Loài ốc đặc biệt

miendatlinhhon

Junior Member
Đã bao giờ bạn quan sát một con ốc bất kì nào chưa? Để ý kĩ thì ta sẽ thấy đường xoắn ốc từ phần đít của con ốc đến miệng con ốc luôn theo một chiều nhất định, đó là chiều kim đồng hồ.

Tuy nhiên vừa rồi mình đã phát hiện ra một loài ốc rất lạ, nó không giống như các con ốc khác, chiều xoắn của nó ngược với chiều kim đồng hồ. Đó là một loài ốc sên sống trên cạn, có màu hơi vàng, thỉnh thoảng có con có màu vàng xen lẫn các đốm màu nâu đỏ.
( bài này mình có đăng trên khoahoc.com.vn bạn nào quan tâm liên hệ miendatlinhhon@gmail.com)
314230_398582513548107_70887560_n.jpg

ocsenbonguoc.jpg
 
hình như bạn này chưa học phổ thông thì phải, tôi nhớ trong sách phổ thông có bài tập di truyền về ốc xoắn phải, xoắn trái mà??
Tôi đang nói về thực tế,đó là ốc ngược chiều kim đồng hồ rất khan hiếm!Nếu bạn bắt gặp được 1 con ốc ngược chiều kim đồng hồ thì hãy cho tôi xem.Đây là thực tế chứ không phải là bài tập
 
hình như bạn này chưa học phổ thông thì phải, tôi nhớ trong sách phổ thông có bài tập di truyền về ốc xoắn phải, xoắn trái mà??

Nó là thế này :D ... Một đột biến đơn nucleotide làm thay đổi chiều xoắn vỏ ốc, làm cho con bị đột biến cách li sinh sản với các con khác...

Và tất nhiên là rất hiếm vì đột biến có tần số thấp mà :cheers: những thể đột biến đâu chắc sinh sản được
 
Tôi đang nói về thực tế,đó là ốc ngược chiều kim đồng hồ rất khan hiếm!Nếu bạn bắt gặp được 1 con ốc ngược chiều kim đồng hồ thì hãy cho tôi xem.Đây là thực tế chứ không phải là bài tập

Thành thực mà nói thì tôi chưa bao giờ làm cái việc đi ra ngoài vườn xem con ốc có vỏ xoắn theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ nên chắc chắn không thể cho bạn xem cái tôi không có. Dựa theo những gì tôi đã đọc thì ốc có vỏ xoắn ngược chiều kim đồng hồ (sinistral morph) không phải là quá hiếm đến mức con mà bạn nhìn thấy là duy nhất và không thể thấy ở nơi khác. Hai hình ảnh mà bạn cung cấp ở trên cũng thuộc hai loài khác nhau, khó thuyết phục để so sánh. Bạn có thể cung cấp thêm hai ảnh của một loài mà một con vỏ xoắn theo chiều kim đồng hồ và một bên vỏ xoắn ngược theo chiều kim đồng hồ không?
Cảm ơn!
 
Nó là thế này :D ... Một đột biến đơn nucleotide làm thay đổi chiều xoắn vỏ ốc, làm cho con bị đột biến cách li sinh sản với các con khác...

Và tất nhiên là rất hiếm vì đột biến có tần số thấp mà :cheers: những thể đột biến đâu chắc sinh sản được

1) Ở nhiều loài khi hiện tượng này xảy ra nó vẫn sinh sản được. Thậm chí các cá thể mang gene ốc xoắn ngược chiều kim đồng hồ (xoắn ngược) còn có lợi thể tránh bị ăn thịt bởi các loài rắn trong họ Pareatidae (1) trong khi các loài xoắn thuận (chiều kim đồng hồ) thì bị ăn thịt nhiều hơn.

2) Theo những gì tôi còn nhớ hồi phổ thông thì tần số đột biến của một alen nào đó rơi vào khoảng 10^-4 đến 10^-6 gì đó (bạn khẳng định lại giúp tôi xem con số kia đúng hay sai nhé), vậy nên nếu cứ có từ 10 000 - 1 000 000 cá thể thì sẽ có từ 1 - 100 cá thể có kiểu xoắn ngược nếu chỉ thuần túy dựa trên đột biến (suy luận này dựa trên lý thuyết). Sau khi đã có kiểu gene này rồi, tính chọn lọc của môi trường (ví dụ như có rắn) sẽ làm tăng tần số của alen qui định xoắn ngược lên ...

chú thích:
(1): http://dpc.uba.uva.nl/ctz/vol81/nr02/art02
 
Rất cảm ơn các bạn đã cho mình biết thêm thông tin!Theo mình được biết thì ngày xưa hồi còn học phổ thông,thấy dạy sinh có nói nhưng con ốc ngược chiều kim đồng hồ là rất hiếm và do đó chũng có có giá rất đắt!Vừa rồi thì mình có phát hiện ra,có lẽ là một loài ốc sên,điều kì dị là chẳng loài này chẳng có con nào thuận chiều kim đồng hồ hết,liêu đây có phải là loài mới không các bạn!Xin lỗi bạn kHương đây là 1 loài đó bạn
 
Last edited:
Rất cảm ơn các bạn đã cho mình biết thêm thông tin!Theo mình được biết thì ngày xưa hồi còn học phổ thông,thấy dạy sinh có nói nhưng con ốc ngược chiều kim đồng hồ là rất hiếm và do đó chũng có có giá rất đắt!

Xin lỗi trước nhưng nếu thầy giáo dậy sinh của bạn nói vậy thì rõ ràng ông ấy là một giáo viên tồi, ông ấy dạy có học sinh cái tư tưởng đi phá hoại thiên nhiên.

