Sự giống và khác nhau giữa nhà di truyền học và sinh hóa học

Ngô Vũ

Senior Member
Sự giống và khác nhau giữa nhà di truyền học v?

Dưới đây là một câu chuyện được kể từ những ngày tôi còn ngồi trên giảng đường về việc so sánh cách suy nghĩ và làm việc giữa một nhà di truyền học và một nhà hóa sinh học. Hôm nay đem ra đây để giải trí cho mọi người.

Có hai nhà khoa học, một người là một di truyền gia nổi tiếng và người kia là một nhà sinh hóa cũng không kém phần xuất sắc đang dạy trong một trường đại học nọ. Một hôm hai vị ra đứng giải lao trên lưng chừng của một ngọn đồi ở phía sau trường và họ để ý đến một hoạt động có vẻ huyền bí của một nhà máy trong rất bận rộn ở phía bên kia đồi. Hai vị quan sát thì thấy rằng có rất nhiều công nhân mỗi sáng đi vào một cửa ở phía trước của nhà máy. Sau đó cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ thì họ thấy ở cổng phía sau xuất hiện hàng loạt những hình hộp với 4 vật hình trụ dẹp được gắn ở dưới một mặt của vật hình hộp. Vật hình hộp có thể lăn trên 4 vật hình trụ này. Rất ngạc nhiên trước những sản phẩm kì lạ, họ bèn thách đố nhau coi ai là người đoán ra được chức năng của vật kì lạ này cũng như công việc của những công nhân trong nhà máy này. Thế rồi hai người hẹn nhau vào một ngày đẹp trời khác để trở lại với kết quả của mỗi người thu lượm được về công dụng của những sản phẩm chế tạo ra bởi nhà máy bí ẩn kia.

Một tuần sau, hai nhà khoa học quay trở lại điểm hẹn và trao đổi những gì họ đã học được.

"Anh thử kể trước xem anh đã làm cách nào để phát hiện được chức năng của những sản phẩm lạ này." Nhà di truyền nói với nhà sinh hóa.

"Trước tiên, tôi lợi dụng vào giờ nghĩ trưa khi công nhân tụ tập trong căn-tin và đã khiên đi một vài sản phẩm lạ đó vào phòng thí nghiệm của tôi." Nhà sinh hóa trả lời. "Sau đó. tôi dùng búa và kiềm để đập cái hộp đó ra từng mảnh nhỏ, và tôi đã khám phá ra rất nhiều điều thú vị." Anh ta tiếp tục. "Thứ nhất là, khi tôi tháo một trong những ống trụ dẹp ở phía dưới cái hộp thì cái hộp này thấy không còn lăn được nữa. Do đó tôi kết luận là phải có tối thiểu 4 hình trụ dẹp như vậy thì cái hộp mới lăn được." Nhà sinh hóa trở nên sôi nổi. "Một điều thú vị là, khi tôi vất đi một cái băng dài giống như cái ghế sôfa ở nhà tôi thì cái hộp vẫn có thể lăn, nên tôi kết luận là cái vật giống cái ghế ở trong cái hộp đó không quan trọng cho sự di chuyển của cái hộp." Sau khi dừng một lúc, nhà sinh hóa tiếp tục nhưng có vẻ hối tiếc: "Tôi cũng quan sát thấy có rất nhiều bộ phận khi tôi tháo cái nắp ở phía trước cái hộp, mà tôi đoán là có thể quan trọng. Một trong những cái này là một hệ thống kim loại rất nặng, nó trở nên rất nóng và rung chuyển khi cái hộp di chuyển. Tôi đoán là nó đóng vai trò quan trọnng nhưng trong khi tháo gở nó ra từng bộ phận nhỏ cái búa của tôi có lẻ đập vở những chi tiết nhỏ khác và tôi đã không thể đoán tiếp tục là nó đóng vai trò gì trong cái hộp.'' "Thế còn anh thì sao? anh chắc cũng học được nhiều điều thú vị khác?" Nhà sinh hóa hỏi lại nhà di truyền học.

"Dỉ nhiên rồi." Nhà di truyền học đáp lại với một sự tự tin. "Khác với cách của anh, đầu tiên tôi ra đứng đợi trước cổng vào mỗi buổi sáng khi công nhân họ tấp nập đổ vào nhà máy." Nhà di truyền học nháy mắt một cách lém lĩnh rồi tiếp: "Sau đó, tôi đợi tới người cuối cùng bước vào thì tôi nhảy ra và bắt cóc anh này. Tôi trói anh này lại, giử ảnh trong phòng thí nghiệm của tôi rồi đợi khoảng một hai tiếng sau tôi ra ngồi quan sát ở phía cổng sau của nhà máy." "Thế anh thấy gì xảy ra sau đó? Nhà sinh hóa hỏi. "À, tôi thấy cái hộp vẫn lăn ra như mọi khi nhưng không thấy chúng dừng lại như mọi lần mà chúng cứ tiếp tục lăn cho tới khi chúng rới lộp bộp ở phía thung lủng dưới kia. Tôi đoán là cái anh chàng mà tôi bắt cóc chắc chắn là người chế ra dụng cụ để giúp cho những cái hộp này có thể dứng lại trong lúc di chuyển." "Hứng chí với kết quả này, tôi bèn thả anh chàng này ra và tiếp tục bắt cóc một anh khác vào ngày thứ hai." "Sang ngày thứ hai, tôi nhận xét là những cái hộp này vẫn có thể được di chuyển ra cổng phía sau của nhà máy nhưng chúng không di chuyển một cách thẳng hàng như mọi khi. Trái lại, chúng chỉ lăn theo một vòng tròn. Và tôi đoán là người thứ hai mà tôi bắt cóc có thể chế tạo ra một dụng cụ để giúp cái hộp đi thẳng hàng." "Tuy có một hôm, sau khi áp dụng cùng một phương pháp bắt cóc và bịt miệng bằng giẻ lau chỉ với một công nhân thôi, và tôi chẳng thấy một hộp nào được sản xuất ra vào cuối ngày hôm đó. Tôi đoán là anh chàng này có vẻ rất quan trọng cho cái nhà máy này. Hơn nữa, anh ta là người duy nhất trước nay có sách cặp và trang phục có vẽ mắc tiền nhất." Nhà di truyền học mĩm cười một cách thỏa mản.
 
