Trong hành trang của mình, tôi có mang theo cuốn Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam,NXB Trẻ 2004,một nhà văn tôi rất thích vì vốn sống dồi dào của ông. Trong số những chuyện ông viết, đặc biệt 1 cậu chuyện mà khi đọc xong,tôi chết giấc mất mấy phú (Ông già xay lúa, trang 765)t. Nó giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, tôi không chép lại nguyên xi đâu,chỉ tóm lược thế này:
Thời Tây còn đô hộ An Nam ta, ở cá xứ U minh rừng rậm, dân chúng nghèo khổ và thất học. Trong 1 ngôi làng nghèo khó như bao ngôi làng khác,một cậu xã tên Nê được nhiều người ngưỡng mộ. Tên Nê là do chữ Rê-Nê theo tên Tây mà ra, cậu là người độc nhất của cái làng Động Thái, U Minh này đậu bằng cấp tiểu học,học trường nhà nước ở chơ. Cậu giỏi nhất trong làng nên cậu nói gì dân làng cũng tin.
....
Một lần cậu xã tham gia với đám dân nghèo hát vọng cổ. Anh chàng ca sỹ đang hát câu
Ác ngậm non Đòai, ngọn gió đông - nam nó thổi đưa mặt nhựt về nơi Tây- Bắc
Thì cậu xã chen ngang và la lối. Câu này vô duyên, rắc rối quá. Anh ca sỹ thanh minh: tui hát theo đúng điệu, trích trong cuốn vọng cổ mua ngòai chợ Rạch Giá mà.
Cậu xã gắt: bài ca lăng nhăng quá, trật sách vở khoa học hết,tại sao mặt trời mọc ở Đông-Namvà lặnở Tây-Bắc?
Anh ca sỹ nhìn qua ông già Nam đang xay lúa mướn đứng gần đó ngầm như cầu cứu.
-dạ,lệ thường mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây. Nhưng gần sa mưa hay gần Tết thì mặttrời đi xéo.Vậy ngày và đêm không đều "tháng năm chưa nằm đã sáng,tháng mười chưa cười đã tối".Từ Đông Nam hồi về Tây bắc, tức bài vọng cổ nói về tháng Mười; ngọn gió đó là gió tết.Mặt trời ít khi đi ngay về hướng Đông-Tây,thưa cậu.
cậu xã Nê nghe xong giựt mìnhvì ông già xay lúa nói đúng với cuốn địa lý mà cậu đã học. Cậu xã NÊ làm bộ hỏi:
- Ông học điều này ở đâu vậy,ai dạy ông?
- dạ kô ai dạy tui, tui nghiệm ở hòn Cổ Tròn.Ở ngòai ấy buồn lằm,tui coi mặt trời mọc,mặt trời lặn cho khuây khỏa. Lần hồi tui biết.
Nghe đến Cổ Tròn cậu xã Nê giận lắmvà chê dân ở đó ngu đần,kém văn minh.
Theo lời cậu xã Nê kể lại thì hồi nhỏ cậu đi học đều đi dọc theo bãi biển.Một bữa nghe tiếng í ới ,cậu chạy đến coi thì thấy 2 người đàn ông đàn bà nằm lim dim trên bãi biển,miệng tươi cười tỉnh táo. lạ lùng họ họ cởi truồng l dông dổng. Ai hỏi gì họ cũng bảo là người hòn Cổ Tròn. Ai hỏi sao họ cởi truồng,họ đều cười cuời không nói gì cả. Hương chức hội tề thay phiên nhau hỏi, la lối nạt nộ, họ cũng chỉ cười. Dân làng bu đen bu đỏ coi như chuyện là (hồi đó chuyệnsexy như vậy là xấu hổ cho cả làng cả xã). Đem tống vào nhà lao thì mấy ông cò Tây không chịu vì sợ xui, giam vào nhà việc (như UBND xã bây giờ) thì mấy hương chức hội tề sợ làm uế chốn linh thiêng,thành hòang về vặt cổ mấy ổng.Sợ quá, hương chức hội tề xuất tiền maycho 2 ngưởì hai bộ đồ tươm tất. Họ mặc xong,kô nói gì,chỉ mỉm cười rồi ra về.
Cậu xã Nê kể đến đó rồi kết luận là dân CổTròn là man di mọi rợ,kém văn minh. Cậu cười ha hả hài lòng thỏa lòng tự ái vì lỡ thua cái vụ mặt trời mặt trăng lúc nãy.
Chờ cho cậu xã Nê ra về,dânchúng xúm lại hỏi ông già Năm xay lúa mướn chuyện dân Cổ Tròn cởi truồng hư thực thế nào?
