Khả năng tái tạo ở một số động vật.

Trương Xuân Đại

Senior Member
Xin anh chị em cùng vui lòng bàn về vấn đề này nha.
Tại sao một số động vật (điển hình như thạch sùng hay thằng lằn.)khi đứt đuôi lại có thể mọc lại được.
 
Xin bạn có thể cho biết dựa trên cơ sở nào khẳng định rằng chúng có tế bào gốc trưởng thành không?(Vì theo như bạn biêt nếu chúng có tế bào gốc trưởng thành thì không những có khả năng tái tạo đuôi mà còn có thể có khả năng tái tạo những bộ phận khác)
 
Khả năng tự phục hồi là 1 trong những đặc tính của tế bào gốc.
Các thí nghiệm trên chuột cho thấy ở đuôi chuột cũng có các tế bào gốc trưởng thành, nên rất có khả năng thạch sùng cũng có.
Việc nó có thể tái tạo các bộ phận khác hay ko thì mình nghĩ là hoàn toàn có thể. Chỉ có điều ít khi ta ít thấy thạch sùng đửt chân ^^, với lại cấu tao đuuôi điơn giản nên dễ phục hồi hơn.
 
Đây là lĩnh vực tui cũng quan tâm, thật ra động vật mà người ta quan tâm nhiều nhất đó là con kỳ giông, là loài lưỡng cư, khi còn là ấu trùng thì sống dưới nước, khi trưởng thành thì sống trên cạn. Đây là động vật nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới về khả năng tái tạo cơ quan khi một phần cơ thể bị mất đi.
Ví dụ trong ngiên cứu của họ, họ đã cố ý cắt bỏ phần chi hoặc phần đuôi thì điều đáng ngạc nhiên là chúng có khả năng tái tạo thành chi mới hoặc đuôi mới.
Cùng có những nghiên cứu khác trên loài giun đĩa, ở VN chúng ta chắc cũng nghe nói khi chúng ta cắt nhỏ loài giun trên thì nó sẽ tái tạo lại cơ thể mới từ những mảnh cắt cơ thể của nó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là họ cắt một phần bên đầu và kết quả là con giun lại có hai đầu, một cái đầu mới tái sinh từ nơi bị cắt.
Thằn lằn là hiện tượng tự nhiên nhưng tui chưa đọc được bài nghiên cứu nói về chúng? chắc phải tìm hiểu thêm.
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao chúng lại có khả năng tái sinh từ những bộ phận bị tổn thương? lời giải đáp này có thể là :
" trong cơ thể ở một số loài động vật, có các tế bào gốc (chúng không tập trung trong những niches như ở người mà chúng phân tán và tập trung ở một số cơ quan chẳng hạn như đuôi, chi ... và khi bị tổn thương thì những tín hiệu địa phương (local signals) ở vùng tổn thương kích thích những tế bào gốc này hoạt động để sinh sản ra những tế bào mới thay thế cho những tế bào mất đi.
Nhưng đây là một hoạt động tự phát hay có kiểm soát?
Vì con địa lại tạo ra 2 đầu trong khi con giông thì chỉ tái sinh phần bị mất đi.?
Câu hỏi: tui muốn thảo luận là: các tế bào gốc ở các loài trên là loại tế bào gốc gì? và sự tái sinh là có kiểm soát hay chỉ là một hoạt động (phản xạ) không có điều kiện????
 
Hiện nay người ta chưa xác định được là có tế bào gốc trưởng thành trong tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể sinh vật.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top