Vừa rồi thì mình có phát hiện ra,có lẽ là một loài ốc sên,điều kì dị là chẳng loài này chẳng có con nào thuận chiều kim đồng hồ hết,... Xin lỗi bạn kHương đây là 1 loài đó bạn

Có nhiều loài ốc xoắn ngược (ví dụ: Neptunea angulata) và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn (Amphidromus perversus), tôi không biết ảnh bạn chụp ở trên là cá thể của loài nào nên không thể khẳng định nó chỉ có xoắn ngược hay có cả hai kiểu xoắn.

liêu đây có phải là loài mới không các bạn!
Quá khó để trả lời. Chỉ có thể trả lời được khi đã làm đầy đủ các mô tả, so sánh (cả về hình thái và DNA) mới có thể kết luận được. Nếu đúng thì có thể công bố loài mới trên tạp chí khoa học, khi đó bạn sẽ trở thành người nổi tiếng.
 
Rất cảm ơn!Hi vọng sẽ là một loài mới!Mình phải up nhiều hình về loài này hơn nữa phải không?Xin lỗi các bạn,để tồn tại thì ai cũng phá hoại thiên nhiên hết
 
1) Ở nhiều loài khi hiện tượng này xảy ra nó vẫn sinh sản được. Thậm chí các cá thể mang gene ốc xoắn ngược chiều kim đồng hồ (xoắn ngược) còn có lợi thể tránh bị ăn thịt bởi các loài rắn trong họ Pareatidae (1) trong khi các loài xoắn thuận (chiều kim đồng hồ) thì bị ăn thịt nhiều hơn.

2) Theo những gì tôi còn nhớ hồi phổ thông thì tần số đột biến của một alen nào đó rơi vào khoảng 10^-4 đến 10^-6 gì đó (bạn khẳng định lại giúp tôi xem con số kia đúng hay sai nhé), vậy nên nếu cứ có từ 10 000 - 1 000 000 cá thể thì sẽ có từ 1 - 100 cá thể có kiểu xoắn ngược nếu chỉ thuần túy dựa trên đột biến (suy luận này dựa trên lý thuyết). Sau khi đã có kiểu gene này rồi, tính chọn lọc của môi trường (ví dụ như có rắn) sẽ làm tăng tần số của alen qui định xoắn ngược lên ...

chú thích:
(1): http://dpc.uba.uva.nl/ctz/vol81/nr02/art02

Anh (không biết phải xưng hô thế nào nữa...) nhớ chuẩn quá (y) Còn cái 1- 100 cá thể thì phải dựa vào đb là trội hay lặn chứ nhỉ...
 
Theo mình quan sát thì nó giống loài Amphidromus perversus mà bạn Khương nói!Những thu thập của mình về những con ốc ngược chiều kim đồng hồ này thì chưa bắt gặp con nào có chiều thuận,chỉ chiều nghịch!
 
Hi vọng sẽ là một loài mới!Mình phải up nhiều hình về loài này hơn nữa phải không?

chúc bạn may mắn!

Mình phải up nhiều hình về loài này hơn nữa phải không?

Việc này không giúp ích lắm, bạn cần phải biết về qui trình phân loại và công bố loài mới.

Xin lỗi các bạn,để tồn tại thì ai cũng phá hoại thiên nhiên hết

Không phải vậy nhưng thành thật mà nói tôi đã khá mệt mỏi khi tranh luận về việc này. Người Mỹ phát triển mà không phá hoại thiên nhiên vì họ đi phá nước khác. Người châu Âu đang sửa chữa sai lầm của quá khứ, người châu Á đang lao vào những sai lầm của châu Âu trước đây. Phải biết "yêu" thiên nhiên trước khi biết làm sao để sống mà không tàn phá nó.
 
Theo mình quan sát thì nó giống loài Amphidromus perversus mà bạn Khương nói!Những thu thập của mình về những con ốc ngược chiều kim đồng hồ này thì chưa bắt gặp con nào có chiều thuận,chỉ chiều nghịch!

cần phải có sách phân loại để tra cứu. Chỉ so sánh hình ảnh thì khả năng mắc sai lầm là rất lớn.
 
Theo mình quan sát thì nó giống loài Amphidromus perversus mà bạn Khương nói!Những thu thập của mình về những con ốc ngược chiều kim đồng hồ này thì chưa bắt gặp con nào có chiều thuận,chỉ chiều nghịch!

Phần bố của loài Amphidromus perversus:

Distribution of Amphidromus perversus include Sumatra and Java to Borneo, Sulawesi and Bali.[2]

Absent from the Mentawi Chain and Panaitan Island.[2] Its occurrence on Sumbawa needs confirmation.[2] Probably it has been introduced into Singapore.[2] Subspecies recognized here are from Great Natuna, Bawean, Kangean Islands and Riau Islands.[2]

http://en.wikipedia.org/wiki/Amphidromus_perversus
 
Anh (không biết phải xưng hô thế nào nữa...) nhớ chuẩn quá (y) Còn cái 1- 100 cá thể thì phải dựa vào đb là trội hay lặn chứ nhỉ...

Gọi bằng anh là được rồi :D

Vậy xoắn phải hay xoắn trái cái nào là trội, cái nào là lặn?
 
Làm thế nào để giải đáp thắc mắc này!Bạn nào cần mẫu vật sống về mấy con ốc này không!

Để công bố một loài mới người ta phải so sánh nó với tất cả mẫu chuẩn (holotype) của các loài khác trong cùng một giống (Genus). Có thể ai đó ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ở HN đang nghiên cứu về nó nhưng tôi không biết cụ thể là ai.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top