Hy sinh thế hệ là gì?

G

Guest

Guest
Chào bác Cảnh.

Hỏi khí không phải, có phải bác Cảnh mới chuyển từ Viện CNSH lên Sở KHCN tỉnh HB không? Dạo này bác cũng có thời gian rỗi hay sao mà lại nghiên cứu về hệ thống văn bản pháp luật thế? Chắc bác bỏ nghề đan lát rồi nhỉ?

Em thì có một ý kiến như sau: Khi các bác đưa ra hệ thống văn bản pháp luật nào thì các bác thử xem xét tính khả thi, tính linh động, tính chiến lược, tính tính tính.... của hệ thống văn bản đó. So sánh nó với các hệ thống văn bản pháp luật của các nước tiên tiến trên Thế giới (đặc biệt là Mỹ và Châu Âu).

Em thì cứ e ngại rằng, có những 'con bò' đêm nằm không ngủ được, vắt tay lên trán, suy nghĩ lung tung kiểu gì mà sáng hôm sau đã cho ra một Văn bản, một Nghị quyết, thế rồi vài ngày sau thì đã thấy một Nghị quyết hiệu đính đi kèm.

Đời là thế đấy, khổ lắm các bác ạ. Trong những lần như thế, suy đi nghĩ lại cho cùng thì khổ mỗi người dân thôi, còn những 'con bò' kia thì vẫn lại 'nhở nhơ' gặm cỏ trên những cánh đồng khác.
 
Chào chiến hữu, bạn biết tôi có nghĩa là bạn biết tôi là người như thế nào? Dạo này không tham gia nghiên cứu chai lọ nữa, quay sang nghiên cứu VB, cũng có nhiều cái hay, muốn chia sẻ cùng mọi người mà.

Ý kiến của bạn rất đúng về một số khía cạnh, thực tế. Cũng chính vì thế mà tôi mới đề xuất mở thêm mục này để chúng ta cố gắng tránh vết xe đổ và con cháu chúng ta sau nay mới không thành những "con bò F3", ?nhưng tôi có một vài góp ý cho bạn nhé.
- Tôi không thể đưa ra đây cả một "hệ thống VBPL" và càng không thể so sánh với "hệ thống văn bản pháp luật của các nước tiên tiến trên Thế giới" bởi vì tôi không biết hết và hiểu hết. Tôi hiểu ý bạn trong vấn đề này, nó cũng giống như những thành tựu nghiên cứu trong SH và CNSH của chúng ta mà thôi.
- Một cá nhân không làm nên Nghị quyết đâu bạn ạ và càng không có chuyện "Nghị Quyết hiệu đính" đi kèm, bởi vì theo tôi hiểu Nghị quyết không nằm trong hệ thống VBPL.
- Ai cũng biết những bất cập trong nội dung của các VBPL, nhưng đừng vì thế mà làm liều, bạn vi phạm là... dính đòn như chơi đấy. Bạn biết thân phận... dân đen mà!
- Cuối cùng tôi khuyên bạn nên chú ý cách nói, đã có bài học từ vụ nói đùa có bom trên máy bay rối đấy, còn chuyện "mấy con bò" của bạn thì thảo luận trên mâm rượu nhé.

Chuc bạn thành công
 
Hưng xem lại, những topic trong box này cần phải đăng nhập mới được viết trả lời.

To Cảnh: Bạn cứ upload các văn bản luật mà bạn có trong tay lên SHVN nhé. Ngồi lắp ráp và diễn giải luật cũng có cái hay của nó đấy. Hồi trước ngồi dịch Nghị định thư Cartagena cho Bộ Môi trường mà đau hết cả đầu.
 
Chào bác Cảnh

Bác có nhận ra em không? em thấy ông Anomynous đó nói cũng có chút lí đấy chứ nếu bác chịu khó đọc rộng ra khỏi hệ thống VBPL cho Khoa Học Công Nghệ và bác nhìn thực tế hơn nữa vào những tình hình thực tế ở Việt Nam vừa qua. Em lấy ví dụ cho bác về luật giao thông đường bộ chẳng hạn.

