Đinh Văn Khương
Senior Member
Mình đã nghe nói tới bác Tilo này nhiều rồi mà chưa có lần nào được gặp
http://www.youtube.com/watch?v=xM2xWxSpybE
Thank Tilo!
K
---
Người Đức bán cả cơ nghiệp vì voọc Việt Nam
Một người đàn ông 70 tuổi từ bỏ gia đình và cơ nghiệp ở Đức tới Việt Nam để thực hiện khát khao bảo vệ linh trưởng, nhất là loài voọc mông trắng.
Tilo Nadler đang là giám đốc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp, vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Ông có khuôn mặt đỏ, bộ râu rậm, khoác trên mình bộ trang phục màu xanh lá rừng, trông ông phong trần, bụi bặm, lại có giọng nói bộc trực thẳng thắn khiến ai đó gặp lần đầu đều cảm thấy ấn tượng.
Gần 20 năm bảo vệ linh trưởng cho Việt Nam, cảm kích tấm lòng Tilo, người dân quý mến gọi với cái tên quen thuộc như "hiệp sĩ voọc", "linh trưởng chúa", "Lục Vân Tiên Cúc Phương".
Ông Tilo Nadler. Ảnh: Hương Thu.
Người hồi sinh voọc Việt Nam
Tilo vốn là thạc sĩ điện lạnh, từng có nghề tay trái cho Đài truyền hình Đức, nhưng vì có sở thích đặc biệt với động vật hoang dã, nhất là loài voọc, Tilo xin làm cộng tác viên cho Hội Động vật Frankfurt, để có nhiều thời gian nghiên cứu động vật hoang dã và trở thành chuyên gia linh trưởng. Frankfurt là tổ chức cứu hộ và bảo vệ động vật lâu đời nhất trên thế giới, hoạt động ở 30 quốc gia.
Năm 1991, Tilo nhận nhiệm vụ sang Việt Nam làm phim xác định thông tin loài voọc mông trắng sau 57 năm tái phát hiện ở Việt Nam. Trước đó, voọc mông trắng được cho là tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Tilo đi nhiều ngày trong rừng tìm voọc, chặt cây chuối rừng dựng lều đợi vọoc từ các vách núi ra tán rừng kiếm ăn để ghi lại ảnh. Ngày này qua ngày khác, mãi Tilo vẫn không thấy chúng.
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng ông đã nhìn thấy voọc mông trắng. Nhưng đó không phải là một con voọc đang nhào lộn trong rừng, mà là con voọc bị thương nhốt trong lồng đem bán ngoài chợ và sắp trở thành "món ăn xa xỉ" cho con người.
"Đầu năm 1993, tôi đi chợ Nho Quan, cách Vườn quốc gia Cúc Phương khoảng 15 km và phát hiện hai con voọc mông trắng và nhiều động vật khác đang bị nhốt trong lồng, tất cả đều thương tích", Tilo kể lại.
Tilo ngay lập tức tìm đến cơ quan chức năng để hỏi về vụ việc trên và nhận câu trả lời không biết. Nhiều người hồi đó vẫn chưa thể quên một ông tây mặt đỏ đập bàn với cán bộ địa phương, vì thế người dân còn gọi ông là "Thiên lôi". Con voọc đó giờ đây đã sinh ra đàn con cháu đông đúc.
Năm 1992, Hiệp hội Frankfurt kêu gọi các chuyên gia thực hiện dự án bảo tồn voọc ở Việt Nam, Tilo xung phong thực hiện. Hiệp hội Frankfurt đầu tư kinh phí giúp Tilo xây dựng Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong ba năm 1993-1996.
"Lúc nhận việc trên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ tôi, người Việt Nam nghĩ rằng tôi sẽ mang con voọc về Đức sau khi cứu hộ", Tilo nói.
Cũng từ đây, Tilo trở thành nỗi kinh hoàng với những kẻ săn thú hoang dã, chỉ cần nhìn thấy hành động nhỏ như hái nấm trong vườn quốc gia, lập tức ông bắt ngay.
Tilo kể, có lần ông nhìn thấy ở tiền sảnh tiền sảnh khách sạn ở Ninh Bình trưng bày tiêu bản voọc quý hiếm, ông đòi tịch thu, nhưngc hủ khách sạn nói: "Ở đất nước chúng tôi, chỗ nào cũng có thể gặp thú nhồi bông thế này".
"Tôi nói thế nào ông chủ đó cũng không nghe, nên tôi gọi công an cùng kiểm lâm đến xử lý. Nhưng người này lại nói với cơ quan rằng ông ta mua tiêu bản trên với giá 30 đô la, nếu tôi muốn mua lại phải trả 30 đô".