Ông già Năm thủng thỉnh nói:
- Chuyện đó có đó. Nhưng là do người dân Cổ Tròn lúc đó nghèo quá túng quẫn quá, họ bày trò mưu mô để xin quần áo đó mà thôi. Nên nhớ hồi đó dân mình qúa nghèo,chỉ có vải bố à. Khi họ cởi truồng làm xấu hương chức hội tề, làm xấu nhà nước cai trị, nên họ sợ mà xuất tiền may đồ cho 2 người đàn ông đàn bà nọ để họ đi cho khuất mắt.
Nghe giải thích như vậy đám dân chúng ngạc nhiên hỏi ông già Năm rằng hồi này cậu xã Nê cố ý nói chuyện này để làm nhục ông, trả thù vụ ông sửa lưng vụ mặt trời, sao ông không nói để cho cậu hiểu
Ông già Năm tủm tỉm cười từ tốn:
-Người có ăn học đời nào tự nhận mình dốt. Khi họ đã nghĩ thì họ cứ nghĩ họ đúng. Phận mình dốt nát, chỉ có kinh nghiệm cuộc đời sao dám dạy dỗ họ.
và đọan cuối cùng (nguyên văn)
- Đừng kêu trở lại nữa chừng; ban đêm, cậu hồ nghi. Để cậu về ngủ. Khuya, gió lạnh lắm. Mà chưa chắc cậu chịu nghe. Nhưng không sao. Năm mười năm nữa, chừng tóc bạc hoa râm, cậu hiểu một mình, không cần ai cắt nghĩa. Muộn gì!
Các bạn của tui ơi cách đây nhiều năm tui đã từng là cậu xã Nê, nhưng may mắn là tui không cần đến lúc đầu bạc răng long để hiểu ra những gì gọi là chân lý.
Bây giờ tôi như ông già Năm xay lúa nọ,gặp phải những cậu những cô xã Nê ngày nào. Nhưng nói như ông già Năm "Người có ăn học đời nào tự nhận mình dốt. Khi họ đã nghĩ thì họ cứ nghĩ họ đúng". Thế nên tui cũng như ông già Năm nọ
- Đừng kêu trở lại nữa chừng; ban đêm, cậu hồ nghi. Để cậu về ngủ. Khuya, gió lạnh lắm. Mà chưa chắc cậu chịu nghe. Nhưng không sao. Năm mười năm nữa, chừng tóc bạc hoa râm, cậu hiểu một mình, không cần ai cắt nghĩa. Muộn gì!
Nhưng tôi chỉ cầu xin là những cô những cậu xã Nê này không cần đến đầu tóc hoa râm đâu.Sẽ nhanh thôi mà.
Thương lắm thay, Mong lắm thay.
Thời Tây còn đô hộ An Nam ta, ở cá xứ U minh rừng rậm, dân chúng nghèo khổ và thất học. Trong 1 ngôi làng nghèo khó như bao ngôi làng khác,một cậu xã tên Nê được nhiều người ngưỡng mộ. Tên Nê là do chữ Rê-Nê theo tên Tây mà ra, cậu là người độc nhất của cái làng Động Thái, U Minh này đậu bằng cấp tiểu học,học trường nhà nước ở chơ. Cậu giỏi nhất trong làng nên cậu nói gì dân làng cũng tin.
....
Một lần cậu xã tham gia với đám dân nghèo hát vọng cổ. Anh chàng ca sỹ đang hát câu
Ác ngậm non Đòai, ngọn gió đông - nam nó thổi đưa mặt nhựt về nơi Tây- Bắc
Thì cậu xã chen ngang và la lối. Câu này vô duyên, rắc rối quá. Anh ca sỹ thanh minh: tui hát theo đúng điệu, trích trong cuốn vọng cổ mua ngòai chợ Rạch Giá mà.
Cậu xã gắt: bài ca lăng nhăng quá, trật sách vở khoa học hết,tại sao mặt trời mọc ở Đông-Namvà lặnở Tây-Bắc?
Anh ca sỹ nhìn qua ông già Nam đang xay lúa mướn đứng gần đó ngầm như cầu cứu.
-dạ,lệ thường mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây. Nhưng gần sa mưa hay gần Tết thì mặttrời đi xéo.Vậy ngày và đêm không đều "tháng năm chưa nằm đã sáng,tháng mười chưa cười đã tối".Từ Đông Nam hồi về Tây bắc, tức bài vọng cổ nói về tháng Mười; ngọn gió đó là gió tết.Mặt trời ít khi đi ngay về hướng Đông-Tây,thưa cậu.
cậu xã Nê nghe xong giựt mìnhvì ông già xay lúa nói đúng với cuốn địa lý mà cậu đã học. Cậu xã NÊ làm bộ hỏi:
- Ông học điều này ở đâu vậy,ai dạy ông?