Ý tưởng của bác đề xuất topic này hay đấy. Và khi bác đưa hệ thống VBPL ra cho bọn em coi, rồi bọn em thảo luận thế là vô hình dung em lại được trở thành đại biểu quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nghe mà thích thế...

Tóm lại, em thấy chúng ta còn lỗi hệ thống lắm. Chúng ta hoàn toàn có thể sửa được những lỗi hệ thống đó để kịp theo các nước tiến tiến khi gia nhập WTO nhưng với điều kiện là phải có sự hy sinh thế hệ (6X, 7X, 8X, hay 9X???). Điều đó còn phụ thuộc vào sức khỏe, sức trẻ, sức giám nghĩ, giám nói, giám làm...

Em thấy nhiều bác 'tri thức' cũng chê bôi, dè bỉu nhiều cái trong cách sống, lối suy nghĩ, cách làm việc của người Việt (sory khi động chạm đến vấn đề này). Song khi những con người ấy bắt gặp những thực tế ấy và rồi họ vẫn hành động theo thế ấy để rồi mọi thức vẫn thế vậy.

Vậy, sự hy sinh thế hệ là gì?
 
Sao anh không nhận ra chú nhỉ, anh cũng đã ngồi coi nhiều trận "khẩu chiến" của chú trên diễn đàn này rồi ?:D

Những ý kiến của Trung cũng như bạn Anomynous nào đó rất đúng, tôi không phủ nhận. Anh em mình sống cùng một thế hệ, cùng thấu hiểu với nhau nhiều vấn đề trong đó có nhưng vấn đề bất cấp của hệ thống VBPL. Nhưng sức khỏe, sức trẻ, sức giám nghĩ, giám nói, giám làm... theo tôi là chưa đủ, mà theo tôi cái quan trọng là được làm. Để làm được thì cần phải có một tập thể, mà trong tập thể đó đâu phải ai cũng muốn làm? Chúng ta hãy liên tưởng, tất cả đều bơi trên 1 dòng sông, nếu xuôi dòng thì đỡ mất sức hơn, nếu ai đó không lỏi ngồi được trên lưng người khác thì càng nhàn, còn ai đó cố tình bơi ngược dòng thì chắc mọi người đều biết hậu quả ra sao. Ý, của tôi ở đây không phải là buông xuôi, bỏ mặc, nhưng cái gi cũng phải có thời gian, tiên đề nhất định.
Điều tôi muốn chốt nữa là: Anh em mình còn trẻ, còn nhiều thời gian để làm việc lắm, đừng nên quá "manh động" dẫn đề những hậu quả đáng tiếc.
Nếu có gì không phải hay quá sa đà mong các bạn bỏ qua.
 
Nguyễn Xuân Cảnh said:
Sao anh không nhận ra chú nhỉ, anh cũng đã ngồi coi nhiều trận "khẩu chiến" của chú trên diễn đàn này rồi  :D

Nhưng sức khỏe, sức trẻ, sức giám nghĩ, giám nói, giám làm... theo tôi là chưa đủ, mà theo tôi cái quan trọng là được làm. Để làm được thì cần phải có một tập thể, mà trong tập thể đó đâu phải ai cũng muốn làm?
Điều tôi muốn chốt nữa là: Anh em mình còn trẻ, còn nhiều thời gian để làm việc lắm, đừng nên quá "manh động" dẫn đề những hậu quả đáng tiếc.

Thế thì thích rồi, anh em không biết nhau, tranh luận cho thoải mái.

Xin được bắt đầu bài viết, với các ví dụ cụ thể, là minh chứng cho sự kế tiếp thế hệ.

