Đỗ Mạnh Cương
Senior Member
Đang lên khuôn vài chương đầu của cuốn sách tiếp theo,nghĩ đến cảnh lủi thủi làm việc một mình, tự nhiên thấy buồn không thể tả. Kể từ khi quyết định chọn lựa khoa học cơ bản nói chung và hệ thống học khu hệ chuồn chuồn làm nghiệp của mình, vẫn luôn xác định là sẽ phải làm việc độc lập vì cũng không có nhiều bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là trong nước. Dù rằng vẫn chủ động làm việc độc lập cho đến nay là gần 7 năm với một nhóm côn trùng chưa đến 300 loài, tự nhiên ngoanh lại và chợt nhật ra rằng, mình có quá ít đồng nghiệp trong nước. Sinh viên ngày nay, giới sinh vật học trẻ của Việt Nam không có ai có hứng thú và say mê thật sự với ngành này sao. Côn trùng học hay phân loại học đâu phải là một ngành nhạt nhẽo, cũng đâu thiếu các ứng dụng, thậm chí vô cùng thú vị và sinh động. Vậy mà sao tôi có ít đồng nghiệp đến vậy? Có thể quyến sách tới đây sẽ thúc đẩy các bạn trẻ quan tâm hơn đến nhóm côn trùng này, có thể sẽ có một trào lưu nho nhỏ giống như sau khi quyến sách Common butterfly of Vietnam của Ts. A. Monastyrskii xuất bản, đã tạo nên một loạt các luận văn, sinh viên côn trùng học theo đuổi bộ Lepidoptera. Sau cuốn guide book, tôi sẽ cố gắng hoàn thành nốt bộ động vật chí phần odonata, liệu rằng khi đó tôi sẽ có thêm đồng nghiệp người Việt?
Thật ra, còn vô số các bộ côn trùng khác chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam, tại sao các bạn sinh viên trẻ không lựa chọn lấy cho mình một nhóm để có thể thử sức mình. Tôi có thể gần như giám chắc rằng nếu có bạn trẻ nào lựa chọn một nhóm côn trùng làm nghiệp nghiên cứu của mình lâu dài, và nếu thật sự các bạn nghiên cứu nghiêm túc và kiên trì, thì chắc chắn các bạn là một trong những người đầu tiên đặt viên gạch nền móng cho việc nghiên cứu khu hệ động vật của Việt Nam sau này. Ngay như bộ Coleoptera lớn và thú vị như vậy, cũng không có một côn trình nào thật sự đầy đủ và hoàn thiện. Do chẳng có điều kiện, phải tự túc làm việc, nên tôi đã phải chọn chuồn chuồn như một đối tượng nghiên cứu, chỉ có vẻn vẹn trên 250 loài, nhưng vừa đủ với một người làm việc độc lập. Giá như chúng ta có một hiệp hội nho nhỏ, để các nhà côn trùng học trẻ có thể gặp gỡ, trao đổi với nhau về thông tin của chính khu hệ côn trùng nước mình. Giá như chúng ta có một tờ tạp chí đủ uy tín, giá như chúng ta được cùng làm việc trong một bảo tàng tự nhiên, quá nhiều điều mà có lẽ phải rất lâu sau này các nhà côn trùng học của Việt Nam mới có được. Dẫu vẫn biết rằng người ta vẫn đang xây dựng bảo tàng tự nhiên quốc gia của Việt Nam, và rằng hội nghị côn trùng toàn quốc sẽ họp vào 2008, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn không hy vọng gì nhiều vào những thứ tưởng như to tát đấy. Tôi vẫn chưa đủ tự tin để cống hiến bộ sưu tập của mình cho cái bảo tàng tự nhiên vừa mới có quyết định thành lập, và cũng chẳng trông chờ gì nhiều rằng sẽ gặp nhiều hơn nữa những bạn trẻ đồng nghiệp trong hội nghị năm sau. Nhưng tôi vẫn mong muốn giá như chúng ta có một hiệp hội hoạt động nghiêm túc vì khoa học, để có thể chia sẻ thông tin cũng những người đồng nghiệp trong nước, và cũng vì nếu chúng ta đoàn kết, chúng ta sẽ mạnh lên, sẽ không còn những công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nước được công bố bởi những tác giả nước ngoài. Ngành côn trùng của VIệt nam nhìn chung sẽ có chỗ đứng hơn, các bạn cũng có chỗ để khẳng định mình.
