PGS-TS PHAN TOÀN THẮNG: NGƯỜI CẤT GIỮ MÓN QUÀ S?
Nhân vật chính của hội thảo stem cell hôm nay. Vừa google stalk được một bài khá phù hợp về anh để đăng trên SHVN
PGS-TS Phan Toàn Thắng (Bộ môn Ngoại - Đại học Quốc gia Singapore) là người đầu tiên tìm ra công nghệ tách, nuôi, bảo quản tế bào gốc từ màng dây cuống rốn. Cách đây 2 năm, sự kiện này đã gây chấn động giới nghiên cứu tế bào gốc trên toàn thế giới. Mặc dù rất bận rộn với công tác nghiên cứu, hơn nữa lại đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam, song PGS-TS Phan Toàn Thắng vẫn sắp xếp thời gian dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện “online” cởi mở và thú vị.
Y học có phải là lựa chọn ngay từ ban đầu của anh?
Tôi đến với ngành y khá tình cờ. Thời học tiểu học và trung học, học lực của tôi không có gì đặc biệt. So với em trai tôi là Phan Phương Đạt (hai lần đoạt giải toán quốc tế; tốt nghiệp Tiến sỹ toán học tại Nga năm 1998) thì thành tích học tập của tôi thời đó chẳng thấm tháp gì. Thời chúng tôi còn nhỏ, bố tôi không đặt hy vọng vào tôi mà vào Đạt nhiều hơn. Tôi không có ý định thi vào ngành y, nhưng bạn bè bố tôi ở Học viện Quân y khuyên nên có một người con học y để chăm sóc sức khoẻ cho gia đình. Do đó, tôi đăng ký thi vào Học viện Quân y… Cuối cùng thì tôi cũng không ở gần các cụ để chăm sóc sức khoẻ mà lại là em tôi - Phan Phương Đạt.
Xin anh cho biết về quá trình nghiên cứu và ý nghĩa của công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây cuống rốn?
Việc tìm ra nguồn tế bào gốc từ màng dây rốn cũng là chuyện tình cờ. Một hôm có dây rốn gửi tới phòng nghiên cứu của chúng tôi, như chị biết, tôi là chuyên gia nghiên cứu về da và vết thương, cho nên tôi áp dụng kỹ thuật tách tế bào da vào màng dây rốn và đã thành công. Tuy nhiên, môi trường nuôi cấy là một điều cực kỳ quan trọng. Tôi tốn khá nhiều thời gian để tìm ra được môi trường nuôi cấy phù hợp cho loại tế bào gốc này. Nuôi cấy tế bào cũng như nấu món ăn. Mỗi món ăn có loại gia vị và cách nấu riêng.
Việc tìm ra công nghệ này có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng tế bào gốc vào nghiên cứu và điều trị, bởi vì nó gần như là câu trả lời cho tất cả những khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành. Có người nói đó là món quà của tạo hóa dành cho loài người, vì ai cũng có dây rốn sau khi sinh. Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là:
- Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con trong quá trình thu giữ dây rốn. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt ở Mỹ và các nước phương Tây.
- Quá trình thu giữ dễ dàng nên việc lưu giữ bảo quản đông lạnh rất thuận lợi và hiệu quả cho việc sử dụng tế bào gốc màng dây rốn để điều trị cho gia đình và bản thân trong tương lai (như một loại bảo hiểm). Khi cần thiết, chúng ta có thể dùng tế bào màng dây rốn đã bảo quản để điều trị các loại bệnh như: Bỏng, tổn thương da, gãy xương, teo cơ, tổn thương sụn và gân, liệt tủy, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, Parkinson... và thậm chí có thể dùng cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.
- Nguồn cung cấp dây rốn và màng dây rốn là vô tận, chừng nào loài người còn tồn tại chừng đó còn dây rốn. Một cộng sự của tôi, GS Andrew Burd ở Đại học Hồng Kông nói: Mỗi năm có khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra, nếu ta thu giữ cả 100 triệu dây rốn, mỗi dây rốn dài khoảng 50 cm thì chúng ta có thể quấn quanh trái đất vài vòng.