Khi tôi đang còn học ở khóa học 'Spring School' tại trường ĐH KHTN, Hà Nội. Ông giáo sư đang hướng dẫn tôi có một bài nói về con vi khuẩn tôi đang nghiên cứu bây giờ, nghe quá hay và rất hấp dẫn. Tôi đã xin theo để hầu hạ ông ấy cho luận án Tiến sĩ của mình. Rồi khi tôi gặp một vài nhà khoa học có tiếng cùng chuyên ngành, họ bảo tôi rằng 'Thằng này dại thế, người ta phải theo đuổi cái đề tài nào mà đã làm ra rồi và có ít kết quả rồi chứ '. Tôi cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước dạy cho mình như thế đó.

Thế rồi ngày chờ Quyết định đi học cũng đã đến, chờ hoài, chờ mỏi cả cổ vẫn không thấy đâu. Một số người đứng tuổi ở thế hệ 6X, 7X nói với tôi rằng 'Chúng mày góp mỗi đứa một ít tiền, lên đưa cho họ để họ làm Quyết định cho nó nhanh'. Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước dạy cho mình như thế đó.

Trong quá trình học ở nơi đây, có một lần, đoàn Tư Tưởng Văn Hóa TW sang đây nói chuyện, giáo huấn cho chúng tôi, tôi đã tranh luận với họ đến cùng và cuối cùng tôi chốt hạ với họ là 'Người làm công tác tư tưởng phải có cái đầu đi trước thời đại ít nhất là 30 năm'. Họ trả lời lại là 'mục tiêu của đất nước đến năm 2020 là GDP phải là con số X, các bạn trẻ nghĩ gì?' . Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ: Đến các bác còn chưa hiểu nổi tư tưởng là gì thế mà còn giám sang đây dạy bọn cháu. Đó, thế hệ đi trước là như thế đó.

Và đến khi vào tranh luận trong diễn đàn này, tôi có góp ý là, chúng ta, những nhà khoa học trong tương lai nên tập trung thảo luận về vấn đề khó khăn trong thí nghiệm, cố gắng phát triển nghiên cứu khoa học sinh học, tạo đà đưa đất nước phát triển thì có những người thuộc thế hệ 7X viết rằng: Nếu muốn phát triển đất nước thì sao bạn không tập trung vào các vấn đề kinh doanh. Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước có cách nghĩ ấu trĩ, và cổ hủ như thế đó.

Mới gần đây thôi, khi Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đăng đàn Quốc hội, ông ta loay hoay, cau mày, nhăn trán, thấm mồ hôi mà vẫn không trả lời được những vấn đề nóng bỏng của ngành giao thông VN hiện nay. Ông ta lên chức mà trong tay không có một bản thảo kế hoạch, một chiến lược mới cho vị trí của mình. Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước có cách nghĩ ?và cách làm việc như thế đó.

Lại nói về khoa học, ai cũng biết là trong Khoa học có Khoa học Cơ bản và Khoa học Ứng dụng. Về Khoa học Ứng dụng thì đã có các nông dân chế tạo ra máy gặt lúa, thái sắn, máy giặt, máy bay, máy xử lí phế thải bệnh viện... Về Khoa học Cơ bản thì mới đây có 'Học thuyết trường quyển vật thể', học thuyết vớ vẩn của ông kỹ sư đó cũng phải làm cho một Hội đồng Khoa học được thành lập, những bản copy 'học thuyết' mà nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước cũng được rải. Thế đó, tri thức khoa học ở đâu mất rồi??? ?Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước như thế đó.

Và cái gì nó cũng phải tuân theo qui luật Nhân - Quả: Một số thằng bạn tri thức 8X mà tôi gặp, chúng thường tụng kinh câu cửa miệng 'Im đi để mà sống...' và xung quanh tôi càng ngày tôi lại càng thấy xuất hiện nhiều thằng khôn lỏi, sống ích kỉ, sống chỉ cho chính bản thân và cũng thấy nhiều thằng nổi máu Quan Hòa Đại Nhân khi gặp cấp trên. Một số em 8X nhỏ tuổi hồn nhiên nói với tôi rằng: Khoa của em mỗi năm được cấp kinh phí 4 tỉ, vì vậy, bằng giá nào cũng phải tiêu hết 4 tỉ đó. Tôi lại cười khểnh trong bụng và nghĩ. Đó, thế hệ đi trước đã truyền lại cho thế hệ sau như thế đó. Chúng nó mu mê kiểu gì mà không thể hiểu được tiền Đề tài Khoa học la tiền được trích ra từ Ngân sách Nhà nước, Ngân sách đó được xân dựng dựa trên sự đóng thuế của người dân
và cũng chính là những đồng thuế từ tay bố, mẹ chúng nó lao động vật vả có được.