"Tôi lấy tiền trả người đó, và cầm giấy tờ cũng tiêu bản voọc lên hẳn Cục Kiểm lâm Việt Nam nói: "Tôi đang bảo vệ động vật hoang dã cho các ông đây" và yêu cầu Cục Kiểm lâm thanh toán 30 đô la cho tôi", Tilo kể.
Một lần khác, Tilo bật khóc khi nhìn thấy một con voọc xám và một con voọc Cát Bà nuôi tại trung tâm bị chết do rắn trong lúc bảo vệ đàn con khi chúng vừa lên chức bố một tuần.
Nhân duyên với người con gái Việt
Theo kế hoạch, Tilo sẽ ở Việt Nam 3 năm nghiên cứu linh trưởng, nhưng khi dự án hoàn thành, Tilo vẫn chưa thể rời Việt Nam.
"Tôi muốn ở lại Việt Nam để bảo vệ linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hơn tất cả, thứ níu giữ tôi đó là vợ tôi và hai đứa con kháu khỉnh", Tilo chia sẻ.
Tilo quen Nguyễn Thị Thu Hiền khi cô đang là sinh viên năm thứ ba ở Hà Nội. Để rèn luyện ngoại ngữ, Hiền làm thêm tại cửa hàng bán đồ mỹ nghệ. Một lần Tilo ghé vào mua hàng và nói chuyện với Hiền, với tính cách năng động, thích đi đây đi đó, lại có ngoại ngữ, Hiền được Tilo chọn làm phiên dịch cho ông. Tình yêu của họ nảy nở từ đây.
Chênh lệch khá lớn về tuổi tác, khiến tình yêu của họ ban đầu không nhận được nhiều sự ủng hộ của bố mẹ Hiền. "Ông tây" từng thề sẽ ở vậy cả đời sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ với người vợ Đức đã bỏ lời thề trước cô gái Hà Nội. Đám cưới của họ tổ chức năm 2000.
Để tập trung chăm sóc linh trưởng, Tilo và Hiền rời khỏi nơi phố xá ồn ào về sống định cư ở Cúc Phương. Năm 1996, đáng lẽ Đức sẽ chuyển giao dự án cứu hộ linh trưởng cho phía Việt Nam quản lý, nhưng tình yêu Tilo dành cho Việt Nam và những loài vật là động lực thôi thúc Tilo ở lại, vì vậy ông đề nghị ký tiếp hợp đồng để ông ở lại Cúc Phương thêm 3 năm, rồi 5 năm.
Đến nay, dự án kéo dài 20 năm và Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp của hai vợ chồng Tilo chỉ nhận hỗ trợ 50% chi phí của Hiệp hội động vật Đức, 50% còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chèo chống của hai vợ chồng từ nguồn tài trợ ở các nơi trên thế giới.
Hai năm sau khi cưới đứa con trai đầu tiên của họ ra đời. Tháng 11/2005, họ có đứa con thứ hai. "Tôi rất hạnh phúc vì lấy được người tôi yêu. Tilo còn là người tôi rất khâm phục, chính anh đã truyền cho tôi tình yêu thương với các loài động vật", Hiền nói. "Với Tilo, con kiến anh cũng không nỡ giết, anh nâng niu từng ngọn cỏ".
Hiền cho biết, từ ngày hai vợ chồng chị gắn bó với "các bạn" linh trưởng, họ không được phép ốm, kể cả nửa đêm hay rạng sáng phát hiện con vật nào bị ốm là cả hai vợ chồng không thể chợp mắt.
Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp của hai vợ chồng Tilo ngày càng phát triển. Đến nay, trung tâm nuôi dưỡng 150 con khỉ.
Sau 20 năm cống biến, Tilo từng vinh dự đón nhận Thư khen của Chủ tịch nước Việt Nam, Huân chương Lao động hạng ba do Nhà nước Việt Nam trao tặng, giải thưởng danh dự hạng nhất dành tặng các chuyên gia về lĩnh vực bảo tồn của thế giới.
"Gần 20 năm qua, chỉ cần nhận tin có con linh trưởng nào bị thương là Tilo lên đường ngày lập tức, kể cả khu vực xa xôi hơn như trong miền nam", chị Hiền cho biết.
Tilo cũng bày tỏ tình yêu sâu sắc với nơi ông chọn ở lại. "Việt Nam đã cho tôi thứ tài sản giá trị nhất, đó là Hiền và hai đứa con. Tôi muốn dành cả đời mình để sống, làm việc ở Việt Nam. Khi chết tôi muốn được chôn trong Động người xưa ở rừng Cúc Phương", Tilo nói.
http://www.youtube.com/watch?v=xM2xWxSpybE
Thank Tilo!
