em đang phân vân mấy câu này, các anh chị nào giải đucọ giải thích cho em lun nhé!!

tuanvu0707

Senior Member
Câu 1 Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- ( tại trên đây ko Ctrl +Shift + = đc nên phải đánh như vậy ^^) thành nitơ ở dạng NH4+ ?
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào

Câu 2: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng
B. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa màu hồng
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng

Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A.9/256 B.9/128 C.9/64 D. 27/128

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
B. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
C. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
D. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

Câu 5: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
mong mọi người chỉ giáo, em sẽ up các câu hỏi liên tục trênbox này nên ai có nhu cầu thì giải quyết trong box lun nhé
 
Câu 1 Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- ( tại trên đây ko Ctrl +Shift + = đc nên phải đánh như vậy ^^) thành nitơ ở dạng NH4+ ?
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào

Câu 2: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng
B. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa màu hồng
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng

Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A.9/256 B.9/128 C.9/64 D. 27/128

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
B. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
C. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
D. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

Câu 5: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
mong mọi người chỉ giáo, em sẽ up các câu hỏi liên tục trênbox này nên ai có nhu cầu thì giải quyết trong box lun nhé
Câu 1 C
Câu 2 C( do trôi ko hoàn toàn thì quần thể toàn cây hoa đỏ mới cho hoa đỏ 100% qua n thế hệ, hoặc toàn cây hoa trắng, theo đáp án chọn C)
Câu 3 D 6 (3/4x3/4x1/4x1/4)= 27/128
Câu 4. A
Câu 5 A( ADN Poly tham gia bẻ gãy liên kết hidro)
Tuấn vũ em đang ôn thi đại học phải không? những câu hỏi em đưa rất cơ bản về lí thuyết. Tôi không phải là chị đâu nhé
 
Câu 1 A
Câu 2 C( do trôi ko hoàn toàn thì quần thể toàn cây hoa đỏ mới cho hoa đỏ 100% qua n thế hệ, hoặc toàn cây hoa trắng, theo đáp án chọn C)
Câu 3 D 6 (3/4x3/4x1/4x1/4)= 27/128
Câu 4. A
Câu 5 A( ADN Poly tham gia bẻ gãy liên kết hidro)
Tuấn vũ em đang ôn thi đại học phải không? những câu hỏi em đưa rất cơ bản về lí thuyết. Tôi không phải là chị đâu nhé
Câu 1: vi khuẩn cố định N chỉ biến đổi N2 thành NH4+
Câu 5: đó không phải là nhiệm vụ của ADN pol mà của Helicase.:rose:
 
Câu 1: vi khuẩn cố định N chỉ biến đổi N2 thành NH4+
Câu 5: đó không phải là nhiệm vụ của ADN pol mà của Helicase.:rose:

có 2 nhóm vi khuẩn amôn hóa và nitrat hóa . vi khuẩn biến N2 -> NH4+LÀ NHÓM AMONHOA, NH4+-> NO3- LÀ NITRATHOA. CHIEU NGƯƠC LAI LÀ PHẢN NITRAT HOA
 
có 2 nhóm vi khuẩn amôn hóa và nitrat hóa . vi khuẩn biến N2 -> NO3- LÀ NHÓM NITRAT, NO3-> NH4+ LÀ amon hóa
vi khuẩn amon hóa biến đổi N trong đất thành NH4+.
vi khuẩn Nitrat hóa thuộc nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp biến đổi NO2- thành NO3-
2 vi khuẩn này không thuộc các vi khuẩn cố định N, vi khuẩn cố định N chỉ biến đổi N2 thành NH3 ( NH4+).:rose:
@ Quá trình biến đổi NO3- thành NH4+ xảy ra trong chính cơ thể thực vật, gọi là quá trình khử nitrat, qua 2 giai đoạn
NO3- thành NO2- dưới tác động của hệ enzyme nitrat reductase
NO2- thành NH4+ dưới tác động của hệ enzyme nitrit reductase.
 
câu 1: Vi khuẩn cố định n chỉ biến đổi n2 thành nh4+
câu 5: đó không phải là nhiệm vụ của adn pol mà của helicase.:rose:

vi khuẩn amon hóa biến đổi n trong đất thành nh4+.
Vi khuẩn nitrat hóa thuộc nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp biến đổi no2- thành no3-
2 vi khuẩn này không thuộc các vi khuẩn cố định n, vi khuẩn cố định n chỉ biến đổi n2 thành nh3 ( nh4+).:rose:
@ quá trình biến đổi no3- thành nh4+ xảy ra trong chính cơ thể thực vật, gọi là quá trình khử nitrat, qua 2 giai đoạn
no3- thành no2- dưới tác động của hệ enzyme nitrat reductase
THEO BAN DAP AN GILA DUNG
 
sách giáo khoa THPT, tài liệu chuyên sinh THPT, Sinh học Campbell 8th.
Câu 1: B
Câu 5: C
 
ligaza là enzim nối chỉ nối các đoạn okazaki chỉ ở một mạch
mạn phép đề nghị bạn kiểm tra lại kiến thức cơ bản của THPT.
@ mình thấy bạn đổi đáp án và chỉnh sửa lập luận hơi nhiều.
@ còn về Ligase nó xúc tác trên cả mạch không có okazaki.
tất nhiên chức năng của Ligase là nối, và cả 2 mạch mới tạo ra đều cần nối, bạn có thể tìm hiểu lại về cơ chế nhân đôi ADN.
 
mạn phép đề nghị bạn kiểm tra lại kiến thức cơ bản của thpt.
@ còn về ligase nó xúc tác trên cả mạch không có okazaki.
theo ban mạch còn lại nó có chức năng gì?
 
Câu 5 chắc chắn là đáp án C rồi, còn ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN, chỉ có ARN polimeraza mới tham gia tháo xoắn phân tử ADN trong quá trình phiên mã thôi
 
Chà! Chà! Mọi người tranh luận sôi nổi quá, sau khi ngâm câu 1 thì phát hiện ra là sinh vật tự dưỡng hấp thu cả NO3- và cả NH4+ nhưng cây chỉ hấp thụ thẳng NH4+ còn NO3- thì phải trải qua giai đoạn chuyển hóa thành NH4+ trong cây nên câu 1 chắc chắc là đáp án C
CÒn Câu hai thì do trội không hoàn toàn nên cứ xuất hiện kiểu hình hồng thì chắc chắn sẽ xuất hiện 2 kiểu hình đỏ và trắng mới có thể gọi là cân bằng, tuy nhiên trong 4 đáp án chẳng có cái nào phù hợp nên chọn đáp án toàn hoa đỏ là chính xác nhất
toàn alen A nên qua n thế hệ vẫn chỉ có alen A mà thôi
còn câu 3 thì em đã tính ra đc rồi đáp án là 27/128 còn cách làm thì các anh chị đã nêu ra rồi nên ko nhắc lại nữa.
4.A ( câu này khỏi bàn cãi)
Riêng câu 5 thì hơi rối 1 tý: đáp án B hiển nhiên đúng nên bỏ qua. Đáp án D đúng ( ứng dụng di truyền tế bào)
theo em tìm hiểu thì Enzyme helicase tháo cấu trúc xoắn kép của AND để lộ ra mạch đơn để Enzym ADN polymerase tổng hợp nên mạch mới vị chi chỉ còn đáp án C thôi hè hè ( ko bt giải thế đc chưa nhỉ ??)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top