Thắc mắc về cloning

Chào các anh chị
Chúc mọi người đón một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc
Hiện em đang clone một sản phẩm PCR (kích thước khoảng 520 bp) vào vector pET bằng 2 enzyme là ApaI và EcoRI.
Vì EcoRI và ApaI ủ ở nhiệt độ khác nhau nên em cắt vector và insert lần lượt bằng EcoRI (37 độ trong 4 giờ) rồi mới cắt tiếp bằng ApaI (25 độ 4 giờ hoặc ủ qua đêm). Em không biết thời gian 4 tiếng ủ enzyme như vậy có đủ không vì đối với trường hợp của em, em không thể nào xác định được insert đã được cắt hay chưa bằng điện di vì kích thước trước và sau khi cắt bằng nhau. Đối với trường hợp vector, lúc cắt lần đầu tiên thì em có thể phân biệt được band nào là band bị cắt, band nào là vector chưa bị cắt trên gel ( band chưa bị cắt sẽ có kích thước nhỏ hơn vì ở dạng supercoil).
Nhưng khi cắt đến enzyme thứ 2 thì bó tay vì 2 site cut này nằm kế nhau nên không thể dua75 vào kích thước để xác định được phản ứng cắt đã thành công hay chưa.
Em hỏi vậy là vì em là cloning 2 lần rồi mà thất bại ( sau khi ligation, kiểm tra đạn insert thì toàn thấy vector tự nối (self-ligated). Em có nghĩ đến việc xử lý vector bằng CIAP nhưng lại kẹt một cái là vector sau nhiều lần cắt enzyme, tinh sạch bằng clean up kit và gel extraction kit thì hàm lượng bị thất thoát rất nhiều nên không dám xử lý CIAP rồi lại tinh sạch nữa).
Anh chị nào có kinh nghiệm làm cloning nhiều giúp dùm em với. Cái thứ nhất là làm sao để chuẩn bị được vector với hàm lượng cao, thứ 2 là làm sao để biết được phàn ứng cắt enzyme như vậy đủ chưa, thứ 3 là thường sau khi ligation xong, các anh chị có điện di sản phẩm để kiểm tra trước khi chuyển nạp vô vi khuẩn không và dùng thể tích bao nhiêu ul để chuyền vào vi khuẩn? Ngoài ra, sau khi chuyển nạp thì trên đĩa petri sẽ thường có bao nhiêu khuẩn lạc?
 
A. Thử RE: cắt riêng vector pET bằng từng enzyme
- ApaI: 37[sup:c7e237d0ad]o[/sup:c7e237d0ad]C/ 4 tiếng => điện di kiểm tra xem có cắt không.
- EcoRI: như bình thường => kiểm tra.
Nếu OK thì có thể sử dụng đồng thời hoặc từng RE một.

B. Với insert, có thể đưa nó vào vector chọn dòng nào đấy rồi cắt: vừa dễ cắt + khỏi phải PCR lại khi cần.

1. Làm lượng nhiều thì sẽ thu được nhiều vector đã cắt.

2. Bạn cứ cắt đúng protocol rồi từ từ rút ra kinh nghiệm tự làm + học hỏi, không khó lắm đâu.

3. Ligation xong, có thể biến nạp 1/2 thể tích. Số khuẩn lạc trên đĩa không quan trọng bằng tìm được vector có insert.
 
Hehe, sướng nhé, có chuyên gia Chi đây rồi. Làm theo Chi là đúng đấy.

Đoạn 520bp vẫn to chán.

Đơn giản là sau khi cắt lần 1 thì lần 2 cho nhiều RE lên đảm bảo nó cắt hết. Chú ý thành phần đệm nếu cắt đồng thời.

Thường thì tách plasmid gốc (vector) tôi làm độ 50-100ml môi trường, tách 1 lần dùng cả đời
:mrgreen:. Khi cắt vector cũng thế, làm dư ra đỡ phải làm nhiều lần.
 
Chao anh Khon va cac Ban: Xin chia se voi anh vai kinh nghiem ve cloning.

- Y kien cua anh Hung rat dung, can tao nhieu DNA cho vectors va san pham PCR.
- Truong hop cua Khon, nen cat tu 2-3 ug DNA vi sau moi lan cat can phai tinh chiet.
- Tinh chiet bang cach chay gel agar (1.5%) de cat phan DNA o 520bp.
- Co the dung CIAP hoac BAP, nhung phai tinh che lai bang phenol/chloroform
- Truong noi voi vector thi nen lam 3 lan voi ty le PCR DNA khac nhau, vector khong thay doi. Thi du vector la 3000bp, va PCR DNA la 500bp thi nen lam 3 phan ung: PCR DNA ? ?100ng/ Vect. ? 600ng; PCR DNA ? ? 300ng/Vect. ?600ng; PCR DNA ? ? 600ng/Vect. 600ng. Thuong mot trong 3 phan ung nay se cho ket qua toi uu (PP nay cung co the co ket qua voi truong hop khong dung CIAP haoc BAP).

