Sinh 11

thaibinh96dn

Senior Member
1) Tại sao chim có thể hoạt động tốt hơn ở độ cao so với các loài động vật có vú? Cái này trong campbell mình thấy nó nói vì không khí trong phổi chim được làm mới mỗi lần thở ra. PO2 tối đa trong phôi chim cao hơn so với ở các động vật có vú. Theo mình hiểu là do phổi chim sau mỗi lần thở ra hít vào thì nó làm sạch được khí cặn còn động vật có vú thì vẫn còn khí cặn nên...Mọi người cho xin ý kiến với.
2)Người ta phân biệt giữa Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới thế tại sao không có động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới?
3)Tại sao Lại có van 2 lá với van 3 lá ở tim mà cả hai ko phải cùng là van 2 lá or cùng là van ba lá.
4) Và hiện tượng tràn clorit tại sao ion HCO3- ko dc giữ lại trong hồng cầu luôn mà phải được đẩy ra ngoài cho CL- tràn vào?
 
1. nếu hỏi thế này thì rất khó để trả lời - tại sao cùng ở trên cao thì chim hoạt động tốt hơn các động vật có vú ?

theo ý bạn động vật có vú ở đây là con gì, lấy ví dụ để mọi người dễ trả lời!

2. xem lại sơ đồ cấu tạo hệ tim mạch ở người bạn sẽ thấy rằng tĩnh mạch chủ trên và dưới phân nhánh ngay từ tâm nhĩ phải đi về 2 hướng còn từ tâm thất trái chỉ có 1 động mạch chủ mà thôi sau đó mới rẽ nhánh! vì thế không thể coi là động mạch chủ trên hay dưới được.

Screenshotfrom2012-07-07174309.png


3. tham khảo
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/archive/index.php/t-2192.html

4. vì lí do nào đó HCO3- được bơm chủ động ra ngoài tế bào hồng cầu, có thể vì tế bào hồng cầu không thích hợp với vận chuyển ion HCO3-. đoán vậy thôi!^^
 
vậy là bạn đã thắc mắc cái không đâu rồi, tại sao cùng ở trên cao thì chim hoat động tốt hơn người?
nếu bạn coi động vật có vú ở đây là người hay sư tử, hổ báo thì đây là chuyện tất nhiên không phải bàn cãi vì quăng 1 con không biết bay lên trời nó sống làm sao. Chim nó thích nghi với đời sống bay lượn thì tất nhiên có vô số đặc điểm làm cho nó hoạt động tốt hơn bọn trên mặt đất ''khi ở trên cao''
==> buộc phải lái câu hỏi của bạn theo hướng tại sao khi cùng ở trên cao thì chim hoạt động tốt hơn các động vật có vú biết bay khác.!
 
vậy là bạn đã thắc mắc cái không đâu rồi, tại sao cùng ở trên cao thì chim hoat động tốt hơn người?
nếu bạn coi động vật có vú ở đây là người hay sư tử, hổ báo thì đây là chuyện tất nhiên không phải bàn cãi vì quăng 1 con không biết bay lên trời nó sống làm sao. Chim nó thích nghi với đời sống bay lượn thì tất nhiên có vô số đặc điểm làm cho nó hoạt động tốt hơn bọn trên mặt đất ''khi ở trên cao''
==> buộc phải lái câu hỏi của bạn theo hướng tại sao khi cùng ở trên cao thì chim hoạt động tốt hơn các động vật có vú biết bay khác.!
à quên mình pót câu hỏi bị nhầm..Phải đúng là tại sao khi cùng ở trên cao chim hô hấp tốt hơn đv có vú? (mình muốn hướng đến cái trao đổi khí của nó cơ, mình nghĩ do trao đổi khí của chim luôn làm mới dòng khí liên tục, trong phổi chim không có khí cặn nên nó trao đổi khí tốt hơn. chỉ mới nghĩ thôi, suy nghĩ của mình hơi cạn hẹp 1 chút...>"<)
 
thực ra không nhất thiết phải bay thì chim đã trao đổi khí hiệu quả rồi- khi nó đi bộ trên mặt đất: ngoài 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí thì nó còn có sự phối hợp nhịp nhàng của các túi khí, van hệ thống dẫn khí, cơ hô hấp...;luôn có dòng khí giàu oxi qua phổi; không có khí cặn; hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều.!
còn lúc bay hiệu quả hơn nữa vì có thêm hoạt động của cơ nâng hạ cánh, dòng khí vào hệ thống hô hấp mạnh mẽ hơn.......
 
trẻ em ở đây là mấy tuổi!
nếu là thai nhi hoặc mới sinh thì....tìm kiếm trước khi hỏi và đọc nhiều tài liệu vào bạn ơi, không nhầm thì ngay Phillips có đấy!
 
