Thêm một bài học về biến cố stem cell liên hệ
TS. Thái-Sơn NDT nhờ tôi gửi đến SHVN bài viết
Thêm một bài học về biến cố stem cell liên hệ đến Woo suk Hwang
http://www.sci-tech-today.com/story.xhtml?story_id=023001ASZKV8
Một "hậu duệ" (fellow) của Woo suk Hwang, Park Y.H. đã vừa bị tố cáo về gỉa mạo dữ kiện nghiên cứu stem cell ở Hoa Kỳ. Sự việc xẩy ra hai năm sau khi Park gia nhập phòng thí nghiệm của Gerald Schatten ở Pittsburgh (xem bài đính kèm). Như chúng ta còn nhớ, Schatten đã cộng tác với chương trình nghiên cứu stem cell của Woo suk Hwang khi còn đương thời, và Schatten là người tố cáo Park về việc gửi bài báo với dữ kiện gỉa tạo.
Sự kiện trên một lần nữa cho thấy nhóm của Hwang gồm những chuyên gia có ý đồ và khả năng gỉa tạo nghiên cứu để cạnh tranh và giành danh tiếng trong cộng đồng khoa học. Những ai đã lăn lộn trên con đường nghiên cứu đều biết ngụy tạo một kết qủa nghiên cứu thường không khó khăn. Các công trình nghiên cứu lớn thường có nhiều giai đoạn thăng trầm và có thể kéo dài năm này qua năm khác. Trong tiến trình này, đôi khi chúng ta tưởng như đã đạt được kết qủa trong tầm taỵ Nhưng chính ở thời điểm này đòi hỏi người làm khoa học một sự trung thực triệt để. Người làm nghiên cứu nghiêm chỉnh sẽ tự truy khảo những kết qủa của mình cho tới khi có một câu trả lời khẳng định nhất. Và cũng chính ở thời điểm này, chúng ta có thể phân biệt những người làm nghiên cứu chân chính và kẻ tà đạo. Kẻ tà đạo thì vội vã kiếm con đường chiến thắng bằng nhiều khả năng; có thể là ngụy tạo như trường hợp của nhóm Woo suk Hwang, hay có thể bằng cách lấy tin tức của người cộng tác và công bố dù không phải là của mình. Cách thứ hai thông dụng hơn và thường được những tay lão làng xử dụng; nó an tòan cho họ vì kết qủa là thật. Các bạn trẻ trong môi trường nghiên cứu cần thận trọng khi giao lưu và hợp tác với những loại chuyên gia này. Họ có ở trong nhiều tầng lớp nghiên cứu, và ở những quốc gia có nền khoa học được coi là tiến bộ thì tần số xẩy ra có thể cao hơn vì sức ép cạnh tranh.
Với những nhà khoa học chân chính, đối tượng của họ là "sự thật" (the truth), và sự thật là phần thưởng cao quí nhất cho họ. Nếu chưa tìm ra được sự thật, họ sẵn sàng lao vào những thử thách lớn lao hơn trên con đường chinh phục nó. Có thể ví khoa học là một cuộc tình, ?càng khó khăn trắc trở thì sự hy sinh để chinh phục trái tim người tình càng mãnh liệt, say mê hơn. Hầu hết những thành qủa nghiên cứu quan trọng đều đạt được từ sự đam mê và nhiệt tâm của người làm nghiên cứu. Và đây là giá trị đã khoác chiếc áo nghệ thuật cho nghề nghiệp nghiên cứu so sánh cùng với thơ, văn, nhạc và triết học. Như vậy chúng ta sẽ thấy tiếc thay cho những người làm khoa học gỉa tạo và vì danh vọng; họ đã đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ của cuộc sống nghiên cứu khoa học.
Riêng trường hợp của nhóm Woo suk Hwang thì họ mất cả hai: danh vọng và sự thật! Một bài học đắt giá cho họ, và một kinh nghiệm quá đắt cho bước tiến của ngành nghiên cứu stem cell.