Khong nen cat luong nho PCR DNA qua dem hoac 4 tieng vi co the bi hieu ung DNASE o emzyme hoac thuong co o moi truong xu dung. Ke hoach la nen lam tuong buoc, co tinh che, kiem soat roi tien den buoc thu hai, ba...va ket thuc. Co ve la mat thi gio, nhung thuc te la khong vi ket qua se rat tot va con ap dung cho nhieu thi nghiem khac.

Chuc ban thanh cong trong thi nghiem toi.
 
Những ý kiến và kinh nghiệm của anh Thái Sơn NDT rất xác đáng. Nồng độ của vector (đã cắt) và đoạn gene cần ligate là yếu tố rất quan trọng. Khi làm quen thì bạn sẽ có những kinh nghiệm của riêng mình và kết quả tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian thí nghiệm.

Tuy nhiên, khi bắt đầu làm với một đối tượng thì nên tiến hành từng bước như hướng dẫn trên của anh Thái Sơn NDT. Ngoài ra, bạn có thể dùng công thức này để tính nồng độ đoạn gene cần ligate và vector:

m1 = (m2 x M1)/M2

Trong đó:

m1 = nồng độ đoạn gene cần ligate (ng)
m2 = nồng độ vector (ng)
M1 = kích thước đoạn gene cần ligate (bp)
M2 = kích thước vector (bp)

Chú ý:

Công thức trên tính theo tỷ lệ số mole DNA: số mole vector là 1:1, tuy nhiên tùy theo điều kiện thí nghiệm và đối tượng cụ thể mà thêm vào hệ số nhân để có tỷ lệ số mole là 1:2 hoặc 1:3 sao cho đạt hiệu quả tối ưu (như các nồng độ gợi ý ở trên).

Khi cắt vector bằng 1 RE sau đó ligate luôn thì nên dùng CIAP, trong trường hợp cắt bằng 2RE thì không cần CIAP.

Về xử lý các sản phẩm cắt, PCR... dùng cho ligate thì cá nhân tôi thích dùng phương pháp thôi gel (gel extraction) hơn các phương pháp khác.

Chúc may mắn
 
Em xin cảm ơn các anh chị đã chỉ bảo những kinh nghiệm quý giá.
Vậy thì theo anh chị, đối với trường hợp vector thì em nên cắt trong bao lâu ? ( em cắt với 1 enzyme sau đó dùng kit để tinh sạch và cắt bằng enzyme thứ 2).
Còn 1 điều này nữa, em tìm hoài mà ko ra lý do. Em dùng Agarose extraction kit của Intron để tinh sạch vector sau mỗi lần cắt enzyme cũng như để tăng nồng độ của vector. Lúc đầu, em có trên 300 ul vector đã cắt bằng enzyme thứ 1. Sau đó, dùng agarose kit để tinh sạch và tăng nồng độ bằg cách load thật nhiều DNA vào 1 giếng (~70 ul). Ở bước elution , em elute với 30 ul upw. Ở bước này thì hàm lượng vector vẫn còn tốt. Nhưng khi em cắt bằng enzyme thứ 2 (thường thì ApaI) thì sau khi dùng Kit em lại bị mất một lượng lớn DNA.
Em post lên 2 hình: hình đầu tiên là DNA trước khi dùng gel extraction kit, và hìhn thứ hai với giếng đầu là vector sau khi dùng gel ectraction kit.
Em bị mất rất niều DNA mà không biết nguyên nhân tại sao. Không biết các anh chị có gặp phải trường hợp này không?
Khi cắt bằng 2 RE thì nếu muốn chắc ăn, mình có thể xử lý CIAP hay không? Ý em muốn hỏi là trong trường hợp này CIAP có tác dụng gì không ?
 
1. Cắt bao lâu còn tùy vào nồng độ DNA bạn dùng và loại enzyme. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sản phẩm để xem lượng cần dùng. Rồi làm thực nghiệm như Chi nói ở trên để biết nồng độ enzyme và thời gian cần dùng.

2. Bạn dùng kit tinh sạch thì tất nhiên không thể thu hồi 100% sản phẩm. Vấn đề này bạn cũng có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết hiệu suất thu hồi. Ngoài ra độ tinh sạch của hóa chất và kỹ năng thí nghiệm cũng giúp giảm thiểu sự mất mát. Nếu các dung dịch hoặc thao tác làm lẫn DNase thì lượng DNA sẽ bị giảm đáng kể.

3. Bạn có biết tác dụng của CIAP là gì không? Nếu biết sẽ suy luận được là có cần thiết hay không.

4. Cuối cùng, thực nghiệm vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Ngoài ra hình của bạn up lên không thấy được.
 
Hi all,

1. Tôi thường ko khoái lắm việc bổ thêm RE nếu ko tăng tổng V lên. Nó cũng giống như việc ủ phản ứng với thời gian quá dài. Thường thì điều này dễ làm xuất hiện star activities. Tuy nhiên chỉ một số RE có hoạt tính này và phụ thuộc vào ở một số hãng sản xuất. Nói chung đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

2. Muốn biết RE 1/2 cắt có hết ko thì nên dùng control. Ví dụ lấy plasmid chia làm 3 tube xử lý: RE1, RE2, RE1+2 theo thời gian rồi điện di.