- dạ kô ai dạy tui, tui nghiệm ở hòn Cổ Tròn.Ở ngòai ấy buồn lằm,tui coi mặt trời mọc,mặt trời lặn cho khuây khỏa. Lần hồi tui biết.
Nghe đến Cổ Tròn cậu xã Nê giận lắmvà chê dân ở đó ngu đần,kém văn minh.
Theo lời cậu xã Nê kể lại thì hồi nhỏ cậu đi học đều đi dọc theo bãi biển.Một bữa nghe tiếng í ới ,cậu chạy đến coi thì thấy 2 người đàn ông đàn bà nằm lim dim trên bãi biển,miệng tươi cười tỉnh táo. lạ lùng họ họ cởi truồng l dông dổng. Ai hỏi gì họ cũng bảo là người hòn Cổ Tròn. Ai hỏi sao họ cởi truồng,họ đều cười cuời không nói gì cả. Hương chức hội tề thay phiên nhau hỏi, la lối nạt nộ, họ cũng chỉ cười. Dân làng bu đen bu đỏ coi như chuyện là (hồi đó chuyệnsexy như vậy là xấu hổ cho cả làng cả xã). Đem tống vào nhà lao thì mấy ông cò Tây không chịu vì sợ xui, giam vào nhà việc (như UBND xã bây giờ) thì mấy hương chức hội tề sợ làm uế chốn linh thiêng,thành hòang về vặt cổ mấy ổng.Sợ quá, hương chức hội tề xuất tiền maycho 2 ngưởì hai bộ đồ tươm tất. Họ mặc xong,kô nói gì,chỉ mỉm cười rồi ra về.
Cậu xã Nê kể đến đó rồi kết luận là dân CổTròn là man di mọi rợ,kém văn minh. Cậu cười ha hả hài lòng thỏa lòng tự ái vì lỡ thua cái vụ mặt trời mặt trăng lúc nãy.
Chờ cho cậu xã Nê ra về,dânchúng xúm lại hỏi ông già Năm xay lúa mướn chuyện dân Cổ Tròn cởi truồng hư thực thế nào?
Ông già Năm thủng thỉnh nói:
- Chuyện đó có đó. Nhưng là do người dân Cổ Tròn lúc đó nghèo quá túng quẫn quá, họ bày trò mưu mô để xin quần áo đó mà thôi. Nên nhớ hồi đó dân mình qúa nghèo,chỉ có vải bố à. Khi họ cởi truồng làm xấu hương chức hội tề, làm xấu nhà nước cai trị, nên họ sợ mà xuất tiền may đồ cho 2 người đàn ông đàn bà nọ để họ đi cho khuất mắt.
Nghe giải thích như vậy đám dân chúng ngạc nhiên hỏi ông già Năm rằng hồi này cậu xã Nê cố ý nói chuyện này để làm nhục ông, trả thù vụ ông sửa lưng vụ mặt trời, sao ông không nói để cho cậu hiểu
Ông già Năm tủm tỉm cười từ tốn:
-Người có ăn học đời nào tự nhận mình dốt. Khi họ đã nghĩ thì họ cứ nghĩ họ đúng. Phận mình dốt nát, chỉ có kinh nghiệm cuộc đời sao dám dạy dỗ họ.
và đọan cuối cùng (nguyên văn)
- Đừng kêu trở lại nữa chừng; ban đêm, cậu hồ nghi. Để cậu về ngủ. Khuya, gió lạnh lắm. Mà chưa chắc cậu chịu nghe. Nhưng không sao. Năm mười năm nữa, chừng tóc bạc hoa râm, cậu hiểu một mình, không cần ai cắt nghĩa. Muộn gì!
Các bạn của tui ơi cách đây nhiều năm tui đã từng là cậu xã Nê, nhưng may mắn là tui không cần đến lúc đầu bạc răng long để hiểu ra những gì gọi là chân lý.
Bây giờ tôi như ông già Năm xay lúa nọ,gặp phải những cậu những cô xã Nê ngày nào. Nhưng nói như ông già Năm "Người có ăn học đời nào tự nhận mình dốt. Khi họ đã nghĩ thì họ cứ nghĩ họ đúng". Thế nên tui cũng như ông già Năm nọ
- Đừng kêu trở lại nữa chừng; ban đêm, cậu hồ nghi. Để cậu về ngủ. Khuya, gió lạnh lắm. Mà chưa chắc cậu chịu nghe. Nhưng không sao. Năm mười năm nữa, chừng tóc bạc hoa râm, cậu hiểu một mình, không cần ai cắt nghĩa. Muộn gì!
Nhưng tôi chỉ cầu xin là những cô những cậu xã Nê này không cần đến đầu tóc hoa râm đâu.Sẽ nhanh thôi mà.
Thương lắm thay, Mong lắm thay.