Vậy đến thế hệ 9X thì sao? và câu hỏi vẫn là: Sự hy sinh thế hệ là gì? và thế hệ nào có đủ sức trẻ, sức khỏe, sức giám nghĩ, giám nói, giám làm, và sẽ được làm để đứng lên đảm nhiệm trách nhiệm đó?

Còn nhiều cái mong muốn dãi bầy tâm sự và muốn phân tích hơn nữa nguyên nhân nào khiến chúng ta bị trôi nổi trên những dòng, luồng tư tưởng trên, xong xin dừng đánh máy tại đây. Xin chốt hạ với các bác một câu cuôi cùng là:

Học trở thành khôn thì rất dễ chứ học trở thành dại thì khó lắm. ?

TTT
 
Trung à, anh không ngờ ngoài tài làm thí nghiệm ra, chú còn có tài hùng biện cao như thế. Quả thật, anh rất tâm huyết với ?những điều chú nói ở đây, đó là một thực tế của xã hội. Trên diễn đàn này có lẽ không chỉ mình Trung mà cả anh và nhiều người khác nữa đều nhận thấy những mặt có thể nói là tiêu cực đó.
Nhưng chú có thấy là mình quá nóng vội khi đưa ra những lời nhận xét vừa rồi không? Trung làm vi sinh thì hiểu rõ về nguyên tắc thu mẫu (đất, lá..) trong phân lập rồi đó. Chỉ lấy mẫu và phân lập ở một vài điểm thì làm sao mà dám khẳng định hay đánh giá về sự phân bố hay mức độ đa dạng của cả một vùng, miền hay nhỏ hơn nữa là một khu rừng, một cánh đồng... vì vậy chỉ tiếp xúc với một số đối tượng mà chú bảo
thế hệ đi trước như thế đó
thì có quá vội vàng không?
Thực sự tất cả những hiện tượng Trung nêu ra đây đều đúng và nó không chỉ dừng ở đó, nó còn rất phổ biến và ở mức độ cao hơn nhiều. Trong chúng ta tôi cam đoan rằng ai chẳng có những lúc "he mũi" vì những điều tương tự. Nhưng chúng ta nhận ra được hiện tượng rồi, nhưng làm phân tích được cái đúng, cái sai, nguyên nhân và bản chất của hiện tượng đó mới là điều quan trọng. Nói thực nhé, tôi rất sợ 10-20 năm nữa thế hệ đi sau sẽ nhìn chúng ta với con mắt như chúng ta đã nhìn về thế hệ trước, và họ sẽ phán rằng ông Cảnh, ông Trung ... toàn là những thằng nói phét, chỉ biết nói xuông mà thôi?
 
Đúng rồi. Ông anh nói đúng quá. Vì thế em đã đặt ra câu hỏi: Hy sinh thế hệ là gì?

Anh Cảnh ạ, Anh thì thuộc 7X, em thì 8X và trước đó là 6X, 5X.. ?Theo con mắt đánh giá 'chủ quan' của em thì thế hệ 7X và 8X vẫn chỉ là nói, nói, nói và nói thôi, và những thói xấu, tật xấu vẫn tồn tại lại trong 2 thế hệ này. Còn làm được hay không? có thế làm được hay không? vì sao? thì có lẽ thế hệ 9X và thế hệ sau nữa sẽ lại 'chửi' lại thế hệ trước nó đúng như vậy.

Có người bảo là sẽ thay đổi. Vâng, em đồng ý với họ và mở ngoặc thêm cho họ là: Sẽ thay đổi nhưng sự thay đổi đó không phải tính theo năm mà phải tính bằng thế hệ.

