Từ điển Sinh học wikipedia bằng tiếng Việt

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Đây là một dự án mà kết quả có thể hình dùng được là một kho trí thức khổng lồ. Dưới đây là bài giới thiệu về dự án này của Nguyễn Cường.

Nếu các bạn chú ý thì có một đường link nhanh từ diễn đàn chúng ta đến Bộ từ điển Wikipedia mà ko ít ng đã click vào.
Tôi trích bày viết dưới đây để các bạn hiểu thêm về Wikipedia và kêu gọi các bạn là một ng Việt tâm huyết với Khoa học nói chung và Sinh học nói riêng xin hãy dùng ngôn ngữ và tri thức khoa học của mình để xây dựng hệ thống từ điển bách khoa này. Lưu ý. Các đóng góp của các bạn là tự nguyện và phi lợi nhuận, không bản quyền. Đồng thời, để các đóng góp của các bạn có hàm lượng khoa học cao và có tính khách quan. Đề nghị các bạn hãy post các thuật ngữ bạn đã xây dựng và đường links tại đây để mọi ng cùng đóng góp, thảo luận.
.................

Một kho tri thức tiềm ẩn khổng lồ
Dự án Từ Điển Bách Khoa “Wikipedia Tiếng Việt”

nn091204.jpg


Wikipedia là một dự án từ điển bách khoa đa ngôn ngữ nguồn mở được biên soạn trên mạng Internet bởi chính những người sử dụng. Chính vì sự “phóng khoáng” và “cởi mở” này mà chỉ vài năm sau khi xuất hiện trên mạng lần đầu vào đầu năm 2001, Wikipedia đã phát triển lên thành hơn 120 phiên bản ngôn ngữ khác nhau với hơn 1 triệu trang từ mục vào tháng 9 năm 2004 hầu phục vụ tất cả mọi công dân trong cộng đồng công nghệ thông tin toàn cầu. Phiên bản tiếng Việt của chúng ta chập chững nhập cuộc vào tháng 10 năm 2003 và cho tới nay, đã được đạt được hơn 250 trang mục từ. Tuy con số vẫn còn ở vị trí khiêm tốn, nhưng với tiêu chí “ba cây chụm lại”, một tiềm năng cho một kho tri thức khổng lồ đang chờ đón sự ủng hộ của tất cả cộng đồng người Việt chúng ta.


Đôi nét về Wikipedia

Với mục tiêu “biên soạn một cơ sở dữ liệu từ điển bách khoa miễn phí với cả chất lượng và số lượng mục từ vào bậc nhất thế giới”, một nhóm nhân viên công nghệ thông tin tại Hoa Kì gồm Jimmy Wales và Larry Sanger đã dẫn đầu việc thiết lập một dự án biên soạn từ điển bách khoa miễn phí dựa trên mạng nguồn mở Wikiwikiweb [1] vào ngày 15 tháng 1 năm 2001.

Wikipedia là một từ chế được ghép bởi “wikiwikiweb” và “encyclopedia”. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Wikipedia là “cởi mở”. Tất cả mọi người đều có thể tra mục từ miễn phí và đều có thể tham gia biên soạn cũng như viết trực tiếp vào dữ liệu từ điển. Phương châm của Wikipedia là hoàn toàn không phân biệt tư cách thành viên tham gia. Vì thế sự đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn hay quốc tịch đã giúp Wikipedia trở thành một cơ sở dữ liệu từ điển bách khoa đặc thù nhất thế giới.

Một vài nguyên tắc chung của Wikipedia là


không thành kiến,

không vi phạm quyền tác giả

tôn trọng lẫn nhau

tuân thủ những quy tắc chung của toàn thể cộng đồng thành viên.

Trên phương diện tránh thành kiến, tất cả các bài viết đều phải mang một cách nhìn trung lập và được biên soạn với thái độ công bằng và thiện chí. Lí do Wikipedia được cung cấp miễn phí là do tất cả các sự đóng góp vào đây phải được coi là đã đồng ý với nguyên tắc “không giữ bản quyền” dựa vào Bản thoả thuận sử dụng văn bản miễn phí GNU (GNU Free Documentation License [2] ). Nguyên tắc này còn nhằm tránh việc sử dụng các bài viết hay hình ảnh mà chưa được sự đồng ý của người sở hữu bản quyền, điều sẽ gây phiền toái gián tiếp đến toàn dự án. Ngoài ra, nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên được đề cập vì sự đa dạng văn hoá cũng như quốc tịch tất nhiên sẽ dẫn đến những nhận thức giá trị quan khác nhau. Nguyên tắc này cũng là phương hướng để cộng đồng Wikipedia thiết lập nên những quy tắc hoạt động nhằm tạo sự thuận hoà và tránh những bất đồng không đáng có làm tổn phí quỹ thời gian có giới hạn để đạt đến mục tiêu của toàn dự án như đã đề cập ở trên. Do hoàn cảnh tiến hành dự án là hoàn toàn trên mạng ảo và sự đa dạng của thành viên tham gia, vấn đề thống nhất về những nguyên tắc biên soạn cũng là một vấn đề lớn. Do đó, Wikipedia đã thiết lập một số nguyên tắc chung về phương châm biên soạn, cách trình bày, cách sử dụng hình ảnh v.v. hầu đạt tới một tổng thể dữ liệu hoàn chỉnh và thống nhất.