hè hè, bây giờ thì chả cần bắt cóc đâu, công an bắt vì tội khủng bố đấy, giờ chỉ cần thả mấy em gái mi nhon non nã (RNAi) vô thì cả nhà máy ngừng họat động ngay lập tức, chứ kô cần cuối ngày đâu.
 
Câu chuyện hay thật :D

Em giơ tay phát biểu cái:

1. Nhà máy này nếu chỉ toàn công nhân đi vào thì hơi bất hợp lý. Em dám cá là sẽ có rất nhiều các thành phần khác không phải là công nhân đi ra đi vào nhà máy liên tục: Khách tới thăm, lãnh đạo tới chúc mừng, công an vào kiểm tra an toàn lao động ...Nhà di truyền học sẽ gặp khó khăn là chả biết ông nào là ông khách, ông nào là công nhân => việc bắt cóc chắc sẽ phải mất thời gian mới bắt được đúng ông công nhân => mất thời gian hơn so với nhà hóa sinh.
2. Theo câu chuyện này, em chưa hiểu chỗ giống nhau giữa nhà di truyền và nhà hóa sinh? Hik, không lẽ giống nhau là đều có hành vi phạm tội? Một ông thì ăn cắp, còn một ông thì bắt cóc?
 
đương nhiên là ông di truyền biết phân biệt ai là người của nhà máy và ai là người ngòai nhà máy rồi.

Hiện nay mấy ông di tryuền kô chơi trò bắt từng em công nhân nữa, mà ổng chơi cách khác, sang hơn nhiều, ổng rủ thêm vài ông bạn tokhoẻ khá, giở cái nóc nhà máy lên, thế là từ trên ông ngồi quan sát được tòan bộ diễn biến của nhà máy (genomics)

Điểm giống nhau giữa hai ông SH và DT là đều muốn tìm hiểu coi cái gì là nguyên nhân là bản chất sự việc

khác nhau thì rõ rồi,một ông tiếp cập trực tiếp còn ông kia thì chơi từ xa.
 
lonxon said:
đương nhiên là ông di truyền biết phân biệt ai là người của nhà máy và ai là người ngòai nhà máy rồi.

Hiện nay mấy ông di tryuền kô chơi trò bắt từng em công nhân nữa, mà ổng chơi cách khác, sang hơn nhiều, ổng rủ thêm vài ông bạn tokhoẻ khá, giở cái nóc nhà máy lên, thế là từ trên ông ngồi quan sát được tòan bộ diễn biến của nhà máy (genomics)

Điểm giống nhau giữa hai ông SH và DT là đều muốn tìm hiểu coi cái gì là nguyên nhân là bản chất sự việc

khác nhau thì rõ rồi,một ông tiếp cập trực tiếp còn ông kia thì chơi từ xa.

bác nhầm rồi. Nếu ông genomics mà làm được như thế thì còn gì qua được mắt ông ấy nữa. Chẳng qua ông genomics đi theo nhà di truyền học hôm bắt trộm ông giám đốc nhà máy. Thế là trong lúc nhà di truyền học thẩm vấn giám đốc thì ông genomics chỉ lục cặp sếp và phát hiện ra bản đồ thiết kế nhà máy. Tiếc thay là ko ai được đào tạo từ trường xây dựng hay kiến trúc nên cũng chỉ biết đâu là cái cửa, đâu là cái cầu thang thôi. :D
 
thêm nữa, điểm giống nhau là 2 ông di truyền và sinh hóa là thích nghiên cứu nhà máy. Nhà máy là cái điểm chung chứ ko phải là "thích tìm là nguyên nhân là bản chất ..."
Điểm khác nhau ko phải là khoảng cách đứng của các ông với nhà máy mà là cách làm việc của các ông.
- ông sinh hóa thì tách rời các bộ phận. Nghiên cứu độc lập từng bộ phận rồi khái quát hóa nó thành vai trò trong cái tổng thể (cấu trúc).
- ông di truyền thì lại thích cái diễn tiến của sự việc (ở đây là sự kiện lặp đi lặp lại). Ông ta xác định vai trò của bộ phận liên quan đến sự việc lặp lại đó bằng cách làm mất bộ phận này hoặc chuyển bộ phần này sang 1 cái nhà máy nhỏ hơn mà ông ấy quên biết.
 
ai giải thích dùm bác proteomics thì sẽ làm gì với cái nhà máy này với.




this is a part of my PhD study. Just to show you how proteomics is complex and difficult to find a exit door! All right are conserved.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top