Và tất cả chúng ta, những người muốn chứng kiến sự vươn lên và lớn mạnh của đất nước, hãy cố thay đổi lại lối suy nghĩ, cách tư duy và cách làm việc theo đúng 'định hướng' của đất nước.

Lời cuối cùng, xin gửi đến Hoàng Đức Minh rằng: Chỉ có nông dân mới suy nghĩ làm thế nào để ngày kiếm đủ 3 bữa cơm ăn. Những người sống theo 'lí tưởng' thì họ coi đó chỉ là sự nhỏ mọn và tầm thường. Em còn rất trẻ, theo đánh giá của anh qua những bài viết của em thì em còn quá non nớt về cả kiến thức xã hội và những kiến thức trong nghiên cứu khoa học. Hãy cố gằng học tập và nhìn xã hội bằng con mắt đích thực. Đất nước Việt Nam đang rất cần tri thức và những hành động cụ thể của thế hệ trẻ. Và một điều cuối cùng là: em chỉ có thể giúp đất nước có những thay đổi sánh kịp với thế giới chỉ khi em đã hiểu về đất nước. Chúc em luôn đạt kết quả tốt trong nghiên cứu và học tập.

Chúc sức khỏe mọi người.

TTT
 
Sẽ thay đổi nhưng sự thay đổi đó không phải tính theo năm mà phải tính bằng thế hệ.
Anh không đồng ý với Trung về điểm này, nếu mà bỏ ra cả thế hệ thì phí quá mà một hay hai thế hệ liệu có thay đổi được không, hơn nữa làm sao có thể nhận ra ranh giới giữa các thế hệ, bởi vì mọi người thừa biết XH trong một thời điểm nhất định là sự hòa hợp của nhiều thế hệ cùng chung sống.
Cái cụm từ "Thay đổi" và "Đổi mới" nhiều khi được lạm dụng một cách quá đáng. Một ông giám đốc, ông trưởng phòng, ông Viện trưởng... vừa mới được bổ nhiệm cũng hô hào thay đổi, có những ông thay đổi theo cách bới tung cả lên để đặt dấu ấn riêng cho mình. Điều đó có nên không?
Theo tôi muốn thay đổi, trước hết phải thay đổi trong nhận thức của mỗi con người, và cùng nhau định hướng xem cái gì cần thay đổi, thay đổi như thế nào. Thay đổi không có nghĩa là phủ nhận những gì đã có mà phải có tính kế thừa, phát huy và sáng tạo.
 
Anh không đồng ý với Trung về điểm này, nếu mà bỏ ra cả thế hệ thì phí quá mà một hay hai thế hệ liệu có thay đổi được không, hơn nữa làm sao có thể nhận ra ranh giới giữa các thế hệ, bởi vì mọi người thừa biết XH trong một thời điểm nhất định là sự hòa hợp của nhiều thế hệ cùng chung sống.

:D ?về vấn đề này, khi nào anh em có dịp gặp nhau, em sẽ nói 'quan điểm' của em cho bác nghe. Bây giờ xin được nhường lại khán đài cho hệ thống VBPL.
 
Chắc các bác không đọc bài của tôi nhỉ. Thôi để tôi nói lại cho mọi người biết vậy.
Hồi chuẩn bị đi Úc (95) tôi được dắt đến chơi nhà ông bác. Ông anh họ hồi đó tốt nghiệp khoa Lý ĐHTH HN ra làm ở viện nào đó đi tây như cơm bữa. Ông già tôi kêu tôi học hỏi, nhưng ông anh kia nói: chúng cháu chỉ là thế hệ lót đường, các em nó mới là thế hệ tương lai của VN. Không biết ông nói chơi hay nói thật, hay cuộc sống hồi đó đã dạy cho ông ấy một vài điều...
Hồi đó một ông anh khác (hiên là một doanh nghiệp thành công) cũng nói với tôi như vậy.
Đọc bài http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/ thấy ông anh này có đoạn nói:
"Không mâu thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm Toán như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười). Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì đối với xã hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn"
Có thể ông cũng thấm được điều gì đó từ cuộc sống.