Vấn đề dễ dàng được đặt ra là làm sao các phương châm và nguyên tắc này được thực hiện khi một môi trường biên soạn ảo này hoàn toàn không có một chủ biên hay ngay cả sự hiện hữu của một toà soạn? Song song đó, thành viên tham gia biên soạn có thể là một anh chàng “tay ngang” nhiệt tình thì làm sao có thể bảo đảm được mục tiêu “số lượng và chất lượng vào bậc nhất thế giới” nhằm gây uy tín để được sự hậu thuẫn hầu tồn tại? Đây hẳn là một vấn đề sinh tử của bất cứ một sản phẩm trí tuệ nào.

Nhưng các bạn cứ yên tâm. Sự vận hành của vũ trụ cũng thế, không bao giờ có “ác” hành sự mà thiếu đi sự tu chính của “thiện” để đạt tới một tầm “trung dung”. Phương châm “cởi mở” của Wikipedia như là một cơ hội để sự vận hành tất yếu đó được thực thi bởi chính những “chủ thể” của nó, tức các thành viên tham gia, giúp Wikipedia ngày càng thăng tiến và phát triển hơn. Một trong những sáng lập viên của Wikipedia là Jimmy Wales (tên thân mật là Jimbo) đã nói; “Sự thành công mà Wikipedia đạt được cho tới ngày hôm nay là do sự cởi mở của cộng đồng Wikipedia. Cộng đồng này chỉ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển là do những thành viên tham gia của nó có Hành Động Sáng Suốt hay không. Sự Hành Động Sáng Suốt xuất phát qua nhiều hình thái đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, một trong những hình thái quan trọng mà chúng ta đang chia sẻ tại cộng đồng này là thái độ trung lập và một nền văn hoá của sự trung thực hướng ngoại có suy nghĩ chín chắn. [3] ”

Phương châm cởi mở ấy cũng không hẳn là không có những phòng thủ bảo an tất yếu. Tại những phiên bản ngôn ngữ đều có nhiều người quản lí hoạt động theo quy tắc đồng thuận của số đông và có nhiệm vụ coi sóc để dự án được vận hành ổn định. Khi xẩy ra những tranh luận tiêu cực hay những trận “bút chiến”, thì người quản lí sẽ đóng vai trò điều đình tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Theo xu hướng hiện nay tại cộng đồng Wikipedia, nhiều ý kiến cho rằng càng có nhiều người quản lí càng tốt và không nên đặt quá nhiều quyền hạn vào họ. Đây cũng là một trong những nỗ lực để tạo một sự bình đẳng tối đa giữa những thành viên. [4] Đó là về khía cạnh quy tắc hoạt động trong sinh hoạt cộng đồng của Wikipedia. Thế còn những phương châm nào để đảm bảo nội dung của bài viết đạt được chất lượng tối ưu như mục tiêu họ đã đề ra? Wikipedia có gần 20 khoản mục đề cập đến phương châm bảo đảm nội dung từ điển. [5] Những điều khoản này tuy không phải là một sự cưỡng chế, nhưng để giúp các thành viên tham gia định hướng được phương châm biên soạn của dự án để theo đó thực thi. Điều khoản đề cập chi tiết đến kỹ năng biên soạn như nên giải thích những từ chuyên môn, nên ghi ra nguồn tham khảo, không nên viết quá khái quát, không nên phóng đại sự việc cũng như nên xác định sự thật hay đề cập đến các kỹ năng khi viết những bài mang tính tranh luận… Những bệ phương châm kiên cố định hướng đi, làm nền tảng cho công việc biên soạn được xác lập và cộng với khả năng Hành Động Sáng Suốt cố hữu của mỗi thành viên tham gia, một xu hướng phát triển hướng thiện không phải là một Quy Luật Hiển Nhiên hay sao?


