Xu hướng tìm các chất có hoạt tính sinh học mới từ đâu?

Khà khà.
Đúng, mọi cái đều có tính tương đối. Để phân tích chính xác và cụ thể thì phải viết một bài chi tiết, tất nhiên là không đăng ở đây. Còn nhiều việc phải làm hơn.
Tạm thời, có 2 luồng ý kiến:
1. Ý kiến của Hải: Xu hướng mới là tìm các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển.
2. Ý kiến của Hưng: Xu hướng đang HOT vẫn là tìm các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật.
Chú ý: Mọi phân tích tập trung vào ý nghĩa của từ "XU HƯỚNG". Cũng cần nói rõ, ko phải hiểu máy móc là chấm dứt hướng nghiên cứu từ thực vật là chấm dứt 100%. Nói như Hưng thì ai chả biết. Có nhà khoa học làm cả đời chỉ trên 1 cây thuốc còn chưa hết việc. Nên chủ yếu tập trung vào Xu hướng mới.
Xin mời các chuyên gia.
Kính chào.
(Xin lỗi , nhờ admin chuyển các bài này sang 1 topic khác để tiện theo dõi, đang lạc đề)
 
Tact is the knack of making a point without making an enemy (Isaac Newton)

Bác Hải ạ, chắc bác học về Hóa Sinh sinh vật biển :)
Còn Hưng, muốn tìm bài báo TQ phải lên wanfang mà tìm chứ.
Với tôi, có lẽ các nhà khoa học nên tìm xem chất gì có trong cao hổ, mật gấu, nhung hươu, sừng tê giác mà nó quý thế:)
 
Em nghe bác nói hùng hồn quá làm em hú vía, chạy ngay vào pubmed với amazon em search với từ khóa "plant medecine" hoặc "algae medecine" thì ..... Mời bác vào kiểm tra. Thậm chí trên pubmed em còn xem năm 2007 có bao nhêu bài tìm được với mỗi từ khóa trên. Chắc qua đó có thể thấy hướng nào hot hơn.
Xin chào.
Tự nhiên đi vào Pubmed với 2 cái từ khóa đấy làm gi?
Chẳng khác gì khi đem so sánh kho tàng kiến thức của 1 ông Giáo sư với một đứa trẻ mới 2 tuổi đời.hic....
Xin nhắc lại, ở đây đang nói đến xu hướng mới, không phải nói đến THÀNH TỰU đạt được.
khà khà...đi kiếm cái gì lót bụng đói đây.... Bụng kêu ro ro làm sao lo được việc lớn.
hi
 
Em xin lỗi bác Hải nha, em nói đến xu hướng hot chứ không phải xu hướng mới ạ. Tự nhiên thành ông nói gà bà nói vịt.

Xu hướng mới triển khai trên thực vật thì bạn Đôn có đề cập rồi đó. Nhưng xin nhắc lại là không hề có chuyện thoái trào ở đây.

Khổ thân em chỉ kiến thức hạn hẹp, không quen nhiều GS nên chỉ biết mỗi cái pubmed :D. Vậy nếu muốn so sánh mong bác chỉ giáo nên tìm ở đâu.
 
Tact is the knack of making a point without making an enemy (Isaac Newton)

Bác Hải ạ, chắc bác học về Hóa Sinh sinh vật biển :)
Còn Hưng, muốn tìm bài báo TQ phải lên wanfang mà tìm chứ.
Với tôi, có lẽ các nhà khoa học nên tìm xem chất gì có trong cao hổ, mật gấu, nhung hươu, sừng tê giác mà nó quý thế:)

Có lẽ lại nảy ra xu hướng mới giúp các động vật quý hiếm không bị tuyệt chủng là tìm ra những hợp chất quý trong chúng rồi tổng hợp.

Mỗi tội các bác khoa học mà đi lấy mẫu về nghiên cứu thì có khi đến lúc thành công động vật quý hiếm cũng tuyệt chủng tiệt mất :)). Chưa kể mấy ông ý cũng khoái các món này, dùng cho nghiên cứu 1 mà dùng cho mình 10 :)).
 
Em xin lỗi bác Hải nha, em nói đến xu hướng hot chứ không phải xu hướng mới ạ. Tự nhiên thành ông nói gà bà nói vịt.