- Một lượng tế bào khổng lồ có thể thu giữ từ màng dây rốn. Với chiều dài 50 cm và bán kính khoảng 1 cm chúng ta có thể thu giữ hàng tỷ tế bào gốc. Điều này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể điều trị tế bào gốc hiệu quả nếu lượng tế bào gốc không đủ.
- Kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém nên các nước đang phát triển có thể sớm áp dụng công nghệ này.
- Hai loại tế bào chính là tế bào biểu mô và trung biểu mô đều có thể tách ra từ màng dây rốn.
- Tính kháng nguyên và miễn dịch của tế bào gốc màng dây rốn thấp nên khả năng thải ghép có thể thấp, phù hợp cho ghép tế bào gốc đồng loại mà không phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Nếu chị cứ suy ngẫm lại thì dây rốn quả là một món quà của tạo hóa, với thông điệp của Mẹ Tự nhiên: “Đây là phần dự trữ của bạn, hãy giữ lại để sử dụng khi cần thiết”.
- Màng dây rốn và dây rốn phát triển từ phôi thai ở tháng thứ 1 và được thu giữ lại ở tháng thứ 9 nên tính chất tế bào gốc còn rất tốt.
Khi những kết quả nghiên cứu về tế bào gốc tách ra từ màng dây rốn được đưa vào ứng dụng trong điều trị sẽ có nhiều bước đột phá lớn trong chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Còn những người khoẻ mạnh thì sẽ trẻ lâu hơn vì khả năng chống lão hóa của tế bào gốc. Một khái niệm mới được đưa ra gần đây gọi là: “Suy tế bào gốc” - đó chính là “Tuổi già”. Vì vậy “Chống lão hóa bằng sử dụng tế bào gốc” là tương lai của y học hiện đại. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây của một trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu của Mỹ tại Đại học Texas, Trung tâm MD Anderson, thì tế bào gốc có khả năng điều trị các khối u tạng đặc (ung thư vú, gan, phổi, não...).
Hiện nay, tôi và các đồng nghiệp tại Singapore cũng như tại các cơ sở nghiên cứu hàng đầu khác ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hồng Kông và Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu trên động vật để điều trị vết thương, tổn thương da do lão hóa và tia xạ, gẫy xương và tổn thương sụn, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Chúng tôi đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Chúng tôi dự định đầu năm tới sẽ tiến hành điều trị trên người. Trước tiên, cho các loại vết thương bỏng và vết thương mạn tính do tiểu đường tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Úc và Ấn Độ. Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành tiếp việc ứng dụng điều trị trên người cho các loại tổn thương sụn và gẫy xương. Trong tương lai xa hơn, sẽ tiến hành áp dụng điều trị trên người cho các loại bệnh như: Tiểu đường và nhồi máu cơ tim.
Thực sự mà nói thì màng nhau thai và dây rốn đã được sử dụng từ rất lâu trong y học để điều trị bỏng, vết thương nhãn cầu. Các chế phẩm của nhau thai đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe và chống lão hóa... Chỉ có điều khác ở đây là: Công nghệ của tôi sẽ giúp cho việc tách, nuôi, lưu trữ và bảo quản các thành phần chính cần thiết từ dây rốn - đó chính là tế bào gốc.
Xin anh cho biết đôi nét về kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam?
Tôi đã và đang làm việc với GS Phạm Mạnh Hùng và các đồng nghiệp ở Việt Nam. GS Hùng thông báo cho tôi biết đề án liên quan đến việc đào tạo và chuyển giao công nghệ này về Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ủng hộ và thông qua, theo kế hoạch sẽ triển khai vào đầu năm 2007. Sẽ có nhiều đơn vị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia.
Trong 2 năm qua, tôi đã đào tạo 3 đợt miễn phí cho các đồng nghiệp cũ ở Viện Bỏng Quốc gia về công nghệ nuôi cấy tế bào da cho điều trị vết thương và bỏng. Sau khi đã làm quen với công nghệ nuôi cấy tế bào da, việc tiếp thu công nghệ nuôi cấy tế bào gốc cũng sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt, người Việt Nam mình vốn ham học và học nhanh nên cũng không có gì khó khăn lắm.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Bộ KH&CN đã quan tâm ủng hộ cho dự án công nghệ nuôi cấy tế bào da của các đồng nghiệp ở Viện Bỏng Quốc gia. Điều này tạo nền móng tốt cho công nghệ tế bào gốc.
