâm huyết trên diễn đàn này.
 
không có lý do gì để mình không thể tự hào là người Việt. Tuy nhiên, nói chyuện hảnh diện là người Việt khi đang còn ở trên đất mẹ thì dễ; giữ được niềm tin đó khi ta đang lưu lạc trên xứ người mới là khó.

Em rất thích và đồng ý với quan điểm này của anh. Em luôn tự hào mình là người Việt Nam, dù hiện đang nơi xứ người nhưng niềm hãnh diện đó vẫn thường trực.

Chứng minh cho bạn bè Quốc tế thấy người Việt Nam tuyệt vời thế nào luôn là động lực thúc đẩy em.

Nhờ admins tách hộ mấy bài gần đây thành một chủ đề khác để tiện thảo luận về vấn đề này.
 
không có lý do gì để mình không thể tự hào là người Việt. Tuy nhiên, nói chyuện hảnh diện là người Việt khi đang còn ở trên đất mẹ thì dễ; giữ được niềm tin đó khi ta đang lưu lạc trên xứ người mới là khó.

Tôi muốn về hồi năm 1975 nhung những ngưười có quyền qyuết định không muốn tôi về. Chuyện đáng buồn đó làm tôi quyết định sống ẩn dật cho đến giờ. Lúc ra đi, tôi có cái mộng mai ngày trở về Y Khoa Huế để cải tạo khu Bệnh Llỳ Học. Mộng sớm không thành nên bây giờ tôi được hân hạnh liên lạc với những người đồng hương có tâm huyết trên diễn đàn này.

Em thì chẳng có thể lấy được cái gì để tự hào rằng: em là Việt. Có chăng thì cũng chỉ là: Cố gắng mà sống. Thế hệ tương lai sẽ trả lời cho sự cố gắng này là: (chọn 1 trong 2)

1. Vẫn thế, vẫn chỉ là người Việt.

2. Ta đã hãnh diện và tự hào là người Việt.

K.h..ó l.ắ..m... Tóm lại là: Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân.

Các bạn phải làm gì??? Hỡi những người được gọi là: Tri Thức
 
Em thì chẳng có thể lấy được cái gì để tự hào rằng: em là Việt. Có chăng thì cũng chỉ là: Cố gắng mà sống. Thế hệ tương lai sẽ trả lời cho sự cố gắng này là: (chọn 1 trong 2)

1. Vẫn thế, vẫn chỉ là người Việt.

2. Ta đã hãnh diện và tự hào là người Việt.

K.h..ó l.ắ..m... Tóm lại là: Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân.

Các bạn phải làm gì??? Hỡi những người được gọi là: Tri Thức

Người trí thức hiểu câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" và biềt rằng kết quả của những việc gì ta làm hôm nay có thể không xảy ra trong vài mươi hay vài trăm năm. Nên chọn một quyết định vì quyết định đó đáng chọn thay vì quyết định đó có hậu quả đáng lợi trong tức thời cho ta.

Mấy đứa con của tôi đủ sức học thành bác sĩ, kỹ sư nhưng từ lúc chúng nó bắt đầu đi học, chúng nó biết và hiểu là tôi chỉ muốn chúng nó học thành người, học để có cơ hội sống vui vẻ và có hạnh phúc. Đứa con gái đầu lòng của tôi đang trên đường hành hương từ Nam ra Trung để thăm quan những nơi góp phần cấu thành cha mẹ nó. Nó đi hành hương để tạ ơn những gì đã giúp nó thành người. Nó là công dân Mỹ nhưng hảnh diện có nguồn gốc Việt.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top