Tiềm năng khả dĩ cho phiên bản tiếng Việt và Vài lời mời gọi

Phiên bản Wikipedia tiếng Việt được xuất hiện đầu tiên vào ngày 26 tháng 10 năm 2003. Và khoảng một tháng sau đó được cải tiến lên phiên bản thứ hai như hiện tại. Tại thời điểm người viết bài này, số thống kê trên trang cho biết đã có 252 trang mục từ trong phiên bản tiếng Việt. Một con số khá khiêm tốn so với con số trên 400.000 trang mục từ trong phiên bản tiếng Anh!

Người viết bài này cũng chỉ là thành viên mới của cộng đồng Wikipedia, nhưng nhận thấy hướng đi nhằm đạt tới một sự “bình đẳng cơ hội tiếp cận tri thức” ở đây rất đáng được cỗ vũ vì nó đầy ắp toàn những thiện chí. Khoảng cách tiêu chuẩn cuộc sống con người trên thế giới ngày càng cách xa nhau một cách không nhân nhượng. Theo “Human Development Report” của Liên Hiệp Quốc năm 2003, đặt tỉ dụ dân số thế giới là 100 người, thì 20 người giàu có nhất tiêu thụ 90% tổng tài sản thế giới và 20 người bần cố nhất chỉ sử dụng được 1% tổng số tài sản đó. Và 20 đại gia kia có thu nhập gấp 74 lần những bần cố nông này. Không hẳn chỉ có khoảng cách về thu nhập, ở thời đại thông tin có những vấn đề riêng của thời đại thông tin. Vào khoảng cuối thập niên 90, danh từ “khoảng cách thông tin - Digital divide [6] ) được đề cập để chỉ sự bất bình đẳng giữa những thành phần không có khả năng hay điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin dẫn đến những bất lợi về mặt xã hội và kinh tế. Xã hội ngày càng công nghệ hoá mà đương sự không thích ứng được do không được đào tạo hay không thể có điều kiện để được đào tạo vì khoảng cách giàu nghèo như đã nói ở trên gây ra và họ tiếp tục gặp bất lợi về kinh tế hay trong sinh hoạt xã hội. Vấn đề này tạo một vòng luẩn quẩn tiêu cực giữa sự bất công và đói nghèo.

Theo người viết suy nghĩ, tiếp cận được với thông tin là tiếp cận được với tri thức. Do đó, có thể là giải pháp người viết đang muốn đề cập là chúng ta cùng góp sức xây dựng một kho tri thức “Wikipedia Tiếng Việt” không trực tiếp gắn liền với giải pháp xoá bỏ “khoảng cách thông tin”, nhưng ít nhất nó cũng là một biện pháp “đi trước đón đầu” hầu tạo một cơ sở cho tương lai. Một khi “khoảng cách thông tin” được thu hẹp lại theo hướng tích cực, giải pháp chúng ta đang đề cập tới là “sự bình đẳng cơ hội tiếp cận tri thức” sẽ tránh được những sự bất công đáng tiếc sẽ xẩy ra say này. Tôi xin nhấn mạnh tới khía cạnh “bình đẳng cơ hội” bởi vì cơ hội được “dọn” sẵn, biết nắm lấy nó để nỗ lực cố gắng hay không là phụ thuộc vào sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân.

Phiên bản Wikipedia Tiếng Việt ở địa chỉ http://vi.wikipedia.org/ còn rất sơ sài. Thậm chí ngay ở logo ở trang chính có câu “Bách khoa tự do” (sic) được cho là do một trong những người quản lí của trang đã dịch từ phần tiếng Anh câu “The Free Encyclopedia” cũng có thể trở thành một đề tài để thảo luận. Hoặc những văn bản của dự án tạo tiền đề căn bản cho phương châm biên soạn chưa được chuyển dịch đầy đủ sang tiếng Việt và còn thiếu rất trầm trọng. Tuy nhiên, Wikipedia là môi trường hợp tác, đối thoại trong sự cởi mở. Mỗi một thành viên tham gia là một viên gạch góp sức vào sự vun đắp cho lí tưởng vì cộng đồng. Vì thế càng nhiều người Việt Nam chúng ta tham gia, sẽ càng làm cho Wikipedia Tiếng Việt thêm phong phú và thành công nhanh chóng trong một tương lai không xa.