Bên cạnh việc nghiên cứu, anh còn lập công ty để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của mình. Ở Việt Nam, các nhà khoa học còn khá lúng túng trong vấn đề này, anh có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm?
Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết. Mỹ là quốc gia đi đầu và rất mạnh trong hoạt động này. Hầu hết các công ty khổng lồ về công nghệ của Mỹ đều xuất phát từ các trường đại học với điểm khởi đầu rất khiêm tốn. Chúng ta cũng nên học tập họ. Theo tôi để thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu, phải có các điều kiện cần và đủ sau: Kết quả nghiên cứu phải “mới” và có tính ứng dụng tốt, tính cạnh tranh cao, thị trường tiềm năng đủ lớn; có quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia và hỗ trợ, có thể từ Nhà nước hoặc tư nhân; các nhà khoa học phải phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư mạo hiểm và thương gia để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; sự hỗ trợ của Nhà nước và cơ sở nghiên cứu về giá cho thuê mặt bằng, phương tiện, chính sách thuế...
Tôi cho rằng chiều hướng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu đang diễn ra tốt tại Việt Nam, ở cả hai nhóm các nhà khoa học “áo trắng” và “áo nâu”, như công nghệ dịch vụ phần mềm, chế tạo ra máy bóc và thái tỏi, sử dụng chất thải từ sản xuất miến dong để làm phân đạm, nghiên cứu và chế tạo thành công dây chuyền thô sơ “lọc dầu từ rác”... Các sản phẩm sáng tạo này cần được quan tâm, hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, để phát triển sản xuất ở quy mô lớn hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chúng ta nên xây dựng thành “Văn hóa” thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tốt. Tạo ra nhiều hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm cả của Nhà nước và tư nhân. Tạo môi trường lành mạnh và hấp dẫn cho cả nhà khoa học và nhà đầu tư mạo hiểm.
Với các bạn trẻ, anh có kỷ niệm nào chia sẻ với họ không?
Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, khi mới bắt đầu học về công nghệ nuôi cấy tế bào da ở Đại học Oxford. Trước đó, tôi chưa hề tiếp xúc với kiến thức khoa học và phòng thí nghiệm hiện đại vì chỉ quen làm lâm sàng điều trị bệnh nhân. So với các đồng nghiệp cùng lứa từ Đức, Áo, Thụy Điển, Trung Quốc... thì điểm xuất phát của tôi là thấp nhất và kém nhất lúc đó. Các bạn Trung Quốc còn có đồng nghiệp đồng hương lứa trên để hỏi, còn tôi chẳng biết hỏi ai. Tôi đã phải hết sức cố gắng để theo kịp họ. Trong những lần gặp lại các thầy cũ của Đại học Oxford tại các hội nghị khoa học quốc tế, họ rất vui ?về sự trưởng thành của tôi. Họ còn đùa: “Bây giờ thì mày là thầy tao chứ không phải tao là thầy mày”.
Đây là kỷ niệm sâu sắc trên con đường mà tôi đã đi, vì vậy tôi cũng mong muốn điều tương tự đối với các học trò của tôi ở Singapore. Tôi vẫn nói với họ rằng: “Các em nhất định phải hơn tôi, vì điểm xuất phát của các em cao hơn tôi rất nhiều, điều kiện để phấn đấu cũng thuận lợi và tốt hơn”. Thế hệ sau của chúng ta nhất định phải hơn chúng ta. Tôi tin vào các bạn trẻ.
Xin cảm ơn anh.
Công ty MEKOPHAR đã thương lượng để mua bản quyền phát minh trên. Ngoài ra ở nước ngoài nhiều công ty cũng đã đang thương lượng.
