Nhà xuất bản The Public Library of Science (PloS) được thành lập vào đầu năm 2001 với một ý tướng open access táo bạo. Không chỉ được truy cập toàn văn miễn phí như các tạp chí free-content, PloS cho phép người dùng có thể tái sử dụng (re-use) những kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của mình. Bắt đầu bằng PloS Biology ra đời năm 2003, hiện nay PloS đã xuất bản 7 tạp chí điện tử. Thành công của PloS thể hiện ở việc sự chấp thuận của giới hàn lâm và thứ hạng ảnh hướng (impact factor) rất cao của những tạp chí này. Đơn cử, PloS Biology là 13.9, PloS Medicine là 8.4 (do Thompson ISI đánh giá).
Vào những ngày cuối năm 2006, một tạp chí mới của PloS là PloSOne (eISSN-1932-6203) đã ra đời và xóa bỏ nhiều giới hạn mà những tạp chí hàn lâm truyền thống vẫn sử dụng. Việc đầu tiên là PloSOne đăng tải các công trình ở mọi lĩnh vực khoa học, và như lời tổng biên tập PloSOne Christopher Surridge thì "bạn không cần phải mất thời gian suy nghĩ công trình mình liệu có phù hợp với lĩnh vực của tạp chí không?".
Bằng việc ứng dụng công nghệ Web 2.0, bạn đọc có thể tìm thấy những đặc tính quen thuộc trên các wiki, hay diễn đàn ở tại tờ tạp chí điện tử PloSOne này. Bạn có thể tìm thấy những luồng thảo luận giữa với những bạn đọc hay tác giả ở bên cạnh từng bài báo. Đồng thời bạn đọc được phép đánh dấu những đoạn văn, dữ kiện trên bài báo và để lại những ý kiến của mình tại đó. Với cách thức tương tác giữa bạn đọc và tác giả như vậy, những người ủng hộ PloSOne cho rằng bài báo đăng trên tạp chí của họ sẽ được đánh giá cao hơn vì không chỉ qua phần phản biện truyền thống mà còn liên tục được đánh giá bởi người dùng. Nhiều ứng dụng Web 2.0 sẽ được phát triển trên tờ PloSOne.
Sau đây là buổi nói chuyện của tổng biên tập PloSOne Christopher Surridge, người đã có kinh nghiệm cộng tác tại tờ Nature Structural Biology và Nature's Brief Communication, tại OpenWetWare trước khi tờ PloSOne ra đời.
PlosOne: Hướng đi mới của các tạp chí hàn lâm?
Vào những ngày cuối năm 2006, một tạp chí mới của PloS là PloSOne (eISSN-1932-6203) đã ra đời và xóa bỏ nhiều giới hạn mà những tạp chí hàn lâm truyền thống vẫn sử dụng. Việc đầu tiên là PloSOne đăng tải các công trình ở mọi lĩnh vực khoa học, và như lời tổng biên tập PloSOne Christopher Surridge thì "bạn không cần phải mất thời gian suy nghĩ công trình mình liệu có phù hợp với lĩnh vực của tạp chí không?".
Bằng việc ứng dụng công nghệ Web 2.0, bạn đọc có thể tìm thấy những đặc tính quen thuộc trên các wiki, hay diễn đàn ở tại tờ tạp chí điện tử PloSOne này. Bạn có thể tìm thấy những luồng thảo luận giữa với những bạn đọc hay tác giả ở bên cạnh từng bài báo. Đồng thời bạn đọc được phép đánh dấu những đoạn văn, dữ kiện trên bài báo và để lại những ý kiến của mình tại đó. Với cách thức tương tác giữa bạn đọc và tác giả như vậy, những người ủng hộ PloSOne cho rằng bài báo đăng trên tạp chí của họ sẽ được đánh giá cao hơn vì không chỉ qua phần phản biện truyền thống mà còn liên tục được đánh giá bởi người dùng. Nhiều ứng dụng Web 2.0 sẽ được phát triển trên tờ PloSOne.
Sau đây là buổi nói chuyện của tổng biên tập PloSOne Christopher Surridge, người đã có kinh nghiệm cộng tác tại tờ Nature Structural Biology và Nature's Brief Communication, tại OpenWetWare trước khi tờ PloSOne ra đời.
PlosOne: Hướng đi mới của các tạp chí hàn lâm?