Nguồn thao khảo chính:

http://jp.wikipedia.org/ (tiếng Nhật)
http://en.wikipedia.org/ (tiếng Anh)
http://vi.wikipedia.org/ (tiếng Việt)

Nguyễn Cường
© 2004 talawas


--------------------------------------------------------------------------------
[1]Xin thao khảo http://en.wikipedia.org/wiki/WikiWikiWeb (tiếng Anh)
[2]Xin thao khảo http://en.wikipedia.org/wiki/GNU_Free_Documentation_License (tiếng Anh)
[3]“Wikipedia's success to date is 100% a function of our open community. This community will continue to live and breathe and grow only so long as those of us who participate in it continue to Do The Right Thing. Doing The Right Thing takes many forms, but perhaps most central is the preservation of our shared vision for the NPOV(neutral point of view) and for a culture of thoughtful diplomatic honesty.”
(trích từ http://en.wikipedia.org/wiki/User:Jimbo_Wa...t_of_principles )
[4]“There must be no cabal, there must be no elites, there must be no hierarchy or structure which gets in the way of this openness to newcomers”
(trích từ http://en.wikipedia.org/wiki/User:Jimbo_Wa...t_of_principles )
[5]Xin tham khảo http://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:pol...tent_guidelines (tiếng Anh)
[6]Xin tham khảo http://en.wikipedia.org/wiki/Digital_divide
 
Tôi xin gửi đến các bạn thông báo từ ban quản trị Wikipedia về khả năng biến mất Bộ từ điển Wikipedia tiếng Việt nếu nó ko được tiếp tục xây dựng.

Chào Nguyễn,
I wanted to alert you to what's currently going on here. Some people want to remove the languages with less than 1000 articles from the template, but others (like me) want them to stay, and I thought as a frequent editor of vi.wikipedia you might like to weigh in. --Node

Xin các bạn trong 4rum mình mỗi ng 1 tay 1 chân xây dựng thêm nhiều mục từ mới (term) trong lĩnh vực Sinh học. Như vậy, chúng ta sẽ để lại cho đời 1 bộ từ Sinh học bằng tiếng Việt mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng free mà ko phải đi mua từ điển. Đấy chẳng lẽ ko phải là mong muốn của tất cả các bạn.

Cần bất cứ sự hỗ trợ nào xin hãy @ tới vietbio@gmail.com.
 
Một mình tui độc diễn 1 chủ đề này, mà lại là chủ đề Quan trọng nữa chứ, vui thật.

Mỗi ngày có khoảng 7 đến 15 mem của SHVN online nên tui ko biết mọi ng có thể bớt thời gian chui vào Wikipedia Tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/ để phát triển 1 mục từ mới được ko nhỉ? Tại sao vậy? Câu trả lời sẽ ở cuối bài nè.

1) Trước hết: Tạo các thuật ngữ mới bằng tiếng Việt (tương đương với 1 thuật ngữ nhất định trong tiếng Anh); giai đoạn 2) kiếm phần định nghĩa ở bên tiếng Anh dịch sang; cuối cùng, 3) phát triển nó thành bài hoàn chỉnh bổ sung hình ảnh cho đẹp.

Ai cũng có quyền và có thể chui vào đấy sửa bất cứ cái gì mà họ muốn, và ai muốn recorver lại bất kỳ version nào cũng được.

Còn đây là câu trả lời tại sao các mem của SHVN nên lãnh thêm trách nhiệm phát triển Wikipedia Sinh học. Vì đây là một site chính thống của giới trẻ sinh học Việt Nam và mong muốn tạo ra một sản phẩm trí tuệ nào đó. Hãy bắt đầu bằng bộ từ điển này.

Còn hiện giờ, bộ Wikipedia đang được xây dựng bởi những bạn ng Việt nhưng chưa chỉ biết sơ qua Sinh học ở phổ thông và đang học nói tiếng Việt . Dưới đây là tôi copy đoạn Thuật ngữ "Phân loại học" Tôi mà hiểu họ nói gì thì tôi chết liền :wink: .

...........
Phân loại học lo về phân loại vật gì – vật sống, vật vô sinh, chỗ, và sự kiện – cả được phân loại theo giản đồ phân loại (taxonomic scheme?).

Thuộc toán học, phân loại là cấu trúc cây phân loại cho một bộ đồ vật. Trên cấu trúc này có loại một mình – giao điểm nguồn gốc – tiêu biểu cho cả đồ vật. Giao điểm ở dưới gốc này là loại dứt khoát hơn, tiêu biểu cho phân bộ. Thuộc phân loại khoa học về sinh vật của Carolus Linnaeus (xem ở dưới), nguồn gốc là sinh vật. Dưới đấy là giới, ngành, lớp, thứ (order?), họ, phái, và loài. Lúc thì người phân loại đăng vào nhiều lớp khác, thí dụ như phạm vi (domain?).

Có người xác nhận là tâm trí của con người tự động phân loại cái gì đã biết theo những hệ thống vậy. Quan điểm này nhiều khi tùy triết lý về hiểu biết của Immanuel Kant.