Công ty Mekophar sẽ tiến hành lập ngân hàng cuống rốn và máu cuống rốn. Xem bài ở đây:
Năm 2007 Việt Nam sẽ có ngân hàng cuốn rốn
Và đây là một hợp tác khác của anh Phan Toàn Thắng với VN: Cỏ lào giúp tế bào gốc cuốn rốn phát triển
Cây cỏ lào giúp tế bào gốc cuống rốn phát triển
Nhân vật chính của hội thảo stem cell hôm nay. Vừa google stalk được một bài khá phù hợp về anh để đăng trên SHVN
PGS-TS Phan Toàn Thắng (Bộ môn Ngoại - Đại học Quốc gia Singapore) là người đầu tiên tìm ra công nghệ tách, nuôi, bảo quản tế bào gốc từ màng dây cuống rốn. Cách đây 2 năm, sự kiện này đã gây chấn động giới nghiên cứu tế bào gốc trên toàn thế giới. Mặc dù rất bận rộn với công tác nghiên cứu, hơn nữa lại đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam, song PGS-TS Phan Toàn Thắng vẫn sắp xếp thời gian dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện “online” cởi mở và thú vị.
Y học có phải là lựa chọn ngay từ ban đầu của anh?
Tôi đến với ngành y khá tình cờ. Thời học tiểu học và trung học, học lực của tôi không có gì đặc biệt. So với em trai tôi là Phan Phương Đạt (hai lần đoạt giải toán quốc tế; tốt nghiệp Tiến sỹ toán học tại Nga năm 1998) thì thành tích học tập của tôi thời đó chẳng thấm tháp gì. Thời chúng tôi còn nhỏ, bố tôi không đặt hy vọng vào tôi mà vào Đạt nhiều hơn. Tôi không có ý định thi vào ngành y, nhưng bạn bè bố tôi ở Học viện Quân y khuyên nên có một người con học y để chăm sóc sức khoẻ cho gia đình. Do đó, tôi đăng ký thi vào Học viện Quân y… Cuối cùng thì tôi cũng không ở gần các cụ để chăm sóc sức khoẻ mà lại là em tôi - Phan Phương Đạt.
Xin anh cho biết về quá trình nghiên cứu và ý nghĩa của công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây cuống rốn?
Việc tìm ra nguồn tế bào gốc từ màng dây rốn cũng là chuyện tình cờ. Một hôm có dây rốn gửi tới phòng nghiên cứu của chúng tôi, như chị biết, tôi là chuyên gia nghiên cứu về da và vết thương, cho nên tôi áp dụng kỹ thuật tách tế bào da vào màng dây rốn và đã thành công. Tuy nhiên, môi trường nuôi cấy là một điều cực kỳ quan trọng. Tôi tốn khá nhiều thời gian để tìm ra được môi trường nuôi cấy phù hợp cho loại tế bào gốc này. Nuôi cấy tế bào cũng như nấu món ăn. Mỗi món ăn có loại gia vị và cách nấu riêng.
Việc tìm ra công nghệ này có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng tế bào gốc vào nghiên cứu và điều trị, bởi vì nó gần như là câu trả lời cho tất cả những khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành. Có người nói đó là món quà của tạo hóa dành cho loài người, vì ai cũng có dây rốn sau khi sinh. Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là:
- Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con trong quá trình thu giữ dây rốn. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt ở Mỹ và các nước phương Tây.
- Quá trình thu giữ dễ dàng nên việc lưu giữ bảo quản đông lạnh rất thuận lợi và hiệu quả cho việc sử dụng tế bào gốc màng dây rốn để điều trị cho gia đình và bản thân trong tương lai (như một loại bảo hiểm). Khi cần thiết, chúng ta có thể dùng tế bào màng dây rốn đã bảo quản để điều trị các loại bệnh như: Bỏng, tổn thương da, gãy xương, teo cơ, tổn thương sụn và gân, liệt tủy, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, Parkinson... và thậm chí có thể dùng cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.
- Nguồn cung cấp dây rốn và màng dây rốn là vô tận, chừng nào loài người còn tồn tại chừng đó còn dây rốn. Một cộng sự của tôi, GS Andrew Burd ở Đại học Hồng Kông nói: Mỗi năm có khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra, nếu ta thu giữ cả 100 triệu dây rốn, mỗi dây rốn dài khoảng 50 cm thì chúng ta có thể quấn quanh trái đất vài vòng.