Thái-Sơn NDT
Tokyo Jan. 22, 2007
TS. Thái-Sơn NDT nhờ tôi gửi đến SHVN bài viết
Thêm một bài học về biến cố stem cell liên hệ đến Woo suk Hwang
http://www.sci-tech-today.com/story.xhtml?story_id=023001ASZKV8
Một "hậu duệ" (fellow) của Woo suk Hwang, Park Y.H. đã vừa bị tố cáo về gỉa mạo dữ kiện nghiên cứu stem cell ở Hoa Kỳ. Sự việc xẩy ra hai năm sau khi Park gia nhập phòng thí nghiệm của Gerald Schatten ở Pittsburgh (xem bài đính kèm). Như chúng ta còn nhớ, Schatten đã cộng tác với chương trình nghiên cứu stem cell của Woo suk Hwang khi còn đương thời, và Schatten là người tố cáo Park về việc gửi bài báo với dữ kiện gỉa tạo.
Sự kiện trên một lần nữa cho thấy nhóm của Hwang gồm những chuyên gia có ý đồ và khả năng gỉa tạo nghiên cứu để cạnh tranh và giành danh tiếng trong cộng đồng khoa học. Những ai đã lăn lộn trên con đường nghiên cứu đều biết ngụy tạo một kết qủa nghiên cứu thường không khó khăn. Các công trình nghiên cứu lớn thường có nhiều giai đoạn thăng trầm và có thể kéo dài năm này qua năm khác. Trong tiến trình này, đôi khi chúng ta tưởng như đã đạt được kết qủa trong tầm taỵ Nhưng chính ở thời điểm này đòi hỏi người làm khoa học một sự trung thực triệt để. Người làm nghiên cứu nghiêm chỉnh sẽ tự truy khảo những kết qủa của mình cho tới khi có một câu trả lời khẳng định nhất. Và cũng chính ở thời điểm này, chúng ta có thể phân biệt những người làm nghiên cứu chân chính và kẻ tà đạo. Kẻ tà đạo thì vội vã kiếm con đường chiến thắng bằng nhiều khả năng; có thể là ngụy tạo như trường hợp của nhóm Woo suk Hwang, hay có thể bằng cách lấy tin tức của người cộng tác và công bố dù không phải là của mình. Cách thứ hai thông dụng hơn và thường được những tay lão làng xử dụng; nó an tòan cho họ vì kết qủa là thật. Các bạn trẻ trong môi trường nghiên cứu cần thận trọng khi giao lưu và hợp tác với những loại chuyên gia này. Họ có ở trong nhiều tầng lớp nghiên cứu, và ở những quốc gia có nền khoa học được coi là tiến bộ thì tần số xẩy ra có thể cao hơn vì sức ép cạnh tranh.
Với những nhà khoa học chân chính, đối tượng của họ là "sự thật" (the truth), và sự thật là phần thưởng cao quí nhất cho họ. Nếu chưa tìm ra được sự thật, họ sẵn sàng lao vào những thử thách lớn lao hơn trên con đường chinh phục nó. Có thể ví khoa học là một cuộc tình, ?càng khó khăn trắc trở thì sự hy sinh để chinh phục trái tim người tình càng mãnh liệt, say mê hơn. Hầu hết những thành qủa nghiên cứu quan trọng đều đạt được từ sự đam mê và nhiệt tâm của người làm nghiên cứu. Và đây là giá trị đã khoác chiếc áo nghệ thuật cho nghề nghiệp nghiên cứu so sánh cùng với thơ, văn, nhạc và triết học. Như vậy chúng ta sẽ thấy tiếc thay cho những người làm khoa học gỉa tạo và vì danh vọng; họ đã đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ của cuộc sống nghiên cứu khoa học.
Riêng trường hợp của nhóm Woo suk Hwang thì họ mất cả hai: danh vọng và sự thật! Một bài học đắt giá cho họ, và một kinh nghiệm quá đắt cho bước tiến của ngành nghiên cứu stem cell.
Thái-Sơn NDT
Tokyo Jan. 22, 2007