Người nhân loại học đã quan sát là hệ phân loại thường thường tùy theo hệ văn hóa và xã hội, và đáp ứng vài mục đích xã hội. Có lẽ là bài nghiên cứu nổi tiếng và tác dụng nhất về hệ phân loại dân tộc là The Elementary Forms of Religious Life (Những loại cơ bản của cuộc sống tôn giáo) bởi Emile Durkheim. Nhưng trếit lý của Kant và Durkheim cũng ảnh hưởng Claude Levi-Strauss, người thành lập thuyết kết cấu nhân loại học. Levi-Strauss viết hai bộ sách quan trọng về hệ phân loại: Totemism (Tín ngưỡng tôtem) và The Savage Mind (Đầu óc dã man tàn bạo?).

Những cái phân loại như cái mà Durkheim và Levi-Strauss phân tích đôi khi gọi là phân loại dân tộc để phân biệt nó với phân loại khoa học, cái sau cố gắng ra khỏi những liên kết xã hội vậy thì khách quan và toàn bộ. Hệ phân loại khoa học nổi tiếng và dùng nhiều nhất là phân loại Lennaeus (xem ở trên), đó phân loại sinh vật và bắt đầu với Carolus Linnaeus. Bạn được thăm khảo hơn ở bài cây tiếng triển.

Mới đây phân loại khoa học dùng để nghiên cứu về phân tử (xem phân loại phân tử), một nhánh thuộc tin sinh học, dùng cách dãy gen (gene sequencing?) để xây dựng cây phát sinh loài.

........

Câu trả lời phụ thuộc vào các bạn. links http://vi.wikipedia.org/wiki/Phân_loại_học
 
Hic, chuối, chuối, chuối :x :x Không hỉu nổi, hôm trước bảo với Vietbio là sẽ chiến mục sinh thái và phân loại học, hi vọng trong dịp Tết này tớ sẽ đáp ứng được vài chục mục từ, hic,Tết chẳng đi chơi đâu mà, bùn wé :D.
 
Toàn thành viên biopro lên tiếng :D

Em cũng sẽ nhận một vài mục từ cơ bản về Sinh học phân tử, nhưng xin phép không nói thời gian nhé :mrgreen:

Hôm nay em đã trích bài của anh Hiếu thành thông báop ngoài trang chủ (hik, lúc trước không nghĩ ra). SHVN sẽ đặt logo liên kết đến Mục Sinh học của Wikipedia tiếng Việt, mấy hôm nữa em sẽ làm. Làm vậy hi vọng sẽ giúp nhiều người biết đến bộ bách khoa thư này hơn.
 
Mặc dù mới ít từ nhưng cũng cần bố trí nó để tạo sự tiện lợi cho ng đọc và tra cứu.

Thuật ngữ về mảng sinh học sẽ được phân chia theo 2 dạng

1) theo đề mục (bộ môn, chuyên ngành) : http://vi.wikipedia.org/wiki/Các_chủ_đề_chính_trong_sinh_học

2) theo bảng chữ cái : http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuật_ngữ_Sinh_học

Còn nếu SHVN để logo của Wiki thì để đường link này nhé http://vi.wikipedia.org/wiki/Category:Sinh_học
 
thú thực là tui cực kỳ bận vào thời điểm này nên kô thể giúp việc dịch các mục từ, mặc dù tôi rất thích công việc này vì nó đúng với ý nguyện của tôi là muốn chia sẽ 1 ít kiến thức ít ỏi của mình cho mọi người, Hy vọng năm sau vào thời điểm này, các vụ làm tự điển này còn để tui tham gia.

Qua vụ này mới thấy, nhiều anh chị em SV khi cần tra cứu từ ngữ chuyên môn sinh học ANh-Việt thì gào to lắm là cần tự điển này nọ, hô hào làm onlien offline gì gì đó. Nhưng chừng có cái để làm thì chạy mất tiêu.

Còn cái buồn hơn là khá nhiều người có tư tưởng là nếu anh hay chị có cái gì hay hay (như vụ các links ebook hay ebook có sẵn) thì PHẢI đem khoe hàng giới thiệu cho mọi người cùng xài; còn đụng việc cần sức lực của quý vị đó đóng góp thì qúy vị chạy mất tiêu.