- Một lượng tế bào khổng lồ có thể thu giữ từ màng dây rốn. Với chiều dài 50 cm và bán kính khoảng 1 cm chúng ta có thể thu giữ hàng tỷ tế bào gốc. Điều này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể điều trị tế bào gốc hiệu quả nếu lượng tế bào gốc không đủ.
- Kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém nên các nước đang phát triển có thể sớm áp dụng công nghệ này.
- Hai loại tế bào chính là tế bào biểu mô và trung biểu mô đều có thể tách ra từ màng dây rốn.
- Tính kháng nguyên và miễn dịch của tế bào gốc màng dây rốn thấp nên khả năng thải ghép có thể thấp, phù hợp cho ghép tế bào gốc đồng loại mà không phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Nếu chị cứ suy ngẫm lại thì dây rốn quả là một món quà của tạo hóa, với thông điệp của Mẹ Tự nhiên: “Đây là phần dự trữ của bạn, hãy giữ lại để sử dụng khi cần thiết”.
- Màng dây rốn và dây rốn phát triển từ phôi thai ở tháng thứ 1 và được thu giữ lại ở tháng thứ 9 nên tính chất tế bào gốc còn rất tốt.
Khi những kết quả nghiên cứu về tế bào gốc tách ra từ màng dây rốn được đưa vào ứng dụng trong điều trị sẽ có nhiều bước đột phá lớn trong chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Còn những người khoẻ mạnh thì sẽ trẻ lâu hơn vì khả năng chống lão hóa của tế bào gốc. Một khái niệm mới được đưa ra gần đây gọi là: “Suy tế bào gốc” - đó chính là “Tuổi già”. Vì vậy “Chống lão hóa bằng sử dụng tế bào gốc” là tương lai của y học hiện đại. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây của một trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu của Mỹ tại Đại học Texas, Trung tâm MD Anderson, thì tế bào gốc có khả năng điều trị các khối u tạng đặc (ung thư vú, gan, phổi, não...).
Hiện nay, tôi và các đồng nghiệp tại Singapore cũng như tại các cơ sở nghiên cứu hàng đầu khác ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hồng Kông và Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu trên động vật để điều trị vết thương, tổn thương da do lão hóa và tia xạ, gẫy xương và tổn thương sụn, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Chúng tôi đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Chúng tôi dự định đầu năm tới sẽ tiến hành điều trị trên người. Trước tiên, cho các loại vết thương bỏng và vết thương mạn tính do tiểu đường tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Úc và Ấn Độ. Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành tiếp việc ứng dụng điều trị trên người cho các loại tổn thương sụn và gẫy xương. Trong tương lai xa hơn, sẽ tiến hành áp dụng điều trị trên người cho các loại bệnh như: Tiểu đường và nhồi máu cơ tim.
Thực sự mà nói thì màng nhau thai và dây rốn đã được sử dụng từ rất lâu trong y học để điều trị bỏng, vết thương nhãn cầu. Các chế phẩm của nhau thai đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe và chống lão hóa... Chỉ có điều khác ở đây là: Công nghệ của tôi sẽ giúp cho việc tách, nuôi, lưu trữ và bảo quản các thành phần chính cần thiết từ dây rốn - đó chính là tế bào gốc.
Xin anh cho biết đôi nét về kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam?
Tôi đã và đang làm việc với GS Phạm Mạnh Hùng và các đồng nghiệp ở Việt Nam. GS Hùng thông báo cho tôi biết đề án liên quan đến việc đào tạo và chuyển giao công nghệ này về Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ủng hộ và thông qua, theo kế hoạch sẽ triển khai vào đầu năm 2007. Sẽ có nhiều đơn vị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia.
Trong 2 năm qua, tôi đã đào tạo 3 đợt miễn phí cho các đồng nghiệp cũ ở Viện Bỏng Quốc gia về công nghệ nuôi cấy tế bào da cho điều trị vết thương và bỏng. Sau khi đã làm quen với công nghệ nuôi cấy tế bào da, việc tiếp thu công nghệ nuôi cấy tế bào gốc cũng sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt, người Việt Nam mình vốn ham học và học nhanh nên cũng không có gì khó khăn lắm.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Bộ KH&CN đã quan tâm ủng hộ cho dự án công nghệ nuôi cấy tế bào da của các đồng nghiệp ở Viện Bỏng Quốc gia. Điều này tạo nền móng tốt cho công nghệ tế bào gốc.
