Tranh cãi xung quanh công bố chi tiết nghiên cứu về cúm gia cầm

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Khi trụ sở của chính quyền liên bang Mỹ ở thành phố Oklahoma bị đánh bom năm 1995. Đã có cuộc tranh luận gay gắt trong phòng biên tập của tờ The Washington Post về việc có đăng tải cách thức tạo chất nổ dễ dàng từ phân bón chứa Nitrogen và dầu máy. Ban biên tập cuối cùng đã quyết định đăng toàn bộ câu chuyện lên website để mọi người có thể truy cập dễ dàng và mãi mãi.

Một chủng đột biến cúm gia cầm đã trở nên có tính phát tán trong các thực nghiệm trên chồn. Điều này dấy lên những lo ngại về những đột biến xảy ra trong tự nhiên có thể tạo thành một bệnh dịch trên người.​

Ngày nay rất nhiều thông tin nguy hiểm có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet thậm chí, có người cho rằng, cả thông tin để chế tạo một quả bom nguyên tử. Trình tự di truyền của virus cúm Tây Ban Nha, virus gây bệnh đậu mùa và bại liệt đều được công bố công khai. Thời gian qua, một cuộc tranh luận tương tự trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc có nên công bố chi tiết công trình nghiên cứu về cúm gia cầm trên tạp chí khoa học Nature hay Science không? Rất nhiều vấn đề thú vị đã được nêu ra dù rằng chẳng ai tin những điều đó sẽ được giải quyết với chỉ với việc công bố một nghiên cứu nhất định.
Những lo ngại mà cánh phóng viên và biên tập viên thường không đồng nhất với lo ngại của những nhà khoa học hay ban biên tập của các tạp chí khoa học, những nhà kiểm soát sức khỏe cộng đồng hay các nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, họ cũng chia sẻ tương đối nhiều mối quan tâm chung.
Điểm đầu tiên và hiển nhiên nhất là các nguồn kiến thức dành cho nhà báo là những gì họ thấy, họ đọc được và được nghe kể. Họ không có các kênh chuyên biệt. Cuộc tranh cãi được nổ ra về cách thức công bố 2 công trình nghiên cứu mà thực tế không mấy người trong cuộc có nó trong tay. Phóng viên tham gia tranh cãi trong khi công trình vẫn là bí mật và họ không được tiếp cận. Điều duy nhất được đưa ra là những điều mà nhà báo được nghe kể lại.
Đa số mọi người thường cho rằng các nhà khoa học trình bày vấn đề một cách kém thu hút nếu so với khả năng của các chính trị gia. Nhà khoa học thường trình bày tương đối khách quan và coi trọng những kết quả thực nghiệm mà họ có được. Số liệu này thường có tính mới lạ đối với đa số mọi người, những độc giả phổ thông. Tuy nhiên, những ý định tốt đẹp của các nhà nghiên cứu đã không thể cung cấp cho cánh phóng viên những thông tin đầy đủ. Điều này dẫn đến các bản tin được dựa trên các số liệu thứ cấp, qua tai nhiều người, trở thành các phiên bản khác với bản gốc. Do không được dựa trên những chi tiết và số liệu khoa học, nhiều bản tin đã trở nên quá khích tạo nên dư luận về một loại virus của ngày tận thế.
Đáng lưu ý là nhiều phóng viên là những nhà hoạt động nhiệt tình trong việc khuyếch đại sự việc. Một số đã vội vã đưa ra những phán đoán thái quá, nhiều khi khác xa so với những kết luận khách quan nếu dựa trên 1 nghiên cứu hoàn chỉnh. Đôi khi nhà biên tập lại hướng phóng viên theo các hướng thái qua một cách không cần thiết.
Trong thực tế có những trường hợp mà thông tin bị kiểm duyệt vì lo ngại trở nên quá nguy hiểm nếu được công bố. Tuy nhiên khi đó chúng ta có thể phải lật ngược vấn đề để nói đến tính nguy hiểm khi thông tin được giữ bí mật.
Bí mật tạo nên sự hoang tưởng. Chính bí mật thôi thúc mọi người đi tìm kiếm và giải mã. Các nguyên tắc kiểm soát thông tin sẽ ăn mòn các giá trị dân chủ. Chúng phân hóa xã hội và đồng thời khuyếch đại những xu hướng hoài nghi các vấn đề khoa học.
Các bí mật cũng đặt giới truyền thông vào những tình huống khó xử khi truyền đi các thông tin đại loại như "Thông tin này quá nguy hiểm đối với cộng đồng ngoại trừ một số chuyên gia, những người đã kết luận như vậy". Thông điệp như vậy hiển nhiên cộng đồng không thể kiểm chứng và tạo nên sự khủng hoảng về độ tín nhiệm. Thực tế dù bị ép buộc rất ít phóng viên muốn gửi đi thông điệp như trên. Bởi lẽ chẳng ai, phóng viên hay độc giả, muốn trở thành thằng khờ bị người khác dắt mũi. Khi phóng viên buộc phải viết về những câu chuyện không hoàn chỉnh, họ sẽ khơi ra những nghi vấn và khuyếch khích mọi người ghép nối các mảnh vụn thông tin.
Hơn nữa, rất khó để giữ bí mật tuyệt đối. Thông tin trên mạng có thể bị xâm nhập. Một phóng viên hay tờ báo sẽ phải hành xử như thế nào khi họ tiếp cận được với những nguồn thông tin mật như vậy, dù họ không làm gì phạm pháp. Có quá nhiều rắc rối và khe hở khi quản lý những thông tin mật như vậy.
Cuối cùng thì những công trình nghiên cứu đã được xuất bản toàn văn. Các nỗ lực kiểm duyệt thông tin khoa học đã bị thủy triều lịch sử nhấn chìm. Dù sao đi nữa, tính gia trưởng trong thông tin về các vấn đề y tế đã bị phủ định và điều này cũng sẽ dần bị loại bỏ ở các lĩnh vực khác như là một chính sách giáo dục. Mỗi người được mong đợi là có khả năng tự đưa ra những suy nghĩ của bản thân thậm chí về những điều mà họ không hiểu biết đầy đủ. Truyền thông phải như những chiếc thuyền tri thức giúp con người tự quyết định các vấn đề của xã hội.
[sửa]Nguồn


 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top