Hè hè, tui nảy ra ý kiến:

ebooks hay tài liệu của shvn = làm mục từ cái encylopedia này. AI cần tài liệu à, dễ ợt, chịu khó dịch mục từ, còn bao nhiêu mục từ thì tùy theo quy định của cuộc chơi. Ai có ý kiến hay thì đóng góp vô. Tui chỉ đóng góp tài liệu thôi, kô đóng góp sức làm mục từ đâu.
 
lonxon said:
Hè hè, tui nảy ra ý kiến:

ebooks hay tài liệu của shvn = làm mục từ cái encylopedia này. AI cần tài liệu à, dễ ợt, chịu khó dịch mục từ, còn bao nhiêu mục từ thì tùy theo quy định của cuộc chơi. Ai có ý kiến hay thì đóng góp vô. Tui chỉ đóng góp tài liệu thôi, kô đóng góp sức làm mục từ đâu.

Ý kiến của bác lonxon cũng hay đấy. Theo tôi chỉ cần bạn nào làm 1 mục từ (biological term) hoàn chỉnh, không quan tâm đến dài, ngắn hay đúng sai chính tả. Tôi sẵn sàng tặng sách trong DNAthinks.

Tôi nghĩ rằng 1 khi các bạn tham gia công việc này các bạn sẽ thấy nó khá thú vị, bổ ích cũng như thấy được tầm quan trọng của ý tưởng xây dựng bộ từ điển này của nhóm tác giả. Bộ từ điển này hoạt động chắng khác một diễn đàn là mấy.

Nào, đầu xuân khai bút thôi!!!
 
Mỗi tuần chỉ một từ

Mọi ng hãy giúp mình xem lại từ này nhé. Bận quá nên mỗi tuần chỉ một từ thôi. Giờ này sang năm sẽ là được bao nhiêu từ nhỉ?

Bacillus
 
tôi đã vầo đây đăng ký 1 account, coi sơ qua, nhưng sao mà nó phức tạp thế.

Tôi sẽ có thể viết bài, nhưng chưa phải bây giờ.

Theo như tôi quan sát thì nhóm quản lý tiếng Việt trên đó là do 1 nhóm người hải ngọai phụ trách, đã cho thấy bộc lộ nhiều chính kiến thiên lệch khác nhau về chính trị. Tôi đã xem qua các phần tranh luận của họ nên thấy điều này. Có lẽ vì lẽ này mà 1 nhóm người Việt khác trong nước đã đứng ra cạnh tranh với nhóm người Việt hải ngọai trên (còn lý do tại sao thì chắc mọi người cũng đóan được).

Chính vì thấy các chính kiến về chính trị trên này mà tôi chùn tay không viết. Tôi không muốn dính vô mấy vụ này.
 
lonxon said:
tôi đã vầo đây đăng ký 1 account, coi sơ qua, nhưng sao mà nó phức tạp thế.

nó ko phức tạp đâu. Muốn sửa mục từ nào bạn chỉ việc tìm đến mục từ đó rồi chọn nút Sửa đổi. Nếu có ý kiến thì chọn mục Thảo luận. Còn thêm một mục từ mới, bạn chỉ việc gõ vào ô tìm kiếm mục từ này. Nếu ko tìm thấy mục từ đấy thì sẽ có lựa chọn cho phép bạn mở mục từ này.

So sánh nhỏ giữa Wikipedia và 4rum
Giống: sử dụng kiến thức, sức mạnh của cộng đồng để tiệm cận "chân lý"

Khác:
- 4rum: ưu thế về thảo luận
- wikipedia: ưu thế về kết cấu dễ theo dõi, sản phẩm nhìn thấy được rõ ràng.

lonxon said:
Theo như tôi quan sát thì nhóm quản lý tiếng Việt trên đó là do 1 nhóm người hải ngọai phụ trách, đã cho thấy bộc lộ nhiều chính kiến thiên lệch khác nhau về chính trị. Tôi đã xem qua các phần tranh luận của họ nên thấy điều này. Có lẽ vì lẽ này mà 1 nhóm người Việt khác trong nước đã đứng ra cạnh tranh với nhóm người Việt hải ngọai trên (còn lý do tại sao thì chắc mọi người cũng đóan được).

Chính vì thấy các chính kiến về chính trị trên này mà tôi chùn tay không viết. Tôi không muốn dính vô mấy vụ này.

- lo ngại của bác cũng hơi giống của tôi lúc đầu. Nhưng thực ra tôi thấy việc này chẳng can hệ lắm vì tôi chỉ tập trung vào thuật ngữ khoa học thuần túy.

- tuy nhiên, những lăn tăn về chính trị có thể giải quyết đc dễ dàng nếu hiểu cơ chế làm việc của Wikipedia. Người tiếp sau có toàn quyền sửa chữa thông tin, do đó, nếu ng 1 sửa quá tả thì ng 2 sẽ kéo những phần quá tả đó về phía hữu, và cứ như thế ta sẽ tìệm cận được chân lý với tất cả các tiểu mục. Nếu đọc kỹ thì ta sẽ tiếp thu được nhiều luồng thông tin khác nhau, và tôi chắc là phiên bản bác đọc được hôm qua thì hôm nay đã khác rồi. Nó phụ thuộc vào số lượng ng sử dụng càng ngày càng tăng.