K
---
Người Đức bán cả cơ nghiệp vì voọc Việt Nam
Một người đàn ông 70 tuổi từ bỏ gia đình và cơ nghiệp ở Đức tới Việt Nam để thực hiện khát khao bảo vệ linh trưởng, nhất là loài voọc mông trắng.
Tilo Nadler đang là giám đốc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp, vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Ông có khuôn mặt đỏ, bộ râu rậm, khoác trên mình bộ trang phục màu xanh lá rừng, trông ông phong trần, bụi bặm, lại có giọng nói bộc trực thẳng thắn khiến ai đó gặp lần đầu đều cảm thấy ấn tượng.
Gần 20 năm bảo vệ linh trưởng cho Việt Nam, cảm kích tấm lòng Tilo, người dân quý mến gọi với cái tên quen thuộc như "hiệp sĩ voọc", "linh trưởng chúa", "Lục Vân Tiên Cúc Phương".
Ông Tilo Nadler. Ảnh: Hương Thu.
Người hồi sinh voọc Việt Nam
Tilo vốn là thạc sĩ điện lạnh, từng có nghề tay trái cho Đài truyền hình Đức, nhưng vì có sở thích đặc biệt với động vật hoang dã, nhất là loài voọc, Tilo xin làm cộng tác viên cho Hội Động vật Frankfurt, để có nhiều thời gian nghiên cứu động vật hoang dã và trở thành chuyên gia linh trưởng. Frankfurt là tổ chức cứu hộ và bảo vệ động vật lâu đời nhất trên thế giới, hoạt động ở 30 quốc gia.
Năm 1991, Tilo nhận nhiệm vụ sang Việt Nam làm phim xác định thông tin loài voọc mông trắng sau 57 năm tái phát hiện ở Việt Nam. Trước đó, voọc mông trắng được cho là tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Tilo đi nhiều ngày trong rừng tìm voọc, chặt cây chuối rừng dựng lều đợi vọoc từ các vách núi ra tán rừng kiếm ăn để ghi lại ảnh. Ngày này qua ngày khác, mãi Tilo vẫn không thấy chúng.
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng ông đã nhìn thấy voọc mông trắng. Nhưng đó không phải là một con voọc đang nhào lộn trong rừng, mà là con voọc bị thương nhốt trong lồng đem bán ngoài chợ và sắp trở thành "món ăn xa xỉ" cho con người.
"Đầu năm 1993, tôi đi chợ Nho Quan, cách Vườn quốc gia Cúc Phương khoảng 15 km và phát hiện hai con voọc mông trắng và nhiều động vật khác đang bị nhốt trong lồng, tất cả đều thương tích", Tilo kể lại.
Tilo ngay lập tức tìm đến cơ quan chức năng để hỏi về vụ việc trên và nhận câu trả lời không biết. Nhiều người hồi đó vẫn chưa thể quên một ông tây mặt đỏ đập bàn với cán bộ địa phương, vì thế người dân còn gọi ông là "Thiên lôi". Con voọc đó giờ đây đã sinh ra đàn con cháu đông đúc.
Năm 1992, Hiệp hội Frankfurt kêu gọi các chuyên gia thực hiện dự án bảo tồn voọc ở Việt Nam, Tilo xung phong thực hiện. Hiệp hội Frankfurt đầu tư kinh phí giúp Tilo xây dựng Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong ba năm 1993-1996.
"Lúc nhận việc trên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ tôi, người Việt Nam nghĩ rằng tôi sẽ mang con voọc về Đức sau khi cứu hộ", Tilo nói.
Cũng từ đây, Tilo trở thành nỗi kinh hoàng với những kẻ săn thú hoang dã, chỉ cần nhìn thấy hành động nhỏ như hái nấm trong vườn quốc gia, lập tức ông bắt ngay.
Tilo kể, có lần ông nhìn thấy ở tiền sảnh tiền sảnh khách sạn ở Ninh Bình trưng bày tiêu bản voọc quý hiếm, ông đòi tịch thu, nhưngc hủ khách sạn nói: "Ở đất nước chúng tôi, chỗ nào cũng có thể gặp thú nhồi bông thế này".
"Tôi nói thế nào ông chủ đó cũng không nghe, nên tôi gọi công an cùng kiểm lâm đến xử lý. Nhưng người này lại nói với cơ quan rằng ông ta mua tiêu bản trên với giá 30 đô la, nếu tôi muốn mua lại phải trả 30 đô".