Bên cạnh việc nghiên cứu, anh còn lập công ty để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của mình. Ở Việt Nam, các nhà khoa học còn khá lúng túng trong vấn đề này, anh có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm?
Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết. Mỹ là quốc gia đi đầu và rất mạnh trong hoạt động này. Hầu hết các công ty khổng lồ về công nghệ của Mỹ đều xuất phát từ các trường đại học với điểm khởi đầu rất khiêm tốn. Chúng ta cũng nên học tập họ. Theo tôi để thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu, phải có các điều kiện cần và đủ sau: Kết quả nghiên cứu phải “mới” và có tính ứng dụng tốt, tính cạnh tranh cao, thị trường tiềm năng đủ lớn; có quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia và hỗ trợ, có thể từ Nhà nước hoặc tư nhân; các nhà khoa học phải phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư mạo hiểm và thương gia để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; sự hỗ trợ của Nhà nước và cơ sở nghiên cứu về giá cho thuê mặt bằng, phương tiện, chính sách thuế...
Tôi cho rằng chiều hướng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu đang diễn ra tốt tại Việt Nam, ở cả hai nhóm các nhà khoa học “áo trắng” và “áo nâu”, như công nghệ dịch vụ phần mềm, chế tạo ra máy bóc và thái tỏi, sử dụng chất thải từ sản xuất miến dong để làm phân đạm, nghiên cứu và chế tạo thành công dây chuyền thô sơ “lọc dầu từ rác”... Các sản phẩm sáng tạo này cần được quan tâm, hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, để phát triển sản xuất ở quy mô lớn hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chúng ta nên xây dựng thành “Văn hóa” thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tốt. Tạo ra nhiều hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm cả của Nhà nước và tư nhân. Tạo môi trường lành mạnh và hấp dẫn cho cả nhà khoa học và nhà đầu tư mạo hiểm.
Với các bạn trẻ, anh có kỷ niệm nào chia sẻ với họ không?
Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, khi mới bắt đầu học về công nghệ nuôi cấy tế bào da ở Đại học Oxford. Trước đó, tôi chưa hề tiếp xúc với kiến thức khoa học và phòng thí nghiệm hiện đại vì chỉ quen làm lâm sàng điều trị bệnh nhân. So với các đồng nghiệp cùng lứa từ Đức, Áo, Thụy Điển, Trung Quốc... thì điểm xuất phát của tôi là thấp nhất và kém nhất lúc đó. Các bạn Trung Quốc còn có đồng nghiệp đồng hương lứa trên để hỏi, còn tôi chẳng biết hỏi ai. Tôi đã phải hết sức cố gắng để theo kịp họ. Trong những lần gặp lại các thầy cũ của Đại học Oxford tại các hội nghị khoa học quốc tế, họ rất vui ?về sự trưởng thành của tôi. Họ còn đùa: “Bây giờ thì mày là thầy tao chứ không phải tao là thầy mày”.
Đây là kỷ niệm sâu sắc trên con đường mà tôi đã đi, vì vậy tôi cũng mong muốn điều tương tự đối với các học trò của tôi ở Singapore. Tôi vẫn nói với họ rằng: “Các em nhất định phải hơn tôi, vì điểm xuất phát của các em cao hơn tôi rất nhiều, điều kiện để phấn đấu cũng thuận lợi và tốt hơn”. Thế hệ sau của chúng ta nhất định phải hơn chúng ta. Tôi tin vào các bạn trẻ.
Xin cảm ơn anh.
Công ty MEKOPHAR đã thương lượng để mua bản quyền phát minh trên. Ngoài ra ở nước ngoài nhiều công ty cũng đã đang thương lượng.
Công ty Mekophar sẽ tiến hành lập ngân hàng cuống rốn và máu cuống rốn. Xem bài ở đây:
Năm 2007 Việt Nam sẽ có ngân hàng cuốn rốn
Và đây là một hợp tác khác của anh Phan Toàn Thắng với VN: Cỏ lào giúp tế bào gốc cuốn rốn phát triển
Cây cỏ lào giúp tế bào gốc cuống rốn phát triển