- nhóm toàn quyền của Wikipedia là meta-wikipedia. Bọn này quản lý 50 ngôn ngữ khác nhau trong đó tiếng Việt chỉ xếp vào dạng thiểu số nên nó chỉ lo cho server hoạt đông tốt thôi. Nhóm thực thi của Việt Wiki là các admin và sysop. Có ng ở nước ngoài, việt kiều, có ng trong nước, cán bộ công nhân viên chức. Nhưng qua quá trình làm việc tôi bảo đảm những ng này đều tuân thủ rất tốt nguyên tắc "thái độ trung lập"
bạn có thể xem ở đây Nguyên tắc hoạt động

Nếu ai có thắc mắc gì thì cứ hỏi ở đây. Việc chúng ta có thêm VnOSS Wiki và Vkpedia thì tôi ko tán động. Nó làm chia rẽ cộng động ng sử dụng tiếng Việt và làm giảm sức mạnh của tất cả các thành phần.
 
Các bạn hãy xem sức sống của Wikipedia tiếng Việt

Tin tức về Wikipedia

26 tháng 3: Hiện có 600 bài thông tin rồi! Bài thứ 600 là Latinh, do Nguyễn Thanh Quang viết.
23 tháng 3: Hiện có hơn 500 bài thông tin rồi. Bài thứ 500 chắc là Vật lý thực nghiệm, phần của vật lý học, bởi Trần Thế Trung.
12 tháng 3: Hiện có hơn 400 bài thông tin rồi. Bài thứ 400 là Đêca, một độ lớn trong SI, bởi Trần Thế Trung.
 
Trang chính dành riêng cho phần Sinh học đã được tạo ra và đang thử nghiệm tại đây.

dontcry đổi link của logo Wikipedia đến trang bên trên cho anh nhé. Thanks!
 
''Một đại từ điển bách khoa trực tuyến có thể giúp công việc tìm kiếm thông tin trên web của bạn dễ dàng và thú vị hơn. Nhưng bạn có dám chắc những thông tin viết ra trên đấy thực sự đáng tin cậy, khi bất cứ ai truy cập được vào đó cũng có quyền biên tập và chỉnh sửa theo ý mình?''

Cố gắng khắc phục "lỗ hổng" này là Wikipedia, một website từ điển bách khoa Internet, nơi hội tụ kiến thức về đủ thứ trên trời dưới biển, sản phẩm của hàng ngàn người đóng góp, không kể trình độ giáo dục và vị trí địa lý. Trong toàn bộ dự án này, có tới gần một triệu bài báo hoặc từ khoá, chạy trên 25 máy chủ và lượng truy cập tăng gấp đôi sau mỗi tháng.

==Tạo một cộng đồng xây dựng "giá trị dài lâu"...==

Phiên bản tiếng Anh của Wikipedia được khai trương năm 2001 với khoảng 1,3 triệu từ khoá. Còn hiện nay, Wikipedia đã phát triển ra nhiều ngôn ngữ, động chạm đến đủ mọi khái niệm, từ Aaan (một tiểu thiên sứ trong tiếng Enochian, ngôn ngữ cổ đầy bí ẩn của thế kỷ thứ XVI) cho đến ZZ Top (một ban nhạc rock nổi tiếng trong thập niên 1970-1980 đến từ Texas).

Dựa trên Wikis, một phần mềm nguồn mở, từ điển bách khoa trực tuyến này cho phép bất cứ ai vào đọc thông tin đều có thể đồng ý, phản bác, bổ sung, biên tập, xoá bỏ hoặc thay thế bằng kiến giải của mình. Một trong những lý do chính để các tác giả sử dụng một hệ thống mở như vậy là vì muốn khuyến khích tất cả mọi người cùng tham gia và tăng cường tính tương tác giữa người sử dụng với kiến thức họ thu nhận được. "Phần mềm Wikis khuyến khích sự hợp tác. Đó là một cộng đồng giúp mọi người cùng xây dựng một giá trị lâu dài." - Jimbo Wales, người đồng sáng lập Wikipedia cho biết.

Mười năm trước, người ta nghĩ rằng Web là một dạng xã hội mở cửa, công khai và dân chủ, nơi tụ họp không chính thức của mọi người để trao đổi ý kiến, tự do thể hiện mình mà không phải chịu bất cứ sự cưỡng ép nào. Tuy nhiên, nhiều cộng đồng trực tuyến lại tràn ngập tình trạng kéo bè kéo phái, thù địch và làm nảy sinh nhiều cuộc "bút chiến".