Xu hướng mới triển khai trên thực vật thì bạn Đôn có đề cập rồi đó. Nhưng xin nhắc lại là không hề có chuyện thoái trào ở đây.

Khổ thân em chỉ kiến thức hạn hẹp, không quen nhiều GS nên chỉ biết mỗi cái pubmed :D. Vậy nếu muốn so sánh mong bác chỉ giáo nên tìm ở đâu.

Hi
Mình nghĩ, quan trọng là cùng nhau xem xét các xu hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai, rồi từ đó mỗi người sẽ tự tìm cho mình hướng đi thích hợp. Còn việc ai đúng ai sai, cái đó không quan trọng.
Mình nghĩ chúng ta không nên xa đà vào việc chấp nhặt nhau những cái nhỏ.
Nhiều lúc cũng phải sử dụng đến khả năng phán đoán của con người.
Nếu ai có ý kiến về 2 xu hướng trên thì xin mời tham gia.
Trân trọng.
 
Khà khà.
Đúng, mọi cái đều có tính tương đối. Để phân tích chính xác và cụ thể thì phải viết một bài chi tiết, tất nhiên là không đăng ở đây. Còn nhiều việc phải làm hơn.
Tạm thời, có 2 luồng ý kiến:
1. Ý kiến của Hải: Xu hướng mới là tìm các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển.
2. Ý kiến của Hưng: Xu hướng đang HOT vẫn là tìm các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật.
Chú ý: Mọi phân tích tập trung vào ý nghĩa của từ "XU HƯỚNG". Cũng cần nói rõ, ko phải hiểu máy móc là chấm dứt hướng nghiên cứu từ thực vật là chấm dứt 100%. Nói như Hưng thì ai chả biết. Có nhà khoa học làm cả đời chỉ trên 1 cây thuốc còn chưa hết việc. Nên chủ yếu tập trung vào Xu hướng mới.
Xin mời các chuyên gia.
Kính chào.
(Xin lỗi , nhờ admin chuyển các bài này sang 1 topic khác để tiện theo dõi, đang lạc đề)

Rồi thống nhất mở đề tài tìm Bioactive coumpounds của thực vật biển. => thực chẳng biết 2 ông cãi nhau giống thấy bói xem voi quá. Một ông nói về vị trí địa lý của mẫu, một ông nói về đơn vị phân loại mẫu. Cãi nhau thì chẳng biết đến bao giờ hết topic.

Thực ra tư duy đơn giản thì những cái gì trên cạn dễ access hơn dưới lòng biển. Thế nên nguồn tài nguyên 1 sẽ hết trước và xu hướng sẽ giải quyết đến nguồn 2.

Còn về taxon thì tôi cho là VSV do phong phú hơn sẽ có nhiều tiềm năng và nhiều đất nghiên cứu hơn là thực vật. Tôi có một số con số thống kê về việc sử dụng nguồn cyanobacteria để tìm cách chất có dược tính. Để tôi copy REF từ luận án của ng bạn. Ai thích tìm hiểu thêm xin mời đọc dưới đây.

* Proksch, P., R. Edrada-Ebel and R. Ebel (2003). "Drugs from the Sea - Opportunities and Obstacles." Marine Drugs 1: 5-17.
* Ramaswamy, A. V., P. M. Flatt, D. J. Edwards, T. L. Simmons, B. Han and W.H. Gerwick (2006). The secondary metabolites and biosynthetic gene clusters of marine cyanobacteria. Applications in biotechnology. Frontiers in Marine Biotechnology. P. Proksch and W. E. G. Müller, Horizon Scientific Press. pp. 175-224.
* Tan, L. T. (2007). "Bioactive natural products from marine cyanobacteria for drug discovery." Phytochemistry 68(7): 954-79.
 
Khổ thân em chỉ kiến thức hạn hẹp, không quen nhiều GS nên chỉ biết mỗi cái pubmed :D. Vậy nếu muốn so sánh mong bác chỉ giáo nên tìm ở đâu.