Quay lại với công việc thôi, viết vài dòng chẳng đâu vào đâu, quyển sách vẫn đang chờ tôi, có lẽ tôi sẽ không viết phần tiếng Việt cho cuốn sách nữa! Thật tình tôi vẫn vô cùng băn khoăn liệu có nên viết song ngữ không, liệu có bạn trẻ nào quan tâm không, và liệu rằng điều đó có cần thiết không?
Thật ra, còn vô số các bộ côn trùng khác chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam, tại sao các bạn sinh viên trẻ không lựa chọn lấy cho mình một nhóm để có thể thử sức mình. Tôi có thể gần như giám chắc rằng nếu có bạn trẻ nào lựa chọn một nhóm côn trùng làm nghiệp nghiên cứu của mình lâu dài, và nếu thật sự các bạn nghiên cứu nghiêm túc và kiên trì, thì chắc chắn các bạn là một trong những người đầu tiên đặt viên gạch nền móng cho việc nghiên cứu khu hệ động vật của Việt Nam sau này. Ngay như bộ Coleoptera lớn và thú vị như vậy, cũng không có một côn trình nào thật sự đầy đủ và hoàn thiện. Do chẳng có điều kiện, phải tự túc làm việc, nên tôi đã phải chọn chuồn chuồn như một đối tượng nghiên cứu, chỉ có vẻn vẹn trên 250 loài, nhưng vừa đủ với một người làm việc độc lập. Giá như chúng ta có một hiệp hội nho nhỏ, để các nhà côn trùng học trẻ có thể gặp gỡ, trao đổi với nhau về thông tin của chính khu hệ côn trùng nước mình. Giá như chúng ta có một tờ tạp chí đủ uy tín, giá như chúng ta được cùng làm việc trong một bảo tàng tự nhiên, quá nhiều điều mà có lẽ phải rất lâu sau này các nhà côn trùng học của Việt Nam mới có được. Dẫu vẫn biết rằng người ta vẫn đang xây dựng bảo tàng tự nhiên quốc gia của Việt Nam, và rằng hội nghị côn trùng toàn quốc sẽ họp vào 2008, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn không hy vọng gì nhiều vào những thứ tưởng như to tát đấy. Tôi vẫn chưa đủ tự tin để cống hiến bộ sưu tập của mình cho cái bảo tàng tự nhiên vừa mới có quyết định thành lập, và cũng chẳng trông chờ gì nhiều rằng sẽ gặp nhiều hơn nữa những bạn trẻ đồng nghiệp trong hội nghị năm sau. Nhưng tôi vẫn mong muốn giá như chúng ta có một hiệp hội hoạt động nghiêm túc vì khoa học, để có thể chia sẻ thông tin cũng những người đồng nghiệp trong nước, và cũng vì nếu chúng ta đoàn kết, chúng ta sẽ mạnh lên, sẽ không còn những công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nước được công bố bởi những tác giả nước ngoài. Ngành côn trùng của VIệt nam nhìn chung sẽ có chỗ đứng hơn, các bạn cũng có chỗ để khẳng định mình.
Quay lại với công việc thôi, viết vài dòng chẳng đâu vào đâu, quyển sách vẫn đang chờ tôi, có lẽ tôi sẽ không viết phần tiếng Việt cho cuốn sách nữa! Thật tình tôi vẫn vô cùng băn khoăn liệu có nên viết song ngữ không, liệu có bạn trẻ nào quan tâm không, và liệu rằng điều đó có cần thiết không?