Đến đây có vẻ như bạn Trung nói có lý.
Nhưng hãy đọc tiếp chuyên cafe chiều thứ 7 của Cường: bài tầng 80
http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=313

Người ta nói: dám nghĩ dám làm. Tôi thì không được như vậy, nhưng nếu đã làm rồi thì quyết không hối hận.
Cuối cùng thì trích một câu phim chưởng: làm người chỉ cần không làm gì thẹn với mình.
 
Anh dã đọc bài cua Trung bên mục "Những VBPL liên quan đến KHCN". Cũng chả trách mọi người về chuyện quan tâm hay không được Trung à, vì mọi người cũng rất nhiều việc mà. Hơn nữa biết đâu mọi người cũng biết hết rồi thì sao? Mà VB liên quan đến SHTT cũng có nhiều người load đấy chứ, điều này có thể nói lên chủ đề nào đang hot hiện nay chứ.
Về những bất cập thì anh em mình có thể nói chuyện sau nhỉ, nhưng chung lại: Tất cả đề do con người làm ra, vậy những người làm VBPL của VN hiện nay là ai chắc mọi người đều biết. Nhưng họ có gì trong tay để làm được việc đó? đấy là một câu hỏi có câu trả lời nhưng không ai dám trả lời cả!!!!
Tôi không có nhiều tham vọng khi đưa ra đề xuất mở thêm mục mới, nhưng đó là kinh nghiệm là bài học của riêng tôi và tôi thấy cần thiết phải chia sẻ với các bạn ít ra là ở trên Diễn đàn này. Chúng ta không thể giỏi tất cả, nhưng theo tôi cần phải biết, để sau này không nhầm lẫn những câu ngớ ngẩn như: Thủ tướng vừa ký nghị định số..., Viện CNSH được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch nước số... và còn nhiều nữa. Biết đâu trong chúng ta chả có một số người làm đến một chức vụ nào đó có liên quan.
 
chúng cháu chỉ là thế hệ lót đường, các em nó mới là thế hệ tương lai của VN.
Theo tôi đó chỉ là nhưng câu xã giao mà thôi, biết đâu vài năm nữa chúng ta lại dùng nó cho thế hệ sau?
Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn
Nói như vậy liệu có quá không, tôi thấy nhiều doanh nhân, doanh nghiệp vẫn sạch đấy chứ. Còn nói rộng ra, đâu phải chỉ kinh doanh mới bẩn, tôi nói thật nhé nghiên cứu, quản lí nhiều khi còn bẩn gấp vạn. Nhưng đấy là trên quan điểm của mỗi người thôi.
nhưng nếu đã làm rồi thì quyết không hối hận.
Tôi thích quan điểm này của bạn, nhưng cố gắng cân nhắc trước khi làm phải vậy không?
 
Hi bác Cảnh!
Hy vọng đó là những câu xã giao. Nhưng với tần số lặp cao như vậy và ở các đối tượng "đặc thù" như vậy tôi nghĩ đánh giá của mình cũng "có ý nghĩa thống kê" đấy chứ :)
Cái bẩn trong kinh doanh nó có nhiều khía cạnh. Nhưng tôi nghĩ chắc bác có thể "read between the lines" câu này chứ. Rõ ràng nó không ám chỉ giới kinh doanh trên toàn thế giới.
"Nghiên cứu, quản lý" còn bẩn gấp vạn...đấy, câu này là hint cho câu trên đấy bác ạ.
Còn về câu cuối: làm rồi thì không hối hận là kinh nghiệm riêng của tôi. Hối hận cũng chẳng thay đổi được gì nữa, đứng ra chấp nhận trách nhiệm là cách tốt nhất để "lương tâm thanh thản" khi lên giường.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,651
Messages
71,544
Members
55,783
Latest member
pdfkadeei
Back
Top