Đi rồi nhưng còn cái ý này phân tích nốt. Ở đây câu hỏi là trends đúng ko? Lấy khóa từ cho chính xác, đếm số PubMed rồi chia theo năm xuất bản => vẽ thành cái đồ thị là ra trends. Hoặc dùng google scholar cũng được. Nhưng quan trọng là phải tương đương, ví dụ 1 ông chọn động vật, ông kia chọn thực vật. Hoặc ông chọn eukaryote / prokaryote; XY / XX .v.v.v
 
Nếu làm như anh Hiếu thì có vẻ hơi rắc rối .Vì còn phải tính những điều kiện khác (Đa yếu tố tác động đến các đối tượng chúng ta cần lấy như :khu vực địa lí ,nhu cầu,thời gian sinh trưởng ...)Đó là chưa kể số loài của động vật và thực vật cũng khác nhau.
 
Chủ đề này được bàn cãi "máu" quá!

Nhưng em trộm nghĩ cứ gì phải thực vật cạn, thực vật biển, tảo, hươu, vượn, gấu hay vi sinh vật ... Mọi giới sinh vật đều có nhiều điểm cần nghiên cứu (theo nhu cầu) và có thể nghiên cứu (theo sở thích).
Ngày xưa các cụ nhà ta tưởng đã tung tóe hết sinh giới rồi mới chia sinh vật thành hai giới là "động" và "thực", nào ngờ con cháu lại còn chia năm xẻ bảy được nữa. Cho nên em mới tạm nói rằng tuy đã "tung tóe" nhưng ai muốn đào thì vẫn có thể đào được, nhưng phải đào bới "cẩn thận" hơn một tí. Còn những mảnh đất màu mỡ ít kẻ đào thì tự do thoải mái hơn một chút.

- Thực vật: Tiếp tục tìm hợp chất biến dưỡng mới và tìm cách tạo ra nhiều hơn về số lượng và chất lượng. Các bác Trung Quốc đã đào bới tung tóe, tìm ra taxol, satonin, artemisinin, v.v... quý giá vô vàn nhưng chúng nó chẳng chịu tiết ra nhiều cho, cứ ở dạng vết mãi thì có mà ăn cả rừng cây mới hết bệnh.
- Sinh vật biển: Tìm chất mới, rồi cũng sẽ đến giai đoạn bắt nó tạo ra nhiều hơn cho mình.
- Vi sinh vật: Bắt "chúng nó" sản xuất thực phẩm cho người, rồi sản xuất kháng sinh, bây giờ lại bắt chúng nó tìm dầu hỏa cho mình nữa ...

Vân vân, vân vân, và vân vân ... Nếu ai thấy thích hướng nghiên cứu nào ("HOT" bỏng tay hay hơi ấm ấm) thì cứ lập chủ đề mới cho chúng em được mở mang tầm mắt.

Tóm lại, em nghĩ chưa cần phải vẽ biểu đồ cũng thấy các lĩnh vực nghiên cứu bao la. Các bác thích thì tay cuốc tay xẻng cùng xông vào đào bới đi, cho em vác cuốc theo đào với.
 
Các bạn có biết cây Neem ở Việt Nam gọi là cây gì không nhỉ? Có đến 2 cuốn sách về cây này, một của CRC và một của Wiley. Nghe nói đây là một cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Trông lá và hạt giống cây xoan (hay còn gọi là thầu đâu)

60010681.JPG
 
Nếu đúng như của Anh Lương chụp thì đây đúng là cây Neem (Azadirachta indica ajuss) rồi.Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ.Có thể gọi theo tên gọi khác giống như Anh đưa ra (Xoan ,Thầu Đâu).Hiện nay Cây này mọc nhiều ở Ninh Thuận và chúng được chiết hoạt chất của chúng (limonoid) dùng để phòng trừ sâu bọ.
 
Cây neem ở Việt Nam cũng gọi là "cây neem". Có người gọi là xoan Ấn Độ.
Viện sinh học nhiệt đới (TP. HCM) có nhiều nghiên cứu về nuôi cấy mô, nhân giống và nghiên cứu hợp chất thiên nhiên từ cây này.
 
Ái dà, bác Đôn biết khá tốt thế thì thử viết một chút về cây này cho mọi người biết đi? Không biết thế nào nhỉ?
Một cây mà có tới 2 cuốn sách tiếng Anh viết riêng về nó, thế là hơn Linh Chi với cả Nhân Sâm rồi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,557
Members
56,695
Latest member
jozveprobook
Back
Top