Trong khi đó, Wikipedia được cho là "một điểm tập hợp" đúng nghĩa và thuần tuý, nơi những người có cùng mục đích được tự do bày tỏ ý kiến và chia sẻ hiểu biết, kiến thức, dù cho họ không nhất thiết phải nghĩ theo cùng một hướng.

==Đối phó sao với những kẻ "phá hoại"?==

Với rất nhiều người, ý nghĩ rằng bất cứ ai có thể đưa ra định nghĩa về "Học thuyết Hỗn mang" hay thay đổi những gì người khác đã viết là hết sức phi lý và lố bịch.

Họ thậm chí cũng có thể nghĩ rằng Wikipedia đang chào mời những kẻ "phá hoại" văn hoá trên mạng để huỷ hoại những định nghĩa truyền thống. Điều này thực sự đã xảy ra, nhưng những thứ "rác rưởi" chẳng thể tồn tại được lâu. "Chúng tôi có những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể để theo dõi và giám sát các định nghĩa. Gần như tất cả những hành động phá hoại văn hoá đều bị xoá sổ trong vòng 10 phút." - Jimbo cho biết.

Chưa hết, Wikipedia còn có 300 nhà quản trị hệ thống tình nguyện để theo dõi và giám sát các từ khoá nhập vào. Hơn nữa, phần mềm Wikis còn cho phép lưu lại các phiên bản cũ của trang trước khi bị thay đổi, vì vậy định nghĩa cũ vẫn có thể dễ dàng được khôi phục.

Ngay cả những từ khoá nhạy cảm cũng được định nghĩa một cách cực kỳ "tế nhị". Chẳng hạn như với từ "khiêu dâm", sẽ không có bất cứ hình ảnh hay mô tả nào chi tiết mà thay vào đó là các ý nghĩa chính trị và lịch sử đằng sau nó. Nhưng dù từ khoá nhập vào có là gì đi nữa thì "tính mới" cũng là yếu tố được khuyến khích hàng đầu.

==Trí tuệ tập thể==
Jimbo - người đồng sáng lập ra Wikipedia

Có lẽ mục tiêu cao nhất của Wikipedia không phải là xây dựng một nguồn thông tin tuyệt đối chính xác, với mọi định nghĩa chuẩn mực như ly như lau. Một bài báo gần đây trên tờ The Post Standard đã phê phán gay gắt ý tưởng đằng sau website này, cho rằng Wikipedia không đáng tin cậy, không được thẩm định vì bất cứ ai cũng có thể tham gia định nghĩa khái niệm.

Nhưng với những người ủng hộ Wikis, bài báo đó đã quên mất điểm chủ chốt quan trọng nhất: mục tiêu của Wikipedia là xây dựng niềm tin rằng con người có thể tôn trọng ý kiến của người khác trong một cộng đồng trực tuyến thực sự dân chủ và công khai, nơi những người tham gia không phá huỷ niềm vui của những người khác. "Tất cả chúng tôi đều hiểu: Những gì mình đang làm là nhân bản và đáng được tôn trọng." - Jimbo nói.

==Kế hoạch tham vọng==

Jimbo thậm chí còn ấp ủ kế hoạch mở rộng tầm với của Wikipedia ra xa hơn nữa, khi cung cấp toàn bộ nội dung trang web trên đĩa DVD và CD để phát hành tại các nước đang phát triển, nơi kiến thức trong sách giáo khoa thường cũ kỹ từ 40 năm trở lên (chẳng hạn như ở nhiều nước châu Phi) hay thậm chí là còn không có cả sách giáo trình.

Mặc dù nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để đưa máy tính phổ cập tại các quốc gia này, song cơ hội để họ truy cập được vào các kết nối mạng đáng tin cậy là rất mỏng manh. Một bộ đĩa DVD và CD sẽ tỏ ra khả thi hơn, nhất là khi nó sẽ được bán ra với chi phí thấp theo như lời hứa hẹn của Jimbo.

Cuối cùng, Wikipedia hoàn toàn không phải một cộng đồng trực tuyến lý tưởng kiểu "phong lưu, sành điệu". Trái lại, đó là một cộng đồng đang không ngừng xây dựng và mang tính xây dựng. "Chúng tôi không chỉ tạo ra một từ điển bách khoa tốt, mà còn tạo ra những công cụ tốt để ứng dụng xa hơn, rộng hơn trong các dự án cộng đồng khác." - Jimbo nói.

Cầm Thi (Theo BBC)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top