Ở trẻ sơ sinh, tất cả tủy xương của xương dài, ngắn và dẹt đều là tủy đỏ [tủy có khả năng sinh máu/:rose:. Từ 4 tuổi trở đi, thì tủy vàng xuất hiện rồi thay thế dần các tủy đỏ tại các vùng thân xương dài.
 
Chắc tại nồng độ khác nhau nên phải tràn đi, mà tràn đi thì điện tích thay đổi, mà điện tích thay đổi thì phải cân bằng điện tích, nên sử dụng ion Cl- để cân bằng điện tích!
 
quan trọng bạn ấy hỏi là tại sao HCO3- phải đi ra cơ!
còn việc cân bằng điện tích thì dễ hiểu rồi.
mà ai biết cái cách vận chuyển Cl- và HCO3- qua màng là hình thức nào không?
 
quan trọng bạn ấy hỏi là tại sao HCO3- phải đi ra cơ!
còn việc cân bằng điện tích thì dễ hiểu rồi.
mà ai biết cái cách vận chuyển Cl- và HCO3- qua màng là hình thức nào không?
Em nghĩ cái này chắc có protein vận chuyển nhỉ bời vì HCO3- mang điện tích thì không thể khuếch tán qua màng tế bào được. CHắc phải qua kênh pr thôi
 
biết là sẽ có protein vận chuyển nhưng theo hình thức nào cơ?!
nếu không phải qua phospholipid kép thì còn:

khuếch tán tăng cường - vận chuyển đơn cảng, đồng cảng - hay có thể vận chuyển đối cảng với Cl-
 
biết là sẽ có protein vận chuyển nhưng theo hình thức nào cơ?!
nếu không phải qua phospholipid kép thì còn:

khuếch tán tăng cường - vận chuyển đơn cảng, đồng cảng - hay có thể vận chuyển đối cảng với Cl-

Hổng hiểu là đang hỏi ý gì lun.

Nếu hỏi về Cl-/HCO3-: Dịch chuyển để cân bằng điện tích, và cân bằng nồng độ CO2. Hồng cầu lấy CO2, chuyển thành HCO3- => đẩy ra plasma trao đổi với Cl- để cân bằng điện tích.

quan trọng bạn ấy hỏi là tại sao HCO3- phải đi ra cơ!
Vì để cân bằng điện tích. Vấn đề ở đây là enzyme carbonic anhydrase chỉ có trong hồng cầu, khi nhận nhìu CO2 nó sẽ chuyển thành HCO3-, nhìu HCO3- tích tụ thì phải xả ra, mà xả ra thì phải có 1 ion nào đó để trao đổi => Cl-.
Tại sao á: Kg xả/nhận (trao đổi) HCO3- lấy gì thở!? Lấy gì cân bằng pH máu!? :cool:
 
Hổng hiểu là đang hỏi ý gì lun.

Nếu hỏi về Cl-/HCO3-: Dịch chuyển để cân bằng điện tích, và cân bằng nồng độ CO2. Hồng cầu lấy CO2, chuyển thành HCO3- => đẩy ra plasma trao đổi với Cl- để cân bằng điện tích.


Vì để cân bằng điện tích. Vấn đề ở đây là enzyme carbonic anhydrase chỉ có trong hồng cầu, khi nhận nhìu CO2 nó sẽ chuyển thành HCO3-, nhìu HCO3- tích tụ thì phải xả ra, mà xả ra thì phải có 1 ion nào đó để trao đổi => Cl-.
Tại sao á: Kg xả/nhận (trao đổi) HCO3- lấy gì thở!? Lấy gì cân bằng pH máu!? :cool:

- em hiểu ý câu hỏi của bạn ấy là tại sao HCO3- tích tụ trong hồng cầu thì phải xả ra ngoài mà không để hồng cầu chở nó luôn!
- còn ý em là cách mà HCO3- vận chuyển qua màng theo hình thức nào?
khả năng khuếch tán trực tiếp qua phospholipid kép khó xảy ra, chỉ còn qua protein vận chuyển, và như vậy thì có khả năng thuộc các hình thức trên.:sexy:
 
- em hiểu ý câu hỏi của bạn ấy là tại sao HCO3- tích tụ trong hồng cầu thì phải xả ra ngoài mà không để hồng cầu chở nó luôn!
- còn ý em là cách mà HCO3- vận chuyển qua màng theo hình thức nào?
khả năng khuếch tán trực tiếp qua phospholipid kép khó xảy ra, chỉ còn qua protein vận chuyển, và như vậy thì có khả năng thuộc các hình thức trên.:sexy:
Theo mình nghĩ do nồng độ HCO3- trong hồng cấu cao hơn trong huyết tương nên theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp qua kênh protein vận chuyển bị động....
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top