hai ví dụ sách giáo khoa có vần đề

viet nam xanh

Senior Member
mình có vấn đề không hiểu mong mọi người giải thích dùm:
+Ví dụ của SGK về hình thành loài bằng cách li sinh thái:Một lòa côn trùng sống trên cây A nhưng do số lượng ngày càng nhiều nên có một số cá thể phát tán sang sống trên cây B( do đó chúng có các gen đột bến giúp khai thác được thức ăn ở cây B).Nhũng cá thể này thường xuyên giao phối với nhau hơn so với các cá thể ở quần thể gốc.Lâu dần các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của hai quần thể. đến một lúc nào đó sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới hình thành
+ Ví dụ của SGK về hinh thành loài bằng cách li địa lý:Thí nghiệm của đốtđơ ở trường DH Yale
BÀ chia một quần thể ruồi giấm thành nhiều quần thể nhỏ và nuôi cấy bằng môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ thủy tinh riêng biệt. Một số quần thể được nuôi bằng môi trường chứa tinh bôt, một số khác được nuôi bằng môi trường có chứa đường mantozo. Sau nhiều thế hệ sống trong những môi trường khác nhau ,từ một quần thể ban dầu đã tạo nên hai quẩn thể thích nghi với việc tiêu hóa tinh bột và tiêu hóa đường mantozo.Sau đó bà đaz cho hai loại ruồi giấm này sống chung với nhau và xem chúng có giao phối ngẩu nhiên với nhau khồng.VÀ đã nhận thấy ruồi ở hai môi trường tinh bột và mantozo có xu hướng giao phối với nhau….
Do đó kết luận là sự cách li về mặt địa lý lam xuất hiên cách li về tập tính==> cách li sinh sản
hai ví dụ này rỏ ràng là giống nhau : một cái là thay đổi môi trường từ cây A sang cây B, một cái là tạo ra sự khác biệt về Mt sống ( thức ăn khác nhau : tinh bộtmantozo). mà đây lại là hai ví dụ về hình thành loài khác nhau một là địa lý,một là sinh thái
Thật là vô lí. lể ra cả hai phải là hình thành loài báng con đường cách li sinh thái mới đúng chứ:twisted::twisted::evil::evil:
 
Theo mình thì sách giáo khoa khá ổn, không sai.

- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí ngăn cản các cà thể của các quần thể cúng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Và tất nhiên ở các vị trí địa lí khác nhau thì ổ sinh thái khác nhau và chính ổ sinh thái (các nhân tố của môi trường tác động lên sinh vật) tạo lên áp lực chon lọc riêng cho từng quần thể và là nhân tố quan trọng gây ra khác nhau về mặt di truyền là tiền đề hình thành loài mới ( 1 nhân tố có hướng).

- Trong ví dụ 1, cả 2 quần thể cùng sống trong 1 khu vực địa lí, nhưng có ổ sinh thái khác nhau. trong thời gian đầu hai quần thể vẫn giao phối với nhau thường xuyên. Sự khác nhau về ổ sinh thái dẫn đến sự khác nhau về áp lực chọn lọc rồi đến đặc điểm di truyền, tính trạng. Cáng khác nhau thì chúng càng không thích giao phổi với nhau.

- Như vậy trong cách li địa lí, sự cách li khởi phát từ khoảng cách địa lí gây ra, tạo điều kiện cho hình thành cách li sinh học; còn trong cách li sinh thái, sự cách li sinh học chỉ dần hình thành khi có sự khác nhau về di truyền mà khác nhau về di truyền này được khởi phát từ sự khác nhau về sinh thái chứ không phải cản trở địa lí.

- Để tin hơn vào sách giáo khoa bạn thử chọn một ví dụ thực tế nào mà hai quần thể cách li về địa lí nhưng có ổ sinh thái giống hệt đi :))
 
không phải ý mình là nói ví dụ về cách li sinh thái kia là sai đâu
mình chỉ khổng hiểu là trong 2 trường hợp này(2vis dụ trên) có gì khác nhau đâu mà lại là 2 ví dụ của hai hiện tượng hình thành loài với 2 cơ chế khác nhau. rỏ ràng chúng là 1 vì cả hai đêu là ví dụ về sự khác biệt về Mt sống hay gọi là khác biệt về sinh thái.cái đầu củng là khác biệt về môi trường sống mà sao lại là cách li địa lý dc
 
Như mình đã viết ở trên, cách li địa lí là do cản trở địa lí không cho các quần thể giao phối với nhau. Còn trong cách li sinh thái đâu có cái "cản trở" này mà cản trở chính là khác nhau về mặt di truyền, kiểu hình do sinh thái chọn lọc.
Ở cả hai ví dụ, đều có sự khác nhau về sinh thái không phải vấn đề cần bàn bởi đó không phải mấu chốt khác nhau giữa cách li địa lí và cách li sinh thái.
 
Khác nhau ở chỗ :
+) Ví dụ ruối giấm thì : chúng bị thành ống nghiệm cản trở sự di chuyển nên chỉ có thể sống trong môi trường xác định => cái quyết định là địa lý .
+) còn ví dụ thứ 2 : Sự hình thành loại mới là do tác động chính của ĐK sinh thái ( thức ăn trên cây B).
Như bạn emzym đã giải thích khá rõ ở trên rồi mà bạn .
 
Khác nhau ở chỗ :
+) Ví dụ ruối giấm thì : chúng bị thành ống nghiệm cản trở sự di chuyển nên chỉ có thể sống trong môi trường xác định => cái quyết định là địa lý .
.
bạn nói thế thì cho mình hỏi:
nếu ở hai ống nghiệm dôtđơ đều cho môi trường sống là tinh bột hoặc cả hai đều là mantozo thì có thể hình thành loài ms được không???
 
Bạn phải kết hợp với khái niệm về các dạng cách ly và đk của nó. Từ đó xác định đâu là dạng cách ly và đâu là nhân tố chọn lọc.
 
nếu ở hai ống nghiệm dôtđơ đều cho môi trường sống là tinh bột hoặc cả hai đều là mantozo thì có thể hình thành loài ms được không???

Theo lí thuyết câu trả lời là có nhưng thời gian để hình thành loài mới sẽ lâu đấy, có thể người làm thí nghiệm không sống đủ lâu để thấy kết quả.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top