3. Thôi gel mà hiệu xuất thấp thì phải kiểm lại là mất DNA ở bước nào? Nếu do bước bám DNA lên membrane thì tốt nhất là chuyển sang dùng bộ kit khác.

4. Đối với sản phẩm PCR/ RE thì tôi thường dùng kit tinh sạch chứ ko thôi gel. Trừ phi sản phẩm PCR có băng ko đặc hiệu. Sau khi CIAP xong việc giề phải thôi gel ???? Nhớ biến tính sau mỗi phản ửng enzyme thôi. Tinh sạch sau bước này chỉ có mất mà ko có lời.

5. Sau khi ligation tôi cũng hay điện di coi nó thế nào những mà vẫn biến nạp chỗ còn lại và cross -finger.

6. Tỉ lệ thể tích sản phẩm ligation với thể tích tế bào vi khuẩn phụ thuộc vào phương pháp biến nạp. Nếu bằng sốc nhiệt thì có thể bỏ vô khả nhiều sản phẩm ligation trong khi dùng xung điện thì nếu bỏ nhiều và có muối cao thì sẽ dễ bị nổ => không tốt những nếu nổ thì cũng đừng vửt mẫu. Tôi vẫn có lần gặp may sau khi bị nổ.

7. Đoạn 500 là kích thước rất dễ tái tổ hợp. Theo tôi bạn xem lại phản ứng cắt RE 2 xem có vấn đề gì k?

8. Hưng thửa đâu được cái công thức tính mole ligation thế?
 
8. Hưng thửa đâu được cái công thức tính mole ligation thế?

Cái này nhiều nơi có mà. Về suy luận của nó thì thế này:

Trong phản ứng ligation thì người ta tính theo đơn vị phân tử vector ligate với phân tử gene cần ligate (hay tỷ lệ số mol)

Mà mol = khối lượng/trọng lượng phân tử
Mà trọng lượng phân tử của DNA tỷ lệ với độ dài của đoạn DNA
 
Em cảm ơn các các anh chị đã chỉ dẫn những kinh nghiệm.
Em đã xem lại phản ứng cắt RE với sản phẩm PCR, em đã tăng thời gian ủ lên và tăng lượng RE. Kết quả là đã thành công được mẻ cloning này. Em còn phải làm một mẻ cloning khác nữa, hi vọng mọi chuyện sẽ trôi chảy.
Đa tạ mọi người!!!
 
Chào mọi người,

Em hì hục clone cả tháng, thôi gel các thể loại, tăng tỉ lệ insert:vector có khi lên đến 20:1, nhưng ngộ ra một lí do là do agarose, càng thôi gel, càng khó ligate. Bỏ agarose hoặc hạn chế agarose thì kết quả ra liền:D. Đã có rất nhiều người gặp problem với agarose, ko biết là do agarose hay EB khi run gel..v..v..., mọi người chỉ đồng ý đó là "something" in agarose disturbs ligation. Và nhiều khi là do từng batch agarose nữa, có thể là do độ tinh sạch của từng đợt sản phẩm nữa. Túm lại là ngoài các chú ý như các anh chị đã nêu trên, bạn nên hạn chế thôi gel. Có khi cắt insert ra khỏi cloning vector, em cũng ko thôi gel, tống thẳng vào vector thứ hai, vì chọn kháng sinh khác mà:D.

Và nhiều khi dùng colume để purify có thể làm đứt gãy sticky ends, một số lab họ dùng bead, cũng của Qiagen luôn.

Em cũng hì hục clone đây, sai sequence hoài....chán:(!!!

Thôi Good luck nha!
 
Cảm ơn chị Nguyễn Thị Thu Hằng đã cho biết thêm nhiều thông tin. Cũng cảm ơn anh Khôn đã có những câu hỏi thực nghiệm để mọi người cùng trao đổi và thu nhận thêm nhiều kinh nghiệm. Hy vọng diễn đàn sẽ có nhiều hơn các câu hỏi như vậy.

Bổ sung thêm chút, khi thôi gel thì nên nhuộm bằng EB trong thời gian ngắn thôi (ngắn bao nhiêu thì tùy vào kinh nghiệm, miền là nhìn thấy băng) và thao tác phải nhanh để giảm thiểu thời gian tiếp xúc của gene với tia cực tím.

Thật ra khi có kinh nghiệm thì có thể giảm bớt rất nhiều bước (kèm với đó là đỡ tốn thời gian và hóa chất) mà vẫn cho kết quả tốt. Tóm lại trong thực nghiệm thì kinh nghiệm của mỗi người tùy theo từng điều kiện của phòng thí nghiệm vẫn là quan trọng nhất.

Hiện tại cũng có một công nghệ clone mới là fusion cloning, cho phép tự động hóa và tiến hành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Có thể tham khảo các kit dùng nguyên lý này của hãng Clonetech (www.clontech.com)

Chúc may mắn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top