"Tôi lấy tiền trả người đó, và cầm giấy tờ cũng tiêu bản voọc lên hẳn Cục Kiểm lâm Việt Nam nói: "Tôi đang bảo vệ động vật hoang dã cho các ông đây" và yêu cầu Cục Kiểm lâm thanh toán 30 đô la cho tôi", Tilo kể.
Một lần khác, Tilo bật khóc khi nhìn thấy một con voọc xám và một con voọc Cát Bà nuôi tại trung tâm bị chết do rắn trong lúc bảo vệ đàn con khi chúng vừa lên chức bố một tuần.
Nhân duyên với người con gái Việt
Theo kế hoạch, Tilo sẽ ở Việt Nam 3 năm nghiên cứu linh trưởng, nhưng khi dự án hoàn thành, Tilo vẫn chưa thể rời Việt Nam.
"Tôi muốn ở lại Việt Nam để bảo vệ linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hơn tất cả, thứ níu giữ tôi đó là vợ tôi và hai đứa con kháu khỉnh", Tilo chia sẻ.
Tilo quen Nguyễn Thị Thu Hiền khi cô đang là sinh viên năm thứ ba ở Hà Nội. Để rèn luyện ngoại ngữ, Hiền làm thêm tại cửa hàng bán đồ mỹ nghệ. Một lần Tilo ghé vào mua hàng và nói chuyện với Hiền, với tính cách năng động, thích đi đây đi đó, lại có ngoại ngữ, Hiền được Tilo chọn làm phiên dịch cho ông. Tình yêu của họ nảy nở từ đây.
Chênh lệch khá lớn về tuổi tác, khiến tình yêu của họ ban đầu không nhận được nhiều sự ủng hộ của bố mẹ Hiền. "Ông tây" từng thề sẽ ở vậy cả đời sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ với người vợ Đức đã bỏ lời thề trước cô gái Hà Nội. Đám cưới của họ tổ chức năm 2000.
Để tập trung chăm sóc linh trưởng, Tilo và Hiền rời khỏi nơi phố xá ồn ào về sống định cư ở Cúc Phương. Năm 1996, đáng lẽ Đức sẽ chuyển giao dự án cứu hộ linh trưởng cho phía Việt Nam quản lý, nhưng tình yêu Tilo dành cho Việt Nam và những loài vật là động lực thôi thúc Tilo ở lại, vì vậy ông đề nghị ký tiếp hợp đồng để ông ở lại Cúc Phương thêm 3 năm, rồi 5 năm.
Đến nay, dự án kéo dài 20 năm và Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp của hai vợ chồng Tilo chỉ nhận hỗ trợ 50% chi phí của Hiệp hội động vật Đức, 50% còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chèo chống của hai vợ chồng từ nguồn tài trợ ở các nơi trên thế giới.
Hai năm sau khi cưới đứa con trai đầu tiên của họ ra đời. Tháng 11/2005, họ có đứa con thứ hai. "Tôi rất hạnh phúc vì lấy được người tôi yêu. Tilo còn là người tôi rất khâm phục, chính anh đã truyền cho tôi tình yêu thương với các loài động vật", Hiền nói. "Với Tilo, con kiến anh cũng không nỡ giết, anh nâng niu từng ngọn cỏ".
Hiền cho biết, từ ngày hai vợ chồng chị gắn bó với "các bạn" linh trưởng, họ không được phép ốm, kể cả nửa đêm hay rạng sáng phát hiện con vật nào bị ốm là cả hai vợ chồng không thể chợp mắt.
Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp của hai vợ chồng Tilo ngày càng phát triển. Đến nay, trung tâm nuôi dưỡng 150 con khỉ.
Sau 20 năm cống biến, Tilo từng vinh dự đón nhận Thư khen của Chủ tịch nước Việt Nam, Huân chương Lao động hạng ba do Nhà nước Việt Nam trao tặng, giải thưởng danh dự hạng nhất dành tặng các chuyên gia về lĩnh vực bảo tồn của thế giới.
"Gần 20 năm qua, chỉ cần nhận tin có con linh trưởng nào bị thương là Tilo lên đường ngày lập tức, kể cả khu vực xa xôi hơn như trong miền nam", chị Hiền cho biết.
Tilo cũng bày tỏ tình yêu sâu sắc với nơi ông chọn ở lại. "Việt Nam đã cho tôi thứ tài sản giá trị nhất, đó là Hiền và hai đứa con. Tôi muốn dành cả đời mình để sống, làm việc ở Việt Nam. Khi chết tôi muốn được chôn trong Động người xưa ở rừng Cúc Phương", Tilo nói.